chuy
zhuī ㄓㄨㄟ

chuy

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngựa có lông xanh trắng đen lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa lông trắng lẫn xanh.
2. (Danh) Tên con ngựa hay của "Hạng Vũ" . ◇ Sử Kí : "Tuấn mã danh Chuy, thường kị chi" 駿, (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vũ có con) tuấn mã tên là Chuy, thường cưỡi.
3. (Danh) Họ "Chuy".

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngựa có lông xanh trắng đen lẫn lộn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên loài ngựa lông trắng xanh loang lỗ.
viên
yuán ㄩㄢˊ

viên

phồn thể

Từ điển phổ thông

càng xe, tay xe

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái càng xe, tay xe. § Lối xe ngày xưa các xe to dùng hai càng thẳng gọi là "viên" , xe nhỏ dùng một đòn cong gọi là "chu" .
2. (Danh) "Viên môn" : ngày xưa vua đi tuần ở ngoài, đến chỗ nào nghỉ thì xếp xe vòng xung quanh làm hàng rào, dành một chỗ ra vào, hai bên để xe dốc xuống càng xe chổng lên làm hiệu. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ triệu kiến chư hầu tướng nhập viên môn" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vũ triệu tập các tướng lĩnh của chư hầu ở viên môn.
3. (Danh) Về sau gọi ngoài cửa các dinh các sở là "viên môn" .
4. (Danh) Các dinh, các sở quan cũng gọi là "viên" .
5. (Danh) Các nhà trạm dành cho các quan đi qua nghỉ chân gọi là "hành viên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái càng xe, tay xe. Lối xe ngày xưa các xe to dùng hai càng thẳng gọi là viên , xe nhỏ dùng một đòn cong gọi là chu .
② Viên môn ngày xưa vua đi tuần ở ngoài, đến chỗ nào nghỉ thì xếp xe vòng xung quanh làm hàng rào, mà để một chỗ ra vào, hai bên để xe dốc xuống càng xe ngỏng lên để làm dấu hiệu, cho nên gọi là viên môn, về sau cũng gọi ngoài cửa các dinh các sở là viên môn, có khi cũng gọi các dinh các sở quan là viên nữa. Các nhà trạm khi các quan đi qua nghỉ chân gọi là hành viên .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Càng xe, tay xe: Ngựa hồng kéo càng, ngựa ô kéo phụ;
② (cũ) Viên môn (chỉ nha môn, dinh sở).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái càng xe thời xưa — Cổng ngoài của phủ quan. Xem Viên môn — Cổng trại quân. Thời xưa đóng quân ngoài mặt trận, vây xe xung quanh để phòng thủ. Cổng ra vào trại làm bằng những càng xe gác lên nhau. Xem Viên mao.

Từ ghép 2

bôi
bēi ㄅㄟ

bôi

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái cốc, cái chén

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén đựng rượu, nước canh, ... § Cũng như "bôi" . ◇ Sử Kí : "Ngô ông tức nhược ông, tất dục phanh nhi ông, tắc hạnh phân ngã nhất bôi canh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Cha ta tức là cha ngươi, ngươi muốn nấu cha ngươi thì chia cho ta một bát canh.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chén, nay thông dụng chữ bôi .

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái chén (như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Bôi .
nghệ
ài ㄚㄧˋ, yì ㄧˋ

nghệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt cỏ
2. cai trị được dân yên
3. tài giỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt cỏ. § Nguyên là chữ "ngải" .
2. (Động) Trị, cai trị. ◇ Hàn Dũ : "Mẫn kì thì chi bất bình, nhân chi bất nghệ, đắc kì đạo bất cảm độc thiện kì thân, nhi tất dĩ kiêm tế thiên hạ dã" , , , (Tránh thần luận ) Thương cho thời không được thái bình, người dân không được yên trị, đạt đạo rồi mà không dám "độc thiện kì thân" (*), phải đem thân ra giúp khắp thiên hạ. § Ghi chú: (*) Thành ngữ nghĩa là: Khi bất đắc chí thì chỉ riêng giữ thân mình cho trong sạch.
3. (Động) Trừng trị, trừng giới. ◇ Tân Đường Thư : "Thái Tông tức vị, tật tham lại, dục thống trừng nghệ chi" , , (Bùi Củ truyện ) Thái Tông vừa lên ngôi, ghét quan lại tham ô, muốn hết sức trừng trị.
4. (Tính) Yên định, thái bình. ◇ Sử Kí : "Thiên hạ nghệ an" (Hiếu Vũ bổn kỉ ) Thiên hạ yên định.
5. (Danh) Người tài giỏi. ◇ Thư Kinh : "Tuấn nghệ tại quan" (Cao Dao Mô ) Người hiền tài làm quan.

Từ điển Thiều Chửu

① Trị, cai trị được dân yên gọi là nghệ.
② Tài giỏi, như tuấn nghệ tại quan người hiền tài làm quan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trị, trị lí, cai trị: Giữ nước trị dân (Hán thư);
② Yên định, thái bình: Bình yên; Nơi triều đình chốn thôn quê đều bình yên (Bắc sử: Tề văn Tuyên đế kỉ);
③ Người có tài năng: Người hiền tài làm quan; Người tài năng anh tuấn đầy triều (Tôn Sở: Thạch Trọng Dung dữ Tôn Hạo thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt cỏ. Làm cỏ — Trị yên — Có tài đức hơn người — Tên gọi tắt tỉnh Nghệ an của Việt Nam.

Từ ghép 2

kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mong mỏi, trông chờ. ◎ Như: "kí du" trông ngóng, ước ao. ◇ Nguyên sử : "Xuất nhập nội đình, kí hãnh danh tước" , (Nhân Tông bổn kỉ tam ) Ra vào triều đình, mong chờ quan tước.

phồn thể

Từ điển phổ thông

trông mong, mong mỏi

Từ điển Thiều Chửu

① Mong mỏi. Phàm mong mỏi những sự không phải phận mình đáng có gọi là kí du .

Từ điển Trần Văn Chánh

Mong mỏi, hi vọng, ước ao.【】kí du [jìyú] (văn) Mong đòi, thèm muốn, thèm thuồng: Mong đòi bá quyền thế giới; Thèm muốn tài sản của người khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trông ngóng.
hĩnh, kinh
jǐng ㄐㄧㄥˇ

hĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

lấy dao cắt cổ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy dao cắt cổ. ◇ Sử Kí : "Đại tư mã Cữu, trưởng sử Ế, Tắc Vương Hân giai tự hĩnh Tỉ thủy thượng" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đại tư mã Cữu, trưởng sử Ế và Tắc Vương Hân đều tự vẫn trên sông Tỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy dao cắt cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cắt cổ tự tử, tự vẫn (bằng dao).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao mà cắt cổ. Chặt đầu. Một hình phạt thời cổ.

kinh

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy dao cắt cổ. Cũng đọc Hĩnh.
đãi
dài ㄉㄞˋ

đãi

phồn thể

Từ điển phổ thông

lừa dối

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lừa dối. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương chí Âm Lăng, mê thất đạo, vấn nhất điền phủ, điền phủ đãi viết tả. Tả, nãi hãm đại trạch trung" , , , 紿. , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương đến Âm Lăng thì lạc đường, hỏi một lão làm ruộng, lão này nói dối bảo "Phía trái". (Hạng Vương) chạy về phía trái, thành ra lọt vào giữa một khu đồng lầy.

Từ điển Thiều Chửu

① Lừa dối.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lừa dối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dối trá — Giả vờ.
khuyết
jué ㄐㄩㄝˊ, kuí ㄎㄨㄟˊ, què ㄑㄩㄝˋ

khuyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hết, xong
2. đoạn, bài, khúc hát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xong, hết.
2. (Động) Hết tang. ◎ Như: "phục khuyết" hết trở, đoạn tang.
3. (Động) Khúc nhạc dứt. ◎ Như: "nhạc khuyết" nhạc dứt.
4. (Danh) Điệu nhạc.
5. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng cho nhạc, từ khúc: bài, bản. ◎ Như: "nhất khuyết" một bài. ◇ Sử Kí : "Ca sổ khuyết, mĩ nhân họa chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vũ ) Hát mấy bài, (Ngu) mĩ nhân họa theo.
6. (Danh) Khoảng không. § Thông "khuyết" . ◇ Trang Tử : "Chiêm bỉ khuyết giả, hư thất sanh bạch" , (Nhân gian thế ) Xem chỗ không kia, nhà trống phát ra ánh sáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hết. Như phục khuyết hết trở, đoạn tang.
② Trọn hết. Hết một khúc nhạc gọi là nhạc khuyết , một bài từ một khúc ca cũng gọi là nhất khuyết .
③ Rỗng, không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xong, kết thúc, chấm dứt: Bản nhạc đã kết thúc;
② (văn) Rỗng không;
③ Bài, bản: Một bài ca; Một bài từ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cửa đã đóng lại — Xong.Thôi. Ngừng lại — Hết, không còn gì — Trống rỗng — Cái lỗ. Chẳng hạn cái lỗ ở áo để cài nút, ta cũng gọi là cái Khuyết.

Từ điển trích dẫn

1. Cô đơn, cô lập. ◇ Sử Kí : "Kim tướng quân nội bất năng trực gián, ngoại vi vong quốc tướng, cô đặc độc lập, nhi dục thường tồn, khởi bất ai tai?" , , , , ? (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay tướng quân ở triều đường thì không thể thẳng thắn can ngăn, mà ở ngoài biên cương thì (mang tiếng) là tướng làm mất nước; một mình trơ trọi mà muốn sống còn dài lâu thì há chẳng đáng thương ư?
2. Đặc xuất, siêu thoát, vượt ngoài thói tục. ◇ Vương Vũ Xưng : "Kì tính cô đặc, kì hành giới khiết" , (Tiến Đinh Vị dữ Tiết Thái Bảo thư ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một mình riêng biệt, ý nói tài giỏi hơn đời.

hôn nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hôn nhân, đám cưới, lễ cưới

Từ điển trích dẫn

1. Hai người lấy nhau thành vợ chồng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khởi hữu hôn nhân chi sự, xuất nhập tùy ý đích? Hoàn yếu châm chước" , ? (Đệ lục thập lục hồi) Việc hôn nhân, đâu phải ra vào (thay đổi) tùy ý như thế, xin hãy đắn đo kĩ càng.
2. Thông gia, hai nhà do hôn nhân mà thành thân thích. ◇ Sử Kí : "Bái công phụng chi tửu vi thọ, ước vi hôn nhân" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Bái Công nâng chén rượu chúc thọ, hẹn làm thông gia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc lấy vợ lấy chồng — Việc kết thông gia với nhau.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.