tỏa
suǒ ㄙㄨㄛˇ

tỏa

phồn thể

Từ điển phổ thông

vụn vặt, lặt vặt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vụn vặt, lặt vặt, nhỏ nhặt. ◎ Như: "tỏa vụ" việc lặt vặt, "tỏa văn" tin vặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kì trung gia đình khuê các tỏa sự" (Đệ nhất hồi) (Ngay cả) những việc vụn vặt trong gia đình phòng the.
2. (Tính) Bỉ ổi, bỉ lậu.
3. (Danh) Tiếng ngọc chạm nhau kêu nhỏ.
4. (Danh) Cửa chạm khắc ngọc. ◇ Khuất Nguyên : "Dục thiểu lưu thử linh tỏa hề, nhật hốt hốt kì tương mộ" , (Li Tao ) Ta muốn lưu lại một chút ở cửa ngọc cung vua hề, nhưng mặt trời đã xuống vội vàng và sắp tối.
5. (Danh) Sổ chép.
6. (Danh) Họ "Tỏa".
7. (Danh) § Thông "tỏa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Vụn vặt, mọn mạy, lẫn lộn.
② Bỉ ổi, bỉ lậu.
Cùng nghĩa với chữ tỏa .
④ Tiếng ngọc kêu bé.
⑤ Chạm lọng.
⑥ Sổ chép.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vụn vặt, lắt nhắt, lặt vặt, tỉ mỉ: Việc lặt vặt trong nhà; Lắt nhắt, tủn mủn;
② (văn) Bỉ ổi, bỉ lậu;
③ (văn) Như (bộ );
④ (văn) Tiếng ngọc kêu nhỏ;
⑤ (văn) Cổng cung điện;
⑥ (văn) Chạm lộng, hoa văn khắc hoặc vẽ những hình liên hoàn trên cửa: Cửa sổ có chạm khắc những hình liên hoàn, cửa sổ có chạm lộng;
⑦ (văn) Sổ chép;
⑧ (văn) Chuỗi ngọc;
⑨ Phiền toái, quấy rầy;
⑩ [Suô] (Họ) Tỏa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng các viên ngọc chạm vào nhau — Nhỏ nhặt, vụn vặt.

Từ ghép 5

kính
jìng ㄐㄧㄥˋ

kính

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đường tắt, lối tắt
2. thẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lối tắt, đường nhỏ. Phiếm chỉ đường đi. ◎ Như: "san kính" đường mòn trên núi. ◇ Nguyễn Du : "Quỷ môn thạch kính xuất vân căn" (Quỷ Môn đạo trung ) Đường đá ở Quỷ Môn từ chân mây mà ra. ◇ Đỗ Phủ : "Hoa kính bất tằng duyên khách tảo, Bồng môn kim thủy vị quân khai" , (Khách chí ) Đường hoa, chưa từng vì khách quét, Cửa cỏ bồng, nay mới mở cho bạn (vào).
2. (Danh) Đường lối, phương pháp. ◎ Như: "đồ kính" đường lối, phương pháp, "tiệp kính" đường (lối) tắt.
3. (Danh) Đường kính (đường thẳng đi qua tâm điểm vòng tròn, giới hạn hai đầu trong vòng tròn). ◎ Như: "trực kính" đường kính, "bán kính" nửa đường kính.
4. (Danh) Độ dài. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Cộng kính thập ngũ lí" (Từ hà khách du kí ) Chiều dài gồm năm mươi dặm.
5. (Động) Đi. ◇ Hán Thư : "Kính vạn lí hề độ sa mạc" (Tô Kiến truyện ) Đi muôn dặm hề qua sa mạc.
6. (Phó) Thẳng, trực tiếp. § Thông "kính" . ◎ Như: "trực tình kính hành" tình thẳng thẳng bước, "ngôn tất kính khứ" nói xong đi thẳng.
7. (Phó) Bèn. § Cũng như "cánh" . ◇ Sử Kí : "Khôn khủng cụ phủ phục nhi ẩm, bất quá nhất đẩu kính túy hĩ" , (Hoạt kê truyện , Thuần Vu Khôn truyện ) Khôn này sợ hãi cúi đầu mà uống, chỉ mới một đấu bèn đã say.

Từ điển Thiều Chửu

① Lối tắt.
② Thẳng. Như trực tình kính hành tình thẳng thẳng bước.
③ Ðo xem hình tròn lớn bé bao nhiêu gọi là kính. Ðường thẳng gọi là trực kính , một nửa gọi là bán kính .
④ Ði.
⑤ Bèn, cùng nghĩa với chữ kính .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đường mòn, đường nhỏ, đường tắt, lối tắt: Đường mòn trên núi;
② Đường, lối, cách: Đường tắt;
③ Thẳng, trực tiếp: Tình thẳng thẳng bước; Về thẳng Quảng Đông; Trực tiếp trả lời. 【】kính trực [jìngzhí] a. Thẳng: Chuyến máy bay này sẽ bay thẳng tới Hà Nội; b. Thẳng thắn, thẳng: Tôi nói thẳng với anh;
④ (toán) Đường kính (nói tắt): Bán kính;
⑤ (văn) Đi;
⑥ Bèn (dùng như bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường nhỏ, chỉ có thể đi bộ được mà thôi — Thẳng — Đường thẳng chạy qua tâm vòng tròn, tức đường kính của vòng tròn — Đường tắt ( vì đường thẳng là đường gần nhất ). Còn gọi là Tiệp kính ( con đường đi mau ).

Từ ghép 9

biền
pián ㄆㄧㄢˊ

biền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hai ngựa đóng kèm nhau (chạy song song)
2. song song, đối nhau, sát nhau, liền nhau

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như .

Từ điển Thiều Chửu

① Hai con ngựa cùng đóng kèm nhau.
② Phàm vật gì liền kèm với nhau đều gọi là biền. Như biền hiếp xương sườn liền nhau. Thể văn hai vế đối nhau gọi là biền văn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Song song, đối nhau, sát nhau, liền nhau: Những câu văn có hai vế đối nhau; Sát cánh nhau; Xương sườn liền nhau;
② (văn) Hai ngựa đóng kèm nhau (chạy song song).
yú ㄩˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

vậy ư (câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn hoặc ý hỏi ngược lại. § Thường dùng trong văn ngôn. Tương đương với "mạ" . ◇ Lí Hoa : "Tần dư? Hán dư? Tương cận đại dư?" (Điếu cổ chiến trường văn ) Tần ư? Hán ư? Đời gần đây ư?
2. (Trợ) Biểu thị cảm thán. § Thường dùng trong văn ngôn. Tương đương "a" , "ba" . ◇ Vũ Đế : "Y dư! Vĩ dư" ! ! (Chiếu hiền lương ) Tốt đẹp thay! Lớn lao thay!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy vay! vậy ư! tiếng nói cuối cùng các câu còn ngờ.
② Ư tiếng đệm, hay dùng vào chỗ nó ngắt lời, như thùy dư ai ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ư? (trợ từ cuối câu, biểu thị ý nghi vấn, sự ngờ vực, ngạc nhiên, hoặc để kêu lên) (như , bộ ): ? Ông không thích tôi trị nước Tần ư? (Sử kí); ? Ngài chẳng phải là Tam lư Đại phu ư? (Sử kí); ? Giống như nhìn hổ qua ống ư? (Tào Tháo: Luận lại sĩ năng hành lệnh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ yên ổn thư thả. Trợ từ cuối câu hỏi.
triệt
chè ㄔㄜˋ

triệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

suốt, thấu, đến tận cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thông, suốt, thấu. § Thông "thấu" . ◎ Như: "quán triệt" thông suốt, "hàn phong triệt cốt" gió lạnh thấu xương.
2. (Động) Trừ khử, bỏ. § Thông "triệt" . ◎ Như: "triệt khứ" bỏ đi.
3. (Động) Hủy hoại, phá hủy. ◇ Thi Kinh : "Triệt ngã tường ốc" (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Phá hủy tường nhà tôi.
4. (Động) Lấy, bóc. ◇ Thi Kinh : "Triệt bỉ tang đỗ" (Bân phong , Si hào ) Bóc lấy vỏ của rễ cây dâu kia.
5. (Động) Canh tác, làm. ◇ Thi Kinh : "Triệt điền vi lương" (Đại nhã , Công lưu ) Canh tác ruộng để làm lương thực.
6. (Động) Tuân theo. ◇ Thi Kinh : "Thiên mệnh bất triệt, Ngã bất cảm hiệu" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mệnh trời không tuân theo, Ta không dám bắt chước (mà làm như thế).
7. (Động) Thôi, hết, dứt. ◇ Đỗ Phủ : "Tự kinh táng loạn thiểu thụy miên, Trường dạ triêm thấp hà do triệt?" , (Mao ốc vi thu phong Sở phá ca ) Từ khi trải qua tang tóc loạn li, ít ngủ, Đêm dài thấm lạnh ẩm ướt, bao giờ mới hết?
8. (Danh) Thuế "triệt". Ngày xưa, theo chế độ thuế ruộng nhà Chu, cứ thu được mười phần, thì phải nộp thuế một phần.
9. (Danh) Họ "Triệt".

Từ điển Thiều Chửu

① Suốt. Như quán triệt thông suốt.
② Thuế triệt. Ngày xưa làm phép tỉnh điền chia lỗi khu 900 mẫu, tám nhà 800 mẫu, của vua 100 mẫu, tám nhà phải làm 100 mẫu ấy cho vua, khi gặt tính mẫu thu đều rồi lấy thóc ở ruộng vua làm thóc thuế gọi là thuế triệt.
③ Bỏ, như triệt khứ bỏ đi.
④ Lấy, như triệt bỉ tang thổ bóc lấy vỏ dâu kia.
⑤ Phá hủy.
⑥ Sửa, làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấu, suốt: Hiểu thấu; Thông suốt; Suốt đêm không ngủ; Con chó kêu gào cho tới sáng (Sưu thần hậu kí);
② Tẩy trừ, bỏ đi: Bỏ đi;
③ Phá hủy;
④ (văn) Lấy đi, bóc đi: Bóc lấy vỏ dâu kia (Thi Kinh);
⑤ Triệt thoái, rút về;
⑥ (văn) Làm, cày cấy (ruộng nương);
⑦ Thuế triệt (một thứ thuế thập phân thời cổ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suốt tới, thông suốt. Td: Quán triệt.

Từ ghép 4

phức
bì ㄅㄧˋ

phức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: phức ức ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) "Phức ức" : (1) Nín hơi không thở. (2) Uất ức, nén lòng. ◇ Lí Hoa : "Phức ức thùy tố?" (Điếu cổ chiến trường văn ) Uất ức ngỏ cùng ai? § Cũng viết là: , , , , .

Từ điển Thiều Chửu

① Phức ức nín hơi không thở.

Từ điển Trần Văn Chánh

】phức ức [bìyì] (văn) Nghẹn hơi (vì tức giận hoặc quá đau thương).

Từ ghép 2

quỹ
guì ㄍㄨㄟˋ, kuì ㄎㄨㄟˋ

quỹ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái hòm, cái rương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái hòm, cái rương. § Cũng như "quỹ" . ◇ Nguyễn Trãi : "Kim quỹ chung tàng vạn thế công" (Đề kiếm ) Cuối cùng đã cất giữ cái công muôn thuở trong rương vàng.
2. (Động) Hết, thiếu. ◎ Như: "quỹ phạp" thiếu thốn. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tài quỹ nhi dân khủng, hối vô cập dã" , (Hiếu hạnh lãm ) Tiền của thiếu mà dân hoảng sợ, hối không kịp nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hòm rương.
② Hết, như quỹ phạp thiếu thốn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thiếu, hết. 【】quĩ phạp [kuìfá] Thiếu thốn;
② Rương, hòm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Quỹ — Cái giỏ đựng đất — Cái tủ đựng áo, hoặc tiền bạc. Td: Thủ quỹ ( người giữ tủ đựng tiền ).

Từ ghép 1

phiếm, phùng, phạp
fàn ㄈㄢˋ, fěng ㄈㄥˇ

phiếm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phù phiếm
2. chèo thuyền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trôi nổi, bồng bềnh. § Thông "phiếm" . ◇ Vương Xán : "Phiếm chu cái trường xuyên" (Tòng quân ) Bơi thuyền khắp sông dài.
2. (Phó) Rộng khắp, phổ biến. § Thông "phiếm" . ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
3. (Tính, phó) "Phiếm phiếm" : (1) Xuôi dòng, thuận dòng. ◇ Thi Kinh : "Nhị tử thừa chu, Phiếm phiếm kì ảnh" , (Bội phong , Nhị tử thừa chu ) Hai người đi thuyền, Hình ảnh họ trôi xuôi dòng. (2) Trôi nổi, bồng bềnh, phiêu phù. ◇ Trương Hành : "Thừa Thiên Hoàng chi phiếm phiếm hề" (Tư huyền phú ) Đi trên sông Thiên Hà bồng bềnh hề. (3) Phổ biến, rộng khắp.
4. (Danh) Họ "Phiếm".

Từ điển Thiều Chửu

① Phù phiếm.
Cùng nghĩa với chữ phiếm .
③ Bơi thuyền.
④ Rộng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Như nghĩa ①, ③ và ④;
② Bơi thuyền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nổi trên mặt nước — Rộng rãi — Các âm khác là Phạp, Phùng. Xem các âm này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phùng dâm : Bay liệng trong gió — Các âm khác là Phạp, Phiếm. Xem các âm này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng sóng vỗ vào bờ phì phọp — Các âm khác là Phiếm, Phùng. Xem các âm này.
cự
jù ㄐㄩˋ

cự

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chẳng nhẽ, há (phụ từ)
2. nếu

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Há, làm sao, lẽ nào. § Tương đương với "khởi" . ◎ Như: "cự khả" có thể nào, "cự khẳng" há chịu.
2. (Phó) Biểu thị phủ định. § Tương đương với "vô" , "phi" , "bất" . ◇ Giang Yêm : "Chí như nhất khứ tuyệt quốc, cự tương kiến kì" , (Biệt phú ) Đến nơi xa xôi cùng tận, chẳng hẹn ngày gặp nhau.
3. (Phó) Từng, đã, có lần. § Dùng như "tằng" . ◇ Vương An Thạch : "Thử vãng cự kỉ thì, Lương quy diệc vân tạm" , (Cửu nhật tùy gia nhân du đông san ) Nóng đi đã bao lâu, Mát về lại bảo mới đây.
4. (Phó) Không ngờ, ngờ đâu. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Cự tiếp liễu hồi điều, hựu thị thôi từ" , (Đệ 101 hồi) Không ngờ nhận được hồi đáp, lại là lời từ khước.
5. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Quốc ngữ : "Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu" , , Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.
6. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇ Liệt Tử : "Nhược tương thị mộng kiến tân giả chi đắc lộc da? Cự hữu tân giả da? Kim chân đắc lộc, thị nhược chi mộng chân da?" 鹿? ? 鹿, ? (Chu Mục vương ) Nếu như là mộng thấy người kiếm củi bắt được con hươu? Hay là có người kiếm củi thực? Bây giờ đã thực được con hươu, thì ra mộng như là thực à?

Từ điển Thiều Chửu

① Há. Như cự khả há nên, cự khẳng há chịu, đều dùng làm lời nói đoán trước chưa biết về sau ra thế nào cả.
② Nếu. Quốc ngữ : Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Làm sao, há: ? La Hữu làm sao kém hơn Ngụy Dương Nguyên? (Thế thuyết tân ngữ); ¯°,? Quân ta vừa mới đến, ngựa chưa cho ăn, quân lính chưa cơm nước, làm sao (há) có thể đánh được? (Cựu Đường thư); Há chịu;
② Nếu: Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong (Quốc ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Há rằng — Sao lại — Ví như.
hạt
hé ㄏㄜˊ, xiá ㄒㄧㄚˊ

hạt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái chốt cho bánh xe không rời ra
2. cai quản

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đinh chốt xe, cái chốt cắm ngoài đầu trục cho bánh xe không trụt ra được. ◇ Hán Thư : "Thủ khách xa hạt đầu tỉnh trung" (Du hiệp truyện , Trần Tuân truyện ) Lấy cái đinh chốt trên xe của khách ném xuống giếng. § Ghi chú: Để tỏ tình quý khách, muốn giữ khách ở lại.
2. (Động) Cai quản, sửa trị. ◎ Như: "tổng hạt" cai quản tất cả mọi việc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(...) hòa giá lưỡng cá nha đầu tại ngọa phòng lí đại nhượng đại khiếu, Nhị tả tả cánh bất năng hạt trị" (...) , (Đệ thất thập tam hồi) (...) cùng với hai a hoàn ở trong buồng ngủ kêu la ầm ĩ, chị Hai cũng không trị được.
3. (Trạng thanh) Tiếng xe đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đinh chốt xe, cái chốt cắm ngoài đầu trục cho bánh xe không trụt ra được.
② Cai quản. Như tổng hạt cai quản tất cả mọi việc.
③ Tiếng xe đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái chốt đầu trục xe, chốt bánh xe;
② Quản hạt, cai quản: Thành phố trực thuộc tỉnh;
③ (văn) Tiếng xe chạy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chốt cài ở đầu trục xe để giữ bánh xe — Tiếng xe chạy — Trông coi. Cai quản. Chẳng hạn Quả hạt.

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.