Từ điển trích dẫn

1. Lời nói chân thật. ◎ Như: "tửu hậu thổ chân ngôn" .
2. Chỉ kinh điển trứ tác của các tổ sư đạo gia. ◇ Trương Thuyết : "Thánh mô cửu đức, chân ngôn ngũ thiên" , (Đường hưởng thái miếu nhạc chương , Văn vũ ).
3. Về mặt tôn giáo chỉ từ ngữ hoặc câu nói có một sức mạnh đặc thù. § Cũng gọi là "chú ngữ" . ◇ Tây du kí 西: "Như Lai tức từ liễu Ngọc Đế chúng thần dữ nhị tôn giả xuất thiên môn chi ngoại, hựu phát nhất cá từ bi tâm, niệm động chân ngôn chú ngữ" , , (Đệ thất hồi).
4. Mượn chỉ khẩu quyết, yếu quyết... ◇ Âu Dương San : "Tha truyền thụ liễu nhất sáo du kích chiến pháp, hữu thập lục cá tự đích chân ngôn, năng đả thối Nhật Bổn" , , 退 (Kim ngưu hòa tiếu ngữ ).
cấp
jí ㄐㄧˊ

cấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vội vàng, kíp, nóng nảy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sốt ruột, nóng ruột. ◎ Như: "tha cấp trước yêu tẩu" anh ấy sốt ruột đòi đi ngay.
2. (Tính) Gấp, vội. ◎ Như: "cấp sự" việc khẩn.
3. (Tính) Nóng nảy, hấp tấp. ◎ Như: "tính tình biển cấp" tính tình nóng nảy.
4. (Tính) Mạnh, xiết. ◎ Như: "cấp bệnh" bệnh nguy kịch, "cấp lưu" dòng nước chảy xiết.
5. (Động) Vội vàng.
6. (Động) Làm cho sốt ruột. ◎ Như: "chân cấp nhân" thật làm cho người ta sốt ruột.
7. (Động) Sốt sắng. ◎ Như: "cấp công hảo nghĩa" sốt sắng làm việc nghĩa, "cấp nhân chi nan" sốt sắng cứu người bị nạn.
8. (Phó) Mau, ngay. ◇ Sử Kí : "Giang Đông dĩ định, cấp dẫn binh tây kích Tần" , 西 (Hạng Vũ bổn kỉ ) Giang Đông đã định yên, mau dẫn binh đánh Tần ở phía tây.
9. (Danh) Việc nguy ngập, tình hình nghiêm trọng. ◎ Như: "cáo cấp" báo tình hình nguy ngập, "cứu cấp" cứu nạn nguy khẩn.

Từ điển Thiều Chửu

① Kíp, như khẩn cấp , nguy cấp , v.v. Phàm cái gí muốn cho chóng đều gọi là cấp, như cáo cấp .
② Nóng nảy, như tính tình biển cấp tính tình hẹp hòi nóng nảy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sốt ruột, nóng ruột: Anh ấy sốt ruột đòi đi ngay;
② Hấp tấp, nóng nảy: Tính hấp tấp (nóng nảy); Tôi chỉ nói có vài câu mà anh ấy đã nóng nảy; Đừng có nóng vội, cứ thong thả đi đã;
③ Vội, gấp, kíp, ngay, lập tức, mau: Vội vàng; Cần giải quyết gấp; Việc không gấp (vội) lắm; Tiếng súng bắn rất rát; Việc gấp, việc cần kíp; ! Có khách vào nhà, mau hạ rèm xuống! (Tưởng Phòng: Hoắc Tiểu Ngọc truyện); 西 Giang Đông đã định yên, mau dẫn binh đánh Tần ở phía tây (Sử kí). 【】cấp cấp [jíjí] (văn) Mau mau, vội: Vội khóa cửa lại (Tưởng Phòng: Hoắc Tiểu Ngọc truyện);
④ Nhanh, xiết: Nước chảy rất xiết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gấp rút — Khẩn thiết — Mau chóng. Khốn khổ — Co rút lại. Rút ngắn.

Từ ghép 36

ngẫu
ǒu ㄛㄨˇ

ngẫu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hai người cùng cày
2. hai người
3. đối nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại nông cụ thời xưa. § Ghi chú: Lưỡi cầy rộng năm tấc gọi là "phạt" , hai phạt gọi là "ngẫu" .
2. (Danh) Đôi, cặp. ◇ Tam quốc chí : "Xa trung bát ngưu dĩ vi tứ ngẫu" (Ngô Chủ Quyền truyện ) Trong xe tám bò làm thành bốn cặp.
3. (Danh) Vợ chồng. ◎ Như: "phối ngẫu" vợ chồng.
4. (Danh) Số chẵn. ◇ Lí Đức Dụ : "Ý tận nhi chỉ, thành thiên bất câu vu chích ngẫu" , (Văn chương luận ) Ý hết thì dừng, thành bài không phải gò bó ở số lẻ số chẵn.
5. (Danh) Họ "Ngẫu".
6. (Động) Hai người cùng cày. ◇ Luận Ngữ : "Trường Thư Kiệt Nịch ngẫu nhi canh" (Vi Tử ) Trường Thư và Kiệt Nịch cùng cày ruộng.
7. (Tính) Ứ đọng. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Ngộ đạo ư ngẫu sa chi trung" (Tất kỉ ) Gặp giặc cướp ở chỗ bãi cát bị ứ đọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai người cùng cầy, vì thế nên hai người gọi là ngẫu. Vợ chồng gọi là phối ngẫu cũng là theo cái nghĩa hai người cùng nhau làm lụng cả.
③ Ðối, câu đối gọi là ngẫu ngữ .
④ Ðôi, số lẻ gọi là cơ , số chẵn gọi là ngẫu .
⑤ Lưỡi cầy rộng năm tấc gọi là phạt , hai phạt gọi là ngẫu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hai người cùng cày: Trường Thư và Kiệt Nịch cùng nhau chung sức cày ruộng (Luận ngữ);
② Như [ôu] (bộ );
③ Lưỡi cày rộng mười tấc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai người cùng cày ruộng — Thành cặp. Kết đôi — Số chẵn. — Tức như chữ Ngẫu .

Từ ghép 6

khâm, khấm
qīn ㄑㄧㄣ, qìn ㄑㄧㄣˋ, yín ㄧㄣˊ

khâm

phồn thể

Từ điển phổ thông

của vua, thuộc về vua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tôn kính, bội phục. ◎ Như: "khâm ngưỡng" kính trông, "khâm phục" kính phục. ◇ Lí Bạch : "Ngã lai Di kiều thượng, Hoài cổ khâm anh phong" , (Kinh Hạ Bi Di kiều hoài Trương Tử Phòng ) Ta đến trên cầu Di, Thương nhớ thời xưa và bội phục phong cách anh hào.
2. (Danh) Tiếng tôn xưng đối với hoàng đế. ◎ Như: "khâm mệnh" mệnh lệnh của vua, "khâm định" văn tự của vua làm. ◇ Quốc sử quán triều Nguyễn (Việt Nam) soạn: "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" .
3. (Danh) Họ "Khâm".

Từ điển Thiều Chửu

① Kính, như khâm ngưỡng kính trông.
② Mệnh của vua sai gọi là khâm mệnh . Văn tự của vua làm gọi là khâm định , v.v.
③ Cong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khâm phục, kính phục: Vô cùng kính phục;
② (cũ) Chỉ việc của vua: Khâm định, do vua soạn; Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (của Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt Nam); Khâm tứ, vua ban;
③ (văn) Cong;
④ [Qin] (Họ) Khâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính trọng — Tiếng kính trọng dùng để nói về nhà vua. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khâm ban sắc chỉ đến nơi rành rành «.

Từ ghép 8

khấm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Khấm và Khấm — Một âm khác là Khâm.
sưu
sōu ㄙㄡ

sưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gầy, còm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Che giấu, ẩn nặc. ◇ Luận Ngữ : "Thị kì sở dĩ, quan kì sở do, sát kì sở an, nhân yên sưu tai?" , , , (Vi chánh ) Nhìn việc làm của một người, tìm hiểu vì cớ chi (mà họ làm việc ấy), xét xem (họ làm việc ấy) có yên vui không, thì người ta làm sao che giấu (chân tướng) được?
2. (Động) Tìm kiếm, lục soát. § Thông "sưu" .
3. (Danh) Ẩn ngữ, câu đố.
4. (Danh) Chỉ "sưu nhân" , một chức quan nuôi ngựa.
5. (Danh) Chỗ uốn cong.

Từ điển Thiều Chửu

① Dấu diếm, như nhân yên sưu tai người sao dấu được vậy thay.
② Tìm, lục, soát, cũng như chữ sưu .
③ Góc núi, chỗ núi uốn cong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Che giấu, giấu diếm: ? Người sao giấu được thay? (Luận ngữ);
② Tìm, lục soát (dùng như , bộ );
③ Góc núi (chỗ núi uốn cong).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

giấu giếm, như chữ Sưu — Tìm tòi, như chữ Sưu .

Từ ghép 2

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ruộng quý, chỉ sách vở. Do câu của Đỗ Mạnh đời Tấn dạy con: » Kinh sử ngô gia chi điền «. Nghĩa là kinh sử tức ruộng nương của nhà ta.
vận
yùn ㄩㄣˋ

vận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vần
2. phong nhã

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vần. § Ghi chú: Trong "thanh vận học" , tiếng gì đọc lên hài hòa với tiếng khác đều gọi là "vận". ◎ Như: "công" với "không" là có vần với nhau, "cương" với "khương" là có vần với nhau. Sách ghi chép các vần theo từng mục gọi là "vận thư" sách vần.
2. (Danh) Thanh âm hài hòa. ◎ Như: "cầm vận du dương" tiếng đàn du dương.
3. (Danh) Thần thái, phong độ. ◎ Như: "phong vận do tồn" phong độ vẫn còn.
4. (Tính) Phong nhã. ◎ Như: "vận nhân" người có cốt cách phong nhã.

Từ điển Thiều Chửu

① Vần, tiếng gì đọc lên mà có vần với tiếng khác đều gọi là vận. Như công với không là có vần với nhau, cương với khang là có vần với nhau. Đem các chữ nó có vần với nhau chia ra từng mục gọi là vận thư sách vần. Cuối câu thơ hay câu ca thường dùng những chữ cùng vần với nhau, luật làm thơ thì cách một câu mới dùng một vần, cho nên hai câu thơ gọi là nhất vận (một vần). Lối thơ cổ có khi mỗi câu một vần, có khi chỉ đặt luôn hai ba vần rồi đổi sang vần khác gọi là chuyển vận (chuyển vần khác).
② Phong nhã. Người có cốt cách phong nhã gọi là vận nhân . Sự gì do phúc lành mới được gọi là vận sự .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vần, (các) nguyên âm: Vần thơ; Sách vần, vận thư; Một vần; Chuyển vần khác;
② Âm thanh êm dịu: Tiếng đàn du dương;
③ Thú vị, ý nhị, phong nhã, phong vận: Người có cốt cách phong nhã, người có phong vận; Việc phong nhã;
④ [Yùn] (Họ) Vận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòa hợp với — Cái vần trong tiếng nói. Chỉ sự trùng hợp về cách đọc giữa hai tiếng — Dáng dấp đẹp đẽ thanh cao. Td: Phong vận. Phú hỏng thi của Trần Tế Xương: » Thói nhà phong vận, áo hàng tàu khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh «.

Từ ghép 16

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ trong văn chương viết câu thừa thãi vô dụng hoặc viết chữ (tự thể) thừa bộ thủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Câu văn thừa thãi vô ích.
sở
chǔ ㄔㄨˇ

sở

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rõ ràng, minh bạch
2. đau đớn, khổ sở
3. đánh đập
4. nước Sở, đất Sở

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rõ ràng, ngay ngắn, tề chỉnh, minh bạch. ◎ Như: "thanh sở" rõ ràng.
2. (Tính) Tươi sáng, hoa lệ. ◇ Thi Kinh : "Phù du chi vũ, Y thường sở sở" , (Tào phong , Phù du ) Cánh con phù du, (Như) áo quần tươi đẹp.
3. (Tính) Đau đớn, thống khổ. ◎ Như: "toan sở" chua cay, đau đớn, "khổ sở" đau khổ.
4. (Tính) Dung tục, thô tục. ◇ Tống Thư : "Đạo Liên tố vô tài năng, ngôn âm thậm sở, cử chỉ thỉ vi, đa chư bỉ chuyết" , , , (Trường Sa Cảnh Vương Đạo Liên truyện ).
5. (Tính) Thô tháo, sơ sài.
6. (Danh) Cây bụi gai. § Còn gọi là "mẫu kinh" .
7. (Danh) Phiếm chỉ bụi rậm, tùng mãng. ◇ Trương Hiệp : "Khê hác vô nhân tích, Hoang sở uất tiêu sâm" , (Tạp thi ).
8. (Danh) Gậy nhỏ dùng để đánh phạt học trò (ngày xưa). § Cũng gọi là "giạ sở" gậy để đánh phạt.
9. (Danh) § Có nhiều nước ngày xưa tên gọi là "Sở" .
10. (Danh) Nay gọi các tỉnh "Hồ Nam" , "Hồ Bắc" là đất "Sở" .
11. (Danh) Họ "Sở".
12. (Động) Đánh đập. ◇ Liêu trai chí dị : "quỷ lực sở chi, thống thậm nhi quyết" , (Tam sanh ) quỷ đánh hết sức, đau quá ngã khụy xuống.

Từ điển Thiều Chửu

① Khóm cây nhỏ, bụi gai. Giạ sở cái gậy con dùng để đánh kẻ vô lễ. Lấy roi mà đánh người cũng gọi là giạ sở.
② Bóng choáng, áo mũ chỉnh tề gọi là tề sở , sự làm minh bạch gọi là thanh sở .
③ Ðau đớn, như toan sở chua cay, đau đớn, khổ sở khổ sở, v.v.
④ Nước Sở.
⑤ Nay gọi các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc là đất Sở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Khóm cây nhỏ, bụi gai;
② (văn) Đau khổ: Khổ sở, đau đớn cơ cực; Chua cay đau đớn;
③ Rõ ràng, bóng nhoáng: Rõ ràng;
④ [Chư] Nước Sở (một nước chư hầu đời Chu, thuộc tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc Trung Quốc ngày nay);
⑤ [Chư] (Họ) Sở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai, mọc thành bụi — Đau đớn cực khổ. Td: Khổ sở — Tên một nước trong Thất hùng thời Chiến quốc, tức nước Sở. Thành ngữ có câu: » Đầu Ngô mình Sở « ( chỉ sự không ăn khớp không phù hợp với nhau ) — Họ người. Xem Sở khanh.

Từ ghép 17

dấn, dẫn
yǐn ㄧㄣˇ

dấn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương cung. ◎ Như: "dẫn mãn" 滿 giương hết cữ cung. ◇ Mạnh Tử : "Quân tử dẫn nhi bất phát" (Tận tâm thượng ) Người quân tử giương cung mà không bắn.
2. (Động) Dắt, kéo. ◎ Như: "dẫn nhi tiến chi" dắt mà tiến lên, "dẫn thằng" dẫn dắt nhau. ◇ Liêu trai chí dị : "Khách đại cụ, khủng tương cập kỉ, tiềm dẫn bị phủ thủ, bế tức nhẫn yết dĩ thính chi" , , , (Thi biến ) Người khách kinh hoảng, sợ tới phiên mình (bị xác chết thành ma đến thổi vào mặt), ngầm kéo chăn trùm lên đầu, nín hơi nhịn thở để nghe.
3. (Động) Lĩnh đạo, cầm đầu. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ dẫn binh tây đồ Hàm Dương, sát Tần hàng vương Tử Anh" 西, (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương cầm quân về hướng tây làm cỏ thành Hàm Dương, giết vua Tần đã đầu hàng là Tử Anh.
4. (Động) Rút ra. ◎ Như: "dẫn đao" rút dao, "dẫn kiếm" tuốt gươm.
5. (Động) Bỏ đi, rút lui. ◎ Như: "dẫn thoái" 退 rút lui, từ chức, "dẫn tị" lui về, tránh.
6. (Động) Kéo dài, vươn. ◎ Như: "dẫn cảnh thụ hình" vươn cổ chịu hình, "dẫn nhi thân chi" kéo cho duỗi ra.
7. (Động) Đưa đến, gây ra. ◎ Như: "dẫn nhân thâm tư" làm cho người ta phải suy nghĩ sâu xa.
8. (Động) Đưa ra làm chứng. ◎ Như: "dẫn chứng" đưa ra bằng cớ. ◇ Văn tâm điêu long : "Tuy dẫn cổ sự, nhi mạc thủ cựu từ" , (Sự loại ) Tuy viện dẫn việc xưa, mà không giữ lấy lời cũ.
9. (Động) Tiến cử, đề bạt. ◎ Như: "dẫn trọng" cùng tiến cử. ◇ Tiền Khởi : "Hà thì khai cáp dẫn thư sanh?" (Lạc du ) Bao giờ mở cửa điện tuyển bạt thư sinh?
10. (Động) Dẫn dụ, nhử. ◎ Như: "dẫn nhập quyển sáo" dụ vào tròng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vân Trường khả vu Hoa Dong tiểu lộ cao san chi xứ, đôi tích sài thảo, phóng khởi nhất bả hỏa yên, dẫn Tào Tháo lai" , , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Vân Trường nên đến chỗ núi cao đường hẹp ở Hoa Dung, chất củi cỏ đốt lửa lên, để nhử Tào Tháo đến.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị chiều dài: Mười trượng là một "dẫn". (2) Đơn vị trọng lượng: Hai trăm cân là một "dẫn". § Phép bán muối lấy "dẫn" tính nhiều ít, nên chỗ bán muối gọi là "dẫn ngạn" , số bán được bao nhiêu gọi là "dẫn ngạch" . Các hàng hóa khác cũng có khi dùng chữ ấy. ◎ Như: "trà dẫn" số trà bán được, "tích dẫn" số thiếc bán được.
12. (Danh) Giấy thông hành. ◎ Như: "lộ dẫn" giấy phép đi đường.
13. (Danh) Tiền giấy.
14. Một âm là "dấn". (Danh) Dây kéo xe đám ma (xe chở linh cữu). ◎ Như: "phát dấn" đưa linh cữu đi chôn.
15. (Danh) Khúc hát. ◎ Như: Sái Ung nhà Hán có bài "Tư quy dấn" .
16. (Danh) Tên thể văn cũng như bài tựa. ◎ Như: "tiểu dấn" bài tựa ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Dương cung, như dẫn mãn 滿 dương hết cữ cung.
② Dắt, như dẫn nhi tiến chi dắt mà tiến lên. Hai bên cùng dắt dẫn với nhau gọi là dẫn thằng , cùng tiến cử nhau lên con đường vẻ vang gọi là dẫn trọng hay cấp dẫn , v.v.
③ Rút ra, như dẫn đao rút dao, dẫn kiếm tuốt gươm, v.v.
④ Bỏ đi, như dẫn thoái 退, dẫn tị nghĩa là tháo thân lui đi.
⑤ Kéo dài, như dẫn cảnh thụ hình vươn cổ chịu hình, dẫn nhi thân chi kéo cho duỗi ra.
⑥ Dẫn dụ.
⑦ Tên thước đo. Mười trượng là một dẫn.
⑧ Phép bán muối lấy dẫn tính nhiều ít, mỗi dẫn là hai trăm cân, nên chỗ bán muối gọi là dẫn ngạn , số bán được bao nhiêu gọi là dẫn ngạch . Các hàng hóa khác cũng có khi dùng chữ ấy. Như trà dẫn chè bán được bao nhiêu, tích dẫn thiếc bán được bao nhiêu.
⑨ Một âm là dấn. Dây kéo xe đám ma. Nay cũng gọi sự đưa đám ma là phát dấn .
⑩ Khúc hát, Sái Ung nhà Hán có bài tư quy dấn .
⑪ Tên thể văn cũng như bài tựa. Như trên đầu các cuốn thơ từ có một bài tựa ngắn gọi là tiểu dấn .

dẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dương cung
2. dẫn, dắt
3. gây ra
4. dẫn (đơn vị đo, bằng 10 trượng)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương cung. ◎ Như: "dẫn mãn" 滿 giương hết cữ cung. ◇ Mạnh Tử : "Quân tử dẫn nhi bất phát" (Tận tâm thượng ) Người quân tử giương cung mà không bắn.
2. (Động) Dắt, kéo. ◎ Như: "dẫn nhi tiến chi" dắt mà tiến lên, "dẫn thằng" dẫn dắt nhau. ◇ Liêu trai chí dị : "Khách đại cụ, khủng tương cập kỉ, tiềm dẫn bị phủ thủ, bế tức nhẫn yết dĩ thính chi" , , , (Thi biến ) Người khách kinh hoảng, sợ tới phiên mình (bị xác chết thành ma đến thổi vào mặt), ngầm kéo chăn trùm lên đầu, nín hơi nhịn thở để nghe.
3. (Động) Lĩnh đạo, cầm đầu. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ dẫn binh tây đồ Hàm Dương, sát Tần hàng vương Tử Anh" 西, (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương cầm quân về hướng tây làm cỏ thành Hàm Dương, giết vua Tần đã đầu hàng là Tử Anh.
4. (Động) Rút ra. ◎ Như: "dẫn đao" rút dao, "dẫn kiếm" tuốt gươm.
5. (Động) Bỏ đi, rút lui. ◎ Như: "dẫn thoái" 退 rút lui, từ chức, "dẫn tị" lui về, tránh.
6. (Động) Kéo dài, vươn. ◎ Như: "dẫn cảnh thụ hình" vươn cổ chịu hình, "dẫn nhi thân chi" kéo cho duỗi ra.
7. (Động) Đưa đến, gây ra. ◎ Như: "dẫn nhân thâm tư" làm cho người ta phải suy nghĩ sâu xa.
8. (Động) Đưa ra làm chứng. ◎ Như: "dẫn chứng" đưa ra bằng cớ. ◇ Văn tâm điêu long : "Tuy dẫn cổ sự, nhi mạc thủ cựu từ" , (Sự loại ) Tuy viện dẫn việc xưa, mà không giữ lấy lời cũ.
9. (Động) Tiến cử, đề bạt. ◎ Như: "dẫn trọng" cùng tiến cử. ◇ Tiền Khởi : "Hà thì khai cáp dẫn thư sanh?" (Lạc du ) Bao giờ mở cửa điện tuyển bạt thư sinh?
10. (Động) Dẫn dụ, nhử. ◎ Như: "dẫn nhập quyển sáo" dụ vào tròng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vân Trường khả vu Hoa Dong tiểu lộ cao san chi xứ, đôi tích sài thảo, phóng khởi nhất bả hỏa yên, dẫn Tào Tháo lai" , , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Vân Trường nên đến chỗ núi cao đường hẹp ở Hoa Dung, chất củi cỏ đốt lửa lên, để nhử Tào Tháo đến.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị chiều dài: Mười trượng là một "dẫn". (2) Đơn vị trọng lượng: Hai trăm cân là một "dẫn". § Phép bán muối lấy "dẫn" tính nhiều ít, nên chỗ bán muối gọi là "dẫn ngạn" , số bán được bao nhiêu gọi là "dẫn ngạch" . Các hàng hóa khác cũng có khi dùng chữ ấy. ◎ Như: "trà dẫn" số trà bán được, "tích dẫn" số thiếc bán được.
12. (Danh) Giấy thông hành. ◎ Như: "lộ dẫn" giấy phép đi đường.
13. (Danh) Tiền giấy.
14. Một âm là "dấn". (Danh) Dây kéo xe đám ma (xe chở linh cữu). ◎ Như: "phát dấn" đưa linh cữu đi chôn.
15. (Danh) Khúc hát. ◎ Như: Sái Ung nhà Hán có bài "Tư quy dấn" .
16. (Danh) Tên thể văn cũng như bài tựa. ◎ Như: "tiểu dấn" bài tựa ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Dương cung, như dẫn mãn 滿 dương hết cữ cung.
② Dắt, như dẫn nhi tiến chi dắt mà tiến lên. Hai bên cùng dắt dẫn với nhau gọi là dẫn thằng , cùng tiến cử nhau lên con đường vẻ vang gọi là dẫn trọng hay cấp dẫn , v.v.
③ Rút ra, như dẫn đao rút dao, dẫn kiếm tuốt gươm, v.v.
④ Bỏ đi, như dẫn thoái 退, dẫn tị nghĩa là tháo thân lui đi.
⑤ Kéo dài, như dẫn cảnh thụ hình vươn cổ chịu hình, dẫn nhi thân chi kéo cho duỗi ra.
⑥ Dẫn dụ.
⑦ Tên thước đo. Mười trượng là một dẫn.
⑧ Phép bán muối lấy dẫn tính nhiều ít, mỗi dẫn là hai trăm cân, nên chỗ bán muối gọi là dẫn ngạn , số bán được bao nhiêu gọi là dẫn ngạch . Các hàng hóa khác cũng có khi dùng chữ ấy. Như trà dẫn chè bán được bao nhiêu, tích dẫn thiếc bán được bao nhiêu.
⑨ Một âm là dấn. Dây kéo xe đám ma. Nay cũng gọi sự đưa đám ma là phát dấn .
⑩ Khúc hát, Sái Ung nhà Hán có bài tư quy dấn .
⑪ Tên thể văn cũng như bài tựa. Như trên đầu các cuốn thơ từ có một bài tựa ngắn gọi là tiểu dấn .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương cung ra — Dài — Dắt díu lôi kéo tới, đưa tới — Tự tử, tự sát. Chẳng hạn Tự dẫn — Tên một đơn vị đo lường chiều dài thời xưa, bằng 10 trượng.

Từ ghép 40

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.