liêu
liáo ㄌㄧㄠˊ

liêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

xa xôi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Xa thẳm. ◎ Như: "liêu viễn" xa xôi.
2. (Tính) Lâu dài. ◇ Nguyễn Tịch : "Nhân sanh lạc trường cửu, Bách niên tự ngôn liêu" , (Vịnh hoài ) Đời người vui dài lâu, Trăm năm tự nói là dài lâu.
3. (Tính) Mở rộng, khai khoát. ◎ Như: "liêu khoát" bát ngát. ◇ Bạch Cư Dị : "Khai hoài đông nam vọng, Mục viễn tâm liêu nhiên" , (Tiệt thụ ) Mờ lòng nhìn về hướng đông nam, Mắt xa lòng khoảng khoát.
4. (Danh) Nhà "Liêu" , trước là giống "Khiết Đan" , ở xứ "Nhiệt Hà" . Tổ trước là "Gia Luật Bảo Cơ" , nhân lúc cuối đời nhà Tống suy yếu mới nổi loạn, sau lấy được các xứ Đông tam tỉnh, Mông Cổ và phía bắc tỉnh Trực Lệ, tỉnh Sơn Tây, gọi là nước "Liêu". Cùng với nhà Tống chiến tranh, sử gọi là "Bắc triều" , làm vua được chín đời dài 219 năm, sau bị nhà Kim diệt mất. Trong họ có "Gia Luật Đại Thạch" , chiếm giữ xứ Tầm Tư Can, xưng đế, cai trị suốt cả một miền đông tây xứ Thông Lĩnh, sử gọi là nhà "Tây Liêu" 西, sau bị nhà Nguyên diệt mất.
5. (Danh) Sông "Liêu".
6. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh "Liêu Ninh" (Trung Quốc).

Từ điển Thiều Chửu

① Xa thẳm, chỗ đất cách nhau rất xa gọi là liêu. Như liêu viễn xa xôi, liêu khoát bát ngát.
② Nhà Liêu , trước là giống Khiết Đan , ở xứ Nhiệt Hà. Tổ trước là Gia Luật Bảo Cơ , nhân lúc cuối đời nhà Tống suy yếu mới nổi loạn, sau lấy được các xứ Đông Tam Tỉnh, Mông Cổ và phía bắc tỉnh Trực Lệ, tỉnh Sơn Tây, gọi là nước Liêu. Cùng với nhà Tống chọi nhau, sử gọi là Bắc triều , làm vua được chín đời dài 219 năm, sau bị nhà Kim diệt mất. Trong họ có Gia Luật Đại Thạch , chiếm giữ xứ Tầm Tư Can, xưng vương xưng đế, cai trị suốt cả một miền đông tây xứ Thông Lĩnh, sử gọi là nhà Tây Liêu 西, sau bị nhà Nguyên diệt mất.
③ Sông Liêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xa.【】liêu khoát [liáokuò] Mênh mông, bát ngát: Đất đai rộng mênh mông;【】liêu viễn [liáoyuăn] Xa xôi, thăm thẳm: Miền biên giới xa xôi; Trời xanh thăm thẳm;
② [Liáo] Đời Liêu (916—1125 ở miền bắc Trung Quốc);
③ [Liáo] Sông Liêu;
④ [Liáo] Tỉnh Liêu Ninh (gọi tắt): Chiến dịch Liêu—Thẩm (12-9—2-11-1948 ở Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa xôi — Tên một triều đại ở Trung Hoa, sau bị nhà Kim diệt, truyền được 8 đời, 9 vua, kéo dài 210 năm, từ 916 tới 1125.

Từ ghép 3

chuyết, chuẩn
zhǔn ㄓㄨㄣˇ

chuyết

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bằng phẳng.
2. (Tính) Trong tương lai, sẽ thành. ◎ Như: "chuẩn tân nương" cô dâu tương lai, "chuẩn bác sĩ" bác sĩ tương lai.
3. (Tính) Có thể làm mẫu mực, phép tắc. ◎ Như: "chuẩn tắc" .
4. (Phó) Chính xác, tinh xác. ◎ Như: "miểu chuẩn mục tiêu" nhắm đúng mục tiêu.
5. (Phó) Nhất định, khẳng định, thế nào cũng. ◎ Như: "tha chuẩn bất lai" nó nhất định không đến.
6. (Động) Sửa soạn, dự bị. ◎ Như: "chuẩn bị" sắp sẵn đầy đủ.
7. (Động) Đo, trắc lượng. ◎ Như: "lệnh thủy công chuẩn cao hạ" sai thợ đắp đập đo cao thấp.
8. (Động) Cho phép, y chiếu. ◇ Thủy hử truyện : "Nhân Tông thiên tử chuẩn tấu" (Đệ nhất hồi) Vua Nhân Tông y chiếu lời tâu.
9. (Danh) Thước thăng bằng ngày xưa.
10. (Danh) Mẫu mực, phép tắc. ◎ Như: "tiêu chuẩn" mẫu mực, mực thước. ◇ Hán Thư : "Dĩ đạo đức vi lệ, dĩ nhân nghĩa vi chuẩn" , (Quyển lục thập ngũ, Đông Phương Sóc truyện ) Lấy đạo đức làm nghi lệ, lấy nhân nghĩa làm phép tắc.
11. (Danh) Cái đích để bắn. ◎ Như: "chuẩn đích" .
12. Một âm là "chuyết". § Ghi chú: Ta đều quen đọc là "chuẩn". (Danh) Cái mũi. ◎ Như: "long chuẩn" mũi cao, mũi dọc dừa. ◇ Đỗ Phủ : "Cao đế tử tôn tận long chuẩn" (Ai vương tôn ) Con cháu Cao Đế đều có tướng mũi cao.

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng phẳng.
② Thước thăng bằng (đánh thăng bằng).
③ Phép mẫu mực, như tiêu chuẩn mẫu mực, mực thước.
④ Một âm là chuyết. Mũi, mũi cao lớn gọi là long chuẩn (mũi dọc dừa).

chuẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chuẩn mực
2. theo như, cứ như (trích dẫn)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bằng phẳng.
2. (Tính) Trong tương lai, sẽ thành. ◎ Như: "chuẩn tân nương" cô dâu tương lai, "chuẩn bác sĩ" bác sĩ tương lai.
3. (Tính) Có thể làm mẫu mực, phép tắc. ◎ Như: "chuẩn tắc" .
4. (Phó) Chính xác, tinh xác. ◎ Như: "miểu chuẩn mục tiêu" nhắm đúng mục tiêu.
5. (Phó) Nhất định, khẳng định, thế nào cũng. ◎ Như: "tha chuẩn bất lai" nó nhất định không đến.
6. (Động) Sửa soạn, dự bị. ◎ Như: "chuẩn bị" sắp sẵn đầy đủ.
7. (Động) Đo, trắc lượng. ◎ Như: "lệnh thủy công chuẩn cao hạ" sai thợ đắp đập đo cao thấp.
8. (Động) Cho phép, y chiếu. ◇ Thủy hử truyện : "Nhân Tông thiên tử chuẩn tấu" (Đệ nhất hồi) Vua Nhân Tông y chiếu lời tâu.
9. (Danh) Thước thăng bằng ngày xưa.
10. (Danh) Mẫu mực, phép tắc. ◎ Như: "tiêu chuẩn" mẫu mực, mực thước. ◇ Hán Thư : "Dĩ đạo đức vi lệ, dĩ nhân nghĩa vi chuẩn" , (Quyển lục thập ngũ, Đông Phương Sóc truyện ) Lấy đạo đức làm nghi lệ, lấy nhân nghĩa làm phép tắc.
11. (Danh) Cái đích để bắn. ◎ Như: "chuẩn đích" .
12. Một âm là "chuyết". § Ghi chú: Ta đều quen đọc là "chuẩn". (Danh) Cái mũi. ◎ Như: "long chuẩn" mũi cao, mũi dọc dừa. ◇ Đỗ Phủ : "Cao đế tử tôn tận long chuẩn" (Ai vương tôn ) Con cháu Cao Đế đều có tướng mũi cao.

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng phẳng.
② Thước thăng bằng (đánh thăng bằng).
③ Phép mẫu mực, như tiêu chuẩn mẫu mực, mực thước.
④ Một âm là chuyết. Mũi, mũi cao lớn gọi là long chuẩn (mũi dọc dừa).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuẩn, cho, cho phép, cho được: Phê chuẩn; Cho phép nghỉ hai tuần; Không cho anh ấy đến; Không được hút thuốc;
② Theo: Giải quyết theo tiền lệ;
③ Mực, mức (độ), trình độ: Mức độ, trình độ;
④ (Tiêu) chuẩn, căn cứ, mẫu mực: Lấy đó làm chuẩn (căn cứ);
⑤ Đích: Ngắm đích;
⑥ Đúng: Đồng hồ tôi chạy rất đúng; Ngắm đúng rồi mới bắn;
⑦ Nhất định, thế nào cũng...: Nó nhất định không đến; Mai tôi thế nào cũng đi;
⑧ (văn) Thước thăng bằng, cái chuẩn: Chuẩn là cái để đo độ phẳng và lấy độ ngay (Hán thư: Luật lịch chí);
⑨ (văn) Đo: Sai các thợ đắp đập đo cao thấp (Hán thư);
⑩ Cây chuẩn (một loại nhạc khí thời cổ, có hình dạng như cây đàn sắt);
⑪ (văn) Xem chừng, rình đoán, dò xét: Quần thần rình đoán ý của nhà vua mà tìm cách làm cho hợp ý (Hoài Nam tử);
⑫ (văn) Tính giá, quy giá;
⑬ (văn) Chắc chắn, nhất định: Nhất định;
⑭ (văn) Mũi: Mũi dọc dừa, mũi cao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngang bằng — Đồng đều — Mức độ — Phép tắc để theo — Cái đích để nhắm — Vật dụng có cái bọt nước, người thợ dùng để đo xem có thật ngang bằng hay không — Đúng chắc — Dùng như chữ Chuẩn .

Từ ghép 16

sang
chuāng ㄔㄨㄤ

sang

phồn thể

Từ điển phổ thông

bị thương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh nhọt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Cơ ngạ luy sấu, thể sinh sang tiển" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Đói thiếu gầy gò, thân thể sinh ghẻ nhọt.
2. (Danh) Vết thương. ◎ Như: "kim sang" vết thương do vật bằng kim loại gây ra. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đại khiếu nhất thanh, kim sang bính liệt, đảo ư thuyền thượng" , , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Gầm lên một tiếng, vết thương vỡ tung ra, ngã lăn xuống thuyền.

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh nhọt.
Bị thương, bị các loài kim đâm vào gọi là kim sang .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhọt, mụn, đầu đanh: Mọc mụn; Mụn độc;
② Vết thương: Vết thương bị dao chém; Vết thương do vật bằng kim loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mụn nhọt — Bị thương vì vật nhọn sắc.

Từ ghép 7

kiêu, nhiêu, nạo
náo ㄋㄠˊ, ráo ㄖㄠˊ

kiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

mái chèo

nhiêu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Uốn cong. ◇ Tân Đường Thư : "Nạo trực tựu khúc" (Ngô Căng truyện ) Bẻ ngay thành cong.
2. (Động) Làm yếu đi, tước nhược. ◇ Hán Thư : "Hán quân phạp thực, dữ Li Thực Kì mưu nạo Sở quyền" , (Cao đế kỉ ) Quân Hán thiếu ăn, cùng với Li Thực Kì mưu tính làm yếu thế lực của Sở.
3. (Động) Làm cho bị oan khuất. ◇ Lễ Kí : "Trảm sát tất đáng, vô hoặc uổng nạo" , (Nguyệt lệnh ) Chém giết phải đúng, không được để ngờ làm cho bị oan ức.
4. (Động) Nhiễu loạn, quấy nhiễu.
5. Một âm là "nhiêu". (Danh) Mái chèo. ◎ Như: "đình nhiêu" đỗ thuyền lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cong, chịu uốn mình theo người.
② Bẻ gẫy.
③ Yếu.
④ Tan, phá tan.
⑤ Một âm là nhiêu. Mái chèo, đỗ thuyền lại gọi là đình nhiêu .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mái chèo: Đỗ thuyền lại.

nạo

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Uốn cong. ◇ Tân Đường Thư : "Nạo trực tựu khúc" (Ngô Căng truyện ) Bẻ ngay thành cong.
2. (Động) Làm yếu đi, tước nhược. ◇ Hán Thư : "Hán quân phạp thực, dữ Li Thực Kì mưu nạo Sở quyền" , (Cao đế kỉ ) Quân Hán thiếu ăn, cùng với Li Thực Kì mưu tính làm yếu thế lực của Sở.
3. (Động) Làm cho bị oan khuất. ◇ Lễ Kí : "Trảm sát tất đáng, vô hoặc uổng nạo" , (Nguyệt lệnh ) Chém giết phải đúng, không được để ngờ làm cho bị oan ức.
4. (Động) Nhiễu loạn, quấy nhiễu.
5. Một âm là "nhiêu". (Danh) Mái chèo. ◎ Như: "đình nhiêu" đỗ thuyền lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cong, chịu uốn mình theo người.
② Bẻ gẫy.
③ Yếu.
④ Tan, phá tan.
⑤ Một âm là nhiêu. Mái chèo, đỗ thuyền lại gọi là đình nhiêu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gỗ cong;
② Làm yếu, làm mất sinh lực, làm nhụt đi;
③ Rải rắc, rải ra;
④ Làm thiệt hại, bị hại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân cây cong. Cành cây cong — Yếu đuối — Phân tán, làm tan ra.

Từ điển trích dẫn

1. ☆ Tương tự: "bị cáo" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Bị cáo ( bị tố cáo vì bị dính dấp vào việc quấy ).

Từ điển trích dẫn

1. Đương lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy cấp để phòng bị. ◇ Tả truyện : "Cư an tư nguy, tư tắc hữu bị, hữu bị vô hoạn" , , (Tương Công thập nhất niên ) Đương lúc ở yên phải nghĩ đến lúc nguy cấp, nghĩ thì phải phòng bị, có phòng bị thì không lo lắng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đang ở trong lúc yên ổn thì phải nghĩ tới lúc nguy cấp, để phòng ngừa trước.

Từ điển trích dẫn

1. Sung số. § Giữ chức quan nhưng không có thực quyền hoặc không làm việc thật sự. ◇ Sử Kí : "Bác sĩ tuy thất thập nhân, đặc bị viên phất dụng" , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Bác sĩ tuy có bảy mươi người, chỉ làm vì không dùng.
2. Khiêm từ dùng khi nhậm chức hoặc nhậm sự. ◇ Tục tư trị thông giám : "Thần tiền nhật bị viên chánh phủ" (Tống Anh Tông trị bình tứ niên ) Thần ngày trước may được sung chức chính phủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người được lấy cho đủ số. Tiếng khiêm nhường khi ra làm quan. Xem thêm Bị số , Bị vị .

Từ điển trích dẫn

1. Hình phạt thời cổ, đàn ông thì bị thiến dái, đàn bà thì bị nhốt vào nơi tối tăm. ◇ Tư Mã Thiên : "Hành mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Việc làm không gì xấu xa bằng nhục tổ tiên, nhục không gì nặng bằng cung hình (bị thiến).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một hình phạt trong ngũ hình thời cổ, để trừng phạt kẻ dâm loạn, đàn ông thì bị thiến dái, đàn bà thì bị nhốt vào nơi tối tăm suốt đời.
chửu, trửu
zhǒu ㄓㄡˇ

chửu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái khuỷu tay. Cái cùi chỏ — Nắm lấy khuỷu tay.

Từ ghép 5

trửu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khuỷu tay

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuỷu tay. ◎ Như: "xế trửu" níu khuỷu tay (làm việc mà bị ngăn trở).
2. (Động) Níu khuỷu tay. ◇ Đỗ Phủ : "Dục khởi thì bị trửu" (Tao điền phủ ) Muốn dậy thường bị níu khuỷu tay.

Từ điển Thiều Chửu

① Khuỷu tay. Làm việc mà có người ngăn trở không được thẳng tay làm gọi là xế trửu bó cánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Khuỷu (tay): Khuỷu tay.

Từ ghép 2

thì, thời
shí ㄕˊ

thì

giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúc
2. thời gian

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỉ thời gian nói chung;
② Thời kì, thời gian dài: Thời Đường; Thời cổ; Hiện nay, hiện thời; Giờ Tí (11 giờ tối đến 1 giờ đêm); Giờ Sửu (1 đến 3 giờ đêm);
③ Giờ, tiếng: Một giờ, một tiếng đồng hồ; Đi làm đúng giờ;
④ Lúc, thời, thường: Ngày thường, lúc thường; Thịnh vượng nhất thời; Lúc kia là một thời, bây giờ là một thời; Thường thường như thế; Lúc nào cũng cần; Thường xuyên trông nom.【】thời thường [shícháng] Thường xuyên;【】thời nhi [shí'ér] Lúc thì, đôi khi, đôi lúc, lắm lúc: Lúc thì tạnh lúc thì mưa; 【】 thời thời [shíshí] Luôn luôn, thường: Luôn luôn nghĩ đến; Thường viết sách, người ta lại lấy đi, rồi cũng không còn cuốn nào (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑤ Chỉ hiện thời hay lúc đó: Thời sự;
⑥ Có khi, có lúc, đôi khi, thỉnh thoảng: Anh ấy có khi đến có khi không đến; Hoắc Quang thỉnh thoảng nghỉ ra khỏi cung, thượng quan Kiệt liền vào cung thay Quang giải quyết công việc (Hán thư: Hoắc Quang truyện);
⑦ Hợp thời trang: Kiểu tóc của cô ta rất hợp thời trang;
⑧ Thích hợp, thích đáng;
⑨ Đúng lúc, đúng thời, hợp thời: Không xây (tường) đúng lúc, kẻ ngoài quả nhiên vào trộm (Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ); Khi Tuyên Vương đến Liêu Đông, gặp trời mưa dầm, nên không thể tấn công đúng lúc (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Mùa: Bốn mùa;
⑪ (văn) Cơ hội, thời cơ, thời vận: Nhân cơ hội mà nổi lên;
⑫ Thói tục của một thời, thời tục: Không câu nệ thời tục (Hàn Dũ: Sư thuyết);
⑬ (văn) Thời sự;
⑭ (văn) Thời gian, năm tháng: Năm tháng không ở lại lâu (Lã thị Xuân thu);
⑮ (văn) Đó, ấy (dùng như , có thể chỉ người, vật hoặc nơi chốn): 滿 Đầy thì bị bớt đi, kém thì được tăng thêm, đó là đạo trời (Thượng thư); ? Mặt trời này bao giờ hủy diệt? (Thượng thư); Cười cười nói nói ở chỗ này (Thi Kinh);
⑯ (văn) Lúc ấy, khi ấy: Khi ấy quân của Tào Tháo vừa đói vừa bị bịnh dịch, chết hơn một nửa (Tư trị thông giám);
⑰ [Shí] (Họ) Thời.

Từ ghép 22

thời

giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúc
2. thời gian

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỉ thời gian nói chung;
② Thời kì, thời gian dài: Thời Đường; Thời cổ; Hiện nay, hiện thời; Giờ Tí (11 giờ tối đến 1 giờ đêm); Giờ Sửu (1 đến 3 giờ đêm);
③ Giờ, tiếng: Một giờ, một tiếng đồng hồ; Đi làm đúng giờ;
④ Lúc, thời, thường: Ngày thường, lúc thường; Thịnh vượng nhất thời; Lúc kia là một thời, bây giờ là một thời; Thường thường như thế; Lúc nào cũng cần; Thường xuyên trông nom.【】thời thường [shícháng] Thường xuyên;【】thời nhi [shí'ér] Lúc thì, đôi khi, đôi lúc, lắm lúc: Lúc thì tạnh lúc thì mưa; 【】 thời thời [shíshí] Luôn luôn, thường: Luôn luôn nghĩ đến; Thường viết sách, người ta lại lấy đi, rồi cũng không còn cuốn nào (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑤ Chỉ hiện thời hay lúc đó: Thời sự;
⑥ Có khi, có lúc, đôi khi, thỉnh thoảng: Anh ấy có khi đến có khi không đến; Hoắc Quang thỉnh thoảng nghỉ ra khỏi cung, thượng quan Kiệt liền vào cung thay Quang giải quyết công việc (Hán thư: Hoắc Quang truyện);
⑦ Hợp thời trang: Kiểu tóc của cô ta rất hợp thời trang;
⑧ Thích hợp, thích đáng;
⑨ Đúng lúc, đúng thời, hợp thời: Không xây (tường) đúng lúc, kẻ ngoài quả nhiên vào trộm (Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ); Khi Tuyên Vương đến Liêu Đông, gặp trời mưa dầm, nên không thể tấn công đúng lúc (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Mùa: Bốn mùa;
⑪ (văn) Cơ hội, thời cơ, thời vận: Nhân cơ hội mà nổi lên;
⑫ Thói tục của một thời, thời tục: Không câu nệ thời tục (Hàn Dũ: Sư thuyết);
⑬ (văn) Thời sự;
⑭ (văn) Thời gian, năm tháng: Năm tháng không ở lại lâu (Lã thị Xuân thu);
⑮ (văn) Đó, ấy (dùng như , có thể chỉ người, vật hoặc nơi chốn): 滿 Đầy thì bị bớt đi, kém thì được tăng thêm, đó là đạo trời (Thượng thư); ? Mặt trời này bao giờ hủy diệt? (Thượng thư); Cười cười nói nói ở chỗ này (Thi Kinh);
⑯ (văn) Lúc ấy, khi ấy: Khi ấy quân của Tào Tháo vừa đói vừa bị bịnh dịch, chết hơn một nửa (Tư trị thông giám);
⑰ [Shí] (Họ) Thời.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 18

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.