phỉ
fēi ㄈㄟ, fěi ㄈㄟˇ

phỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. không phải
2. phỉ, giặc, cướp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ dùng bằng tre, hình vuông, giống như cái tráp, cái sọt. § Nay viết là "phỉ"
2. (Danh) Quân cướp bóc địa phương. ◎ Như: "thổ phỉ" giặc cỏ, "đạo phỉ" giặc cướp.
3. (Tính) Văn vẻ. § Thông "phỉ" .
4. (Phó) Chẳng phải, không. ◇ Thi Kinh : "Ngã tâm phỉ thạch, Bất khả chuyển dã" , (Bội phong , Bách chu ) Lòng em không như đá, (Đá có thể dời, nhưng lòng em) không thể dời chuyển.

Từ điển Thiều Chửu

① Chẳng phải.
② Tập làm sự bất chính. Như thổ phỉ giặc cỏ, phỉ loại đồ bậy bạ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kẻ cướp, thổ phỉ: Trộm cướp; Thổ phỉ; Tiễu phỉ;
② (văn) Chẳng phải (như [fei]): 貿 Chẳng phải đến để mua tơ (Thi Kinh); Không coi trọng tiếng tốt lúc sinh tiền (Đào Uyên Minh: Tự tế văn); Rất bổ ích;
③ (văn) Nó, người kia (dùng như , bộ ): Gió kia thổi vi vu hề (Thi Kinh);
④ (văn) Không chỉ: Không chỉ hiện giờ có việc đó, không chỉ hôm nay có việc đó, từ xưa đến nay đã như thế rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Cái sọt vuông (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hộp lớn bằng tre, để đựng đồ vật — Không phải. Trái với. Giặc cướp.

Từ ghép 9

bối
bèi ㄅㄟˋ

bối

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lũ, bọn, chúng
2. hàng xe, dãy xe
3. ví, so sánh
4. thế hệ, lớp người
5. hạng, lớp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bậc, hàng, lớp (thế hệ). ◎ Như: "tiền bối" bậc trước, "hậu bối" lớp sau.
2. (Danh) Lũ, bọn (số đông). ◎ Như: "ngã bối" lũ chúng ta, "nhược bối" lũ chúng bay. ◇ Tây du kí 西: "Dưỡng mã giả, nãi hậu sanh tiểu bối, hạ tiện chi dịch, khởi thị đãi ngã đích?" , , , ? (Đệ tứ hồi) Nuôi ngựa là việc của bọn trẻ con, hèn mọn, sao lại đối xử với ta như thế?
3. (Danh) Hàng xe, xe xếp thành hàng.
4. (Động) Ví, so sánh. ◇ Hậu Hán Thư : "Biên Phượng, Diên Đốc tiên hậu vi Kinh Triệu duẫn, thì nhân dĩ bối tiền thế Triệu (Quảng Hán), Trương (Sưởng)" , , (),() (Tuần lại truyện , Tự ) Biên Phượng, Diên Đốc trước sau làm quan doãn ở Kinh Triệu, người đương thời ví với Triệu (Quảng Hán), Trương (Sưởng) đời trước.

Từ điển Thiều Chửu

① Bực, lũ, bọn. Như tiền bối bực trước, hậu bối bọn sau, ngã bối lũ chúng ta, nhược bối lũ chúng bay, v.v.
② Hàng xe, rặng xe.
③ Ví, so sánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bậc, bề, bối: Bậc tiền bối; Bậc đàn anh, bề trên;
② Đời: Đã nửa đời người;
③ Đồ, hạng, những kẻ: Đồ bất lực, những kẻ bất tài. (Ngr) Lũ, bọn (chỉ số đông): Chúng tôi; Lũ chúng bây;
④ (văn) Hàng xe;
⑤ (văn) Ví, so sánh;
⑥ (văn) Hàng loạt, số nhiều: Nhờ vậy bầy tôi giỏi xuất hiện hàng loạt (Hậu Hán thư: Sái Ung truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xe đậu thành hàng dài — Người ngang hàng, cùng trang lứa. Bọn.

Từ ghép 14

bạch
bái ㄅㄞˊ, bó ㄅㄛˊ

bạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trắng, màu trắng
2. bạc (tóc)
3. sạch sẽ
4. rõ, sáng, tỏ
5. trống rỗng, hổng
6. miễn phí, không phải trả tiền
7. mất công, công toi, uổng công

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu trắng.
2. (Danh) Trong ngũ hành, màu trắng đại biểu cho "kim" . Về phương hướng, ứng với phương "tây" 西. Đối với bốn mùa trong năm, đó là mùa "thu" .
3. (Danh) Chén rượu phạt, chỉ chung chén rượu. ◇ Vương Thao : "Đương phù nhất đại bạch, vị khánh quân đắc thiên cổ chi mĩ nhân" , (Yểu nương tái thế ) Xin mời uống cạn một chén lớn, để mừng huynh đã được người đẹp muôn đời.
4. (Danh) Họ "Bạch".
5. (Động) Sáng, trời sáng. ◇ Tô Thức : "Đông phương kí bạch" (Tiền Xích Bích phú ) Trời đã rạng đông.
6. (Động) Trình bày, kẻ dưới thưa với người trên. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Hợp chưởng, chiêm ngưỡng tôn nhan, nhi bạch Phật ngôn" , , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Chắp tay, chiêm ngưỡng dung nhan của đức Phật mà thưa rằng.
7. (Động) Từ tôn kính, đặt cuối thư sau tên kí. ◇ Hàn Dũ : "(...) Dũ bạch" (...) (Đáp Lí Dực thư ) (...) Hàn Dũ kính thư.
8. (Động) Lộ rõ, bày ra rõ ràng. ◎ Như: "kì oan dĩ bạch" nỗi oan đã bày tỏ, "chân tướng đại bạch" bộ mặt thật đã lộ rõ.
9. (Động) Lườm, nguýt (tỏ vẻ khinh thị hoặc bất mãn). ◎ Như: "bạch liễu tha nhất nhãn" lườm hắn một cái.
10. (Tính) Trắng. ◎ Như: "bạch chỉ" giấy trắng, "bạch bố" vải trắng, "lam thiên bạch vân" trời xanh mây trắng.
11. (Tính) Sạch. ◎ Như: "thanh bạch" trong sạch.
12. (Tính) Sai, lầm. ◎ Như: "tả bạch tự" viết sai chữ.
13. (Tính) Trống không. ◎ Như: "bạch quyển" sách không có chữ, bài làm bỏ giấy trắng, "bạch túc" chân trần.
14. (Tính) Đơn giản, dễ hiểu. ◎ Như: "bạch thoại" lối văn nói đơn giản dễ hiểu.
15. (Phó) Không trả tiền, miễn phí. ◎ Như: "bạch cật bạch hát" ăn uống miễn phí, "bạch cấp" cho không.
16. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "bạch bào nhất thảng" đi uổng công, "bạch lai" tốn công vô ích.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc trắng.
② Sạch, như thanh bạch trong sạch.
③ Sáng, như đông phương kí bạch trời đã rạng đông.
④ Ðã minh bạch, như kì oan dĩ bạch nỗi oan đã tỏ.
⑤ Trình bày, kẻ dưới thưa với người trên gọi là bạch.
⑥ Chén rượu, như phù nhất đại bạch uống cạn một chén lớn.
⑦ Trắng không, sách không có chữ gọi là bạch quyển .
⑧ Nói đơn sơ, như bạch thoại lối văn nói đơn sơ dễ hiểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trắng, màu trắng, bạc: Màu trắng của lông chim trắng giống như màu trắng của tuyết trắng (Mạnh tử); Tóc ông ấy đã bạc rồi;
② Rõ ràng: Rõ rành rành;
③ Trong sạch: Người trong sạch;
④ Trống, không, để trắng: Để trống, bỏ trống; Quyển sách không có chữ;
⑤ Không phải trả tiền: Cho không; Ăn không;
⑥ Mất công, toi công, vô ích: Uổng công, toi công; Anh khiêng không nổi, đừng có phí sức vô ích; Nó nói đến mà không đến, làm tôi phải đợi toi công mất hai giờ đồng hồ;
⑦ Nhầm, sai: Viết sai rồi;
⑧ (văn) Trình bày, thưa (với người trên);
⑨ (văn) Chén rượu: Uống cạn một chén lớn;
⑩ [Bái] Tên dân tộc: Dân tộc Bạch (ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc);
⑪ [Bái] (Họ) Bạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu trắng — Trong sạch. Trong trắng — Sáng sủa. Rõ ràng, chẳng hạn Biện bạch ( nói rõ ) — Làm cho rõ ràng — Chẳng có gì. Trống không — Họ người.

Từ ghép 151

bạch bích 白璧bạch bố 白布bạch bút 白筆bạch cập 白芨bạch câu 白駒bạch câu quá khích 白駒過隙bạch chỉ 白芷bạch chiến 白戰bạch chủng 白種bạch cốt 白骨bạch cung 白宮bạch cư dị 白居易bạch cưỡng 白鏹bạch cương tàm 白殭蠶bạch dân 白民bạch diện 白面bạch diện thư sanh 白面書生bạch duyên khoáng 白鉛礦bạch dương 白楊bạch đả 白打bạch đái 白帶bạch đàn 白檀bạch đạo 白道bạch đằng 白藤bạch đầu 白頭bạch đầu ông 白頭翁bạch địa 白地bạch điến phong 白癜風bạch đinh 白丁bạch đoạt 白奪bạch đồ 白徒bạch đường 白糖bạch giản 白簡bạch hao 白蒿bạch hắc 白黑bạch hắc phân minh 白黑分明bạch hầu 白喉bạch hổ 白虎bạch hùng 白熊bạch huyết bệnh 白血病bạch huyết cầu 白血球bạch khai thủy 白开水bạch khai thủy 白開水bạch khế 白契bạch kim 白金bạch lạp 白蠟bạch lị 白痢bạch liên giáo 白蓮教bạch lộ 白露bạch lộ 白鷺bạch lộ 白鹭bạch ma 白麻bạch mai 白梅bạch mao 白茅bạch mễ 白米bạch mi 白眉bạch môi 白煤bạch nghị 白蟻bạch nghiệp 白業bạch ngọc 白玉bạch ngọc vi hà 白玉微瑕bạch nguyệt 白月bạch ngư 白魚bạch nhãn 白眼bạch nhân 白人bạch nhận 白刃bạch nhật 白日bạch nhật quỷ 白日鬼bạch nhật thăng thiên 白日升天bạch nhiệt đăng 白熱燈bạch nội chướng 白內障bạch ốc 白屋bạch phàn 白礬bạch phát 白髮bạch phấn 白粉bạch phụ tử 白附子bạch quả 白果bạch quyển 白卷bạch sam 白衫bạch sĩ 白士bạch si 白癡bạch sơn 白山bạch tàng 白藏bạch tẩu 白叟bạch thái 白菜bạch thân 白身bạch thiên 白天bạch thỏ 白兔bạch thoại 白話bạch thoại văn 白話文bạch thổ 白土bạch thủ 白手bạch thủ 白首bạch thủ thành gia 白手成家bạch thủy 白水bạch thuyết 白說bạch thược 白芍bạch thương 白商bạch tì 白砒bạch tiển 白癬bạch tô 白蘇bạch trọc 白濁bạch trú 白晝bạch truật 白朮bạch truật 白术bạch tùng 白松bạch tuyết 白雪bạch tương 白相bạch vân 白雲bạch vân hương 白雲鄉bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩bạch vân thạch 白雲石bạch vân thi 白雲詩bạch vân thương cẩu 白雲蒼狗bạch viên 白猿bạch vọng 白望bạch xỉ thanh mi 白齒青眉bạch y 白衣bạch y khanh tướng 白衣卿相bạch yến 白燕ban bạch 斑白ban bạch 頒白bẩm bạch 稟白bần bạch 貧白biện bạch 辨白biệt bạch 別白biểu bạch 表白bình bạch 平白bộc bạch 暴白cáo bạch 告白duệ bạch 曳白đái bạch 戴白đản bạch 蛋白hắc bạch 黑白huyết bạch 血白khải bạch 啟白khiết bạch 潔白minh bạch 明白nguyệt bạch 月白niếu bạch 尿白noãn bạch 卵白tang bạch bì 桑白皮tạo bạch 皁白thái bạch 太白thản bạch 坦白thanh bạch 清白thương bạch 搶白trinh bạch 貞白tuyết bạch 雪白xích khẩu bạch thiệt 赤口白舌y lệ toa bạch nhị thế 伊麗莎白二世
ôn
wēn ㄨㄣ, wò ㄨㄛˋ, yūn ㄩㄣ

ôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh ôn dịch, bệnh truyền nhiễm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dịch, bệnh truyền nhiễm. ◎ Như: "kê ôn" dịch gà. ◇ Thủy hử truyện : "Mục kim kinh sư ôn dịch thịnh hành, dân bất liêu sanh" , (Đệ nhất hồi) Nay ôn dịch đương lan tràn ở kinh sư, dân không biết nhờ vào đâu mà sống được.
2. (Danh) Tai ương. ◇ Lỗ Tấn : "Tha dĩ vi aQ giá hồi khả tao liễu ôn, nhiên nhi bất đáo thập miểu chung, aQ dã tâm mãn ý túc đích đắc thắng đích tẩu liễu" Q. , Q 滿 (Nột hảm , aQ chánh truyện Q).
3. (Danh) Tiếng chửi rủa: đồ mắc dịch. ◇ Trương Thiên Dực : "Nhậm bác bì! Ôn tộc thân! Súc sanh!" ! ! ! (Tích bối dữ nãi tử ).
4. (Động) Mắc phải bệnh truyền nhiễm. ◇ Ngô Tổ Tương : "Ngã chỉ đương ôn tử lưỡng đầu trư. Chương tam ca, nhĩ cấp ngã dã tả cá ngũ thập ba" . , (San hồng , Tam thập).
5. (Tính) Ù lì, thiếu sinh khí. ◎ Như: "giá xuất hí, tình tiết tông, nhân vật dã ôn" , , .

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh ôn dịch, bệnh truyền nhiễm gọi là ôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm, toi: Phòng ngừa bệnh dịch; Bệnh toi gà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh truyền nhiễm.

Từ ghép 3

giao
jiāo ㄐㄧㄠ

giao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trao cho, giao cho
2. tiếp giáp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Qua lại thân thiện, kết bạn. ◎ Như: "giao tế" giao tiếp, "kết giao" kết bạn. ◇ Luận Ngữ : "Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ" , (Học nhi ) Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không?
2. (Động) Tiếp cận, tiếp xúc, kề, đến gần. ◇ Khổng Thản : "Phong đích nhất giao, ngọc thạch đồng toái" , (Dữ thạch thông thư ) Mũi nhọn tên sắt chạm nhau, ngọc đá cùng tan vỡ.
3. (Động) Đưa, trao. ◎ Như: "giao nhậm vụ" giao nhiệm vụ, "giao phó" .
4. (Động) Giống đực và giống cái dâm dục. ◎ Như: "giao hợp" , "giao cấu" .
5. (Động) Nộp, đóng. ◎ Như: "giao quyển" nộp bài, "giao thuế" đóng thuế.
6. (Danh) Chỗ tiếp nhau, khoảng thời gian giáp nhau. ◎ Như: "xuân hạ chi giao" khoảng mùa xuân và mùa hè giao tiếp, "giao giới" giáp giới. ◇ Tả truyện : "Kì cửu nguyệt, thập nguyệt chi giao hồ?" , (Hi Công ngũ niên ) Phải là khoảng giữa tháng chín và tháng mười chăng?
7. (Danh) Bạn bè, hữu nghị. ◎ Như: "tri giao" bạn tri kỉ. ◇ Sử Kí : "Thần dĩ vi bố y chi giao thượng bất tương khi, huống đại quốc hồ" , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Thần nghĩ rằng bọn áo vải chơi với nhau còn chẳng lừa đảo nhau, huống hồ là một nước lớn.
8. (Danh) Quan hệ qua lại. ◎ Như: "bang giao" giao dịch giữa hai nước, "kiến giao" đặt quan hệ ngoại giao.
9. (Danh) Sự mua bán. ◎ Như: "kim thiên thành giao đa thiểu số lượng?" hôm nay mua bán xong xuôi được bao nhiêu số lượng?
10. (Danh) Đấu vật. § Thông "giao" . ◎ Như: "điệt giao" đấu vật.
11. (Danh) Họ "Giao".
12. (Phó) Qua lại, hỗ tương. ◎ Như: "giao đàm" bàn bạc với nhau, "giao chiến" đánh nhau, "giao lưu" trao đổi với nhau.
13. (Phó) Cùng nhau, cùng lúc, lẫn nhau. ◎ Như: "thủy nhũ giao dung" nước và sữa hòa lẫn nhau, "phong vũ giao gia" gió mưa cùng tăng thêm, "cơ hàn giao bách" đói lạnh cùng bức bách.

Từ điển Thiều Chửu

① Chơi, như giao du đi lại chơi bời với nhau, tri giao chỗ chơi tri kỉ, giao tế hai bên lấy lễ mà giao tiếp với nhau, giao thiệp nhân có sự quan hệ về việc công, bang giao nước này chơi với nước kia, ngoại giao nước mình đối với nước ngoài.
② Liền tiếp, như đóng cây chữ thập , chỗ ngang dọc liên tiếp nhau gọi là giao điểm .
③ Có mối quan hệ với nhau, như tờ bồi giao ước với nhau gọi là giao hoán , mua bán với nhau gọi là giao dịch .
④ Nộp cho, như nói giao nộp tiền lương gọi là giao nạp .
⑤ cùng, như giao khẩu xưng dự mọi người cùng khen.
⑥ Khoảng, như xuân hạ chi giao khoảng cuối xuân đầu hè.
⑦ Phơi phới, như giao giao hoàng điểu phơi phới chim vàng anh (tả hình trạng con chim bay đi bay lại).
⑧ Dâm dục, giống đực giống cái dâm dục với nhau gọi là giao hợp , là giao cấu , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa, giao: Đưa quyển sách này cho anh ấy; Giao nhiệm vụ;
② Nộp, đóng: Nộp bài; Nộp thuế; Đóng thuế nông nghiệp;
③ Sang (chỉ thời gian, thời tiết): Đã sang giờ tí; Ngày mai sang đông rồi;
④ Chỗ tiếp nhau, giáp (về thời gian, nơi chốn): , Chỗ giao nhau, giữa tháng chín, tháng mười (Tả truyện); Giáp giới;
⑤ Tình quen biết, tình bạn, sự đi lại chơi với nhau: Tình bè bạn không thể quên nhau được;
⑥ Kết: Kết bạn;
⑦ Ngoại giao: Bang giao; Đặt quan hệ ngoại giao;
⑧ Trao đổi: Trao đổi kinh nghiệm; 便 Giao lưu các loại hàng hóa để tiện lợi cho dân (Diêm thiết luận);
⑨ Sự giao hợp, sự giao phối (giữa nam nữ, đực và cái về mặt sinh dục): Giao cấu; Loài hổ bắt đầu giao phối (từ tháng thứ hai cuối mùa đông) (Hoài Nam tử);
⑩ Qua lại, hỗ tương, lẫn nhau: Những người nghe nói, trong bụng cũng tính cùng nhau khen ngợi ông ấy (Tôn Thần); Cùng lúc: Mọi người cùng khen; , Gió mưa mây sấm cùng phát sinh mà đến (Trần Lượng: Giáp Thìn đáp Chu Nguyên Hối thư); Như [jiao]; [Jiao] Giao Châu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đều. Cùng — Thông với nhau, không bị ngăn cách. Chẳng hạn Giao thông — Trao cho. Đưa cho — Qua lại với nhau. chẳng hạn Giao du — Tình bạn. Chẳng hạn Cựu giao ( tình bạn cũ ) — Nối tiếp nhau. Chẳng hạn Giao tiếp — Kết hợp lại với nhau. Chẳng hạn Giao cấu.

Từ ghép 84

bách cảm giao tập 百感交集bang giao 邦交bang giao điển lệ 邦交典例bần tiện giao 貧賤交bình giao 平交bố y chi giao 布衣之交chí giao 至交chuyển giao 轉交chuyển giao 转交cố giao 故交cựu giao 舊交diện giao 面交đả giao đạo 打交道đề giao 提交đệ giao 遞交đính giao 訂交đoạn giao 断交đoạn giao 斷交giao bái 交拜giao binh 交兵giao bôi 交杯giao cảm 交感giao cấu 交媾giao châu 交洲giao chỉ 交趾giao chiến 交戰giao dịch 交易giao du 交遊giao đạo 交道giao điểm 交點giao giới 交界giao hảo 交好giao hiếu 交好giao hoán 交換giao hoan 交歡giao hoàn 交還giao hỗ 交互giao hỗ tác dụng 交互作用giao hợp 交合giao hữu 交友giao kết 交結giao lưu 交流giao nạp 交納giao phó 交付giao phong 交鋒giao phong 交锋giao tế 交際giao thác 交錯giao thế 交替giao thiệp 交涉giao thoa 交梭giao thông 交通giao thời 交時giao tiếp 交接giao tình 交情giao tranh 交爭giao ước 交約giao vĩ 交尾giao xoa 交叉hiếu giao 好交kết giao 結交khai giao 開交khẩu giao 口交kiến giao 建交lân giao 鄰交nạp giao 納交ngoại giao 外交ngoại giao đoàn 外交團quảng giao 廣交quốc giao 國交tài giao 財交tâm giao 心交thâm giao 深交thần giao 神交thế giao 世交tính giao 性交tố giao 素交trạch giao 擇交tri giao 知交tuyệt giao 絶交tương giao 相交ủy giao 委交viễn giao 遠交xã giao 社交
tiếu
xiào ㄒㄧㄠˋ

tiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cười

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cười, vui cười. ◇ Nguyễn Trãi : "Tiếu đàm nhân tại bích vân trung" (Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự ) Tiếng người cười nói trong mây biếc.
2. (Động) Cười chê. ◎ Như: "trào tiếu" cười cợt, cợt nhạo, "tiếu đàm" nói cười (có ý chê bai).

Từ điển Thiều Chửu

① Cười, vui cười.
② Cười chê, như trào tiếu cười cợt, cợt nhạo. Sự gì đáng chê gọi là tiếu đàm . Nguyễn Trãi : Tiếu đàm nhân tại bích vân trung tiếng người cười nói trong mây biếc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cười, vui cười: Cười khanh khách, cười lớn, cả cười; Cười cười nói nói;
② Chê cười, chế giễu: Làm cho mọi người cười vỡ bụng; Cười cợt; Ta mãi mãi bị các nhà đại phương chê cười (Trang tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cười. Td: Hàm tiếu ( mĩm cười ) — Chê cười. Td: Đàm tiếu.

Từ ghép 37

khoái
kuài ㄎㄨㄞˋ

khoái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhanh nhẹn
2. sắp sửa
3. sướng, thích
4. sắc (dao)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vui, mừng, thích thú, sướng thích. ◎ Như: "nhất sinh khoái hoạt" một đời sung sướng. ◇ Thủy hử truyện : "Lão gia khoái hoạt khiết tửu" (Đệ thập hồi) Lão gia hả hê uống rượu.
2. (Tính) Khoáng đạt, hào sảng. ◎ Như: "khoái nhân" người có tính tình hào sảng.
3. (Tính) Mau, chóng, lẹ. ◎ Như: "khoái tốc" mau lẹ. ◇ Thủy hử truyện : "Thảng hoặc bị nhãn tật thủ khoái đích nã liễu tống quan, như chi nại hà?" , ? (Đệ tứ thập tam hồi) Nếu mà bị người nhanh mắt lẹ tay bắt giải lên quan thì anh tính sao?
4. (Tính) Sắc, bén. ◎ Như: "khoái đao" dao sắc. ◇ Thủy hử truyện : "Bả nhân nhất đao khảm liễu, tịnh vô huyết ngân, chỉ thị cá khoái" : , , (Đệ thập nhị hồi) Chém một người, không có vết máu, vì đao sắc quá.
5. (Phó) Sắp, gần, sắp sửa. ◎ Như: "thiên khoái phóng tình liễu" trời sắp tạnh rồi, "ngã khoái tất nghiệp liễu" tôi sắp sửa tốt nghiệp rồi.
6. (Phó) Gấp, vội. ◎ Như: "khoái hồi gia ba" mau về nhà đi, "khoái truy" mau đuổi theo. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã bất tín hữu ma vương tại nội! Khoái tật dữ ngã đả khai, ngã khán ma vương như hà" ! , (Đệ nhất hồi) Ta không tin là có ma vương trong đó! Mau mau mở ra cho ta coi xem ma vương như thế nào.
7. (Danh) Tốc độ. ◎ Như: "giá thất mã năng bào đa khoái?" con ngựa đó chạy tốc độ bao nhiêu?
8. (Danh) Lính sai. ◎ Như: "bộ khoái" lính bắt giặc cướp, "hà khoái" lính tuần sông.
9. (Danh) Họ "Khoái".

Từ điển Thiều Chửu

① Sướng thích, như khoái hoạt .
② Chóng.
③ Sắc, như khoái đao dao sắc.
④ Lính sai, như bộ khoái lính bắt giặc cướp, hà khoái lính tuần sông, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh, chóng, mau lẹ, gấp: Anh ấy tiến bộ rất nhanh; Xe (tàu) tốc hành; Mau về nhà đi!;
② Sắp, gần: Trời sắp sáng rồi. 【】khoái yếu [kuàiyào] Sắp, sắp sửa, gần;
③ Sắc, bén: Con dao này sắc thật;
④ Vui, thích, sướng: Mọi người đều rất vui lòng, lòng người rất hồ hởi;
⑤ Thẳng thắn: Người ngay nói thẳng;
⑥ (văn) Lính sai: Lính bắt giặc cướp; Lính tuần sông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui sướng — Thích ý — Mau lẹ. Nhanh. Nhọn sắc. Sắc sảo.

Từ ghép 19

xá, xả
shě ㄕㄜˇ, shè ㄕㄜˋ, shì ㄕˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. nghỉ trọ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quán trọ. ◎ Như: "túc xá" 宿 nhà trọ.
2. (Danh) Nhà ở, nhà cửa. ◎ Như: "mao xá" nhà tranh.
3. (Danh) Khiêm từ dùng để chỉ chỗ ở của mình. ◎ Như: "hàn xá" , "tệ xá" .
4. (Danh) Chuồng nuôi súc vật. ◎ Như: "trư xá" chuồng heo, "ngưu xá" chuồng bò.
5. (Danh) Lượng từ: đơn vị chiều dài ngày xưa, khoảng đường quân đi trong một đêm gọi là "xá", khoảng 30 dặm.
6. (Danh) Một đêm. ◇ Tả truyện : "Phàm sư nhất túc vi xá, tái túc vi tín, quá tín vi thứ" 宿, 宿, (Trang Công tam niên ) Về quân đội, một đêm gọi là "xá", lại một đêm là "tín", quá một "tín" là "thứ".
7. (Động) Nghỉ. ◎ Như: "xá ư mỗ địa" nghỉ trọ ở chỗ nào đó.
8. (Tính) Khiêm từ, tiếng để gọi các người thân, thường dùng cho hàng dưới mình. ◎ Như: "xá đệ" em nó, "xá điệt" cháu nó.
9. Một âm là "xả". (Động) Bỏ, vất. § Thông . ◎ Như: "nhiêu xả" tha ra, "thí xả" bố thí.
10. (Động) Thôi, ngừng. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
11. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Quán trọ. Nhà ở cũng gọi là xá. Như mao xá nhà tranh.
② Tiếng để gọi các người thân hàng dưới mình. Như xá đệ em nó, xá điệt cháu nó, v.v.
③ Nghỉ. Như Xá ư mỗ địa nghỉ trọ ở đất mỗ.
④ Quân đi một đêm gọi là xá, tức là một quãng đường xa 30 dặm.
⑤ Một âm là xả. Bỏ. Tục bảo tha ra là nhiêu xả , lấy của gì của người cho là thí xả .
⑥ Thôi ngưng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quán trọ, nhà: Nhà trọ; Chuồng trâu (bò);
② (khiêm) Gọi anh em trong nhà: Em tôi; Cháu tôi;
③ Xá (quãng đường hành quân đi trọn đêm 30 dặm thời xưa): 退 Lùi tránh ba xá (90 dặm), (Ngb) hết sức nhượng bộ. Xem [shâ].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà để cho khách ở. Td: Khách xá — Nhà để ở. Td: Cư xá — Nơi ở. Làng, ấp — Chỉ người trong nhà, trong họ — Khoảng đuờng đi cứ 30 dặm gọi là một Xá — Một âm là Xả. Xem Xả.

Từ ghép 27

xả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vứt bỏ
2. bỏ đi, rời bỏ
3. bố thí

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quán trọ. ◎ Như: "túc xá" 宿 nhà trọ.
2. (Danh) Nhà ở, nhà cửa. ◎ Như: "mao xá" nhà tranh.
3. (Danh) Khiêm từ dùng để chỉ chỗ ở của mình. ◎ Như: "hàn xá" , "tệ xá" .
4. (Danh) Chuồng nuôi súc vật. ◎ Như: "trư xá" chuồng heo, "ngưu xá" chuồng bò.
5. (Danh) Lượng từ: đơn vị chiều dài ngày xưa, khoảng đường quân đi trong một đêm gọi là "xá", khoảng 30 dặm.
6. (Danh) Một đêm. ◇ Tả truyện : "Phàm sư nhất túc vi xá, tái túc vi tín, quá tín vi thứ" 宿, 宿, (Trang Công tam niên ) Về quân đội, một đêm gọi là "xá", lại một đêm là "tín", quá một "tín" là "thứ".
7. (Động) Nghỉ. ◎ Như: "xá ư mỗ địa" nghỉ trọ ở chỗ nào đó.
8. (Tính) Khiêm từ, tiếng để gọi các người thân, thường dùng cho hàng dưới mình. ◎ Như: "xá đệ" em nó, "xá điệt" cháu nó.
9. Một âm là "xả". (Động) Bỏ, vất. § Thông . ◎ Như: "nhiêu xả" tha ra, "thí xả" bố thí.
10. (Động) Thôi, ngừng. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
11. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Quán trọ. Nhà ở cũng gọi là xá. Như mao xá nhà tranh.
② Tiếng để gọi các người thân hàng dưới mình. Như xá đệ em nó, xá điệt cháu nó, v.v.
③ Nghỉ. Như Xá ư mỗ địa nghỉ trọ ở đất mỗ.
④ Quân đi một đêm gọi là xá, tức là một quãng đường xa 30 dặm.
⑤ Một âm là xả. Bỏ. Tục bảo tha ra là nhiêu xả , lấy của gì của người cho là thí xả .
⑥ Thôi ngưng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bỏ, vứt bỏ: Xả thân vì nước; Hi sinh quên mình; Cố giữ không bỏ;
② (cũ) Bố thí: Đem của bố thí cho người khác. Xem [shè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ );
② (văn) Thôi, ngừng. Xem [shè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi. Ngừng lại — Bỏ đi. Như chữ Xả — Một âm là Xá. Xem Xá.

Từ ghép 5

lí, lý
lǐ ㄌㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quê kệch, thô lậu. ◇ Hán Thư : "Biện nhi bất hoa, chất nhi bất lí" , (Tư Mã Thiên truyện ) Rành rẽ mà không màu mè, mộc mạc mà không quê mùa.
2. (Tính) Thông tục, lưu hành trong dân gian. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, hữu cổ ảo khiên hoàng khuyển cái thực kì gia, phách bản lí ca" , , (Chân Hậu ) Một hôm có bà lão mù dắt con chó vàng đi ăn xin trước cửa nhà, gõ phách mà hát bài dân ca.
3. (Động) Cậy nhờ, nương tựa. ◇ Hán Thư : "Phù tì thiếp tiện nhân, cảm khái nhi tự sát, phi năng dũng dã, kì hoạch vô lí chi chí nhĩ" , , , (Quý Bố đẳng truyện ) Những tì thiếp người thấp kém, cảm khái mà tự tử, không phải là có dũng khí, chỉ vì không biết trông cậy (vào đâu) nên đến như thế mà thôi.
4. (Danh) Tên một dân tộc thiểu số thời xưa ở Trung Quốc, phân bố ở tỉnh Quảng Đông, ven biển vùng tây nam cho tới tỉnh Quảng Tây.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhờ, cậy
2. quê kệch

Từ điển Thiều Chửu

① Nhờ, như vô lí cũng như nói vô liêu không nhờ cái gì cho khuây khõa được.
② Quê kệch, như lí ca câu hát quê kệch của người nhà quê hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tục, thô tục, thô kệch quê mùa;
② (văn) Nhờ: Không nhờ cái gì để khuây khỏa được;
③ Bản làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Rảnh rang nhàn rỗi không biết làm gì — Thấp hèn thô bỉ — Quê mùa vụng về — Bài hát ở nơi quê mùa. Cũng gọi là Lí ca .

Từ ghép 2

tự
zì ㄗˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chữ
2. giấy tờ
3. hiệu, tên chữ
4. người con gái đã hứa hôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chữ. ◎ Như: "đan tự" chữ đơn, "Hán tự" chữ Hán, "đồng nghĩa tự" chữ cùng nghĩa.
2. (Danh) Tên hiệu đặt thêm ngoài tên gốc. § Kinh Lễ định con trai hai mươi tuổi làm lễ đội mũ rồi mới đặt tên. ◎ Như: con đức Khổng Tử tên là "Lí" , tên tự là "Bá Ngư" , "Nhạc Phi tự Bằng Cử" tên hiệu của Nhạc Phi là Bằng Cử.
3. (Danh) Giấy tờ, giấy làm bằng, khế ước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cấp tha thập ki lạng ngân tử, tả thượng nhất trương thối hôn đích tự nhi" , 退 (Đệ lục thập tứ hồi) Cho nó mười mấy lạng bạc, bảo viềt một tờ giấy chứng từ hôn.
4. (Danh) Âm đọc. ◎ Như: "giảo tự thanh sở" phát âm rõ ràng.
5. (Danh) Họ "Tự".
6. (Động) Hứa hôn. § Ngày xưa, con gái nhận lời gả chồng thì cài trâm và đặt tên tự. ◎ Như: "đãi tự khuê trung" người con gái trong phòng khuê, chưa hứa hôn.
7. (Động) Nuôi nấng, dưỡng dục. ◎ Như: "phủ tự" vỗ về nuôi nấng. ◇ Liêu trai chí dị : "Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi" , , (Thư si ) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.
8. (Động) Yêu thương. ◇ Tả truyện : "Sở tuy đại, phi ngô tộc dã, kì khẳng tự ngã hồ?" , , (Thành Công tứ niên ) Nước Sở dù lớn, đâu phải dòng họ ta, họ có chịu yêu thương ta chăng?
9. (Động) Trị lí. ◇ Lưu Vũ Tích : "Phòng dân chi lí thậm chu, nhi bất chí kiểu sát; tự dân chi phương thậm dụ, nhi bất chí sử xâm mâu" , ; , 使 (Đáp Nhiêu Châu chi sứ quân thư 使).

Từ điển Thiều Chửu

① Văn tự, bắt chước hình trạng từng loài mà đặt gọi là văn , hình tiếng cùng họp lại với nhau gọi là tự .
② Tên tự, kinh lễ định con trai hai mươi tuổi làm lễ đội mũ rồi mới đặt tên. Như con đức Khổng-tử tên là Lí , tên tự là Bá-ngư . Con gái nhận lời gả chồng mới cài trâm và đặt tên tự, cho nên nhận lời gả chồng cũng gọi là tự nhân .
③ Sinh sản, người ta sinh con gọi là tự. Chữ tự ở trong văn tự cũng là noi ở nghĩa ấy mà ra, ý nói nẩy nở ra nhiều vậy.
④ Yêu, phủ tự vỗ về nuôi nấng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chữ, tự: Chữ Hán; Anh ấy viết chữ rất đẹp;
② Âm: Phát âm rõ ràng;
③ Tên tự, tên chữ: Nguyễn Du tự là Tố Như;
④ Giấy (tờ), văn tự: Viết giấy (văn tự) làm bằng;
⑤ (cũ) (Con gái) đã hứa hôn: Người con gái trong phòng khuê còn chưa hứa hôn;
⑥ (văn) Sinh con, đẻ con;
⑦ (văn) Yêu thương: Vỗ về nuôi nấng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ viết — Nuôi dưỡng — Con gái đã hứa hôn — Tên chữ của một người. Truyện Hoa Tiên : » Húy Phương Châu, tự Diệc Thương «.

Từ ghép 53

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.