nhụ, nhục, nậu
ròu ㄖㄡˋ, rù ㄖㄨˋ

nhụ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Béo tốt, núng nính những thịt — Một âm là Nhục. Xem Nhục.

Từ ghép 23

nhục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thịt
2. cùi quả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◎ Như: "cơ nhục" bắp thịt, "kê nhục" thịt gà, "trư nhục" thịt heo, "ngưu nhục" thịt bò.
2. (Danh) Thể xác. § Đối lại với "tinh thần" . ◎ Như: "nhục dục" ham muốn về xác thịt, "nhục hình" hình phạt trên thân thể, "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (chỉ có phần thân xác mà không có tinh thần).
3. (Danh) Cơm, cùi (phần nạc của trái cây). ◎ Như: "quả nhục" cơm trái. ◇ Thẩm Quát : "Mân trung lệ chi, hạch hữu tiểu như đinh hương giả, đa nhục nhi cam" , , (Mộng khê bút đàm ) Trái vải xứ Mân (Phúc Kiến), hột có cái nhỏ như đinh hương, nhiều cơm trái mà ngọt.
4. (Tính) Nhũn, mềm, không dòn. ◎ Như: "giá tây qua nhương nhi thái nhục" 西 múi dưa hấu này nhũn quá.
5. (Phó) Chậm chạp. ◎ Như: "tố sự chân nhục" làm việc thật là chậm chạp.
6. § Cũng đọc là "nậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thịt: Thịt heo; Bắp thịt;
② Cơm, cùi, nhục, thịt (phần nạc của trái cây): Trái vải dày cơm; Nhãn nhục;
③ Phần xác thịt: Sự ham muốn về xác thịt; Hình phạt về xác thịt;
④ Nẫu: 西 Dưa hấu nẫu ruột;
⑤ (đph) Chậm chạp: Anh ấy làm việc chậm chạp lắm; Tính chậm chạp;
⑥ (văn) Mập mạp, đẫy đà, nở nang;
⑦ (văn) Làm cho trở thành thịt: Làm cho người chết sống lại và làm cho xương trở nên thịt (Tả truyện);
⑧ (văn) Phần ngoài lỗ của đồng tiền hay đồ ngọc có lỗ (phần trong gọi là háo ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thịt. Td: Ngưu nhục (thịt bò) — Xác thịt. Thân xác. Td: Nhục dục —Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhục, khi viết thành bộ thì viết là .

Từ ghép 23

nậu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◎ Như: "cơ nhục" bắp thịt, "kê nhục" thịt gà, "trư nhục" thịt heo, "ngưu nhục" thịt bò.
2. (Danh) Thể xác. § Đối lại với "tinh thần" . ◎ Như: "nhục dục" ham muốn về xác thịt, "nhục hình" hình phạt trên thân thể, "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (chỉ có phần thân xác mà không có tinh thần).
3. (Danh) Cơm, cùi (phần nạc của trái cây). ◎ Như: "quả nhục" cơm trái. ◇ Thẩm Quát : "Mân trung lệ chi, hạch hữu tiểu như đinh hương giả, đa nhục nhi cam" , , (Mộng khê bút đàm ) Trái vải xứ Mân (Phúc Kiến), hột có cái nhỏ như đinh hương, nhiều cơm trái mà ngọt.
4. (Tính) Nhũn, mềm, không dòn. ◎ Như: "giá tây qua nhương nhi thái nhục" 西 múi dưa hấu này nhũn quá.
5. (Phó) Chậm chạp. ◎ Như: "tố sự chân nhục" làm việc thật là chậm chạp.
6. § Cũng đọc là "nậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.
huống
kuàng ㄎㄨㄤˋ

huống

giản thể

Từ điển phổ thông

huống chi, huống hồ

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Phương chi, là một tiếng giáo đầu, như gia bất tự cố, huống ư quốc hồ nhà mà chẳng trông coi được, phương chi là nước ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tình hình: Tình hình gần đây;
② Ví (dụ), so sánh: Ví dụ:
③ (văn) Huống chi: Việc này người lớn còn làm chưa được, huống chi là trẻ con; ? Con thú lúc bị vây khốn còn tìm cách chống cự, huống gì một vị quốc tướng? (Tả truyện). 【】 huống phục [kuàngfù] (văn) Như ;【】huống hồ [kuàng hu] (văn) Như ; 【】 huống nãi [kuàngnăi] (văn) Như ;【】huống thả [kuàng qiâ] (lt) Huống hồ, huống chi, hơn nữa, vả lại; 【】huống vu [kuàngyú] (văn) Huống chi, huống gì, nói gì: ? Vả lại người tầm thường còn thẹn về việc đó, huống gì là tướng? (Sử kí); ? Trời còn như thế, huống chi là vua? Huống chi là quỷ thần? (Bì Tử Văn tẩu: Nguyên báng);
⑤ (văn) Càng thêm: Dân chúng càng cho ông ấy là người nhân hậu (Quốc ngữ: Tấn ngữ);
⑥ (văn) Tới thăm;
⑦ (văn) Cho (như , bộ );
⑧ [Kuàng] (Họ) Huống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Huống .

Từ ghép 5

mặc, vạn
mò ㄇㄛˋ, wàn ㄨㄢˋ

mặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên riêng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Muôn, một dạng của "vạn" .
2. Một âm là "mặc". (Danh) "Mặc Kì" họ Mặc Kì (phức tính họ kép), vốn là tên của bộ lạc "Tiên Ti" , sau lấy làm họ. Đời Bắc Tề có "Mặc Sĩ Phổ Bạt" .
3. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Muôn, cũng như chữ vạn .
② Một âm là Mặc. Như là Mặc Kì , họ Mặc Kì.

Từ điển Trần Văn Chánh

】Mặc Kì [Mòqí] (Họ) Mặc Kì. Xem [wàn].

vạn

giản thể

Từ điển phổ thông

vạn, mười nghìn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Muôn, một dạng của "vạn" .
2. Một âm là "mặc". (Danh) "Mặc Kì" họ Mặc Kì (phức tính họ kép), vốn là tên của bộ lạc "Tiên Ti" , sau lấy làm họ. Đời Bắc Tề có "Mặc Sĩ Phổ Bạt" .
3. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Muôn, cũng như chữ vạn .
② Một âm là Mặc. Như là Mặc Kì , họ Mặc Kì.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vạn, muôn, mười ngàn: Muôn hồng nghìn tía;
② Nhiều lắm: Thiên binh vạn mã; Vạn sự khởi đầu nan, mọi việc khởi đầu đều khó khăn;
③ Vô cùng, rất, tuyệt đối, quá lắm, hết sức: Hết sức khó khăn; Tuyệt đối không thể (không nên); Tuyệt đối không được làm;
④ [Wàn] (Họ) Vạn. Xem [mò] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Vạn .

Từ ghép 4

ác, ốc
wò ㄨㄛˋ

ác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầm, nắm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm. ◎ Như: "ác bút" cầm bút, "khẩn ác song thủ" nắm chặt hai tay. ◇ Nguyễn Du : "Ác phát kinh hoài mạt nhật tâm" (Thu dạ ) Vắt tóc nghĩ mà sợ cho chí nguyện mình trong những ngày cuối đời. § Ghi chú (theo Quách Tấn): Theo điển "ác phát thổ bộ" vắt tóc nhả cơm: "Chu Công" là một đại thần của nhà Chu rất chăm lo việc nước. Đương ăn cơm, có khách đến nhả cơm ra tiếp. Đương gội đầu có sĩ phu tới, liền vắt tóc ra đón, hết người này đến người khác, ba lần mới gội đầu xong. Câu thơ của Nguyễn Du ý nói: Chí nguyện được đem ra giúp nước như Chu Công, cuối cùng không biết có toại nguyện hay chăng. Nghĩ đến lòng vô cùng lo ngại.
2. (Động) Nắm giữ, khống chế. ◇ Dương Hùng : "Đán ác quyền tắc vi khanh tướng" (Giải trào ) Sáng cầm quyền thì làm khanh tướng.
3. (Danh) Lượng từ: nắm, bụm. ◎ Như: "nhất ác sa tử" một nắm cát.
4. § Thông "ác" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, nắm.
② Nắm tay lại.
③ Cầm lấy.
④ Cùng nghĩa với chữ ác .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nắm, cầm: Nắm chắc tay súng;
② (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm lấy, cầm lấy — Nắm giữ.

Từ ghép 10

ốc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé — Một âm là Ác. Xem Ác.

Từ điển trích dẫn

1. Biện biệt, nhận rõ. ◇ Tùng Duy Hi : "Lục Bộ Thanh mã thượng phân biện xuất giá thị cá lai tự Đông Nam Á đích khách nhân" (Di lạc tại hải than thượng đích cước ấn ) Lục Bộ Thanh nhận rõ ra ngay đó là một du khách đến từ Đông Nam Á.
2. Biện bạch, phân bua. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tập Nhân dã bất cảm phân biện, chỉ đắc đê đầu bất ngữ" , (Đệ 108 hồi) Tập Nhân không dám phân bua, chỉ cúi đầu không nói.
3. Phân biệt, khu biệt. ◇ Lí Ngư : "Nga, nguyên lai quan dân nhị tự dã hữu ta phân biện ma?" , (Bỉ mục ngư ) A, hóa ra hai chữ "quan dân" cũng có phân biệt sao?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xếp riêng ra mà xét cho rõ.
shá ㄕㄚˊ, shà ㄕㄚˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gì, nấy, nào

Từ điển trích dẫn

1. § (Đại) Gì, nấy, nào... § Cũng như "thậm ma" . ◎ Như: "cán xá?" làm gì?; "hữu xá thuyết xá" có gì nói nấy. ◇ Chu Lập Ba : "Bất phạ, bất phạ, ngã Lão Tôn Đầu phạ xá? Ngã thị hữu xá thuyết xá đích" , , ? (Bạo phong sậu vũ , Đệ nhất bộ nhất).

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Gì, gì... nấy, nào: ? Làm gì?; Có gì nói nấy, có sao nói vậy; ? Anh ấy là người vùng nào?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm sao. Thế nào ( tiếng dùng để hỏi ).

lâu la

phồn thể

Từ điển phổ thông

quân thủ hạ của giặc cướp

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "lâu la": , , , .
2. Thông minh, linh lợi, láu lỉnh, khôn khéo. ◇ Tây sương kí 西: "Một tra một lợi hoang lâu la, nhĩ đạo ngã nghi sơ trang đích kiểm nhi xuy đàn đắc phá" , (Đệ nhị bổn , Đệ tứ chiết) Mi đừng có láu lỉnh lẻm mép nói láo là ta chải đầu trang điểm, da non mềm đến nỗi chỉ thổi một cái là rạn cả mặt mày. § Nhượng Tống dịch thơ: Thổi mà rạn được má người ta, Thôi đừng khéo tán con ma nữa Hồng!
3. Bộ hạ của giặc cướp. ◇ Thủy hử truyện : "Na tam cá hảo hán tụ tập trước thất bát bách tiểu lâu la đả gia kiếp xá" (Đệ thập nhất hồi) Ba hảo hán đó tụ tập bảy tám trăm lâu la đi phá nhà cướp xóm.
4. Nhiễu loạn; huyên náo. ◇ Lưu Cơ : "Tiền phi ô diên hậu giá nga, Trác tinh tranh hủ thanh lâu la" , (Tống nhân phân đề đắc hạc san ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đàn em của tướng cướp. » Lâu la bốn phía tan hoang « ( Lục Vân Tiên ).
thiết, thư
jū ㄐㄩ, qiè ㄑㄧㄝˋ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) § Xem "tư thư" .
2. Một âm là "thiết". (Động) Nghiêng kề, ngả dựa. ◇ Tây sương kí 西: "Y san chẩm bả thân khu nhi thiết" (Đệ tứ bổn , Đệ tứ chiết) Dựa gối nghiêng mình.
3. (Tính) Trẹo, chập choạng. ◇ Thủy hử truyện : "Tống Giang dĩ hữu bát phân tửu, cước bộ thiết liễu, chỉ cố đạp khứ" , , (Đệ nhị nhị hồi) Tống Giang đã say tám chín phần, chân bước chập choạng nhưng vẫn cắm đầu đi.
4. (Tính) Tâm động, lòng tà lệch (không chí thành).
5. (Tính) Bồn chồn, thấp thỏm, hốt hoảng. ◇ Tăng Thụy : "Bị nương gián trở lang tâm thiết, li hận mãn hoài hà xứ thuyết" , 滿 (San pha dương , Kĩ oán , Khúc ).

thư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. (xem: tư thư )
2. (xem: liệt thư )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) § Xem "tư thư" .
2. Một âm là "thiết". (Động) Nghiêng kề, ngả dựa. ◇ Tây sương kí 西: "Y san chẩm bả thân khu nhi thiết" (Đệ tứ bổn , Đệ tứ chiết) Dựa gối nghiêng mình.
3. (Tính) Trẹo, chập choạng. ◇ Thủy hử truyện : "Tống Giang dĩ hữu bát phân tửu, cước bộ thiết liễu, chỉ cố đạp khứ" , , (Đệ nhị nhị hồi) Tống Giang đã say tám chín phần, chân bước chập choạng nhưng vẫn cắm đầu đi.
4. (Tính) Tâm động, lòng tà lệch (không chí thành).
5. (Tính) Bồn chồn, thấp thỏm, hốt hoảng. ◇ Tăng Thụy : "Bị nương gián trở lang tâm thiết, li hận mãn hoài hà xứ thuyết" , 滿 (San pha dương , Kĩ oán , Khúc ).

Từ điển Thiều Chửu

① Tư thư chật vật, đi không lên. Tả cái dáng lễ mễ khó đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem à.

Từ ghép 3

cụ
jù ㄐㄩˋ

cụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ dùng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có, có đủ. ◎ Như: "cụ bị" có sẵn đủ, "độc cụ tuệ nhãn" riêng có con mắt trí tuệ.
2. (Động) Bày đủ, sửa soạn, thiết trí. ◎ Như: "cụ thực" bày biện thức ăn. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Cố nhân cụ kê thử, Yêu ngã chí điền gia" , (Quá cố nhân trang ) Bạn cũ bày biện cơm gà, Mời ta đến chơi nhà ở nơi vườn ruộng.
3. (Động) Thuật, kể. ◇ Tống sử : "Mệnh điều cụ phong tục chi tệ" (Lương Khắc Gia truyện ) Bảo phải kể lại từng điều về những cái tệ hại trong phong tục.
4. (Động) Gọi là đủ số. ◎ Như: "cụ thần" gọi là dự số bầy tôi chứ chẳng có tài cán gì, "cụ văn" gọi là đủ câu đủ cách, chẳng có hay gì. ◇ Luận Ngữ : "Kim Do dữ Cầu dã, khả vị cụ thần hĩ" , (Tiên tiến ) Nay anh Do và anh Cầu chỉ có thể gọi là bề tôi cho đủ số (hạng bề tôi thường) thôi.
5. (Danh) Đồ dùng. ◎ Như: "nông cụ" đồ làm ruộng, "ngọa cụ" đồ nằm, "công cụ" đồ để làm việc.
6. (Danh) Lượng từ: cái, chiếc. ◎ Như: "lưỡng cụ thi thể" hai xác chết, "quan tài nhất cụ" quan tài một cái, "tam cụ điện thoại" ba cái điện thoại.
7. (Danh) Tài năng, tài cán. ◇ Lí Lăng : "Bão tướng tướng chi cụ" (Đáp Tô Vũ thư ) Ôm giữ tài làm tướng văn, tướng võ.
8. (Danh) Thức ăn uống, đồ ăn. ◇ Chiến quốc sách : "Tả hữu dĩ Quân tiện chi dã, thực dĩ thảo cụ" , (Tề sách tứ, Tề nhân hữu Phùng Huyên giả) Kẻ tả hữu thấy (Mạnh Thường) Quân coi thường (Phùng Huyên), nên cho ăn rau cỏ.
9. (Danh) Họ "Cụ".
10. (Phó) Đều, cả, mọi. § Thông "câu" . ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầy đủ, như cụ thực , bầy biện đủ các đồ ăn.
② Gọi là đủ số, như cụ thần gọi là dự số bầy tôi chứ chẳng có tài cán gì, cụ văn gọi là đủ câu đủ cách, chẳng có hay gì.
③ Ðủ, hoàn bị, đủ cả.
④ Ðồ, như nông cụ đồ làm ruộng, ngọa cụ đồ nằm, v.v.
⑤ Có tài năng cũng gọi là tài cụ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ dùng: Đồ dùng văn phòng; Đồ dùng trong nhà; Đồ nằm; Đồ đi mưa;
② Cái, chiếc: Hai cái xác chết; Một cái đồng hồ báo trước; Một ngàn chiếc thảm lông (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
③ Có: Có quy mô bước đầu; Có tầm mắt sáng suốt hơn người;
④ Viết, kí: Viết tên, kí tên;
⑤ (văn) Làm, sửa soạn đủ, bày biện đủ, chuẩn bị đủ (thức ăn), cụ bị: Làm xong, xong; Xin sửa (một) lễ mọn; Bày biện đủ các thức ăn; Xin bảo với Ngụy Kì chuẩn bị sẵn thức ăn (Hán thư);
⑥ (văn) Đủ, đầy đủ, tất cả, toàn bộ: Hỏi từ đâu tới thì đều trả lời đầy đủ (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí); Trương Lương bèn vào, nói hết đầu đuôi cho Bái Công nghe (Sử kí);
⑦ (văn) Thuật, kể: Bảo phải kể lại từng điều về những cái tệ hại trong phong tục (Tống sử: Lương Khắc Gia truyện);
⑧ Gọi là cho đủ số (dùng với ý khiêm tốn): Gọi là dự vào cho đủ số bầy tôi (chứ chẳng tài cán gì); Gọi là cho đủ câu văn (chứ chẳng hay ho gì);
⑨ (văn) Tài năng: Tài cai trị (Tam quốc chí: Ngụy thư, Võ đế kỉ);
⑩ (văn) Thức ăn, đồ ăn: Ăn các thức rau cỏ đạm bạc (Chiến quốc sách: Tề sách).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ đồ đạc — Tài năng.

Từ ghép 23

thức
shì ㄕˋ

thức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phép tắc, cách thức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phép tắc, khuôn mẫu, mô phạm. ◎ Như: "túc thức" đáng làm khuôn phép. ◇ Hậu Hán Thư : "Bưu tại vị thanh bạch, vi bách liêu thức" , (Đặng Bưu truyện ) Đặng Bưu tại vị trong sạch, làm gương mẫu cho các quan.
2. (Danh) Nghi tiết, điển lễ. ◎ Như: "khai hiệu thức" lễ khai trường, "truy điệu thức" lễ truy điệu.
3. (Danh) Quy cách, phương pháp. ◎ Như: "cách thức" quy cách, "khoản thức" dạng thức.
4. (Danh) Cái đòn ngang trước xe ngày xưa. § Thông "thức" .
5. (Danh) Nhóm kí hiệu biểu thị một quy luật nào đó trong khoa học (toán học, hóa học, ...). ◎ Như: "phương trình thức" , "hóa học thức" .
6. (Động) Bắt chước, làm theo.
7. (Động) Dùng. ◇ Tả truyện : "Man Di Nhung Địch, bất thức vương mệnh" , (Thành Công nhị niên ) Di Nhung Địch, không dùng mệnh vua.
8. (Động) Cúi đầu, dựa vào đòn xe để tỏ lòng tôn kính (thời xưa). ◇ Hán Thư : "Cải dong thức xa" (Chu Bột truyện ) Biến sắc cúi dựa vào xe tỏ lòng tôn kính.
9. (Trợ) Đặt đầu câu dùng làm lời phát ngữ. ◇ Thi Kinh : "Thức vi thức vi, Hồ bất quy?" , (Bội phong , Thức vi ) Suy lắm, suy lắm rồi! Sao không về?

Từ điển Thiều Chửu

① Phép. Sự gì đáng làm khuôn phép gọi là túc thức .
② Chế độ. Như trình thức , thức dạng đều nghĩa là cái khuôn mẫu cho người theo cả.
③ Lễ. Như khai hiệu thức lễ khai tràng, truy điệu thức lễ truy điệu, v.v.
④ Lễ kính, xe ngày xưa trên có một cái đòn ngang, khi gặp cái gì đáng kính thì cúi xuống mà tựa gọi là bằng thức . Nguyễn Du : Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán quy Dư (trên đường đi qua quê hương đức Khổng Tử: Ðông lộ ) cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Bất giác nương nơi ván chắc trước xe mà than Về thôi.
⑤ Lời phát ngữ, như thức vi thức vi suy lắm, suy lắm rồi!
⑥ Dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dáng, kiểu: Kiểu mới; Hình thức, bề ngoài;
② Cách thức, tiêu chuẩn, kiểu mẫu, khuôn mẫu: Cách thức; Trình thức;
③ Lễ: Lễ khai giảng; Lễ khai mạc;
④ Biểu thức, công thức: Phương trình; Công thức; Biểu thức;
⑤ (văn) Tựa vào đòn ngang xe cúi mình xuống để tỏ ý kính lễ (dùng như , bộ ): Thiên tử xúc động, đổi nét mặt cúi xuống đòn ngang trên xe (tỏ ý kính lễ) (Sử kí: Giáng Hầu, Chu Bột thế gia);
⑥ (văn) Trợ từ đầu câu: ? Suy vi lắm rồi, sao không về? (Thi Kinh: Bội phong, Thức vi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường lối. Td: Cách thức — Kiểu. Lối.

Từ ghép 31

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.