Từ điển trích dẫn

1. Người chịu hình phạt một cách oan uổng. ◇ Hán Thư : "Phù tuyên minh giáo hóa, thông đạt u ẩn, sử ngục vô oan hình, ấp vô đạo tặc, quân chi chức dã" , , 使, , (Tuần lại truyện , Hoàng Bá ) Tuyên minh giáo hóa, thông đạt u ẩn, làm cho ngục không có người chịu tội oan, nước không có trộm cướp, đó là chức vụ của vua.
2. Chỉ oan án. ◇ Chu Biện : "Khởi thập cửu niên chi duệ đoán, hữu bát bách kiện chi oan hình" , (Khúc vị cựu văn , Quyển ngũ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự trừng phạt không đúng, quá đáng, tội nhẹ mà phạt nặng, hoặc vô tội mà bị trừng phạt.

Từ điển trích dẫn

1. Khí bất bình uất kết trong lòng vì chịu phải oan khuất. ◇ Đãng khấu chí : "Nhĩ ngã đích oan khí hựu bất tri hà nhật xuất dã" (Đệ cửu bát hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái phần còn lại của người chết không đúng lí. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lạ thay oan khí tương triền, nàng vừa phục xuống, Từ liền ngã ra «.

Từ điển trích dẫn

1. Không có tội mà bị vu là có tội hoặc không có lỗi lầm mà bị chỉ trích.
2. Không có sự thật căn cứ, vu oan. ◇ Chu Nhi Phục : "Nhĩ biệt oan uổng hảo nhân" (Thượng Hải đích tảo thần , Đệ tứ bộ tứ bát ) Mi chớ có vu oan cho người tốt.
3. Uổng phí, mất oan. ◇ Mao Thuẫn : "Giá tiền chân hoa đắc hữu điểm oan uổng" (Tiểu vu ) Món tiền tiêu này thật có phần uổng phí.
4. Không xứng, không đáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chịu đựng đau khổ không đúng lí mà không nói ra được — Cong vạy, không ngay thẳng, không đúng lí.

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Nón to đội mùa hè để che nắng. (2) "Nại đái" : Người không hiểu sự lí, người ngu xuẩn. ◇ Thổ phong lục : "Kim thế nại đái tử, Xúc nhiệt đáo nhân gia" , (Quyển bát, Nại đái ) Đời nay có kẻ ngớ ngẩn, Trời nóng nực xông vào nhà người ta.
2. (Tính) (1) Mê mẩn, mê muội. (2) Thô xấu, luộm thuộm (quần áo). ◇ Ngô Sí Xương : "Thốt hữu nhất đạo nhân lai, trước chiết giác cân, nại đái bất kham" , , (Khách song nhàn thoại tục tập, , Ngộ tri tử ) Chợt có một đạo sĩ lại, đội mũ chéo góc, quần áo luộm thuộm hết sức. (3) Rườm rà, vướng mắc (văn từ).
3. (Động) Đội nón để che nóng. ◇ Lục Du : "Xích nhật hoàng trần nại đái mang" (Hạ nhật ) Mặt trời đỏ bụi vàng đội nón vội vàng.

Từ điển trích dẫn

1. Tính tình nóng nảy. ◇ Thủy hử truyện : "Tần Minh thị cá cấp tính đích nhân, canh kiêm Chúc gia trang tróc liễu tha đồ đệ Hoàng Tín, chánh một hảo khí, phách mã phi khởi lang nha côn, tiện lai trực thủ Chúc Long" , , , , 便 (Đệ tứ thập bát hồi) Tần Minh vốn là người nóng tính, lại đang căm tức Chúc gia trang đã bắt đồ đệ Hoàng Tín của mình, nên thúc ngựa múa cây lang nha bổng xông vào đánh Chúc Long.
2. Biến hóa rất nhanh. ◎ Như: "cấp tính bệnh" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Qua mau. Có tính chất mau chóng.

Từ điển trích dẫn

1. Giăng lưới bắt chim muông. ◇ Chiến quốc sách : "Thí chi như trương la giả, trương ư vô điểu chi sở, tắc chung nhật vô sở đắc hĩ" , , (Đông Chu sách ) Thí dụ như giăng lưới bắt chim, giăng ở chỗ không có chim thì suốt ngày cũng không bắt được.
2. Giăng bủa mạng lưới pháp luật.
3. Lặng lẽ, hiu quạnh, tịch mịch. ◇ Tô Thức : "Lãnh quan môn hộ khả trương la" (Thứ vận dương bao tảo xuân ) Quan nhàn rỗi cửa nhà vắng vẻ hiu quạnh.
4. Chiêu đãi, tiếp đãi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu kiến Phượng Thư tẩu lai đạo: Nhĩ bất quán trương la, nhĩ cật nhĩ đích khứ. Ngã tiên thế nhĩ trương la, đẳng tán liễu ngã tái cật" : , . , (Đệ tam thập bát hồi) Lại thấy Phượng Thư chạy đến bảo (với Sử Tương Vân): Cô tiếp đãi không quen, cứ đi ăn đi. Để tôi thay cô tiếp đãi cho, xong rồi tôi sẽ ăn.
5. Sắp đặt, an bài, trù hoạch, liệu tính.
6. Dò la, tìm tòi.
7. Chiêu dẫn, chiêu tập, lôi kéo.

Từ điển trích dẫn

1. Chiều ngang và chiều dọc. ◎ Như: "hoành thụ trường đoản tương đồng, tất vi chánh phương hình" , ngang dọc dài ngắn như nhau, thì là hình vuông.
2. Ngang dọc qua lại, xen kẽ. ◇ Giản Văn Đế : "Tưu sắc tà lâm, Hà văn hoành thụ" , (Minh nguyệt san minh ) Màu đỏ thẫm chiếu nghiêng, Đường vân ráng chiều xen kẽ nhau ngang dọc.
3. Dầu sao, dù thế nào đi nữa. ☆ Tương tự: "phản chánh" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hoành thụ hữu hỏa kế môn bang trước, dã vị tất hảo ý tư hống phiến tha đích" , (Đệ tứ thập bát hồi) Dầu sao đã có bạn buôn giúp đỡ, chắc họ cũng không nỡ lừa dối anh ấy đâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một truyện nôm, không rõ tác giả, được viết theo thể Lục bát, nói về cuộc gặp gỡ giữa một nho sĩ đời Lê là Trần Tú Uyên và một tiên nữ là Giáng Kiều — Tên một truyện viết bằng Hán văn trong cuốn Tục Tuyền kì của bà Đoàn Thị Điểm, cũng có nội dung tương tự. Xem tiểu truyện tác giả ở vần Điểm.

bát hiệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

quay số (điện thoại)

Từ điển trích dẫn

1. Đường bằng phẳng, rộng rãi, thông đạt các ngả.
2. Rộng rãi, bằng phẳng. ◇ Sử Kí : "Tự như Thuần Vu Khôn dĩ hạ, giai mệnh viết Liệt đại phu, vị khai đệ khang trang chi cù, cao môn đại ốc, tôn sủng chi" , , , , (Mạnh Tử Tuân Khanh liệt truyện ) Từ hạng Thuần Vu Khôn trở xuống đều được gọi là "Liệt đại phu", (nhà vua) sai làm cho cửa cao nhà lớn ở chỗ đường rộng khang trang, quý trọng sủng ái họ.
3. Tỉ dụ tấm lòng khoan rộng. ◇ Quyền Đức Dư 輿: "Tuân ngô thích xúc tâm, Uyển nhĩ khang trang tư" , 姿 (Tống biệt nguyên phiếm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bằng phẳng rộng rãi. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Bát khang trang chẳng chút chông gai «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.