thể
tī ㄊㄧ, tǐ ㄊㄧˇ

thể

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Toàn thân. ◎ Như: "thân thể" thân mình, "nhục thể" thân xác, "nhân thể" thân người.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎ Như: "chi thể" tay chân mình mẩy, "tứ thể" hai tay hai chân. ◇ Sử Kí : "Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể" . , (...) , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎ Như: "cố thể" chất dắn, "dịch thể" chất lỏng, "chủ thể" bộ phận chủ yếu, "vật thể" cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎ Như: "biền thể" lối văn biền ngẫu, "phú thể" thể phú, "quốc thể" hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: "quân chủ quốc" nước theo chế độ quân chủ, "cộng hòa quốc" nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎ Như: "thảo thể" chữ thảo, "khải thể" chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎ Như: "chánh phương thể" hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là "thể" . § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là "dụng" . ◎ Như: nói về lễ, thì sự kính là "thể", mà sự hòa là "dụng" vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân dĩ thân thể chi" (Phiếm luận ) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎ Như: "thể lượng" đem thân mình để xét mà tha thứ, "thể tuất dân tình" đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎ Như: "thể kỉ" riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎ Như: "thể nghiệm" tự thân mình kiểm nghiệm, "thể hội" thân mình tận hiểu, "thể nhận" chính mình chân nhận.

Từ điển Thiều Chửu

① Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể . Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể . Bốn chân tay gọi là tứ thể .
Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể thể văn, tự thể thể chữ, chính thể , quốc thể , v.v. Lại nói như thể chế cách thức văn từ, thể tài thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể . Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hòa là dụng vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thể: Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: Vật thể; Toàn thể; Chất lỏng; Cá thể;
③ Thể, lối: Thể chữ, lối chữ; Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: Thể nghiệm, nghiệm thấy; Đặt mình vào đấy để xét; Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng ), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem [ti].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thể kỉ [tiji]
① Của riêng. Cg. [tiji];
② Thân cận: Người thân cận. Xem [tê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân mình. Td: Thân thể — Hình trạng. Td: Thể khí — Cách thức. Td: Thể thơ — Hiểu rõ. Xét biết. Td: Thể tình .

Từ ghép 68

ám thể 暗體bài thể 俳體bản thể 本體bát thể 八體biển đào thể 扁桃體biển đào thể viêm 扁桃體炎biền thể 駢體biệt thể 別體cá thể 個體cầu thể 球體chính thể 政體chỉnh thể 整體chủ thể 主體cổ thể 古體cố thể 固體cổ thể thi 古體詩cơ thể 肌體cụ thể 具體cương thể 剛體dịch thể 液體đại thể 大體đoàn thể 團體giải thể 解體hình thể 形體hồn bất phụ thể 魂不附體khách thể 客體kháng thể 抗體khí thể 氣體lao công đoàn thể 勞工團體lập thể 立體lõa thể 裸體môi thể 媒體ngọc thể 玉體nhân thể 人體nhục thể 肉體quốc thể 國體suy thể 衰體sự thể 事體sử thể 史體tân thể 新體thánh thể 聖體thân thể 身體thật thể 實體thể cách 體格thể chế 體制thể diện 體面thể dục 體育thể hiện 體現thể lệ 體例thể lượng 體諒thể nghiệm 體驗thể phách 體魄thể tài 體裁thể thao 體操thể thiếp 體貼thể thống 體統thể thức 體式thể tích 體積thi thể 尸體thi thể 屍體thực thể 實體tinh thể 星體toàn thể 全體trọng thể 重體tứ thể 四體văn thể 文體vật thể 物體xích thể 赤體
bản
bǎn ㄅㄢˇ

bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bản in
2. lần xuất bản

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ván, tấm gỗ. § Nay viết là "bản" . ◎ Như: "thiền bản" một tấm gỗ được các thiền sinh thời xưa sử dụng.
2. (Danh) Ván gỗ dùng để ghép lại đắp tường thời xưa. ◎ Như: "bản trúc" ván gỗ đắp tường.
3. (Danh) Thẻ gỗ để viết ngày xưa.
4. (Danh) Hộ tịch (sổ kê khai dân số), đồ tịch (bản đồ đất đai quốc gia). ◇ Luận Ngữ : "Thức phụ bản giả" (Hương đảng ) Vịn vào cây ngang ở trước xe cúi chào người mang bản đồ quốc gia và hộ tịch.
5. (Danh) Bản khắc để in. ◎ Như: "mộc bản" bản gỗ khắc để in.
6. (Danh) Sổ sách, thư tịch.
7. (Danh) Cái hốt của các quan cầm tay ngày xưa.
8. (Danh) Số đặc biệt báo chí hay tạp chí. ◎ Như: "quốc tế bản" .
9. (Danh) Bản bổn. § Một tác phẩm có thể có nhiều hình thức kĩ thuật xuất bản khác nhau. ◎ Như: "Tống bản thư" sách bản nhà Tống.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Trang báo chí. (2) Lần xuất bản. ◎ Như: "giá bổn thư dĩ xuất chí thập nhị bản" cuốn sách này đã xuất bản tới mười hai lần.
11. (Danh) Khu thảo luận theo một chủ đề trên trạm Internet. § Cũng viết là "bản" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ván, cùng nghĩa với chữ bản .
② Bản trúc đắp tường.
③ Thủ bản bản khai lí lịch trình với quan trên.
④ Bản đồ bản đồ kê khai số dân và đất đai.
⑤ Sổ sách.
⑥ Cái hốt.
⑦ Tám thước gọi là một bản.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bản để in: Bản kẽm;
② Xuất bản: ) Bản in lần thứ nhất; Tái bản, in lại;
③ Trang: Tin đăng ở trang đầu;
④ Phim chụp ảnh: Sửa phim ảnh;
⑤ Khung gỗ;
⑥ (văn) Ván (dùng như , bộ );
⑦ (văn) Sổ sách;
⑧ (văn) Cái hốt;
⑨ (cũ) Bản (đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 8 thước).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm gỗ mỏng, tấm ván. Như chữ Bản — Tấm gỗ ghép lại để đắp tường. Xem Bản trúc — Chỉ chung sách vở.

Từ ghép 22

Từ điển trích dẫn

1. Lương tâm, thiên tính, thiên lương. ◇ Hậu Hán Thư : "Nhất đán phú quý, tắc bội thân quyên cựu, táng kì bổn tâm" , , (Vương Phù truyện ) Một mai thành giàu sang, thì lại phản bội người thân bỏ người cũ, táng tận lương tâm.
2. Bổn ý, tâm nguyện vốn có. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hình Đạo Vinh giáo mỗ như thử, thật phi bổn tâm dã" , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Hình Đạo Vinh xui tôi như thế, chớ không phải chủ ý của tôi.
3. Chân tâm, lòng thật. ◇ Quách Mạt Nhược : "Thuyết bổn tâm thoại, ngã ngận tưởng hồi khứ, đãn hựu bất nguyện ý li khai nhĩ môn" , , (Thái văn cơ , Đệ nhất mạc) Thật lòng mà nói, tôi rất muốn đi về, nhưng cũng không muốn xa cách mấy người.
4. Gốc rễ của cây cỏ. ◇ Trương Cửu Linh : "Thảo mộc hữu bổn tâm, Hà cầu mĩ nhân chiết" , (Cảm ngộ ) Cây cỏ có gốc rễ, Đâu mong người đẹp bẻ.

Từ điển trích dẫn

1. Mặt trời thiêu đốt, gió thổi. Hình dung đường xa lặn lội gian khổ. ◇ Cô bổn Nguyên Minh tạp kịch : "Vạn lí khu trì, nhị niên kinh kỉ, phi dong dị, thụ liễu ta nhật chích phong xuy, kim nhật cá tài phán đắc hoàn hương địa" , , , , (Tỏa bạch viên , Đầu chiết ).
tiên
biān ㄅㄧㄢ

tiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái roi
2. gậy, que
3. pháo đốt
4. quất, đánh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh ngựa. ◇ Tả truyện : "Mã bất xuất giả, trợ chi tiên chi" , (Ai Công nhị thập thất niên ).
2. (Động) Đánh, vụt, quất (bằng roi). ◇ Tả truyện : "Công nộ, tiên Sư Tào tam bách" , (Ai Công thập tứ niên ).
3. (Động) Đốc xúc, khuyến khích. ◇ Hàn Dũ : "Cổ tâm tuy tự tiên, Thế lộ chung nan ảo" , (Đáp Mạnh Giao ) Tư tưởng người xưa (khác với phàm tục) tuy có khuyến khích mình, Đường đời rốt cuộc khó mà làm trái đi được.
4. (Danh) Roi. ◎ Như: "mã tiên" roi ngựa, "bì tiên" roi da. § Còn gọi là "biên tử" .
5. (Danh) Một thứ binh khí thời xưa, rèn bằng sắt. ◎ Như: "cương tiên" roi sắt.
6. (Danh) Rễ tre. ◇ Viên Ưng : "Trúc tử thiêu liễu, Hoàn hữu trúc chi; Trúc chi đoạn liễu, Hoàn hữu trúc tiên" , ; , (Thanh san thúy trúc ).
7. (Danh) Dây pháo. ◎ Như: "phóng tiên" đốt pháo.
8. (Danh) Hình phạt đánh roi (thời xưa).
9. (Danh) Tục gọi dương vật là "tiên" . ◎ Như: "ngưu tiên" dương vật bò (ngầu pín). ◇ Quan Hán Khanh : "Kim tiêu đỗng phòng hoa chúc dạ, Thí khán trạng nguyên nhất điều tiên" , (Bùi Độ hoàn đái ) Đêm nay là đêm động phòng hoa chúc, Thử xem "cây roi da" của trạng nguyên.
10. (Danh) Lượng từ: dùng cho tia sáng và cảnh sắc. ◇ Tây sương kí 西: "Tứ vi san sắc trung, nhất tiên tàn chiếu lí" , (Đệ tứ bổn , Đệ tam chiết).

Từ điển Thiều Chửu

Hình roi. Một thứ dùng trong hình pháp để đánh người.
② Cái roi trun, cái roi đánh ngựa.
③ Một thứ đồ binh rèn bằng sắt gọi là thiết tiên .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Roi, roi vọt: Chiếc roi da; Roi sắt (binh khí cũ);
② (văn) Quất, quật, vút, vụt, đánh (bằng roi): Quất cho ngựa phóng lên;
Hình phạt đánh bằng roi;
④ Dây pháo, pháo: Một tràng pháo; 1. Đốt pháo; 2. Nổ bánh xe;
⑤ (đph) Dương vật (bò, dê, ngựa...): Dương vật bò, ngầu pín; Dương vật dê;
⑥ (văn) Cổ lệ, khuyến khích. 【】tiên sách [biancè] Thúc giục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái roi ngựa — Cái roi, một thứ vũ khí thời xưa — Hình phạt đánh bằng roi thời xưa.

Từ ghép 7

hình
xíng ㄒㄧㄥˊ

hình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dáng vẻ, hình dáng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thể, thật thể. ◎ Như: "hữu hình" hình thể, "vô hình" không có hình thể, "hình ảnh bất li" như (thân) hình với bóng (không lìa).
2. (Danh) Dáng, vẻ. ◎ Như: "viên hình" hình tròn, "hình thái" dáng vẻ bên ngoài, "hình dong" dung nhan, vẻ mặt.
3. (Danh) Trạng huống, ◎ Như: "tình hình" tình trạng.
4. (Danh) Địa thế. ◎ Như: "địa hình" , "hình thế" . ◇ Sử Kí : "Tần, hình thắng chi quốc, đái san chi hiểm" , , (Cao Tổ bổn kỉ ) Tần là một nước có hình thế hiểm trở, có núi bao quanh như cái đai.
5. (Động) Lộ ra, biểu hiện. ◎ Như: "hữu ư trung hình ư ngoại" có ở trong hiện ra ngoài, "hỉ hình ư sắc" niềm vui lộ trên nét mặt.
6. (Động) Cấu thành, biến thành. ◇ Quản Tử : "Duy hữu đạo giả, năng bị hoạn ư vị hình dã, cố họa bất manh" , , (Mục dân ) Chỉ bậc đạt đạo, biết phòng ngừa từ khi hoạn nạn chưa thành hình, cho nên tai họa không nẩy ra.
7. (Động) Miêu tả, diễn tả. ◎ Như: "hình dung" miêu tả, "nan dĩ hình ư bút mặc" khó diễn tả bằng bút mực.
8. (Động) So sánh, đối chiếu. ◎ Như: "tương hình kiến truất" so nhau thấy kém cỏi.

Từ điển Thiều Chửu

Hình thể.
Hình dáng.
Hình dong, tưởng tượng ra rồi vẽ cho hệt hình trạng người hay vật nào mà mình đã biết ra gọi là hình.
④ So sánh, như tương hình kiến chuyết cùng so thấy vụng.
⑤ Hiện ra, như hữu ư trung hình ư ngoại có ở trong hiện ra ngoài.
Hình thế đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hình, hình thể, hình dáng: Hình tam giác;
Hình dung, hình: Như hình với bóng;
Hình thế đất: Địa hình;
④ Biểu lộ, hiện ra, tỏ ra: Có ở trong hiện ra ngoài; Niềm vui lộ rõ trên nét mặt;
⑤ So sánh: So sánh với nhau; Cùng so thấy vụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hiện ra trước mắt — Thân thể — Mặt mũi, dung mạo — Thế đất — Cái mẫu nhỏ của một công trình xây cất. Cũng gọi là Mô hình.

Từ ghép 51

Từ điển trích dẫn

1. Vỏ ngoài cứng chắc. ◇ Bì Nhật Hưu : "Ngạnh cốt tàn hình tri kỉ thu, Thi hài chung bất thị phong lưu. Ngoan bì tử hậu toản tu biến, Đô vị bình sanh bất xuất đầu" , . , (Vịnh quy thi ). § Ở đây, "ngoan bì" chỉ mai rùa.
2. Túi da dày và chắc. Chỉ thân xác người. ◇ Hàn San : "Hạ sĩ độn ám si, Ngoan bì tối nan liệt" , (Thi , Chi nhị tứ nhị).
3. Hình dung bền chắc. ◇ Lí Ngư : "Khuy liễu nhất song ngoan bì đích nhĩ đóa, Luyện xuất nhất phó nhẫn nại đích tâm hung, Tập đắc sảo náo vị thường, Phản giác bình an khả sá" , , , (Phong tranh ngộ , Khuê hống ).
4. Hình dung người điêu ngoa, xảo trá. ◇ Thanh bình san đường thoại bổn : "Đương sơ chỉ thuyết thú quá lương thiện nhân gia nữ tử, thùy tưởng  thú giá cá một quy củ, một gia pháp, trường thiệt ngoan bì thôn phụ!" , , , ! (Khoái chủy lí thúy liên kí ).
5. Bướng bỉnh, tinh nghịch, ranh mãnh. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Giá Trữ đại nương tử bổn tựu hữu ta ngoan bì, bất miễn yếu sái tiếu tha" , (Đệ nhị nhất hồi).
6. Chỉ người bướng bỉnh, lì lợm, ranh mãnh. ◇ Tây du kí 西: "Tha nhị nhân đô phóng mã khán đảm, duy Hành Giả thị cá ngoan bì, tha thả khiêu thụ phàn chi, trích diệp tầm quả" , , , (Đệ thất nhị hồi) Hai người kia thả ngựa giữ gánh đồ, còn Tôn Hành Giả tánh ranh mãnh, leo cây vin cành, ngắt lá tìm quả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cứng đầu, khó dạy ( dùng trong Bạch thoại ).
bổn, thể
bèn ㄅㄣˋ, tī ㄊㄧ, tǐ ㄊㄧˇ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ ngu đần.

Từ ghép 1

thể

giản thể

Từ điển phổ thông

1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng

Từ điển trích dẫn

1. Một dạng của chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Chính là chữ bản nặng nề, tục mượn viết thay chữ thể , gọi là chữ thể đơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thể: Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: Vật thể; Toàn thể; Chất lỏng; Cá thể;
③ Thể, lối: Thể chữ, lối chữ; Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: Thể nghiệm, nghiệm thấy; Đặt mình vào đấy để xét; Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng ), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem [ti].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thể kỉ [tiji]
① Của riêng. Cg. [tiji];
② Thân cận: Người thân cận. Xem [tê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thể .

Từ ghép 20

đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con ngươi mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con ngươi. ◇ Sử Kí : "Ngô văn chi Chu Sanh viết: Thuấn mục cái trùng đồng tử" : (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tôi nghe Chu Sinh nói: Mắt vua Thuấn hình như có hai con ngươi.
2. (Động) Ngẩn người ra mà nhìn. ◇ Trang Tử : "Nhữ đồng yên như tân sanh chi độc nhi vô cầu kì cố" (Trí bắc du ) Mi ngẩn người ra nhìn như con nghé mới đẻ mà đừng tìm duyên cớ làm chi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lòng tử, con ngươi.
② Vô tâm nhìn thẳng, đờ mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con ngươi, đồng tử: Đồng tử, con ngươi. Cg. [tóngrén];
② (văn) Vô tâm nhìn thẳng, đờ mắt trông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ngươi mắt — Nhìn trừng trừng.

Từ ghép 1

thái
tài ㄊㄞˋ

thái

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vẻ, thái độ
2. hình dạng, trạng thái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thái độ, thói. ◎ Như: "thế thái" thói đời.
2. (Danh) Tình trạng. ◎ Như: "biến thái bách xuất" tình trạng biến đổi nhiều. ◇ Nguyễn Du : "Trung tuần lão thái phùng nhân lãn" (quỷ Môn đạo trung ) Tuổi (mới) trung tuần mà đã có vẻ già (nên) lười gặp người (vì ngại việc thù tiếp).

Từ điển Thiều Chửu

① Thái độ (thói).
② Tình trạng, như biến thái bách xuất tình trạng biến đổi nhiều.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hình dạng, vẻ, thói, thái độ: Hình dạng, hình thái;
② Trạng thái, tình trạng: Tình trạng biến đổi liên tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng dấp vẻ mặt bên ngoài. Td: Tư thái.

Từ ghép 18

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.