phục
bì ㄅㄧˋ, fú ㄈㄨˊ, fù ㄈㄨˋ

phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quần áo
2. phục tùng, phục dịch
3. làm việc
4. uống vào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo mặc. ◎ Như: "lễ phục" áo lễ, "thường phục" áo thường.
2. (Danh) Áo tang. ◎ Như: "trảm thôi" , "tư thôi" , "đại công" , "tiểu công" , "ti ma" gọi là "ngũ phục" .
3. (Danh) Đóng xe tứ mã, hai con ở bên trong gọi là "phục".
4. (Danh) Cái ống tên.
5. (Động) Mặc áo, đội. ◇ Hán Thư : "Chu Công phục thiên tử chi miện, nam diện nhi triều quần thần" , (Vương Mãng truyện ) Chu Công đội mũ thiên tử, quay mặt về hướng nam hội họp các quan.
6. (Động) Phục tòng. ◎ Như: "bội phục" vui lòng mà theo, không bao giờ quên. ◇ Luận Ngữ : "Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục" , (Vi chính ) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.
7. (Động) Làm việc. ◎ Như: "phục quan" làm việc quan, "phục điền" làm ruộng.
8. (Động) Uống, dùng. ◎ Như: "phục dược" uống thuốc.
9. (Động) Quen, hợp. ◎ Như: "bất phục thủy thổ" chẳng quen với khí hậu đất đai.
10. (Động) Đeo.
11. (Động) Nghĩ nhớ.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo mặc, như lễ phục áo lễ, thường phục áo thường.
② Mặc áo.
③ Áo tang, trảm thôi , tư thôi , đại công , tiểu công , ti ma gọi là ngũ phục .
④ Phục tòng.
⑤ Làm việc, như phục quan làm việc quan, phục điền làm ruộng, v.v.
⑥ Ðóng xe tứ mã, hai con ở hai bên đòn xe gọi là phục.
⑦ Uống, như phục dược uống thuốc.
⑧ Quen, như bất phục thủy thổ chẳng quen đất nước.
⑨ Ðeo.
⑩ Nghĩ nhớ.
⑪ Cái ống tên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quần áo, phục: Đồng phục; Quần áo tang; 西 Âu phục;
② Quần áo tang: Mặc đồ tang;
③ (cũ) Áo tang: Năm loại áo tang;
④ Mặc (quần áo): Mùa hè mặc áo mỏng;
⑤ Uống (thuốc): Uống thuốc bắc;
⑥ Gánh (chức vụ), chịu, nhận, đi, làm, phục vụ: Làm nghĩa vụ quân sự, đi bộ đội, đi lính; Nhận tội; Chịu hình phạt; Làm việc quan; Làm ruộng;
⑦ Chịu phục, phục tùng, tuân theo: Anh nói có lí, tôi chịu phục anh đấy; Ngoài miệng tuân theo, trong bụng không phục;
⑧ Làm cho tin phục, thuyết phục, chinh phục: Dùng lí lẽ để thuyết phục người;
⑨ Thích ứng, quen: Không quen thủy thổ;
⑩ (văn) Hai ngựa ở bên đòn xe (trong xe tứ mã thời xưa);
⑪ (văn) Ống đựng tên;
⑫ (văn) Đeo;
⑬ Nghĩ nhớ;
⑭ [Fú] (Họ) Phục. Xem [fù].

Từ điển Trần Văn Chánh

Thang (thuốc): Một thang thuốc. Xem [fú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghe theo, tin theo. Td: Khuất phục — Làm việc. Td: Phục chính sự ( làm việc nước ) — Ăn. Uống. Xem Phục dược — Chỉ chung quần áo. Td: Y phục — Chỉ riêng đồ tang. Td: Ngũ phục ( năm loại quần áo tang, dùng cho năm trường hợp để tang khác nhau ) — Mặc vào người. Đeo trên người. Td: Trang phục ( chỉ chung sự ăn mặc ).

Từ ghép 83

ái phục 愛服áp phục 壓服âu phục 歐服bái phục 拜服bất phục 不服bị phục 被服bình phục 平服bội phục 佩服cảm phục 感服cát phục 吉服chấn phục 震服chế phục 制服chinh phục 征服chương phục 章服cổn phục 袞服duyệt phục 悅服hàng phục 降服hiếu phục 孝服hung phục 凶服khắc phục 克服khâm phục 欽服khuất phục 屈服kính phục 敬服lễ phục 禮服mãn phục 滿服miện phục 冕服nghi phục 儀服nhiếp phục 懾服nhung phục 戎服phản phục 反服pháp phục 法服phẩm phục 品服phục chế 服制phục dịch 服役phục dụng 服用phục dược 服藥phục độc 服毒phục hình 服刑phục hoàn 服完phục lao 服勞phục nghĩa 服義phục ngự 服御phục pháp 服法phục sắc 服色phục sự 服事phục sức 服飾phục tang 服喪phục thiện 服善phục thức 服式phục thực 服食phục tòng 服从phục tòng 服從phục trang 服装phục trang 服裝phục tùng 服從phục tửu 服酒phục vật 服物phục vụ 服务phục vụ 服務quan phục 官服quân phục 軍服quy phục 歸服sắc phục 色服sơ phục 初服suy phục 推服tang phục 喪服tâm phục 心服tế phục 祭服thần phục 臣服thiếp phục 妾服thú phục 首服thư phục 舒服thường phục 常服tiện phục 便服tín phục 信服tố phục 素服trang phục 裝服triều phục 朝服trừ phục 除服xa phục 車服y phục 衣服yến phục 讌服yếu phục 要服
phu, phù
fū ㄈㄨ, fú ㄈㄨˊ

phu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chồng
2. đàn ông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn ông (thành niên). ◎ Như: "trượng phu" đàn ông, con trai thành niên.
2. (Danh) Chỉ chung người bình thường. ◎ Như: "vạn phu mạc địch" muôn người không chống lại được, "thất phu" người thường.
3. (Danh) Người làm việc lao động. ◎ Như: "ngư phu" , "nông phu" , "xa phu" , "tiều phu" .
4. (Danh) Chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thoa trị kỉ hà, tiên phu chi di trạch dã" , (Vương Thành ) Thoa này chẳng đáng giá bao nhiêu, nhưng là của chồng tôi ngày xưa để lại.
5. Một âm là "phù". (Trợ) Thường dùng làm lời mở đầu một đoạn văn nghị luận. ◎ Như: "Phù đạt dã giả" ôi đạt vậy ấy. ◇ Âu Dương Tu : "Phù thu, hình quan dã, ư thì vi âm; hựu binh tượng dã, ư hành vi kim" , , ; , (Thu thanh phú ) Mùa thu, là thời kì của quan Hình (xử phạt), về thời tiết thì thuộc Âm; lại tượng trưng cho việc Binh, về ngũ hành là Kim.
6. (Trợ) Ở cuối câu, lời nói đoạn rồi than. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
7. (Trợ) Dùng giữa câu, không có nghĩa hoặc để thư hoãn ngữ khí. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Dư quan phù Ba Lăng thắng trạng, tại Động Đình nhất hồ" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Ta coi thắng cảnh ở Ba Lăng, chỉ nhờ vào một hồ Động Đình.
8. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy. ◇ Luận Ngữ : "Phù chấp dư giả vi thùy?" 輿 (Vi Tử ) Người cầm cương xe đó là ai?
9. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: này, đây. § Tương đương với "thử" , "bỉ" . ◇ Luận Ngữ : "Phù nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trúng" , (Tiên tiến ) Con người đó không nói (nhiều), (nhưng) hễ nói thì trúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðàn ông. Con trai đã nên người khôn lớn gọi là trượng phu . Kẻ đi làm công cũng gọi là phu.
② Chồng.
③ Một âm là phù. Lời mở đầu, có ý chuyên chỉ vào cái gì, như phù đạt dã giả ôi đạt vậy ấy.
④ Lời nói đoạn rồi than. Như thệ giả như tư phù đi ấy như thế kia ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chồng: Anh rể; Dượng;
② Phu: Phu xe; Tiều phu;
③ Phu phen: Phu phen, phu dịch; Bắt phu;
④ Người đàn ông, nam nhi: Người dân thường;
⑤ (văn) Ông ấy, người ấy, người kia: Kẻ kia bất lương, người trong nước ai cũng đều biết (Thi Kinh); Ông ấy chịu nguy khốn vì ta (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người đàn ông — Người chồng — Công việc nặng — Người làm công việc nặng. Td: Xa phu ( người kéo xe ) — Một âm là Phù. Xem Phù.

Từ ghép 67

bạc phu 薄夫bạo phu 暴夫bỉ phu 鄙夫bộc phu 僕夫bổn phu 体夫canh phu 更夫cát phu 褐夫chinh phu 征夫chuẩn phu 準夫cô phu 姑夫công phu 功夫cuồng phu 狂夫dân phu 民夫dịch phu 役夫dịch phu 驛夫đại phu 大夫đại trượng phu 大丈夫đồ phu 屠夫độ phu 渡夫độc phu 獨夫gian phu 奸夫hạt phu 褐夫khiếp phu 怯夫kiệu phu 轎夫lão phu 老夫lạp phu tang cổ ni 拉夫桑賈尼mã phu 馬夫mộ phu 募夫mục phu 牧夫muội phu 妹夫ngoan phu 頑夫ngu phu 愚夫ngư phu 漁夫như phu nhân 如夫人nọa phu 懦夫nông phu 農夫phàm phu 凡夫phu dịch 夫役phu nhân 夫人phu phụ 夫婦phu phụ hảo hợp 夫婦好合phu quân 夫君phu quý phụ vinh 夫貴婦榮phu tế 夫壻phu thê 夫妻phu tử 夫子phu xướng phụ tùy 夫倡婦隨quang lộc đại phu 光祿大夫sàn phu 孱夫sát phu 殺夫sắc phu 嗇夫sắc phu 穡夫sĩ phu 士夫tể phu 宰夫thất phu 匹夫thư phu 姐夫tiền phu 前夫tiều phu 樵夫tòng phu 從夫tráng phu 壯夫trạo phu 掉夫trượng phu 丈夫tuyển phu 選夫vị hôn phu 未婚夫vọng phu 望夫vũ phu 武夫xa phu 車夫

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(thán từ dùng để bắt đầu hoặc kết thúc câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn ông (thành niên). ◎ Như: "trượng phu" đàn ông, con trai thành niên.
2. (Danh) Chỉ chung người bình thường. ◎ Như: "vạn phu mạc địch" muôn người không chống lại được, "thất phu" người thường.
3. (Danh) Người làm việc lao động. ◎ Như: "ngư phu" , "nông phu" , "xa phu" , "tiều phu" .
4. (Danh) Chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thoa trị kỉ hà, tiên phu chi di trạch dã" , (Vương Thành ) Thoa này chẳng đáng giá bao nhiêu, nhưng là của chồng tôi ngày xưa để lại.
5. Một âm là "phù". (Trợ) Thường dùng làm lời mở đầu một đoạn văn nghị luận. ◎ Như: "Phù đạt dã giả" ôi đạt vậy ấy. ◇ Âu Dương Tu : "Phù thu, hình quan dã, ư thì vi âm; hựu binh tượng dã, ư hành vi kim" , , ; , (Thu thanh phú ) Mùa thu, là thời kì của quan Hình (xử phạt), về thời tiết thì thuộc Âm; lại tượng trưng cho việc Binh, về ngũ hành là Kim.
6. (Trợ) Ở cuối câu, lời nói đoạn rồi than. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
7. (Trợ) Dùng giữa câu, không có nghĩa hoặc để thư hoãn ngữ khí. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Dư quan phù Ba Lăng thắng trạng, tại Động Đình nhất hồ" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Ta coi thắng cảnh ở Ba Lăng, chỉ nhờ vào một hồ Động Đình.
8. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy. ◇ Luận Ngữ : "Phù chấp dư giả vi thùy?" 輿 (Vi Tử ) Người cầm cương xe đó là ai?
9. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: này, đây. § Tương đương với "thử" , "bỉ" . ◇ Luận Ngữ : "Phù nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trúng" , (Tiên tiến ) Con người đó không nói (nhiều), (nhưng) hễ nói thì trúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðàn ông. Con trai đã nên người khôn lớn gọi là trượng phu . Kẻ đi làm công cũng gọi là phu.
② Chồng.
③ Một âm là phù. Lời mở đầu, có ý chuyên chỉ vào cái gì, như phù đạt dã giả ôi đạt vậy ấy.
④ Lời nói đoạn rồi than. Như thệ giả như tư phù đi ấy như thế kia ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kia: Không lấy cái một kia hại cái một này (Tuân tử: Giải tế); Thì hai người kia là đại thần chỗ dựa của đất nước Lỗ (Tả truyện: Thành công thập lục niên);
② Trợ từ đầu câu (thường để mở đầu một đoạn văn nghị luận): Đánh giặc là dũng khí vậy (Tả truyện); Công việc tích trữ là mệnh lớn của thiên hạ (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ);
③ Trợ từ cuối câu (biểu thị sự khẳng định): Chỉ có ta với ngươi là như thế (Luận ngữ);
④ Trợ từ cuối câu (biểu thị nghi vấn): ? Thế thì ông muốn cho nước Tần được lợi ư? (Lã thị Xuân thu);
⑤ Trợ từ cuối câu (biểu thị ý cảm thán): Đi mãi như thế thay! (Luận ngữ); ! Nay như thế đó, thương thay! (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư);
⑥ Trợ từ giữa câu (biểu thị sự thư hoãn ngữ khí): Ăn lúa nếp hương, mặc đồ gấm (Luận ngữ); Ta ngắm thấy thắng cảnh Ba Lăng chỉ ở trong một hồ Động Đình (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái kia. Nọ. Kia — Tiếng mở đầu lời nói — Trợ ngữ từ cuối câu — Một âm là Phu. Xem Phu.
bố
bù ㄅㄨˋ

bố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vải vóc
2. bày ra

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vải, những đồ dệt bằng gai, bằng sợi bông. ◎ Như: "miên bố" vải bông, "sa bố" vải lụa, "bố bạch" vải vóc.
2. (Danh) Tiền tệ (ngày xưa). ◎ Như: "hóa bố" , "toàn bố" đều là thứ tiền ngày xưa.
3. (Danh) Chức quan. ◎ Như: Đầu tỉnh có quan "bố chánh" nghĩa là chức quan thi hành chánh trị.
4. (Danh) Họ "Bố".
5. (Động) Bày, xếp đặt. ◎ Như: "bố trí" đặt để, sắp xếp, "bố cục" sắp xếp cho có mạch lạc.
6. (Động) Tuyên cáo. ◎ Như: "bố cáo" nói rõ cho mọi người biết, "tuyên bố" bày tỏ cho mọi người biết.
7. (Động) Kể, trần thuật.
8. (Động) Phân tán, ban ra, cho khắp. ◎ Như: "bố thí" cho khắp, cho hết. § Phép tu nhà Phật có sáu phép tu tới "Bồ-tát" , phép bố thí đứng đầu, vì phép này trừ được ngay cái bệnh tham vậy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phục đổ Ngụy vương, tự đăng vị dĩ lai, đức bố tứ phương, nhân cập vạn vật" , , , (Đệ bát thập hồi) Từ khi Ngụy Vương lên ngôi đến nay, ân đức ban khắp bốn phương, nhân nghĩa ra tới muôn vật.

Từ điển Thiều Chửu

① Vải, những đồ dệt bằng gai bằng sợi bông gọi là bố.
② Tiền tệ, như hóa bố , toàn bố đều là thứ tiền ngày xưa.
③ Bày, bày đặt đồ đạc gọi là bố. Ðem các lẽ nói cho mọi người nghe cũng gọi là bố.
④ Cho, như bố thí cho khắp, cho hết. Phép tu nhà Phật có sáu phép tu tới Bồ-tát, phép bố thí đứng đầu, vì phép này trừ được ngay cái bệnh tham vậy. Ðầu tỉnh có quan bố chánh nghĩa là chức quan thi hành chánh trị vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vải: Vải (dệt bằng bông); Vải gai; Vải sơn, vải nhựa;
② Bố, bá, nói ra: Tuyên bố; Thẳng thắn, lấy thành thực mà đãi người;
③ Bày, dàn, xếp, giăng bủa: Trải như sao giăng như cờ, chi chít;
④ Tiền tệ thời xưa;
⑤ [Bù] (Họ) Bố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vải — Tiền bạc — Bày ra. Sắp ra — Nói rõ ra.

Từ ghép 53

tục
sú ㄙㄨˊ

tục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thói quen
2. người phàm tục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tập quán trong dân chúng. ◎ Như: "lậu tục" tập quán xấu, thói xấu, "nhập cảnh tùy tục" nhập gia tùy tục, "di phong dịch tục" đổi thay phong tục.
2. (Danh) Người đời, người thường. ◇ Tam quốc chí : "Tính bất hiệp tục, đa kiến báng hủy" , (Ngô thư , Ngu Phiên truyện ) Tính không hợp với người đời, thường bị chê bai mai mỉa.
3. (Danh) Đời thường, trần thế, thế gian. ◎ Như: "hoàn tục" trở về đời thường (bỏ không tu nữa). ◇ Quan Hán Khanh : "Tự ấu xả tục xuất gia, tại Bạch Mã tự trung tu hành" , (Bùi Độ hoàn đái ) Từ nhỏ bỏ đời thường, xuất gia, tu hành ở chùa Bạch Mã.
4. (Tính) Thô bỉ. ◎ Như: "thô tục" thô bỉ, tồi tệ. ◇ Tam Quốc : "Quốc gia bất nhậm hiền nhi nhậm tục lại" (Gia Cát Lượng , Biểu phế liêu lập ) Quốc gia không dùng người hiền tài mà dùng quan lại xấu xa.
5. (Tính) Bình thường, bình phàm. ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn, Lạo thoái giang quang tịnh tục tâm" , 退 (Tức hứng ) Sau mưa, sắc núi làm trong trẻo mắt nhà thơ, Nước lụt rút, ánh sáng nước sông sạch lòng trần tục.
6. (Tính) Đại chúng hóa, được phổ biến trong dân gian. ◎ Như: "tục ngữ" , "tục ngạn" , "tục văn học" , "thông tục tiểu thuyết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phong tục. Trên hóa kẻ dưới gọi là phong , dưới bắt chước trên gọi là tục .
② Tục tằn, người không nhã nhặn gọi là tục. Những cái ham chuộng của đời, mà bị kẻ trí thức cao thượng chê đều gọi là tục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phong tục, tục lệ, thói tục: Tục lệ địa phương; Thay đổi phong tục tập quán;
② Đại chúng hóa, dễ hiểu, thông thường, thường thấy: Chữ thường viết; Dễ hiểu; Tục gọi là, thường gọi là;
③ Tục tĩu, tục tằn, thô tục, phàm tục, nhàm: Bức tranh này vẽ tục tằn quá; Những chuyện ấy nghe nhàm cả tai rồi; Tục tĩu không chịu được; Tầm thường, dung tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thói quen có từ lâu đời của một nước, một vùng. Td: Phong tục — Tầm thường, thấp kém. Hát nói của Tản Đà: » Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục «.

Từ ghép 39

tồn
cún ㄘㄨㄣˊ

tồn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. còn
2. xét tới
3. đang, còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Còn, còn sống. Trái lại với chữ "vong" mất. ◎ Như: "sanh tử tồn vong" sống chết còn mất. ◇ Đỗ Phủ : "Tồn giả vô tiêu tức, Tử giả vi trần nê" , (Vô gia biệt ) Người còn sống thì không có tin tức, Người chết thành cát bụi (bụi bùn).
2. (Động) Thăm hỏi, xét tới. ◎ Như: "tồn vấn" thăm hỏi, "tồn tuất" an ủi, đem lòng thương xót.
3. (Động) Giữ lại. ◎ Như: "tồn nghi" giữ lại điều còn có nghi vấn, "khử ngụy tồn chân" bỏ cái giả giữ cái thật.
4. (Động) Gửi, đem gửi. ◎ Như: "kí tồn" đem gửi, "tồn khoản" gửi tiền.
5. (Động) Nghĩ đến. ◇ Tô Thức : "Trung tiêu khởi tọa tồn Hoàng Đình" (Du La Phù san ) Nửa đêm trở dậy nghĩ đến cuốn kinh Hoàng Đình.
6. (Động) Tích trữ, dự trữ, chất chứa. ◎ Như: "tồn thực" tích trữ lương thực.
7. (Động) Có ý, rắp tâm. ◎ Như: "tồn tâm bất lương" có ý định xấu, "tồn tâm nhân hậu" để lòng nhân hậu.
8. (Động) Ứ đọng, đầy ứ, đình trệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Bảo Ngọc chánh khủng Đại Ngọc phạn hậu tham miên, nhất thì tồn liễu thực" , (Đệ nhị thập hồi) Bảo Ngọc sợ Đại Ngọc ăn xong ham ngủ ngay, lỡ ra đầy bụng không tiêu.
9. (Danh) Họ "Tồn".

Từ điển Thiều Chửu

① Còn, trái lại với chữ vong mất, cho nên sinh tử cũng gọi là tồn vong .
② Xét tới, như tồn vấn thăm hỏi, tồn tuất xét thương.
③ Ðang, còn, như thật tồn còn thực.
④ Ðể gửi.
⑤ Chất để, như tồn tâm trung hậu để lòng trung hậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, còn sống, tồn tại: Cha mẹ đều còn sống; Trời đất còn mãi; Cùng tồn tại;
② Gởi: 西 Đem đồ đi gởi nhà người quen; Chỗ gởi xe đạp; Tiền gởi;
③ Giữ: Bỏ cái giả giữ cái thật;
④ Còn lại: Thực tế còn lại...;
⑤ Đọng, ứ, ứ đọng, tụ lại, tích lại, đình trệ: Cống chữa xong thì trên đường phố không còn đọng nước nữa;
⑥ Có, ôm ấp: Bên trong có một ý nghĩa sâu sắc; Ôm ấp nhiều hi vọng;
⑦ Tích trữ, chứa chất: Tích trữ lương thực;
⑧ Để lòng vào, để tâm, quan tâm, xét tới, có ý, cố (tình, ý), rắp (tâm): Để lòng trung hậu; Có ý định xấu; Thăm hỏi; Xét thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót mà hỏi han. Xem Tồn tuất — Còn. Không mất — Còn lại.

Từ ghép 25

zī ㄗ, zì ㄗˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. của cải, vốn
2. giúp đỡ, cung cấp
3. tư chất, tư cách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Của cải, vốn liếng. ◎ Như: "tư bản" của vốn, "gia tư" vốn liếng nhà.
2. (Danh) Tiền lương. ◎ Như: "công tư" tiền công.
3. (Danh) Tiền của tiêu dùng. ◎ Như: "quân tư" của tiêu về việc quân, "tư phủ" của dùng hằng ngày, cũng như ta nói "củi nước" vậy. ◇ Liêu trai chí dị : "Đồ trung ngộ khấu, tư phủ tận táng" , (Ngưu Thành Chương ) Trên đường gặp cướp, tiền bạc mất sạch.
4. (Danh) Bẩm phú, tính chất của trời phú cho. ◎ Như: "thiên đĩnh chi tư" tư chất trời sinh trội hơn cả các bực thường.
5. (Danh) Chỗ dựa, chỗ nương nhờ. ◇ Sử Kí : "Phù vi thiên hạ trừ tàn tặc, nghi cảo tố vi tư" , (Lưu Hầu thế gia ) Đã vì thiên hạ diệt trừ tàn bạo, thì ta nên lấy sự thanh bạch làm chỗ nương dựa (cho người ta trông vào). § Ghi chú: Đây là lời Trương Lương can gián Bái Công không nên bắt chước vua Tần mà ham thích vui thú xa xỉ thái quá.
6. (Danh) Cái nhờ kinh nghiệm từng trải mà tích lũy cao dần lên mãi. ◎ Như: "tư cách" nhân cách cao quý nhờ công tu học.
7. (Danh) Tài liệu. ◎ Như: "tư liệu" .
8. (Danh) Họ "Tư".
9. (Động) Cung cấp, giúp đỡ. ◇ Chiến quốc sách : "Vương tư thần vạn kim nhi du" (Tần sách tứ, Tần vương dục kiến Đốn Nhược ) Xin đại vương cấp cho thần vạn nén vàng để đi du thuyết.
10. (Động) Tích trữ. ◇ Quốc ngữ : "Thần văn chi cổ nhân, hạ tắc tư bì, đông tắc tư hi, hạn tắc tư chu, thủy tắc tư xa, dĩ đãi phạp dã" , , , , , (Việt ngữ thượng ) Thần nghe nói nhà buôn, mùa hè thì tích trữ da, mùa đông trữ vải mịn, mùa nắng hạn trữ thuyền, mùa nước trữ xe, để đợi khi không có vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Của cải, vốn liếng, như tư bản của vốn, gia tư vốn liếng nhà. Của tiêu dùng cũng gọi là tư, như quân tư của tiêu về việc quân, của dùng hàng ngày gọi là tư phủ cũng như ta gọi củi nước vậy.
② Nhờ, như thâm tư tí trợ nhờ tay ngài giúp nhiều lắm.
③ Tư cấp.
④ Tư bẩm, tư chất, cái tính chất của trời bẩm cho đều gọi là tư.
⑤ Chỗ nương nhờ, nghĩa là cái địa vị nhờ tích lũy dần mà cao dần mãi lên, như tư cách (nhờ có công tu học mà nhân cách cao quý).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung của cải — Của cải bỏ ra để kinh doanh. Vốn bỏ ra. Td: Đầu tư ( bỏ vốn vào để sinh lời ) — Giúp đỡ — Nhờ giúp đỡ — Cát trời cho. Đoạn trường tân thanh : » Thông minh vốn sẵn tư trời «.

Từ ghép 16

hung
xiōng ㄒㄩㄥ

hung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hung ác, dữ tợn
2. sợ hãi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ác, tàn bạo. ◎ Như: "hung bạo" ác dữ, "hung thủ" kẻ giết người, "hung khí" đồ giết người.
2. (Tính) Mất mùa, thu hoạch kém. ◎ Như: "hung niên" năm mất mùa, đói kém.
3. (Tính) Xấu, không tốt lành. ◎ Như: "hung tín" tin chẳng lành, "hung triệu" điềm xấu.
4. (Tính) Mạnh dữ, kịch liệt. ◎ Như: "vũ thế ngận hung" sức mưa dữ dội.
5. (Danh) Tai họa, sự chẳng lành. ◎ Như: "xu cát tị hung" theo lành tránh họa.
6. (Động) Sợ hãi, khủng cụ. § Thông "hung" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ác, nhưng hung bạo ác dữ.
② Giết người, như hung thủ kẻ giết người, hung khí đồ giết người.
③ Mất mùa.
④ Xấu, sự gì không tốt lành đều gọi là hung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hung, dữ, ác, hung dữ, hung ác: Hành hung; Hung thủ;
② Dữ, xấu, không may, trầm trọng, tin dữ, tin không may: Phá quấy rất dữ; Bệnh tình trầm trọng;
③ Mất mùa: Năm mất mùa;
④ Đáng sợ: Thằng cha này trông dễ sợ thật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu. Rủi ro. Không tốt lành — Giết người, hại người — Mất mùa — Như chữ Hung .

Từ ghép 22

tập
jí ㄐㄧˊ

tập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tập (sách)
2. tụ hợp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đậu. ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc" , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây.
2. (Động) Họp, tụ lại. ◎ Như: "tập hội" họp hội, "thiếu trưởng hàm tập" lớn bé đều họp đủ mặt.
3. (Tính) Góp lại, góp các số vụn vặt lại thành một số lớn. ◎ Như: "tập khoản" khoản góp lại, "tập cổ" các cổ phần góp lại.
4. (Danh) Chợ, chỗ buôn bán tụ tập đông đúc. ◎ Như: "thị tập" chợ triền, "niên tập" chợ họp mỗi năm một lần.
5. (Danh) Sách đã làm thành bộ. ◎ Như: "thi tập" tập thơ, "văn tập" tập văn.
6. (Danh) Lượng từ: quyển, tập. ◎ Như: "đệ tam tập" quyển thứ ba.
7. (Danh) Tiếng dùng để đặt tên nơi chốn. ◎ Như: "Trương gia tập" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đậu, đàn chim đậu ở trên cây gọi là tập, chim đang bay đỗ xuống cũng gọi là tập.
② Hợp. Như tập hội họp hội.
③ Mọi người đều đến. Như thiếu trưởng hàm tập lớn bé đều họp đủ mặt.
④ Nên, xong. Sự đã làm nên gọi là tập sự .
⑤ Góp lại, góp các số vụn vặt lại thành một số lớn gọi là tập. Như tập khoản khoản góp lại, tập cổ các cổ phần góp lại, v.v.
⑥ Chợ triền, chỗ buôn bán họp tập đông đúc.
⑦ Sách đã làm trọn bộ gọi là tập. Như thi tập (thơ đã dọn thành bộ), văn tập (văn đã dọn thành bộ).
⑧ Đều.
⑨ Tập đế chữ nhà Phật, một đế trong Tứ đế, nghĩa là góp các nhân duyên phiền não lại thành ra quả khổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập hợp, tụ tập, gom góp, góp lại: Họp mít tinh, cuộc mít tinh; Tập trung; Khoản góp lại; Góp cổ phần;
② Chợ, chợ phiên: Đi chợ; Chợ phiên; 西 Cái này mua ở chợ;
③ Tập: Tập thơ; Tập ảnh; Tuyển tập; Toàn tập;
④ (loại) Tập (chỉ từng quyển sách một): Tập trên và tập dưới; Tập II;
⑤ (văn) (Chim) đậu: Hoàng điểu bay bay, đậu trên bụi cây (Thi Kinh);
⑥ (văn) Nên, xong: Việc đã làm xong;
⑦ (văn) Đều.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một bầy chim tụ lại đậu trên cành — Tụ họp lại — Gom góp — Dùng như chữ Tập — Nhiều bài văn bài thơ góp lại thành một cuốn. Td: Văn tập, Thi tập — Gom nhặt các câu thơ cổ mà ghép thành bài thơ mới. Td: Tập Kiều.

Từ ghép 113

ẩm băng thất văn tập 飲冰室文集bách cảm giao tập 百感交集bát quốc tập đoàn phong hội 八國集團峰會bắc hành thi tập 北行詩集băng hồ ngọc hác tập 冰壺玉壑集biệt tập 別集bối khê tập 貝溪集bộn tập 坌集cản tập 趕集cấn trai thi tập 艮齋詩集chiêu tập 招集chu thần thi tập 周臣詩集chuyết am văn tập 拙庵文集củ tập 糾集củng cực lạc ngâm tập 拱極樂吟集cung oán thi tập 宮怨詩集cưu tập 鳩集dao đình sứ tập 瑤亭使集dương lâm văn tập 揚琳文集đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục 大南禪苑傳燈集錄đạm am văn tập 澹庵文集độn am văn tập 遯庵文集giá viên thi văn tập 蔗園詩文集giới hiên thi tập 介軒詩集hiệp thạch tập 峽石集hồng châu quốc ngữ thi tập 洪州國語詩集hồng đức quốc âm thi tập 洪徳國音詩集hồng đức thi tập 洪徳詩集kiền nguyên thi tập 乾元詩集lạc đạo tập 樂道集mật tập 密集nam chi tập 南枝集nam sử tập biên 南史集編nam trình liên vịnh tập 南程聯詠集nạp bị tập 衲被集nghệ an thi tập 乂安詩集nghị trai thi tập 毅齋詩集ngọ phong văn tập 午峯文集ngọa du sào thi văn tập 卧遊巢詩文集ngọc tiên tập 玉鞭集ngộ đạo thi tập 悟道詩集ngôn ẩn thi tập 言隱詩集nguyễn trạng nguyên phụng sứ tập 阮狀元奉使集ngự chế bắc tuần thi tập 御製北巡詩集ngự chế danh thắng đồ hội thi tập 御製名勝圖繪詩集ngự chế tiễu bình nam kì tặc khấu thi tập 御製剿平南圻賊寇詩集ngự chế việt sử tổng vịnh tập 御製越史總詠集ngự chế vũ công thi tập 御製武功詩集ngưng tập 凝集nhị thanh động tập 二青峒集ô tập 烏集phi sa tập 飛沙集phùng công thi tập 馮公詩集phương đình thi tập 方亭詩集phương đình văn tập 方亭文集quần hiền phú tập 羣賢賦集quần tập 羣集quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集quế đuờng thi tập 桂堂詩集quế đường văn tập 桂堂文集quế sơn thi tập 桂山詩集sao tập 抄集soạn tập 撰集sứ bắc quốc ngữ thi tập 使北國語詩集sư liêu tập 樗寮集sưu tập 搜集tập chú 集註tập đế 集諦tập đoàn 集团tập đoàn 集團tập hợp 集合tập lục 集錄tập quyền 集權tập sản 集產tập thành 集成tập trấn 集鎮tập trung 集中tây hồ thi tập 西湖詩集tề tập 齊集thạch nông thi văn tập 石農詩文集thái tập 採集thái tập 采集thanh hiên tiền hậu tập 清軒前後集thảo đường thi tập 草堂詩集thiên nam dư hạ tập 天南餘暇集thiền uyển tập anh 禪苑集英thu tập 收集thương côn châu ngọc tập 滄崑珠玉集tiền hậu thi tập 前後詩集tiên sơn tập 仙山集tiều ẩn thi tập 樵隱詩集toàn tập 全集tố cầm tập 素琴集trích diễm thi tập 摘艷詩集triệu tập 召集trúc khê tập 竹溪集trưng tập 徵集tụ tập 聚集tùng hiên văn tập 松軒文集tự tập 字集tứ trai thi tập 四齋詩集ức trai thi tập 抑齋詩集văn tập 文集vân biều tập 雲瓢集vân tập 雲集vị tập 彙集vị tập 汇集vị tập 蝟集viên thông tập 圓通集việt âm thi tập 越音詩集việt điện u linh tập 越甸幽靈集việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集vũ tập 雨集
viến, viển, viễn
yuǎn ㄩㄢˇ, yuàn ㄩㄢˋ

viến

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tránh xa, lánh xa: Đối với quỷ thần thì nên kính mà lánh xa (Luận ngữ);
② Ngại đường xa: Cụ không ngại đường xa ngàn dặm mà đến đây (Mạnh tử).

viển

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Xa, trái lại với chữ cận .
② Sâu xa.
③ Dài dặc.
④ Họ Viễn.
⑤ Một âm là viển. Xa lìa.
⑥ Xa đi, coi sơ.
⑦ Bỏ đi.

viễn

phồn thể

Từ điển phổ thông

xa xôi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Xa, dài, lâu. § Đối lại với "cận" . ◎ Như: "diêu viễn" xa xôi, "vĩnh viễn" lâu dài mãi mãi.
2. (Tính) Sâu xa, thâm áo. ◎ Như: "thâm viễn" sâu xa. ◇ Dịch Kinh : "Kì chỉ viễn, kì từ văn, kì ngôn khúc nhi trúng" , , (Hệ từ hạ ) Ý nghĩa (của Dịch) sâu xa, lời thì văn vẻ, câu giảng thì khúc mắc nhưng mà đúng sự việc.
3. (Tính) Có họ xa (liên hệ máu mủ không gần). ◎ Như: "viễn thích" họ hàng xa.
4. (Danh) Họ "Viễn".
5. (Động) Tránh xa, không ở gần. ◇ Luận Ngữ : "Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị trí hĩ" , , (Ung dã ) Chuyên tâm làm việc nghĩa giúp người, kính trọng quỷ thần nhưng tránh xa, như thế gọi là trí vậy. ◇ Văn tuyển : "Thân hiền thần, viễn tiểu nhân" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Thân gần với bề tôi hiền tài, tránh xa kẻ tiểu nhân.

Từ điển Thiều Chửu

① Xa, trái lại với chữ cận .
② Sâu xa.
③ Dài dặc.
④ Họ Viễn.
⑤ Một âm là viển. Xa lìa.
⑥ Xa đi, coi sơ.
⑦ Bỏ đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xa, sâu xa, dài dặc: Đường xa; Họ hàng xa; Kém xa;
② [Yuăn] (Họ) Viễn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa — Cách xa — Không thân mật — Tránh xa. Td: Kính nhi viễn chi ( kính trọng nhưng phải tránh xa ).

Từ ghép 66

ái viễn 僾遠bằng cao vọng viễn 憑高望遠biên viễn 邊遠cao phi viễn tẩu 高飛遠走cận duyệt viễn lai 近悅遠來câu thâm trí viễn 鉤深致遠cửu viễn 久遠du viễn 悠遠đăng cao vọng viễn 登高望遠điếu viễn 窵遠hảo cao vụ viễn 好高騖遠huyền viễn 懸遠huyền viễn 玄遠khoáng viễn 曠遠liêu viễn 遼遠miên viễn 綿遠nhu viễn năng nhĩ 柔遠能邇sơ viễn 疏遠thâm viễn 深遠uyên viễn 淵遠viễn ảnh 遠影viễn biệt 遠別viễn cảnh 遠境viễn cận 遠近viễn chí 遠志viễn chiến 遠戰viễn chinh 遠征viễn cự 遠距viễn dịch 遠役viễn du 遠遊viễn duệ 遠裔viễn dụng 遠用viễn đại 遠大viễn địa 遠地viễn đồ 遠圖viễn đồ 遠途viễn đông 遠東viễn gian 遠姦viễn giao 遠交viễn hành 遠行viễn khách 遠客viễn kính 遠鏡viễn lai 遠來viễn lự 遠慮viễn mưu 遠謀viễn nghiệp 遠業viễn nhân 遠因viễn phiên 遠藩viễn phố 遠浦viễn phương 遠方viễn tân 遠賓viễn thị 遠視viễn thú 遠狩viễn thức 遠識viễn toán 遠算viễn tổ 遠祖viễn trụ 遠冑viễn trù 遠籌viễn vật 遠物viễn vị 遠味viễn vọng 遠望viễn vọng kính 遠望鏡vĩnh viễn 永遠vọng viễn 望遠vu viễn 迂遠xước viễn 踔遠
bặc, phu, phúc, phục
fú ㄈㄨˊ

bặc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bặc — Các âm khác là Phúc, Phục.

phu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nép, nằm ép mình xuống. ◎ Như: "phục án" cúi xuống bàn, cắm cúi.
2. (Động) Nấp, giấu, ẩn náu. ◎ Như: "phục binh" giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh. ◇ Sử Kí : "Mã Lăng đạo thiểm, nhi bàng đa trở ải, khả phục binh" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Mã Lăng (là) đường đèo núi, hai bên nhiều hiểm trở, có thể đặt quân mai phục.
3. (Động) Hạ thấp xuống. ◎ Như: "phục địa đĩnh thân" hít đất (môn thể dục dùng cánh tay và chân nâng mình lên hạ mình xuống).
4. (Động) Thừa nhận, chịu nhận. ◎ Như: "phục tội" nhận tội.
5. (Động) Hàng phục, làm cho phải khuất phục. § Thông "phục" . ◎ Như: "hàng long phục hổ" làm cho rồng và hổ phải chịu thua, "chế phục" chế ngự.
6. (Động) Bội phục, tín phục. § Thông "phục" . ◇ Bạch Cư Dị : "Khúc bãi tằng giao thiện tài phục, Trang thành mỗi bị Thu Nương đố" , (Tì bà hành ) Đánh xong khúc đàn, thường khiến cho các bậc thiện tài phải bội phục, Trang điểm xong, (sắc đẹp của tôi) mỗi lần đều bị nàng Thu Nương ghen ghét.
7. (Tính) Ngầm, ẩn tàng, không lộ ra. ◎ Như: "phục lưu" dòng nước chảy ngẩm.
8. (Phó) Kính, cúi (khiêm từ, đặt trước động từ). ◎ Như: "phục vọng" kính mong, "phục duy" cúi nghĩ.
9. (Danh) Thanh gỗ ngang trước xe.
10. (Danh) Volt (đơn vị điện áp trong Vật lí học).
11. (Danh) Họ "Phục".
12. (Danh) § Xem "phục nhật" .
13. Một âm là "phu". (Động) Ấp trứng (chim, gà).
14. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian (gia cầm đẻ và ấp trứng).

phúc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấp trứng ( nói về chim gà ) — Các âm khác là Bặc, Phục. Xem các âm này.

phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. áp mặt vào
2. ẩn nấp
3. bái phục, tuân theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nép, nằm ép mình xuống. ◎ Như: "phục án" cúi xuống bàn, cắm cúi.
2. (Động) Nấp, giấu, ẩn náu. ◎ Như: "phục binh" giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh. ◇ Sử Kí : "Mã Lăng đạo thiểm, nhi bàng đa trở ải, khả phục binh" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Mã Lăng (là) đường đèo núi, hai bên nhiều hiểm trở, có thể đặt quân mai phục.
3. (Động) Hạ thấp xuống. ◎ Như: "phục địa đĩnh thân" hít đất (môn thể dục dùng cánh tay và chân nâng mình lên hạ mình xuống).
4. (Động) Thừa nhận, chịu nhận. ◎ Như: "phục tội" nhận tội.
5. (Động) Hàng phục, làm cho phải khuất phục. § Thông "phục" . ◎ Như: "hàng long phục hổ" làm cho rồng và hổ phải chịu thua, "chế phục" chế ngự.
6. (Động) Bội phục, tín phục. § Thông "phục" . ◇ Bạch Cư Dị : "Khúc bãi tằng giao thiện tài phục, Trang thành mỗi bị Thu Nương đố" , (Tì bà hành ) Đánh xong khúc đàn, thường khiến cho các bậc thiện tài phải bội phục, Trang điểm xong, (sắc đẹp của tôi) mỗi lần đều bị nàng Thu Nương ghen ghét.
7. (Tính) Ngầm, ẩn tàng, không lộ ra. ◎ Như: "phục lưu" dòng nước chảy ngẩm.
8. (Phó) Kính, cúi (khiêm từ, đặt trước động từ). ◎ Như: "phục vọng" kính mong, "phục duy" cúi nghĩ.
9. (Danh) Thanh gỗ ngang trước xe.
10. (Danh) Volt (đơn vị điện áp trong Vật lí học).
11. (Danh) Họ "Phục".
12. (Danh) § Xem "phục nhật" .
13. Một âm là "phu". (Động) Ấp trứng (chim, gà).
14. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian (gia cầm đẻ và ấp trứng).

Từ điển Thiều Chửu

① Nép, nằm phục xuống.
② Nấp, giấu, như phục binh giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cúi xuống: Cúi đầu xuống bàn;
② Lên xuống: Chỗ này dâng lên, chỗ kia lắng xuống;
③ Ẩn nấp, ẩn náu, phục: Phục kích; Ngày ẩn đêm ra (hoạt động);
④ Ba mươi ngày nóng nhất trong mùa hạ (sơ phục, trung phục và mạt phục);
⑤ Khuất phục, cúi đầu thừa nhận: Chịu thua; Nhận tội;
⑥ (văn) Kính, cúi (đặt trước động từ, biểu thị sự tôn kính đối với đối phương, thường dùng trong thể văn thư tín, tấu sớ...): , Cúi (kính) mong ngài lấy cái tình nghĩa đồng minh mà ra lệnh cho các tướng sĩ tiến quân đánh về phía bắc (Gia Cát Lượng: Dữ Tôn Quyền thư); Cúi nghĩ;
⑦ (điện) Vôn;
⑧ [Fú] (Họ) Phục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi sát mặt xuống đất. Td: Phủ phục. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lạ thay oan khí tương triền, nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra « — Ẩn giấu. Núp kín. Td: Mai phục — Chịu theo. Td: Khuất phục — Chịu tội. Td: Phục chu ( bị xử chém ).

Từ ghép 27

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.