bái, bát
bā ㄅㄚ, pā ㄆㄚ, pá ㄆㄚˊ

bái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vin, bíu, vịn
2. đào, cào, móc ra, bới ra
3. bóc, lột

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bóc, lột. ◎ Như: "bả quất tử bái khai lai cật" bóc quýt ra ăn.
2. (Động) Cởi, tháo. ◎ Như: "bái y thường" cởi áo.
3. (Động) Đào. ◎ Như: "bái thổ" đào đất, "bái đê" đào đê.
4. (Động) Vịn, víu. ◎ Như: "bái trước lan can" vịn lan can.
5. (Động) Móc ra, bới ra. ◎ Như: "bái đỗng" moi hang.
6. (Động) Lượm, thu thập. ◇ Tây du kí 西: "Ngộ Không đạo: Nhĩ tiểu thì bất tằng tại ngã diện tiền bái sài?" : ? (Đệ thập tứ hồi) (Tôn) Ngộ Không nói: Ông hồi nhỏ đã không từng lượm củi trước mặt ta sao?
7. (Động) Gãi, cào. ◎ Như: "bái dưỡng nhi" gãi ngứa.
8. (Động) Nép, nằm ép mình xuống.
9. (Động) Bò, trèo, leo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đỗng nội Mạnh Hoạch tông đảng, giai khí cung khuyết, bái san việt lĩnh nhi tẩu" , , (Đệ cửu thập hồi) Trong động bè bọn Mạnh Hoạch, đều bỏ cả cung điện, trèo non vượt núi chạy trốn.
10. (Động) Ninh (dùng lửa nhỏ nấu nhừ). ◎ Như: "bái bạch thái" ninh cải trắng.

Từ điển Thiều Chửu

① Móc ra, bới ra.
② Tục gọi kẻ trộm kẻ cắp là bái thủ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vịn, bíu, víu: Vịn vào lan can;
② Đào, cào, móc ra, bới ra: Đào đất;
③ Bóc, lột: Bóc vỏ, lột da. Xem [pá].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cào: Cào rơm;
② Ninh: Ninh thịt dê (cừu). Xem [ba].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhổ lên — Một âm khác là Bát. Xem vần Bát.

Từ ghép 2

bát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cào cỏ, cào rơm
2. ninh, hầm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh. Đánh phá — Trừ đi. Diệt đi, Đẩy — Một âm khác là Bái.
lang
láng ㄌㄤˊ, làng ㄌㄤˋ

lang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chàng trai
2. một chức quan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chức quan. § Về đời nhà Tần , nhà Hán thì các quan về hạng "lang" đều là sung vào quan túc vệ. Về đời sau mới dùng để gọi các quan ngoài, như "thượng thư lang" , "thị lang" . Ở bên ta thì các quan cai trị thổ mán đều gọi đều gọi là "quan lang".
2. (Danh) Mĩ xưng dùng cho đàn ông. ◎ Như: "Chu lang" chàng Chu, "thiếu niên lang" chàng tuổi trẻ.
3. (Danh) Gọi phụ nữ cũng dùng chữ "lang". ◇ Liêu trai chí dị : "Thái Nguyên Vương sanh, tảo hành, ngộ nhất nữ lang, bão bộc độc bôn, thậm gian ư bộ" , , , , (Họa bì ) Vương sinh người ở Thái Nguyên, sáng sớm đi đường, gặp một người con gái ôm khăn gói đi một mình, bước đi có vẻ rất khó nhọc.
4. (Danh) Tiếng phụ nữ gọi chồng hoặc tình nhân. ◇ Lí Bạch : "Lang kị trúc mã lai, Nhiễu sàng lộng thanh mai" , (Trường Can hành ) Chàng cưỡi ngựa tre lại, Vòng quanh giường nghịch mai xanh.
5. (Danh) Tiếng xưng hô của đầy tớ đối với chủ.
6. (Danh) Họ "Lang".

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Chức quan: Thị lang; Thượng thư lang;
② Cô, chàng, anh chàng (lối xưng hô đối với một số người): Cô gái; Anh bán hàng rong; Anh (chàng) chăn trâu;
③ (cũ) Chàng (phụ nữ gọi chồng hoặc người yêu): Tiễn chồng (chàng) tòng quân;
④ [Láng] (Họ) Lang. Xem [làng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [shêkelàng]. Xem [láng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên đất thời Xuân Thu, nay là địa phận tỉnh Sơn Đông — Tên một chức quan — Tiếng gọi người trai trẻ, có nghĩa như Chàng. Td: Kim lang ( chàng họ Kim ). Đoạn trường tân thanh có câu: » Ôi Kim lang, hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây « — Tiếng vợ gọi chồng. Xem Lang quân — tiếng người đày tớ gọi chủ.

Từ ghép 13

sát
chá ㄔㄚˊ

sát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xem kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn xem kĩ càng. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lí" , (Hệ từ thượng ) Ngẩng lên mà xem thiên văn, cúi xuống mà nhìn kĩ địa lí.
2. (Động) Biện rõ, xét kĩ, tường thẩm. ◇ Mạnh Tử : "Minh túc dĩ sát thu hào chi mạt, nhi bất kiến dư tân, tắc vương hứa chi hồ?" , 輿, ? (Lương Huệ Vương thượng ) Mắt sáng nhìn rõ đàng cuối một sợi lông mùa thu, nhưng chẳng thấy cỗ xe chở củi. Vua có tin lời ấy hay không?
3. (Động) Tìm tòi, điều tra. ◎ Như: "khảo sát" . ◇ Vương An Thạch : "Thiết vị công hậu dĩ ân tín phủ chúc khương, sát kì tài giả thu vi chi dụng" , (Dữ Vương Tử Thuần thư , Chi tam).
4. (Động) Hiểu, biết, lí giải. ◇ Lễ Kí : "Lễ dĩ trị chi, nghĩa dĩ chánh chi, hiếu tử, đễ đệ, trinh phụ, giai khả đắc nhi sát yên" , , , , , (Tang phục tứ chế ).
5. (Động) Tiến cử, tuyển bạt (sau khi khảo sát). ◇ Vương An Thạch : "Tư mã Tấn thì hữu Hứa Công giả, Đông Dương nhân dã, đức hạnh cao, sát hiếu liêm bất khởi, lão ư gia" , , , , (Hứa thị thế phổ ).
6. (Động) Thể sát, lượng sát. ◇ Quốc ngữ : "Kim quân vương bất sát, thịnh nộ thuộc binh, tương tàn phạt Việt Quốc" , , (Ngô ngữ ).
7. (Động) Bày tỏ, biểu bạch. ◇ Khuất Nguyên : "Nguyện thừa gian nhi tự sát hề, tâm chấn điệu nhi bất cảm" , (Cửu chương , Trừu tư ).
8. (Động) Xét nét nghiệt ngã, xét nét bẻ bắt. § Ngày xưa gọi tòa ngự sử là "sát viện" nghĩa là giám sát về việc quan lại vậy. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Xử đại quan giả, bất dục tiểu sát" , (Quý công ).
9. (Động) Đến, tới. ◇ Quản Tử : "Thượng sát ư thiên, hạ cực ư địa, bàn mãn cửu châu" , , 滿 (Nội nghiệp ).
10. (Động) Kiểm điểm. ◇ Bồ Tiên Kịch : "Nhĩ giá phụ nhân hành thái si, tiến thối thất sát xúc mẫu nghi" , 退 (Phụ tử hận , Đệ tam trường ).
11. (Tính) Trong sáng sảng khoái. ◇ Tống Ngọc : "Cửu khiếu thông uất tinh thần sát, diên niên ích thọ thiên vạn tuế" , (Cao đường phú ).
12. (Tính) Trong sạch, thanh cao. ◇ Đại Đái Lễ Kí : "Thủy chí thanh tắc vô ngư, nhân chí sát tắc vô đồ" , (Tử Trương vấn nhập quan ). § Xem "sát sát" .
13. (Tính) Sâu. ◇ Đại Đái Lễ Kí : "Kiệt bất suất tiên vương chi minh đức, nãi hoang đam vu tửu, dâm dật vu nhạc, đức hôn chánh loạn, tác cung thất cao đài, ô trì thổ sát, dĩ dân vi ngược" , , , , , , (Thiểu gian ).

Từ điển Thiều Chửu

① Xét lại.
② Rõ rệt.
③ Xét nét nghiệt ngã.
④ Xét nét bẻ bắt, ngày xưa gọi tòa ngự sử là sát viện nghĩa là giám sát về việc quan lại vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xét lại, xem xét, giám sát, xét nét, kiểm tra: Xét lời nói, coi việc làm; Cấp trên đi kiểm tra công tác cải cách ở nông thôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấy rõ — Xem xét kĩ càng.

Từ ghép 35

cát
jí ㄐㄧˊ

cát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tốt lành

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành. § Đối lại với "hung" . ◎ Như: "cát tường" điềm lành. ◇ Bạch Cư Dị : "Xa giả lang tạ kiệm giả an, Nhất hung nhất cát tại nhãn tiền" , (Tân nhạc phủ , Thảo mang mang ).
2. (Danh) Việc tốt lành, việc có lợi. ◎ Như: "hung đa cát thiểu" xấu nhiều lành ít.
3. (Danh) Họ "Cát".

Từ điển Thiều Chửu

① Tốt lành. Phàm việc gì vui mừng đều gọi là cát, đối lại với chữ hung .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lành;
② [Jí] (Họ) Cát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Điều phúc, điều lành — Ngày mồng một đầu tháng âm lịch — Tên người, tức Lê Ngô Cát, người xã Hương làng huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Đông, Bắc phần Việt Nam, đậu cử nhân năm 1848, từng làm quan ở Quốc sử quán, sau làm Án sát tỉnh Cao Bằng. Năm 1859, ông được Quốc sử quán tổng tài là Phan Thanh Giản đề cử sửa lại bộ Đại Nam quốc sử diễn ca và chép tiếp tới chỗ vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu.

Từ ghép 24

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.