nhĩ
ěr ㄦˇ, réng ㄖㄥˊ

nhĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái tai
2. cái quai cầm
3. vậy, thôi (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai (dùng để nghe).
2. (Danh) Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là "nhĩ". ◎ Như: "đỉnh nhĩ" cái quai vạc, "nhĩ môn" cửa nách. ◇ Thủy hử truyện : "Lưỡng biên đô thị nhĩ phòng" (Đệ thập nhất hồi) Hai bên đều có phòng xép.
3. (Tính) Hàng chắt của chắt mình là "nhĩ tôn" tức là cháu xa tám đời.
4. (Động) Nghe. ◎ Như: "cửu nhĩ đại danh" nghe tiếng cả đã lâu, "nhĩ thực" nghe lỏm.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu: thôi vậy, vậy, mà thôi. ◇ Tô Mạn Thù : "Đãn tri kì vi tể quan nhĩ" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Chỉ biết rằng ông ấy là một vị tể quan mà thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Tai, dùng để nghe.
② Nghe, như cửu nhĩ đại danh nghe tiếng cả đã lâu, nhĩ thực nghe lỏm.
③ Hàng chắt của chắt mình là nhĩ tôn tức là cháu xa tám đời.
④ Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là nhĩ, như đỉnh nhĩ cái quai vạc.
⑤ Nhĩ môn cửa nách.
⑥ Thôi vậy, vậy. Tiếng nói dứt lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai: Điếc tai;
② Vật có hình dáng như tai, quai: Mộc nhĩ, nấm mèo; Cái quai vạc;
③ Ở hai bên, ở bên cạnh: Cửa ở bên, cửa nách;
④ (văn) Mà thôi (trợ từ cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ): Cách đây chỉ năm dặm thôi; Chỉ có văn chương của ông là còn lại mà thôi (Sử kí); Đó chỉ là cặn bã của thánh nhân mà thôi (Hoài Nam tử). 【】nhĩ hĩ [âryê] (văn) Mà thôi (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ với ý nhấn mạnh): Ta vốn có cái đó, chỉ tại không nghĩ về nó mà thôi (Mạnh tử);【】 nhĩ tai [ârzai] (văn) Thôi ư? (trợ từ liên dụng, biểu thị sự phản vấn với ý nhấn mạnh): ! Cho nên các đấng tiên vương phải làm cho lệnh lạc được rõ ràng, há có thể chỉ công khai thôi ư! (Tuân tử);
⑤ (văn) Trợ từ, biểu thị sự xác định: Kẻ sĩ đương lúc nguy khổ thì thường đổi đức (Sử kí); Vả lại kẻ tráng sĩ không chết thì thôi, đã chết thì phải lưu lại tiếng tốt (Sử kí);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cầu khiến: ! Khẩn thiết mong các vị chịu thương cho tôi! (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu biểu thị sự phản vấn hoặc suy đoán: Những người trên thuyền đều đứng bên nói: Chỗ này vốn không có núi, coi chừng là loài thủy quái (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
⑧ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: ? Vua Sở cả giận nói: Quả nhân tuy thiếu đức độ, sao có thể vì cớ nó là con của Đào Chu Công mà ra ân cho nó! (Sử kí);
⑨ (văn) Nghe: Nghe tiếng tăm đã lâu;
⑩ [Âr] (Họ) Nhĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tai ( cơ quan để nghe ) — Phần phụ vào hai bên của vật, giống như hai cái tai. Td: Đỉnh nhĩ ( cái tai đỉnh, chỗ để cầm mà nhấc cát đỉnh lên ) —Trợ ngữ từ cuối câu, không có nghĩa gì — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhĩ.

Từ ghép 31

kiển
jiǎn ㄐㄧㄢˇ

kiển

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái kén tằm
2. mạng nhện
3. phồng da chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái kén tằm. § Tức là cái tổ của con tằm tự nhả tơ ra để che mình nó.
2. (Danh) Chỉ mạng tơ của các loài sâu bọ để tự bảo hộ.
3. (Danh) Quần áo bằng tơ, bông.
4. (Danh) Phồng da (tay, chân). § Thông "kiển, nghiễn" . ◎ Như: "trùng kiển" phồng mọng lên. ◇ Đỗ Phủ : "Lão phu bất tri kì sở vãng, Túc kiển hoang san chuyển sầu tật" , (Quan Công Tôn đại nương đệ tử vũ kiếm khí hành ) Lão phu không biết phải đi đâu, Chân phồng da nơi núi hoang dã thành bệnh sầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kén tằm, tức là cái tổ của con tằm nó tụ nhả tơ ra để che mình nó.
② Những mạng của các loài sâu bọ để bảo hộ mình nó cũng gọi là kiển.
③ Phồng da chân, như trùng kiển phồng mọng lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cái) kén tằm, tổ kén;
② Mạng bảo hộ mình của các loài sâu bọ;
③ (văn) Phồng da chân (như [jiăn]): Phồng mọng lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái kén tằm.

Từ ghép 2

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà vàng, chỉ nhà cửa sang trọng. Kim ốc trữ kiều Đúc nhà bằng vàng để cho người đẹp ở. » Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên « ( Kiều ). Kim ốc nhà vàng: Là một nhan sắc tuyệt vời, bởi điển Hán Võ Đế ( Hán Võ Đế cố sự ). Khi còn làm thái tử, đang nhỏ, bà trưởng công chúa muốn gả con là A Kiều cho đế, bèn chỉ A Kiều mà hỏi đế rằng có muốn A Kiều làm vợ chăng? Và hỏi Kiều đẹp chăng? Đế đáp rằng nếu được A Kiều sẽ đúc cái nhà bằng vàng cho ở. Nay dùng điển » nhà vàng « ví sắc đẹp tuyệt thế. Hoặc những bà phi hậu có sắc đẹp. » Tay tạo hóa cớ sao mà độc. Buộc người vào kim ốc mà chơi « ( C.O.N.K ).

Từ điển trích dẫn

1. Người tốt. ☆ Tương tự: "cát sĩ" , "thiện nhân" . ★ Tương phản: "ác nhân" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người tốt đẹp, tức người quân tử. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Đường thản lí, cát nhân đâu đã vội «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa như mặt trời và các vì sao. Chỉ lòng dạ và hành động ngay thẳng công khai của người quân tử.

lợi dụng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lợi dụng, tận dụng

Từ điển trích dẫn

1. Sự dùng có lợi cho trăm họ.
2. Lợi khí, công cụ hữu hiệu. ◇ Tuân Tử : "Quốc giả, thiên hạ chi lợi dụng dã" , (Vương bá ) Nước, ấy là lợi khí của thiên hạ.
3. Dùng vật ngoài để đạt được mục đích nào đó. ◎ Như: "phế vật lợi dụng" làm cho vật phẩm vô dụng (đã bị bỏ đi) thành ra hữu dụng.
4. Dùng thủ đoạn sai khiến người khác hoặc sự vật để đoạt lấy lợi ích cho mình. ◎ Như: "nhĩ tổng thị lợi dụng tha nhân, vị tự kỉ trám tiền" , mi hoàn toàn chỉ lợi dụng người khác, để kiếm tiền cho chính mình thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có ích cho sự dùng đến. Dùng có ích — Thừa diệp mà tìm ích lợi riêng cho mình.
hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

chửng, thừa, tặng
chéng ㄔㄥˊ, zhěng ㄓㄥˇ

chửng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cứu vớt (dùng như ).

thừa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vâng theo
2. hứng, đón lấy, nhận lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kính vâng, phụng. ◎ Như: "thừa song đường chi mệnh" vâng mệnh cha mẹ.
2. (Động) Chịu, nhận, tiếp thụ. ◎ Như: "thừa vận" chịu vận trời, "thừa ân" chịu ơn.
3. (Động) Hứng, đón lấy. ◎ Như: "dĩ bồn thừa vũ" lấy chậu hứng nước mưa. ◇ Liêu trai chí dị : "Khí nhất hô, hữu hoàn tự khẩu trung xuất, trực thượng nhập ư nguyệt trung; nhất hấp, triếp phục lạc, dĩ khẩu thừa chi, tắc hựu hô chi: như thị bất dĩ" , , ; , , : (Vương Lan ) Thở hơi ra, có một viên thuốc từ miệng phóng ra, lên thẳng mặt trăng; hít một cái thì (viên thuốc) lại rơi xuống, dùng miệng hứng lấy, rồi lại thở ra: như thế mãi không thôi.
4. (Động) Đương lấy, gánh vác, đảm đương, phụ trách. ◎ Như: "thừa phạp" thay quyền giúp hộ, "thừa nhận" đảm đang nhận lấy.
5. (Động) Nối dõi, kế tục, tiếp theo. ◎ Như: "thừa điêu" nối dõi giữ việc cúng tế, "thừa trọng" cháu nối chức con thờ ông bà, "thừa thượng văn nhi ngôn" tiếp theo đoạn văn trên mà nói.
6. (Danh) Phần kém. ◇ Tả truyện : "Tử Sản tranh thừa" (Chiêu Công thập tam niên ) Ông Tử Sản tranh lấy phần thuế kém.
7. (Danh) Họ "Thừa".

Từ điển Thiều Chửu

① Vâng, như bẩm thừa bẩm vâng theo, thừa song đường chi mệnh vâng chưng mệnh cha mẹ, v.v.
② Chịu, như thừa vận chịu vận trời, thừa ân chịu ơn, v.v. Người trên ban cho, kẻ dưới nhận lấy gọi là thừa.
③ Ðương lấy, như thừa phạp thay quyền giúp hộ, thừa nhận đảm đang nhận lấy, v.v.
④ Phần kém, như Tử Sản tranh thừa ông Tử Sản tranh lấy phần thuế kém.
⑤ Nối dõi, như thừa điêu nối dõi giữ việc cúng tế, thừa trọng cháu nối chức con thờ ông bà, v.v.
⑥ Tiếp theo, như thừa thượng văn nhi ngôn tiếp theo đoạn văn trên mà nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hứng, đón: Lấy chậu hứng nước mưa;
② Được (tiếng lễ phép): Được các bạn tiếp đãi niềm nở;
③ Gánh, chịu, gánh chịu, gánh vác: Tôi sẽ gánh (chịu) trách nhiệm; Chịu ơn;
④ Nhận: Nhận làm;
⑤ Thừa (thừa dịp, nhân lúc), tiếp, kế, nối: Kế trước nối sau; Tiếp theo đoạn văn trên mà nói; Nối dõi giữ việc cúng tế; Thừa dịp, thừa cơ hội; Chợt thấy lợi thì sinh lòng tà vạy, thừa dịp sơ hở xông vào xâm chiếm (Bạch Cư Dị: Thỉnh bãi Hằng Châu binh sự nghi);
⑥ (văn) Vâng, vâng theo: Vâng mệnh cha mẹ; Nay vâng theo mệnh sáng;
⑦ (văn) Ngăn trở;
⑧ (văn) Phụ tá, giúp đỡ (dùng như , bộ );
⑨ (văn) Ngăn cấm;
⑩ (văn) Phần kém: Ông Tử Sản giành lấy phần thuế kém;
⑪ [Chéng] (Họ) Thừa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vâng chịu. Cũng dùng lẫn với chữ Thừa — Dùng như chữ Thừa .

Từ ghép 22

tặng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa cho. Cho biếu. Như chữ Tặng — Một âm là Thừa. Xem Thừa.

chi phó

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trả tiền

Từ điển trích dẫn

1. Chi ra. Thường chỉ chi tiêu tiền bạc. ◇ Lão tàn du kí : "Bạch công tương giá nhất can ngân phiếu giao cấp thư lại đáo cai tiền trang tương ngân tử thủ lai, bằng bổn phủ công văn chi phó" , (Đệ thập bát hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xuất tiền ra mà trả.

Từ điển trích dẫn

1. Áo giáp và mũ trận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo giáp và mũ đội ra trận. Chỉ quân đội, cuộc sống binh đội. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Tình dưới viên mao, Phận trong giới trụ «.: Giới tử: Con trai thứ — Tên người, tức Phó Giới Tử, danh tướng đời Hán, lập nhiều công trận. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu » Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.