bế
bì ㄅㄧˋ

bế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đóng, khép (cửa)
2. nhắm (mắt)
3. ngậm
4. bế tắc, bí
5. che, đậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng, khép, ngậm, nhắm. § Đối lại với "khai" . ◎ Như: "bế môn" đóng cửa, "bế mục" nhắm mắt. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhàn trung tận nhật bế thư trai" (Mộ xuân tức sự ) Trong lúc nhàn rỗi suốt ngày đóng cửa phòng văn.
2. (Động) Tắc, không thông. ◎ Như: "bế khí" (1) nhịn thở, (2) tắt thở (chết), "bế tắc" trở tắc.
3. (Động) Ngừng, chấm dứt. ◎ Như: "bế hội" kết thúc hội nghị, "bế mạc" kết thúc, chấm dứt.
4. (Động) Cấm chỉ, cắt đứt.
5. (Danh) Cửa ngách (bên cạnh cửa lớn).
6. (Danh) Ngày lập thu, lập đông.
7. (Danh) Họ "Bế".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðóng cửa. Trái lại với chữ khai mở thông. Như không được khai thông gọi là bế tắc , không mở mang ra gọi là bế tàng , không đi lại gì với ai gọi là bế quan tự thủ . Nguyễn Trãi : Nhàn trung tận nhật bế thư trai (Mộ xuân tức sự ) trong lúc nhàn rỗi suốt ngày đóng cửa phòng văn.
② Cửa ngạch, các cửa nhỏ bên then cửa lớn.
③ Che đậy.
④ Lấp.
⑤ Ngày lập thu, lập đông gọi là bế.
⑥ Họ Bế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đóng, khép, nhắm, ngậm: Đóng cửa; Nhắm mắt lại; Ngậm miệng lại;
② Kết thúc, chấm dứt, đình chỉ, ngừng lại: Hội nghị đã bế mạc;
③ Bí, tắc, tức: Tức thở; tắt thở, tắt hơi;
④ (văn) Cửa ngách (bên cạnh cửa lớn);
⑤ (văn) Ngày lập thu lập đông;
⑥ [] (Họ) Bế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng cửa lại — Cái then cài cửa — Làm cho tắt nghẽn, không lưu thông được — Ngưng lại. Chấm dứt.

Từ ghép 16

bế
bì ㄅㄧˋ

bế

giản thể

Từ điển phổ thông

1. đóng, khép (cửa)
2. nhắm (mắt)
3. ngậm
4. bế tắc, bí
5. che, đậy

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đóng, khép, nhắm, ngậm: Đóng cửa; Nhắm mắt lại; Ngậm miệng lại;
② Kết thúc, chấm dứt, đình chỉ, ngừng lại: Hội nghị đã bế mạc;
③ Bí, tắc, tức: Tức thở; tắt thở, tắt hơi;
④ (văn) Cửa ngách (bên cạnh cửa lớn);
⑤ (văn) Ngày lập thu lập đông;
⑥ [] (Họ) Bế.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 4

ngu
yú ㄩˊ

ngu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngu đần

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dốt nát, ngu muội, không thông minh. ◎ Như: "ngu si" dốt nát mê muội. ◇ Luận Ngữ : "Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi, như ngu" , , (Vi chánh ) Ta với Nhan Hồi nói chuyện suốt ngày, không thấy anh ấy vặn hỏi gì cả, tưởng như ngu đần vậy.
2. (Tính) Đôn hậu, thật thà.
3. (Tính) Dùng làm lời nói khiêm (về ý kiến, điều lo nghĩ... của mình). ◎ Như: "ngu ý" như ý ngu dốt này. ◇ Hán Thư : "Cảm bất lược trần ngu nhi trữ tình tố" (Vương Bao truyện ).
4. (Danh) Người ngu dốt. ◇ Luận Ngữ : "Cổ chi ngu dã trực, kim chi ngu dã trá nhi dĩ hĩ" , (Dương Hóa ) Đời xưa người ngu thì ngay thẳng, nay người ngu thì chỉ dối trá thôi.
5. (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm từ). ◇ Tam Quốc : "Ngu dĩ vi cung trung chi sự, sự vô đại tiểu, tất dĩ tư chi, nhiên hậu thi hành, tất năng bổ khuyết lậu, hữu sở quảng ích" , , , , , (Gia Cát Lượng , Tiền xuất sư biểu ) Tôi trộm nghĩ những việc trong cung, bất kì lớn nhỏ, đều nên hỏi ý các ông ấy (Quách Du Chi, Phí Y, v.v.) rồi sau mới thi hành thì có thể bồi bổ được chỗ thiếu sót mà thu được ích lợi lớn.
6. (Động) Lừa dối. ◎ Như: "ngu lộng" lừa gạt người. ◇ Tôn Tử : "Năng ngu sĩ tốt chi nhĩ mục, sử chi vô tri" , 使 (Cửu địa ) Phải biết đánh lừa tai mắt quân lính, làm cho họ không biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu dốt.
② Lừa dối. Như ngu lộng lừa gạt người.
③ Lời nói khiêm. Như ngu án kẻ ngu si này xét, ngu ý như ý kẻ ngu dốt này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngu dốt, ngu muội: Người ngu dốt;
② Lừa bịp: Bị người ta lừa bịp;
③ (khiêm) Kẻ ngu này, tôi: Theo thiển ý (thiển kiến) của tôi; Theo sự xét đoán của kẻ ngu này (của tôi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu óc tối tăm, đần độn. Ca dao Việt Nam có câu: » Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình « — Tiếng khiêm nhường khi nói về mình. Td: Ngu huynh ( người anh đần độn này ).

Từ ghép 14

Từ điển trích dẫn

1. Anh em, huynh đệ. ◇ Luận Ngữ : "Hiếu tai Mẫn Tử Khiên! Nhân bất gián ư kì phụ mẫu côn đệ chi ngôn" ! (Tiên tiến ) Hiếu thuận thay, anh Mẫn Tử Khiên! Không ai chê trách gì lời (khen ngợi anh) của cha mẹ và anh em.
2. Thân ái như anh em. ◇ Chiến quốc sách : "Kim Tần Sở giá tử thủ phụ, vi côn đệ chi quốc" , (Tề sách nhất ) Nay Tần và Sở gả con cưới vợ thông hôn với nhau, thành hai nước (giao hảo như) anh em.
3. Người đồng bối, bạn bè thân thích ngang hàng. ◇ Hậu Hán Thư : "Nãi tận tán dĩ ban côn đệ cố cựu, thân ý dương cừu khố" , (Mã Viện truyện ) Bèn đem hết tiền của chia cho bạn bè thân thích cũ, tự mình chỉ mặc quần da áo cừu.
ôn
wēn ㄨㄣ, wò ㄨㄛˋ, yūn ㄩㄣ

ôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh ôn dịch, bệnh truyền nhiễm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dịch, bệnh truyền nhiễm. ◎ Như: "kê ôn" dịch gà. ◇ Thủy hử truyện : "Mục kim kinh sư ôn dịch thịnh hành, dân bất liêu sanh" , (Đệ nhất hồi) Nay ôn dịch đương lan tràn ở kinh sư, dân không biết nhờ vào đâu mà sống được.
2. (Danh) Tai ương. ◇ Lỗ Tấn : "Tha dĩ vi aQ giá hồi khả tao liễu ôn, nhiên nhi bất đáo thập miểu chung, aQ dã tâm mãn ý túc đích đắc thắng đích tẩu liễu" Q. , Q 滿 (Nột hảm , aQ chánh truyện Q).
3. (Danh) Tiếng chửi rủa: đồ mắc dịch. ◇ Trương Thiên Dực : "Nhậm bác ! Ôn tộc thân! Súc sanh!" ! ! ! (Tích bối dữ nãi tử ).
4. (Động) Mắc phải bệnh truyền nhiễm. ◇ Ngô Tổ Tương : "Ngã chỉ đương ôn tử lưỡng đầu trư. Chương tam ca, nhĩ cấp ngã dã tả cá ngũ thập ba" . , (San hồng , Tam thập).
5. (Tính) Ù lì, thiếu sinh khí. ◎ Như: "giá xuất hí, tình tiết tông, nhân vật dã ôn" , , .

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh ôn dịch, bệnh truyền nhiễm gọi là ôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm, toi: Phòng ngừa bệnh dịch; Bệnh toi gà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh truyền nhiễm.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Áo dài "trường y" lính chiến mặc. Cũng phiếm chỉ "quân y" quần áo quân đội. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Lão hòa thượng cận tiền khán na thiếu niên thì, đầu đái vũ cân, thân xuyên ngẫu sắc chiến bào, bạch tịnh diện , sanh đắc thập phân mĩ mạo" , , 穿, , (Đệ tam thập cửu hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo mặc khi ra trận.

Từ điển trích dẫn

1. Nhiều lần đánh trận. ◇ Vương An Thạch : "Bách chiến lao tráng sĩ ai, Trung nguyên nhất bại thế nan hồi" , (Ô giang đình ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh nhau trăm trận. Chỉ công lao và tài xông pha trận mạc.
phiết
piē ㄆㄧㄝ, piě ㄆㄧㄝˇ

phiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nét phảy
2. vứt đi, quẳng đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vứt đi, quẳng đi không thèm đoái đến. ◇ Thủy hử truyện : "Phiết hạ bút tái thủ tửu lai" (Đệ thập nhất hồi) (Viết xong bài thơ) quăng bút xuống, lại nhắc rượu lên.
2. (Động) Ném, vung, lia, tung.
3. (Động) Múc, hớt. ◎ Như: "phiết bào mạt" hớt bọt đi, "phiết du" hớt lớp dầu đi.
4. (Động) Gạn, chắt lấy.
5. (Động) Lau, chùi. ◇ Vương Bao : "Sảng nhiên luy hi, phiết thế vấn lệ" , (Đỗng tiêu phú ) Xót thương sụt sùi, lau chùi nước mắt.
6. (Động) Làm trái ngược. ◇ Thủy hử truyện : "Thảng hoặc lưu trụ tại gia trung, đảo nhạ đắc hài nhi môn bất học hảo liễu. Đãi bất thu lưu tha, hựu phiết bất quá Liêu đại lang diện " , . , (Đệ nhị hồi) Nếu như để (Cao Cầu) ở trong nhà, chỉ tổ làm hư con trẻ. Mà không chứa nó, thì lại chỉ làm bỉ mặt Liêu đại lang.
7. (Động) Bĩu, mếu, méo qua một bên. ◎ Như: "phiết chủy" : (1) Bĩu môi (không tin cậy, khinh thường). (2) Mếu máo (không vui, muốn khóc).
8. (Danh) Nét phẩy (thư pháp).
9. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho vật gì hình như dấu phẩy. ◎ Như: "lưỡng phiết hồ tử" hai chòm râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Phẩy, nét phẩy.
② Vứt đi, quẳng đi không thèm đoái đến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ném, lia, vứt, tung: Lia mảnh sành xuống ao; Ném lựu đạn;
② Bĩu: Bĩu môi. Xem [pie].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lìa bỏ, vứt đi, quăng đi: Bỏ lối cũ rích ấy đi;
② Múc, hớt: Hớt bọt ở trong nồi đi;
③ Gạn lấy, chắc lấy: Gạn lấy ít nước (phần loãng);
④ Nét phẩy (trong chữ Hán). Xem [piâ].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phủi đi. Phẩy đi — Lấy tay mà đánh — Phân biệt ra.

Từ điển trích dẫn

1. Các thành liên tiếp kề sát nhau. ◇ Hán Thư : "Hán hưng, đại phong chư hầu vương, liên thành sổ thập" , , (Ngũ hành chí thượng ).
2. Tỉ dụ vật phẩm quý giá. § Thời Chiến Quốc, Huệ Văn Vương nước Triệu, được ngọc bích Hòa Thị , Tần Chiêu Vương xin lấy mười lăm thành đổi lấy ngọc bích. Về sau hai chữ "liên thành" chỉ ngọc Hòa Thị hoặc vật trân quý.
3. Tên huyện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều thành trì tiếp nối. Chỉ giá trị rất lớn. Bài tựa Thanh tâm tài nhân thi tập của Chu Mạnh Trinh có câu: » Vô hà chi bích, giá khả trọng ư chi thành «. Đoàn Tư Thuật dịch rằng: » Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so «. Liên thành là: những thành liền nhau. Điển Bắc sử chép: Nước Triệu được hai viên ngọc bích của Biện Hòa tìm được tại núi Kinh sơn . Sau vua Chiêu Vương nước Tấn viết thư xin đem năm thành trì đổi ngọc ấy về. Về sau vật gì quý báu gọi là quý giá Liên thành. » Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời « ( Chinh phụ ngâm ).

Từ điển trích dẫn

1. Thầy trò thuyền thụ nhau thành học thuyết của một nhà, "nhất gia" .
2. Phép tắc trong gia đình. § Cũng gọi là "gia quy" , "gia ước" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô ư hoàng thúc bổng nội, cánh gia bội dữ chi. Chí ư nghiêm cấm nội ngoại, nãi thị gia pháp, hựu hà nghi yên?" , . , , ? (Đệ nhị thập ngũ hồi) Ta sẽ tăng gâp hai lương bổng cho hoàng thúc. Còn như việc nghiêm cấm trong ngoài, vốn là gia pháp, việc gì phải hỏi nữa?
3. Phong cách, truyền thống của một phái về văn chương, nghệ thuật. ◇ Hồ Ứng Lân : "Sơ Đường tứ thập vận duy Đỗ Thẩm Ngôn, như "Tống Lí đại phu tác", thật tự Thiếu Lăng gia pháp" , "", (Thi tẩu , Cận thể thượng ). § "Thiếu Lăng" chỉ Đỗ Phủ, thi nhân đời Đường.
4. Tục xưa gọi hình cụ đánh phạt gia nhân là "gia pháp" . ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Tả hữu! Khoái thủ gia pháp lai, điếu khởi tiện tì đả nhất bách tiên" ! , (Bạch Ngọc nương nhẫn khổ thành phu ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc mà mọi người trong nhà phải theo.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.