Từ điển trích dẫn

1. Tinh lực tâm trí. ◇ Tôn Chi Úy : "Bổng kim đặc kí tuy vô kỉ, Năng vô ưu cụ lao tâm thần" , (Khách cú dong ngũ ca ).
2. Trạng thái tinh thần, tâm tình. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô tiền nhật bệnh trung, tâm thần hoảng hốt, ngộ ngôn thương nhữ, nhữ vật kí tâm" , , , (Đệ bát hồi) Hôm qua ta trong cơn bệnh, tâm thần mờ mịt, lỡ nói lời tổn thương nhà ngươi, nhà ngươi đừng để bụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng dạ và đầu óc. Đoạn trường tân thanh : » Lại càng mê mẩn tâm thần «.
hoang
huāng ㄏㄨㄤ

hoang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vùng dưới tim và trên cơ hoành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ dưới tim trên hoành cách mô gọi là "hoang". ◎ Như: "bệnh nhập cao hoang" bệnh nặng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ dưới tim trên hoành cách mô gọi là hoang. Bệnh nặng gọi là bệnh nhập cao hoang .

Từ điển Trần Văn Chánh

(giải) Chỗ dưới tim (trên hoành cách mô): Bệnh nặng. Xem [gao huang].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi bộ phận trong thân thể con người, ở khoảng dưới trái tim và trên hoành các mô. Xem thêm Cao hoang. Vền Cao.

Từ ghép 2

hoảng
huǎng ㄏㄨㄤˇ

hoảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: hoảng hốt )

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Bỗng, hốt nhiên. ◎ Như: "hoảng nhiên đại ngộ" hốt nhiên đại ngộ, chợt hiểu thấu.
2. (Tính) Phảng phất, mơ hồ, hình như. ◎ Như: "hoảng hốt" mờ mịt, mơ hồ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô tiền nhật bệnh trung, tâm thần hoảng hốt, ngộ ngôn thương nhữ, nhữ vật kí tâm" , , , (Đệ bát hồi) Hôm qua ta trong cơn bệnh, tâm thần mờ mịt, lỡ nói lời tổn thương nhà ngươi, nhà ngươi đừng để bụng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hoảng hốt , thấy không được đích xác gọi là hoảng hốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】 hoảng nhiên [huăngrán] Bỗng nhiên (tỉnh ngộ), bừng (tỉnh), chợt: Bỗng nhiên thức tỉnh, chợt vỡ lẽ, chợt tỉnh ngộ;
② Hình như, tựa hồ, tựa như, giống như, khác nào, phảng phất: Tựa hồ trong mộng, phảng phất chiêm bao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hoảng hốt: Mơ hồ, không rõ ràng — Đầu óc nổi loạn, không phân biệt nhận định được gì — Ta còn hiểu là lòng dạ sợ hãi, rối loạn.

Từ ghép 3

giới ý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

để bụng, chấp nhặt

Từ điển trích dẫn

1. Có điều không được vui trong lòng, lo nghĩ tới, bận tâm, lưu tâm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Bảo Thoa nhậm nhân phỉ báng, tịnh bất giới ý, chỉ khuy sát na Bảo Ngọc tâm bệnh, ám hạ châm biêm" , , , (Đệ cửu thập bát hồi) Bảo Thoa mặc cho người ta chê bai, không hề để ý, chỉ dò xem tâm bệnh của Bảo Ngọc, ngầm khuyên nhủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không được vừa lòng.
hiếu, hảo
hǎo ㄏㄠˇ, hào ㄏㄠˋ

hiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ham, thích

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành, đẹp, hay, giỏi, khéo, đúng. ◎ Như: "hảo phong cảnh" phong cảnh đẹp, "hảo nhân hảo sự" người tốt việc hay.
2. (Tính) Thân, hữu ái. ◎ Như: "hảo bằng hữu" bạn thân, "tương hảo" chơi thân với nhau.
3. (Tính) Không hư hỏng, hoàn chỉnh. ◎ Như: "hoàn hảo như sơ" hoàn toàn như mới.
4. (Tính) Khỏe mạnh, khỏi (bệnh). ◎ Như: "bệnh hảo liễu" khỏi bệnh rồi.
5. (Phó) Rất, lắm, quá. ◎ Như: "hảo cửu" lâu lắm, "hảo lãnh" lạnh quá.
6. (Phó) Xong, hoàn thành, hoàn tất. ◎ Như: "giao đãi đích công tác tố hảo liễu" công tác giao phó đã làm xong, "cảo tử tả hảo liễu" 稿 bản thảo viết xong rồi.
7. (Phó) Dễ. ◎ Như: "giá vấn đề hảo giải quyết" vấn đề này dễ giải quyết.
8. (Phó) Đặt trước từ số lượng hoặc từ thời gian để chỉ số nhiều hoặc thời gian dài. ◎ Như: "hảo đa đồng học" nhiều bạn học, "hảo kỉ niên" đã mấy năm rồi.
9. (Thán) Thôi, được, thôi được. ◎ Như: "hảo, bất dụng sảo lạp" , thôi, đừng cãi nữa, "hảo, tựu giá ma biện" , được, cứ làm như thế.
10. Một âm là "hiếu". (Động) Yêu thích. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Na nhân bất thậm hiếu độc thư" (Đệ nhất hồi ) Người đó (Lưu Bị ) không thích đọc sách.
11. (Phó) Hay, thường hay. ◎ Như: "hiếu ngoạn" hay đùa, "hiếu cật" hay ăn, "hiếu tiếu" hay cười, "hiếu khốc" hay khóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Tốt, hay.
② Cùng thân. Bạn bè chơi thân với nhau gọi là tương hảo .
③ Xong. Tục cho làm xong một việc là hảo.
④ Một âm là hiếu, nghĩa là yêu thích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thích, hiếu, ham, ưa thích: Ưa thích; Hiếu học; Thích đi;
② Hay, thường hay: Đứa trẻ bệnh, nên hay khóc. Xem [hăo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ham thích. Cũng đọc Háo — Một âm là Hảo. Xem Hảo.

Từ ghép 17

hảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tốt, hay, đẹp
2. sung sướng
3. được

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành, đẹp, hay, giỏi, khéo, đúng. ◎ Như: "hảo phong cảnh" phong cảnh đẹp, "hảo nhân hảo sự" người tốt việc hay.
2. (Tính) Thân, hữu ái. ◎ Như: "hảo bằng hữu" bạn thân, "tương hảo" chơi thân với nhau.
3. (Tính) Không hư hỏng, hoàn chỉnh. ◎ Như: "hoàn hảo như sơ" hoàn toàn như mới.
4. (Tính) Khỏe mạnh, khỏi (bệnh). ◎ Như: "bệnh hảo liễu" khỏi bệnh rồi.
5. (Phó) Rất, lắm, quá. ◎ Như: "hảo cửu" lâu lắm, "hảo lãnh" lạnh quá.
6. (Phó) Xong, hoàn thành, hoàn tất. ◎ Như: "giao đãi đích công tác tố hảo liễu" công tác giao phó đã làm xong, "cảo tử tả hảo liễu" 稿 bản thảo viết xong rồi.
7. (Phó) Dễ. ◎ Như: "giá vấn đề hảo giải quyết" vấn đề này dễ giải quyết.
8. (Phó) Đặt trước từ số lượng hoặc từ thời gian để chỉ số nhiều hoặc thời gian dài. ◎ Như: "hảo đa đồng học" nhiều bạn học, "hảo kỉ niên" đã mấy năm rồi.
9. (Thán) Thôi, được, thôi được. ◎ Như: "hảo, bất dụng sảo lạp" , thôi, đừng cãi nữa, "hảo, tựu giá ma biện" , được, cứ làm như thế.
10. Một âm là "hiếu". (Động) Yêu thích. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Na nhân bất thậm hiếu độc thư" (Đệ nhất hồi ) Người đó (Lưu Bị ) không thích đọc sách.
11. (Phó) Hay, thường hay. ◎ Như: "hiếu ngoạn" hay đùa, "hiếu cật" hay ăn, "hiếu tiếu" hay cười, "hiếu khốc" hay khóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Tốt, hay.
② Cùng thân. Bạn bè chơi thân với nhau gọi là tương hảo .
③ Xong. Tục cho làm xong một việc là hảo.
④ Một âm là hiếu, nghĩa là yêu thích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lành, khá, hay, tài, giỏi, khéo, đúng: Người tốt; Kĩ thuật khá; Làm như vậy rất hay; Tay nghề của anh ấy khéo (tài) thật!; Anh đến vừa đúng lúc.【】 hảo đãi [hăodăi] a. Xấu (hay) tốt, phải (hay) trái: Việc này xấu tốt (phải trái) ra sao còn chưa biết rõ; b. Nguy hiểm (đến tính mạng): Nhỡ cô ấy có điều gì nguy hiểm thì biết tính sao?; c. Qua loa, ít nhiều: Đừng làm gì nữa, ăn qua loa một ít là được rồi!; d. Dù thế nào, dù sao, chăng nữa, bất kể thế nào: Dù thế nào cũng phải làm; Dù sao anh cũng phải có ý kiến chứ!; 【】 hảo liễu [hăole] Cũng được, cứ việc: Anh thích quyển sách này, cứ việc mang đi mà xem; 【】hảo tượng [hăoxiàng] Như, như là, hình như, giống như, giống hệt, na ná: Hai anh ấy mới gặp nhau mà đã như đôi bạn lâu năm vậy; Trong nhà im phăng phắc như không có người; 【】hảo tại [hăozài] May, may mà, được cái là, may ra: Mưa cũng chẳng sao, may tôi có mang dù theo; May mà vết thương anh ấy không nặng lắm; Được cái đã quen chịu khổ rồi;
② Khỏe mạnh, khỏi (bệnh), lành: ? Anh có khỏe mạnh không?; Bệnh của anh ấy đã khỏi hẳn rồi;
③ Thân, hữu nghị: Tôi thân với anh ấy; Bạn thân; Hữu nghị;
④ Dễ: Vấn đề này dễ giải quyết;
⑤ Xong: Kế hoạch đã đặt xong; Đã chuẩn bị xong chưa?;
⑥ Rất, lắm, quá: ! Hôm nay rét quá; Rất nhanh. 【】hảo bất [hăobù] Thật là, quá, lắm, rất vất vả: Kẻ qua người lại, thật là náo nhiệt; Vất vả lắm mới tìm được anh ấy; Thú vị lắm;【】hảo sinh [hăosheng] a. Rất: Người này trông rất quen; b. (đph) Cẩn thận, thật kĩ, hẳn hoi: Trông nom cho cẩn thận; Ngồi yên đấy;
⑦ Thôi: Thôi, đừng cãi nữa! Xem [hào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt, Đẹp đẽ — Thân thiện — Một âm là Hiếu. Xem Hiếu.

Từ ghép 48

nghệ, ngải
ài ㄚㄧˋ, yì ㄧˋ

nghệ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây ngải cứu, lá khô dùng chữa bệnh được.
2. (Danh) Chỉ người già, người cao tuổi. ◇ Văn tâm điêu long : "Phàm đồng thiếu giám thiển nhi chí thịnh, trưởng ngải thức kiên nhi khí suy" , (Dưỡng khí ) Phàm trai trẻ xem xét nông cạn mà ý chí mạnh mẽ, người già cả hiểu biết vững vàng nhưng khí lực suy yếu.
3. (Danh) Người xinh đẹp, tươi tắn. ◇ Mạnh Tử : "Tri hiếu sắc tắc mộ thiếu ngải" (Vạn Chương thượng ) Biết hiếu sắc thì thích gái tơ.
4. (Danh) Họ "Ngải".
5. (Động) Hết, dứt. ◇ Thi Kinh : "Dạ như hà ki? Dạ vị ngải" ? (Tiểu nhã , Đình liệu ) Đêm đã thế nào? Đêm chưa dứt.
6. (Động) Nuôi, dưỡng dục. ◇ Thi Kinh : "Lạc chỉ quân tử, Bảo ngải nhĩ hậu" , (Tiểu nhã , Nam san hữu đài ) Vui thay những bậc quân tử, Con cháu được dưỡng nuôi yên ổn.
7. Một âm là "nghệ". § Thông "nghệ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây ngải cứu. Dùng lá ngải khô quấn thành cái mồi châm lửa cháy rồi đốt vào chỗ đau cho kẻ ốm gọi là cứu .
② Xinh đẹp. Như tri hiếu sắc tắc mộ thiếu ngải biết hiếu sắc thì mến gái tơ.
③ Thôi. Sự gì chưa xong gọi là vị ngải .
④ Già.
⑤ Nuôi.
⑥ Hết.
⑦ Báo đáp.
⑧ Một âm là nghệ. Cắt cỏ.
⑨ Trị yên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trừng trị, trừng phạt: Thái Giáp hối lỗi, tự oán mình và trừng phạt mình (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
② Cắt (cỏ), thu hoạch (dùng như , bộ ): 使 Khiến cho dân có chỗ để dọn cỏ và gặt hái (Tuân tử); Một năm không gặt hái được thì trăm họ đói (Cốc Lương truyện);
③ Chặt (dùng như , bộ ): Nhất định sẽ đánh đâu thắng đó, và chém tướng, chặt cờ (Hán thư);
④ Trị yên (dùng như , bộ 丿).

ngải

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây ngải

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây ngải cứu, lá khô dùng chữa bệnh được.
2. (Danh) Chỉ người già, người cao tuổi. ◇ Văn tâm điêu long : "Phàm đồng thiếu giám thiển nhi chí thịnh, trưởng ngải thức kiên nhi khí suy" , (Dưỡng khí ) Phàm trai trẻ xem xét nông cạn mà ý chí mạnh mẽ, người già cả hiểu biết vững vàng nhưng khí lực suy yếu.
3. (Danh) Người xinh đẹp, tươi tắn. ◇ Mạnh Tử : "Tri hiếu sắc tắc mộ thiếu ngải" (Vạn Chương thượng ) Biết hiếu sắc thì thích gái tơ.
4. (Danh) Họ "Ngải".
5. (Động) Hết, dứt. ◇ Thi Kinh : "Dạ như hà ki? Dạ vị ngải" ? (Tiểu nhã , Đình liệu ) Đêm đã thế nào? Đêm chưa dứt.
6. (Động) Nuôi, dưỡng dục. ◇ Thi Kinh : "Lạc chỉ quân tử, Bảo ngải nhĩ hậu" , (Tiểu nhã , Nam san hữu đài ) Vui thay những bậc quân tử, Con cháu được dưỡng nuôi yên ổn.
7. Một âm là "nghệ". § Thông "nghệ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây ngải cứu. Dùng lá ngải khô quấn thành cái mồi châm lửa cháy rồi đốt vào chỗ đau cho kẻ ốm gọi là cứu .
② Xinh đẹp. Như tri hiếu sắc tắc mộ thiếu ngải biết hiếu sắc thì mến gái tơ.
③ Thôi. Sự gì chưa xong gọi là vị ngải .
④ Già.
⑤ Nuôi.
⑥ Hết.
⑦ Báo đáp.
⑧ Một âm là nghệ. Cắt cỏ.
⑨ Trị yên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây ngải cứu;
② Thôi, hết, ngừng: Chưa xong, chưa thôi;
③ (văn) Xinh đẹp: Biết yêu sắc đẹp thì mến gái tơ;
④ (văn) Người già;
⑤ (văn) Nuôi dưỡng;
⑥ (văn) Báo đáp;
⑦ [Ài] (Họ) Ngải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây, lá dùng để chữa bệnh. Ta cũng gọi là Ngải — Màu xanh như lá ngải — Già nua. Người già 50 tuổi gọi là Ngải — Tốt đẹp. Nuôi nấng — Lâu dài — Ngừng lại. Hết — Tên đất trời Xuân Thu, thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay — Họ người.

Từ ghép 7

na, nan, nạn
nán ㄋㄢˊ, nàn ㄋㄢˋ, nuó ㄋㄨㄛˊ

na

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ tốt, thịnh — Xua đuổi ma quỷ gây bệnh dịch — Các âm khác là Nan, Nạn. Xem các âm này.

Từ ghép 28

nan

phồn thể

Từ điển phổ thông

khó khăn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Thiều Chửu

① Khó. Trái lại với tiếng dễ.
② Một âm là nạn. Tai nạn. Sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn. Như lạc nạn mắc phải tai nạn, tị nạn lánh nạn, v.v.
③ Căn vặn. Như vấn nạn hỏi vặn lẽ khó khăn, vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng gọi là phát nạn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khó khăn: Chứng bệnh khó chữa; Đường núi rất khó đi;
② Làm cho bó tay: Vấn đề này làm tôi phải bó tay;
③ Khó thể, không thể. 【】 nan đạo [nándào] Chẳng lẽ, lẽ nào, há (dùng như , bộ ): ? Chẳng lẽ anh không biết hay sao?; ?Lẽ nào anh lại quên mất lời hứa của mình?; ? Há chẳng phải như thế sao?; 【】nan quái [nánguài] Chẳng trách, chả trách, thảo nào, hèn chi: Hèn chi người ta phải cáu; Đều đi họp cả, thảo nào không tìm thấy ai; Không hiểu tình hình mấy, chả trách anh ta làm sai; 【】 nan miễn [nánmiăn] Khó tránh, không tránh khỏi: Mắc sai lầm là chuyện khó tránh; Đôi khi không tránh khỏi phiến diện; 【】nan dĩ [nányê] Khó mà: Khó mà tưởng tượng; Khó mà đoán trước được; Khó mà tin được;
④ Khó chịu, đáng ghét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó. Khó khăn. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Giai nhân nan tái đắc « ( người đẹp thì khó lòng được gặp lại ) — Các âm khác là Na, Nạn. Xem các âm này.

Từ ghép 28

nạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hoạn nạn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Thiều Chửu

① Khó. Trái lại với tiếng dễ.
② Một âm là nạn. Tai nạn. Sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn. Như lạc nạn mắc phải tai nạn, tị nạn lánh nạn, v.v.
③ Căn vặn. Như vấn nạn hỏi vặn lẽ khó khăn, vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng gọi là phát nạn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai họa, tai nạn, tai ương: Chạy nạn; Mắc nạn; Lánh nạn; Gặp nạn;
② Trách, khiển trách, vặn vẹo, làm khó, vấn nạn: Trách móc đủ điều; Không nên khiển trách anh ấy; Hỏi vặn lẽ khó khăn, vấn nạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều rủi ro xảy tới. Điều nguy hại. Đem điều khó khăn ra mà hỏi người khác — Một âm khác là Nan. Xem Nan.

Từ ghép 24

thấp
qì ㄑㄧˋ, shī ㄕ

thấp

phồn thể

Từ điển phổ thông

ẩm ướt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất ướt, đất ẩm thấp.
2. (Danh) Khí ẩm (theo đông y). ◎ Như: "phong thấp" bệnh phong thấp, làm đau nhức xương thịt, do khí ẩm thấp sinh ra.
3. (Tính) Ẩm, ướt. ◎ Như: "y phục hoàn thấp" quần áo còn ướt.
4. (Động) Thấm ướt. ◎ Như: "lệ thấp y khâm" . ◇ Thủy hử truyện : "Tiểu nhân bị tuyết đả thấp liễu y thường, tá thử hỏa hồng nhất hồng" , (Đệ thập hồi) Tiểu nhân bị tuyết thấm ướt cả quần áo, mượn lửa này sưởi một lúc cho khô.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất ướt.
② Ướt thấm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ướt, ẩm ướt: Quần áo còn ướt; Ẩm ướt, ướt át;
② (văn) Đất ướt, đất ẩm thấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ẩm ướt. Thấm nước.

Từ ghép 6

tí, tý
qì ㄑㄧˋ, sè ㄙㄜˋ, zì ㄗˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngâm, tẩm thấm. ◇ Lục Du : "Giai mật tí thực chi" (Lão học am bút kí ) Đều ngâm mật để ăn.
2. (Động) Nhiễm, lây.
3. (Động) Thú vật lây dịch bệnh mà chết.
4. (Danh) Ngấn, vết bẩn. ◎ Như: "ô tí" vết bẩn.

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngâm, tẩm, thấm

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm, tẩm thấm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngâm, tẩm, thấm: Ngâm đay;
② Bám: Máy không bám một tí bụi nào;
③ (đph) Vết ố, vết bẩn: Ố dầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngấm vào. Thấm vào — Thú vật chết vì bệnh dịch.

bảo dưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

bảo dưỡng, giữ gìn

Từ điển trích dẫn

1. Coi sóc sửa chữa máy móc. ◎ Như: "xa lượng ứng thì thường gia dĩ bảo dưỡng, dĩ duy hộ hành xa an toàn" , xe cộ bảo dưỡng đúng thời hạn, để cho đi xe được an toàn.
2. Nuôi nấng, giữ gìn sức khỏe. ☆ Tương tự: "điều dưỡng" 調, "trân trọng" , "trân nhiếp" , "di dưỡng" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha giá hội tử bất thuyết bảo dưỡng trước ta, hoàn yếu tróc lộng nhân. Minh nhi bệnh liễu, khiếu tha tự tác tự thụ" , . , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Bây giờ lại không biết giữ gìn sức khỏe, còn định chòng ghẹo người ta. Ngày mai mà bệnh, thực là mình làm mình chịu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gìn giữ nuôi nấng. Như Bảo dục .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.