lâm
lín ㄌㄧㄣˊ

lâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rừng cây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rừng. ◎ Như: "trúc lâm" rừng tre, "san lâm" núi rừng, "phòng phong lâm" rừng ngăn chống gió. ◇ Nguyễn Du : "Thu mãn phong lâm sương diệp hồng" 滿 (Nhiếp Khẩu đạo trung ) Thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
2. (Danh) Phiếm chỉ chỗ tụ họp đông đúc. ◎ Như: "nho lâm" rừng nho (chỗ nhiều học giả). ◇ Tư Mã Thiên : "Sĩ hữu thử ngũ giả, nhiên hậu khả dĩ thác ư thế nhi liệt ư quân tử chi lâm hĩ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ sĩ có năm điều ấy thì mới có thể sống ở đời mà đứng vào hàng quân tử. § Ghi chú: Năm điều là: trí, nhân, nghĩa, dũng và hạnh.
3. (Danh) Họ "Lâm".
4. (Tính) Đông đúc. ◎ Như: "công xưởng lâm lập" công xưởng chen chúc san sát.

Từ điển Thiều Chửu

① Rừng, như sâm lâm rừng rậm.
② Phàm chỗ nào tụ họp đông cũng gọi là lâm, như nho lâm rừng nho (chỗ nhiều kẻ học giả ở).
③ Ðông đúc, như lâm lập mọi vật chen chúc như rừng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rừng: Rừng cây; Rừng tre; Gây rừng; Rừng chống gió;
② (Ngb) Rừng: Rừng bia; Rừng nho;
③ Đông như rừng: Đứng đông chen chúc như rừng, san sát;
④ Lâm (nghiệp): Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nghề phụ và nghề đánh cá;
⑤ [Lín] (Họ) Lâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rừng. Vùng đất cây cối mọc nhiều — Chỉ nơi, sự tụ họp đông đảo. Td: Nho lâm, Hàn lâm.

Từ ghép 32

bì, tì, tỳ
pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giúp đỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp đỡ, phụ tá. ◎ Như: "bì tá" phụ giúp.
2. (Động) A dua, a phụ. ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Chiến Quốc chi sĩ hiếu khoa thị bì, hằng quỷ thật dĩ cầu hợp, bất cố nhân chi thị phi" , , (Tiếu Nha văn ).
3. (Động) Dốc lòng, kiên trì, dày công.
4. (Động) Tổn thương, phá hoại. ◇ Trang Tử : "Nhân đại hỉ da? bì ư dương; nhân đại nộ da? bì ư âm" ? ; ? (Tại hựu ) Người ta vui quá chăng? hại cho khí dương; người ta giận quá chăng? hại cho khí âm.
5. (Động) Tiếp giáp, kề sát. ◎ Như: "bì liên" nối liền, ở sát. § Còn viết là .
6. (Danh) Cái rốn.
7. (Danh) Tên thành ấp nước Lỗ thời Xuân Thu.
8. (Danh) Họ "Bì".
9. § Ghi chú: Ta quen đọc là "tì".

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giúp;
② Liền tiếp nhau (về đất đai). 【】bì liên [pílián] Nối liền, liền, ở sát: Miền nam Trung Quốc liền với Việt Nam; Ruộng lúa mì sát liền với rừng cây.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp đỡ, phụ tá. ◎ Như: "bì tá" phụ giúp.
2. (Động) A dua, a phụ. ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Chiến Quốc chi sĩ hiếu khoa thị bì, hằng quỷ thật dĩ cầu hợp, bất cố nhân chi thị phi" , , (Tiếu Nha văn ).
3. (Động) Dốc lòng, kiên trì, dày công.
4. (Động) Tổn thương, phá hoại. ◇ Trang Tử : "Nhân đại hỉ da? bì ư dương; nhân đại nộ da? bì ư âm" ? ; ? (Tại hựu ) Người ta vui quá chăng? hại cho khí dương; người ta giận quá chăng? hại cho khí âm.
5. (Động) Tiếp giáp, kề sát. ◎ Như: "bì liên" nối liền, ở sát. § Còn viết là .
6. (Danh) Cái rốn.
7. (Danh) Tên thành ấp nước Lỗ thời Xuân Thu.
8. (Danh) Họ "Bì".
9. § Ghi chú: Ta quen đọc là "tì".

Từ ghép 1

tỳ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Giúp.
② Gồm, đất liền tiếp nhau gọi là bì liên . Có khi viết là .
③ Bì ni dịch âm tiếng Phạm, nghĩa là giới luật.
④ Bì Lư tên một vị Phật. Ta quen đọc là chữ tì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giúp;
② Liền tiếp nhau (về đất đai). 【】bì liên [pílián] Nối liền, liền, ở sát: Miền nam Trung Quốc liền với Việt Nam; Ruộng lúa mì sát liền với rừng cây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phụ vào. Giúp vào.
nam
nán ㄋㄢˊ

nam

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đàn ông, con trai
2. tước Nam

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn ông. § Đối lại với "nữ" . ◇ Lễ Kí : "Nam hữu phận, nữ hữu quy" , (Lễ vận ).
2. (Danh) Con trai. ◎ Như: "trưởng nam" con trai trưởng. ◇ Đỗ Phủ : "Nhất nam phụ thư chí, Nhị nam tân chiến tử" , (Thạch hào lại ) Một đứa con trai gởi thư đến, (Báo tin) hai đứa con trai kia vừa tử trận.
3. (Danh) Con trai đối với cha mẹ tự xưng là "nam".
4. (Danh) Tước "Nam", một trong năm tước "Công Hầu Tử Nam" .
5. (Danh) Họ "Nam".

Từ điển Thiều Chửu

① Con trai.
② Con trai đối với cha mẹ thì tự xưng mình là nam.
③ Tước Nam.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nam, trai: Phái nam; Diễn viên nam;
② Con trai: Con trai trưởng; Không con không cái;
③ Tiếng tự xưng của người con trai đối với cha mẹ;
④ Nam (một tước trong năm tước: Công, hầu, , tử, nam).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đàn ông — Đứa con trai — Tên một tước trong năm tước thời xưa.

Từ ghép 16

thư, thả, tồ
cú ㄘㄨˊ, jū ㄐㄩ, qiě ㄑㄧㄝˇ

thư

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Vả chăng, hơn nữa (thường dùng làm lời chuyển ý). ◎ Như: "thả phù" vả chăng, "huống thả" huống hồ.
2. (Liên) Lại, mà lại. ◇ Thi Kinh : "Quân tử hữu tửu đa thả chỉ" (Tiểu nhã , Ngư lệ ) Quân tử có rượu nhiều lại ngon.
3. (Liên) "Thả" ... "thả" ... Vừa ... vừa ... ◎ Như: "thả chiến thả tẩu" vừa đánh vừa chạy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt kiến na sương lai liễu nhất tăng nhất đạo, thả hành thả đàm" , (Đệ nhất hồi) Chợt thấy từ mái hiên lại một nhà sư và một đạo sĩ, vừa đi vừa nói chuyện.
4. (Phó) Hãy, hãy thế, hãy thử. ◎ Như: "tạm thả" hãy tạm thế. ◇ Đỗ Phủ : "Thả khan dục tận hoa kinh nhãn" (Khúc Giang ) Hãy trông những đóa hoa sắp rụng hết đương bay qua mắt.
5. (Phó) Sắp, gần tới. ◎ Như: "thả tận" sắp hết. ◇ Sử Kí : "Ngô vương tòng đài thượng quan, kiến thả trảm ái cơ, đại hãi" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô vương ngồi trên đài xem, thấy sắp chém ái cơ của mình thì kinh hoảng.
6. Một âm là "thư". (Trợ) Đặt ở cuối câu, lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra. ◎ Như: Thi Kinh nói: "kì lạc chỉ thư" thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, lời nói giáo đầu, như thả phù vả chưng.
② Lời nói chuyển sang câu khác, như huống thả phương chi lại.
③ Hãy thế, như tạm thả hãy tạm thế. Làm việc gì luộm thuộm, chỉ cầu cho tắc trách gọi là cẩu thả .
④ Sắp, như thả tận sắp hết.
⑤ Lại, như kinh Thi nói: quân tử hữu tửu đa thả chỉ quân tử có rượu nhiều lại ngon.
⑥ Vừa, lời nói lúc vội vàng, như thả chiến thả tẩu vừa đánh vừa chạy.
⑦ Một âm là thư. Lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra, như kinh Thi nói: kì lạc chỉ thư thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dồi dào (dùng như hình dung từ): Mâm bát thật dồi dào (đồ cúng) (Thi Kinh: Đại nhã, Hàn diệc);
② Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cảm thán: Vui lắm vậy thay! (Thi Kinh); Chẳng phải ta nhớ nghĩ (Thi Kinh: Trịnh phong, Xuất kì đông môn); ! Cây tiêu đấy! Mùi hương bay xa đấy! (Thi Kinh: Đường phong).

thả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vừa
2. cứ

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Vả chăng, hơn nữa (thường dùng làm lời chuyển ý). ◎ Như: "thả phù" vả chăng, "huống thả" huống hồ.
2. (Liên) Lại, mà lại. ◇ Thi Kinh : "Quân tử hữu tửu đa thả chỉ" (Tiểu nhã , Ngư lệ ) Quân tử có rượu nhiều lại ngon.
3. (Liên) "Thả" ... "thả" ... Vừa ... vừa ... ◎ Như: "thả chiến thả tẩu" vừa đánh vừa chạy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt kiến na sương lai liễu nhất tăng nhất đạo, thả hành thả đàm" , (Đệ nhất hồi) Chợt thấy từ mái hiên lại một nhà sư và một đạo sĩ, vừa đi vừa nói chuyện.
4. (Phó) Hãy, hãy thế, hãy thử. ◎ Như: "tạm thả" hãy tạm thế. ◇ Đỗ Phủ : "Thả khan dục tận hoa kinh nhãn" (Khúc Giang ) Hãy trông những đóa hoa sắp rụng hết đương bay qua mắt.
5. (Phó) Sắp, gần tới. ◎ Như: "thả tận" sắp hết. ◇ Sử Kí : "Ngô vương tòng đài thượng quan, kiến thả trảm ái cơ, đại hãi" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô vương ngồi trên đài xem, thấy sắp chém ái cơ của mình thì kinh hoảng.
6. Một âm là "thư". (Trợ) Đặt ở cuối câu, lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra. ◎ Như: Thi Kinh nói: "kì lạc chỉ thư" thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, lời nói giáo đầu, như thả phù vả chưng.
② Lời nói chuyển sang câu khác, như huống thả phương chi lại.
③ Hãy thế, như tạm thả hãy tạm thế. Làm việc gì luộm thuộm, chỉ cầu cho tắc trách gọi là cẩu thả .
④ Sắp, như thả tận sắp hết.
⑤ Lại, như kinh Thi nói: quân tử hữu tửu đa thả chỉ quân tử có rượu nhiều lại ngon.
⑥ Vừa, lời nói lúc vội vàng, như thả chiến thả tẩu vừa đánh vừa chạy.
⑦ Một âm là thư. Lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra, như kinh Thi nói: kì lạc chỉ thư thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạm, hãy cứ, cứ: Anh tạm chờ một lát; Không nói thẳng thì đạo không sáng tỏ ra được, nên ta hãy cứ nói thẳng (Mạnh tử: Đằng Văn công thượng); Nàng hãy tạm về nhà mẹ, nay ta tạm báo lên phủ (Khổng tước Đông Nam phi);
② Và, lại, mà lại: Đường đi hiểm trở lại dài (Thi Kinh); Bất nghĩa mà giàu và sang, đối với tôi như phù vân (Luận ngữ);
③ Vừa (...vừa) (thường dùng , như ): ? (Người kia) vừa quay lại vừa đáp: Hỏi tên để làm gì? (Thuyết uyển); Long nữ vừa khóc lóc thương thảm vừa cảm tạ (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện); Vừa đi vừa nói; Nhà vua vừa giận vừa mừng (Sử kí); Vừa lui binh vừa đánh (Sử kí);
④ Tỏ ý thêm: Không những... mà còn; Và, vả lại, hơn nữa; Tấn Hầu, Tần bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà còn hai lòng với Sở nữa (Tả truyện); ? Với sức lực của ông, ngay cả cái gò nhỏ Khôi Phụ kia còn không dọn bớt nổi, nói gì đến núi Thái Hàng và Vương Ốc? Vả lại, đất đá (nếu có dọn được thì) đem đổ đi đâu? (Liệt tử);
⑤ Hay là: ? Có nhật thực, thì thiên hạ sắp có biến đổi, hay là không có? (Lễ kí); ? Đại vương cho rằng thiên hạ tôn sùng Tần, hay là tôn sùng Tề? (Chiến quốc sách);
⑥ Nếu: Nếu Tĩnh Quách Quân nghe ta mà làm theo thì đâu có mối lo ngày hôm nay (Lã thị Xuân thu: Tri sĩ); Nếu ngài muốn làm các chư hầu thì không thể không có Quản Di Ngô (Sử kí);
⑦ Còn: Bò còn cày được ruộng; ? Ngựa chết còn mua tới năm trăm lượng vàng, huống gì ngựa sống? (Chiến quốc sách); ? Tình người không ai không yêu thân mình. Thân mình còn không yêu, thì làm sao yêu được vua? (Hàn Phi tử); ? Người có tài trí bậc trung trở lên còn biết hổ thẹn về việc mình làm, huống hồ là bậc vua chúa? (Sử kí).

Từ ghép 5

tồ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Đi (dùng như , bộ ): Người con gái nói: Đã đi xem chưa? Chàng trai đáp: Đã đi rồi (Thi Kinh: Trịnh Phong, Trăn Vị).
ngoan
kūn ㄎㄨㄣ, wán ㄨㄢˊ

ngoan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dốt nát, ngu xuẩn
2. ngoan cố, bảo thủ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngu xuẩn, không biết gì cả. ◇ Thư Kinh : "Phụ ngoan, mẫu ngân, Tượng ngạo" , , (Nghiêu điển ) Cha ngu xuẩn, mẹ đần độn, (em là) Tượng hỗn láo.
2. (Tính) Cố chấp, ương bướng. ◎ Như: "ngoan ngạnh" bướng bỉnh, "ngoan cố" ương ngạnh.
3. (Tính) Tham. ◇ Mạnh Tử : "Cố văn Di chi phong giả, ngoan phu liêm, nọa phu hữu lập chí" , , (Vạn Chương hạ ) Cho nên nghe được tư cách của Di, kẻ tham hóa liêm, người hèn yếu cũng lập chí.
4. (Tính) Nghịch ngợm, tinh nghịch. ◎ Như: "ngoan đồng" đứa trẻ tinh nghịch, ranh mãnh.
5. (Động) Chơi đùa. ◇ Tây du kí 西: "Nhất triêu thiên khí viêm nhiệt, dữ quần hầu tị thử, đô tại tùng âm chi hạ ngoan sái" , , (Đệ nhất hồi) Một hôm khí trời nóng nực, cùng bầy khỉ tránh nắng, nô đùa dưới bóng thông.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu, ương, không biết gì mà lại làm càn gọi là ngoan.
② Tham. Như ngoan phu liêm kẻ tham hóa liêm.
③ Chơi đùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dốt, ngu, đần: Ngu đần;
② Cố chấp, gàn, bướng bỉnh, cứng đầu cứng cổ, ngoan cố: Kẻ địch ngoan cố;
③ Tinh nghịch, nghịch ngợm: Đứa trẻ tinh nghịch;
④ Như [wán] nghĩa ①.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

❶ Ngu dốt, đần độn — Xấu, không tốt lành — Tham lam — Chơi đùa — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là cứng đầu, không chịu nghe ai. ❷ Ương ngạnh, không nên hiểu lầm với tiếng ngoan như ngoan ngoãn, khôn ngoan. » Quan rằng: Bây khéo gian ngoan, truyền đòi chứng tá tiếp bàng hỏi qua «. ( Trê Cóc ).

Từ ghép 13

truyến, truyền, truyện
chuán ㄔㄨㄢˊ, zhuàn ㄓㄨㄢˋ

truyến

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau. ◎ Như: "truyền cầu" truyền bóng, "lưu truyền" truyền đi. ◇ Mặc Tử : "Công danh truyền ư hậu thế" (Sở nhiễm ) Công danh truyền lại đời sau.
2. (Động) Dạy cho, giáo thụ. ◎ Như: "truyền thụ" dạy bảo, "truyền nghệ" truyền dạy nghề. ◇ Tây du kí 西: "Sư phụ truyền nhĩ đạo pháp, như hà bất học, khước dữ sư phụ đính chủy" , , (Đệ nhị hồi) Sư phụ dạy đạo pháp cho ngươi, tại sao không học, mà lại châm chọc lôi thôi với sư phụ?
3. (Động) Chuyển giao, đưa đi. ◎ Như: "truyền thoại" chuyển lời (từ một người tới người khác).
4. (Động) Ra lệnh gọi vào. ◎ Như: "truyền kiến" gọi vào yết kiến.
5. (Động) Lan ra xa, đưa đi khắp. ◎ Như: "truyền nhiễm" lây nhiễm, "tuyên truyền" rao cho các nơi đều biết, "truyền " truyền đi rộng khắp.
6. (Động) Biểu đạt, biểu hiện, diễn tả. ◎ Như: "truyền thần" vẽ hay miêu tả giống như thật, "mi mục truyền tình" mày mắt bày tỏ ý tình.
7. (Động) Dẫn, tiếp. ◎ Như: "truyền điện" dẫn điện, "truyền nhiệt" dẫn nóng.
8. Một âm là "truyện". (Danh) Văn giải thích nghĩa kinh, sách. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu.
9. (Danh) Văn kể chuyện. ◎ Như: "Liệt nữ truyện" chuyện các gái hiền.
10. (Danh) Ấn tín, con dấu để làm tin. ◇ Sử Kí : "Trá khắc truyện xuất quan quy gia" (Khốc lại liệt truyện ) Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà.
11. Một âm nữa là "truyến". (Danh) Nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Truyền. Ðem của người này mà trao cho kẻ kia là truyền, như truyền vị truyền ngôi, truyền đạo truyền đạo, v.v.
② Sai người bảo, như truyền kiến truyền cho vào yết kiến.
③ Một âm là truyện. Dạy bảo, như Xuân Thu Tả thị truyện họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu để dạy bảo người.
④ Truyện kí, như Liệt nữ truyện truyện các gái hiền.
⑤ Một âm nữa là truyến, nhà trạm. Nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Truyện (tác phẩm văn học, tiểu thuyết): 《》Truyện Thủy hử;
② Truyện (sách giải thích kinh văn): Kinh truyện;
③ Truyện kí, tiểu sử: Tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương; Tiểu sử, tự truyện;
④ (văn) Nhà trạm, nhà khách: Lập nhà khách miễn phí, giống như nhà trạm thời nay (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Xe trạm (loại xe ngựa thời xưa dùng để truyền đạt mệnh lệnh): Không dùng xe trạm (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑥ (văn) Xe chở người cho phủ quan (thời xưa). Xem [chuán].

Từ ghép 1

truyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

truyền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau. ◎ Như: "truyền cầu" truyền bóng, "lưu truyền" truyền đi. ◇ Mặc Tử : "Công danh truyền ư hậu thế" (Sở nhiễm ) Công danh truyền lại đời sau.
2. (Động) Dạy cho, giáo thụ. ◎ Như: "truyền thụ" dạy bảo, "truyền nghệ" truyền dạy nghề. ◇ Tây du kí 西: "Sư phụ truyền nhĩ đạo pháp, như hà bất học, khước dữ sư phụ đính chủy" , , (Đệ nhị hồi) Sư phụ dạy đạo pháp cho ngươi, tại sao không học, mà lại châm chọc lôi thôi với sư phụ?
3. (Động) Chuyển giao, đưa đi. ◎ Như: "truyền thoại" chuyển lời (từ một người tới người khác).
4. (Động) Ra lệnh gọi vào. ◎ Như: "truyền kiến" gọi vào yết kiến.
5. (Động) Lan ra xa, đưa đi khắp. ◎ Như: "truyền nhiễm" lây nhiễm, "tuyên truyền" rao cho các nơi đều biết, "truyền " truyền đi rộng khắp.
6. (Động) Biểu đạt, biểu hiện, diễn tả. ◎ Như: "truyền thần" vẽ hay miêu tả giống như thật, "mi mục truyền tình" mày mắt bày tỏ ý tình.
7. (Động) Dẫn, tiếp. ◎ Như: "truyền điện" dẫn điện, "truyền nhiệt" dẫn nóng.
8. Một âm là "truyện". (Danh) Văn giải thích nghĩa kinh, sách. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu.
9. (Danh) Văn kể chuyện. ◎ Như: "Liệt nữ truyện" chuyện các gái hiền.
10. (Danh) Ấn tín, con dấu để làm tin. ◇ Sử Kí : "Trá khắc truyện xuất quan quy gia" (Khốc lại liệt truyện ) Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà.
11. Một âm nữa là "truyến". (Danh) Nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Truyền. Ðem của người này mà trao cho kẻ kia là truyền, như truyền vị truyền ngôi, truyền đạo truyền đạo, v.v.
② Sai người bảo, như truyền kiến truyền cho vào yết kiến.
③ Một âm là truyện. Dạy bảo, như Xuân Thu Tả thị truyện họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu để dạy bảo người.
④ Truyện kí, như Liệt nữ truyện truyện các gái hiền.
⑤ Một âm nữa là truyến, nhà trạm. Nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

Truyền (): Truyền tới dồn dập; Truyền tin;
② Truyền lại, trao cho: Truyền bóng; Truyền nghề;
③ (luật) Gọi, đòi: Gọi người làm chứng; Gọi vào yết kiến;
④ Dẫn: Dẫn nhiệt, truyền nhiệt;
⑤ Lây, truyền nhiễm: Bệnh này hay lây (truyền nhiễm);
⑥ Truyền thần, truyền cảm: Cây bút truyền thần;
⑦ Truyền (lại cho): Môn thuốc gia truyền;
⑧ (văn) Con dấu để làm tin, bằng chứng: Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà (Hán thư: Ninh Thành truyện). Xem [zhuàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trao lại cho người sau, để lại cho đời sau. ĐTTT: » Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh «. — Đưa đi. ĐTTT: » Lại sai lệnh tiễn truyền qua «. Đưa lời xuống cho người dưới để sai bảo. Truyện Trê Cóc : » Truyền cho lệ dịch tức thì phát sai « — Một âm khác là Truyện.

Từ ghép 50

truyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

truyện

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau. ◎ Như: "truyền cầu" truyền bóng, "lưu truyền" truyền đi. ◇ Mặc Tử : "Công danh truyền ư hậu thế" (Sở nhiễm ) Công danh truyền lại đời sau.
2. (Động) Dạy cho, giáo thụ. ◎ Như: "truyền thụ" dạy bảo, "truyền nghệ" truyền dạy nghề. ◇ Tây du kí 西: "Sư phụ truyền nhĩ đạo pháp, như hà bất học, khước dữ sư phụ đính chủy" , , (Đệ nhị hồi) Sư phụ dạy đạo pháp cho ngươi, tại sao không học, mà lại châm chọc lôi thôi với sư phụ?
3. (Động) Chuyển giao, đưa đi. ◎ Như: "truyền thoại" chuyển lời (từ một người tới người khác).
4. (Động) Ra lệnh gọi vào. ◎ Như: "truyền kiến" gọi vào yết kiến.
5. (Động) Lan ra xa, đưa đi khắp. ◎ Như: "truyền nhiễm" lây nhiễm, "tuyên truyền" rao cho các nơi đều biết, "truyền " truyền đi rộng khắp.
6. (Động) Biểu đạt, biểu hiện, diễn tả. ◎ Như: "truyền thần" vẽ hay miêu tả giống như thật, "mi mục truyền tình" mày mắt bày tỏ ý tình.
7. (Động) Dẫn, tiếp. ◎ Như: "truyền điện" dẫn điện, "truyền nhiệt" dẫn nóng.
8. Một âm là "truyện". (Danh) Văn giải thích nghĩa kinh, sách. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu.
9. (Danh) Văn kể chuyện. ◎ Như: "Liệt nữ truyện" chuyện các gái hiền.
10. (Danh) Ấn tín, con dấu để làm tin. ◇ Sử Kí : "Trá khắc truyện xuất quan quy gia" (Khốc lại liệt truyện ) Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà.
11. Một âm nữa là "truyến". (Danh) Nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Truyền. Ðem của người này mà trao cho kẻ kia là truyền, như truyền vị truyền ngôi, truyền đạo truyền đạo, v.v.
② Sai người bảo, như truyền kiến truyền cho vào yết kiến.
③ Một âm là truyện. Dạy bảo, như Xuân Thu Tả thị truyện họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu để dạy bảo người.
④ Truyện kí, như Liệt nữ truyện truyện các gái hiền.
⑤ Một âm nữa là truyến, nhà trạm. Nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Truyện (tác phẩm văn học, tiểu thuyết): 《》Truyện Thủy hử;
② Truyện (sách giải thích kinh văn): Kinh truyện;
③ Truyện kí, tiểu sử: Tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương; Tiểu sử, tự truyện;
④ (văn) Nhà trạm, nhà khách: Lập nhà khách miễn phí, giống như nhà trạm thời nay (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Xe trạm (loại xe ngựa thời xưa dùng để truyền đạt mệnh lệnh): Không dùng xe trạm (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑥ (văn) Xe chở người cho phủ quan (thời xưa). Xem [chuán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự tích được kể lại — Sách chép những sự tích — Sách của học giả đời xưa viết ra — Một âm là Truyền.

Từ ghép 17

sử
shǐ ㄕˇ

sử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lịch sử

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một chức quan coi về văn thư. ◎ Như: quan "nội sử" , quan "ngoại sử" , quan "tả sử" , quan "hữu sử" .
2. (Danh) Chức quan ở gần vua luôn luôn là "ngự sử" , cũng như quan bí thư bây giờ. Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan "thái sử" . Về sau thi chức "ngự sử" chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua. Sở của các quan ấy làm việc gọi là "đô sát viện" . Còn các chức "thái sử" thì do viện hàn lâm kiêm cả, vì thế gọi hàn lâm là "thái sử". Lễ nhà Chu có quan "nữ sử" để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học gọi là "nữ sử" .
3. (Danh) Sử sách, lịch sử. ◎ Như: "quốc sử" .
4. (Danh) Thầy vẽ, thợ vẽ. ◇ Trang Tử : "Tống Nguyên Quân tương họa đồ, chúng sử giai chí, thụ ấp nhi lập" , , (Điền Tử Phương ) Vua Nguyên nước Tống muốn vẽ tranh, nhiều thợ vẽ đều tới, vái rồi đứng đó.
5. (Danh) Họ "Sử".

Từ điển Thiều Chửu

① Quan sử. Một chức quan coi về việc văn thư. Như quan nội sử , quan ngoại sử , quan tả sử , quan hữu sử , v.v.
② Chức quan ở gần vua luôn luôn là ngự sử , cũng như quan bí thư bây giờ. Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan thái sử . Về sau thi chức ngự sử chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua, sở của các quan ấy làm việc gọi là đô sát viện , còn các chức thái sử thì so viện hàn lâm kiêm cả, vì thế gọi hàn lâm là thái sử, lễ nhà Chu có quan nữ sử để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học gọi là nữ sử .
③ Sách sử, thứ ghi các sự tích trong nước từ xưa tới nay gọi là lịch sử , quốc sử .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lịch sử, sử sách, sử: Lịch sử bang giao giữa các nước; Quan điểm lịch sử;
② Quan sử (chức quan phụ trách ghi sử sách thời cổ);
③ [Shê] (Họ) Sử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ghi chép sự việc xảy ra — Sách chép việc xảy ra trọng một quốc gia nhiều thời đại. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cảo thơm lần giở trước đèn, phong tình cổ lục còn truyền sử xanh « — Vị quan coi việc biên soạn quốc sử.

Từ ghép 72

sử 霸史bại sử 稗史ban sử 班史bắc sử 北史biệt sử 別史cận sử 近史chánh sử 正史chiến sử 戰史chính sử 正史cổ sử 古史dã sử 野史đại nam quốc sử diễn ca 大南國史演歌đại việt sử kí 大越史記đại việt sử kí bản kỉ thực lục 大越史記本紀實錄đại việt sử kí bản kỉ tục biên 大越史記本紀續編đại việt sử kí tiền biên 大越史記前編đại việt sử kí toàn thư 大越史記全書đại việt sử kí tục biên 大越史記續編đại việt thông sử 大越通史khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lê triều thông sử 黎朝通史lịch sử 历史lịch sử 歴史lịch sử 歷史nam sử 南史nam sử tập biên 南史集編ngoại sử 外史ngự chế việt sử tổng vịnh tập 御製越史總詠集ngự sử 御史ngự sử đài 御史台ngự sử đài 禦史臺phó đô ngự sử 副都御史quân sử 軍史quốc sử 國史quốc sử quán 國史館sử bộ 史部sử bút 史筆sử cục 史局sử gia 史家sử học 史學sử kí 史記sử kịch 史劇sử liệu 史料sử luận 史論sử lược 史略sử quan 史官sử quán 史舘sử quán 史館sử quân tử 史君子sử tài 史才sử tài 史材sử thặng 史乘sử thần 史臣sử thể 史體sử thi 史詩sử thi 史诗sử thực 史實sử tích 史跡tạp sử 雜史thái sử 太史thanh sử 青史thứ sử 刺史tiền sử 前史tiểu sử 小史việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集việt sử 越史việt sử bị lãm 越史備覽việt sử cương mục 越史綱目việt sử tiêu án 越史摽案việt sử tục biên 越史續編vịnh nam sử 詠南史vịnh sử 詠史
lao, lâu, lạo
láo ㄌㄠˊ, lào ㄌㄠˋ, lóu ㄌㄡˊ

lao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chuồng nuôi súc vật
2. nhà lao

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chuồng nuôi súc vật. ◇ Tào Thực : "Thử đồ quyển lao chi dưỡng vật, phi thần chi sở chí dã" , (Cầu tự thí biểu ).
2. (Danh) Mượn chỉ nhà ở. ◇ Tiêu Cám : "Hôn nhân hợp phối, đồng chẩm cộng lao" , (Dịch lâm , Nhu chi đại tráng ).
3. (Danh) Con vật giết dùng trong tế lễ. ◎ Như: "thái lao" gồm bò, cừu và heo để tế lễ (lễ dành cho thiên tử), "thiếu lao" gồm cừu và heo để tế lễ (lễ của chư hầu).
4. (Danh Nhà tù, ngục. ◎ Như: "giam lao" tù ngục.
5. (Danh) Mạch lao (y học).
6. (Danh) Họ "Lao".
7. (Tính) Bền vững, chắc chắn, kiên cố. ◎ Như: "lao bất khả phá" vững chắc không phá được, "lao lương" xe chắc ngựa tốt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thế giai bất lao cố, như thủy mạt phao diễm" , (Tùy hỉ công đức phẩm đệ thập bát ) Đời đều không bền chắc, như bọt nước ánh lửa.
8. (Tính) Ổn đương, ổn thỏa.
9. (Tính) Buồn bã, ưu sầu. ◎ Như: "lao sầu" buồn khổ, "lao ưu" buồn bã, ưu uất.
10. (Động) Lung lạc, khống chế. ◇ Tuân Tử : "Dịch lao thiên hạ nhi chế chi, nhược chế tử tôn" , (Vương ).
11. (Động) Làm cho vững chắc.
12. (Động) Đè, ép.
13. Một âm là "lâu". (Động) Tước giảm.
14. Một âm là "lạo". (Động) Vơ vét, bóc lột. ◇ Hậu Hán Thư : "Thị thì Lạc (Dương) trung quý thích, thất đệ tương vọng, kim bạch tài sản, gia gia ân tích. (Đổng) Trác túng phóng binh sĩ, đột kì lư xá, dâm lược phụ nữ, phiếu lỗ tư vật, vị chi "sưu lạo"" , , , . , , , , "" (Đổng Trác truyện ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chuồng nuôi súc vật.
② Giống muông, cỗ làm bằng thịt trâu bò gọi là thái lao , bằng dê gọi là thiếu lao .
③ Bền chặt, như lao bất khả phá bền chắc không thể phá ra được.
④ Bồn chồn, buồn bã vô liêu gọi là lao tao .
⑤ Nhà tù.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuồng (nuôi súc vật): Mất bò rào chuồng;
② (cũ) Súc vật giết để tế: Bò tế;
③ Nhà tù, nhà lao: Bị tù, ngồi tù;
④ Bền vững, chắc: Đời đời bền vững; Ôn tập nhiều lần thì nhớ càng lâu;
⑤ 【】lao tao [láosao] Bất mãn, càu nhàu, phàn nàn, bồn chồn, kêu ca: 滿 Bất mãn trong lòng, phàn nàn cả ngày (càu nhàu suốt ngày).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chuồng nuôi súc vật — Nhà tù — Vững chắc bền bỉ — Buồn phiền.

Từ ghép 15

lâu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chuồng nuôi súc vật. ◇ Tào Thực : "Thử đồ quyển lao chi dưỡng vật, phi thần chi sở chí dã" , (Cầu tự thí biểu ).
2. (Danh) Mượn chỉ nhà ở. ◇ Tiêu Cám : "Hôn nhân hợp phối, đồng chẩm cộng lao" , (Dịch lâm , Nhu chi đại tráng ).
3. (Danh) Con vật giết dùng trong tế lễ. ◎ Như: "thái lao" gồm bò, cừu và heo để tế lễ (lễ dành cho thiên tử), "thiếu lao" gồm cừu và heo để tế lễ (lễ của chư hầu).
4. (Danh Nhà tù, ngục. ◎ Như: "giam lao" tù ngục.
5. (Danh) Mạch lao (y học).
6. (Danh) Họ "Lao".
7. (Tính) Bền vững, chắc chắn, kiên cố. ◎ Như: "lao bất khả phá" vững chắc không phá được, "lao lương" xe chắc ngựa tốt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thế giai bất lao cố, như thủy mạt phao diễm" , (Tùy hỉ công đức phẩm đệ thập bát ) Đời đều không bền chắc, như bọt nước ánh lửa.
8. (Tính) Ổn đương, ổn thỏa.
9. (Tính) Buồn bã, ưu sầu. ◎ Như: "lao sầu" buồn khổ, "lao ưu" buồn bã, ưu uất.
10. (Động) Lung lạc, khống chế. ◇ Tuân Tử : "Dịch lao thiên hạ nhi chế chi, nhược chế tử tôn" , (Vương ).
11. (Động) Làm cho vững chắc.
12. (Động) Đè, ép.
13. Một âm là "lâu". (Động) Tước giảm.
14. Một âm là "lạo". (Động) Vơ vét, bóc lột. ◇ Hậu Hán Thư : "Thị thì Lạc (Dương) trung quý thích, thất đệ tương vọng, kim bạch tài sản, gia gia ân tích. (Đổng) Trác túng phóng binh sĩ, đột kì lư xá, dâm lược phụ nữ, phiếu lỗ tư vật, vị chi "sưu lạo"" , , , . , , , , "" (Đổng Trác truyện ).

lạo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chuồng nuôi súc vật. ◇ Tào Thực : "Thử đồ quyển lao chi dưỡng vật, phi thần chi sở chí dã" , (Cầu tự thí biểu ).
2. (Danh) Mượn chỉ nhà ở. ◇ Tiêu Cám : "Hôn nhân hợp phối, đồng chẩm cộng lao" , (Dịch lâm , Nhu chi đại tráng ).
3. (Danh) Con vật giết dùng trong tế lễ. ◎ Như: "thái lao" gồm bò, cừu và heo để tế lễ (lễ dành cho thiên tử), "thiếu lao" gồm cừu và heo để tế lễ (lễ của chư hầu).
4. (Danh Nhà tù, ngục. ◎ Như: "giam lao" tù ngục.
5. (Danh) Mạch lao (y học).
6. (Danh) Họ "Lao".
7. (Tính) Bền vững, chắc chắn, kiên cố. ◎ Như: "lao bất khả phá" vững chắc không phá được, "lao lương" xe chắc ngựa tốt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thế giai bất lao cố, như thủy mạt phao diễm" , (Tùy hỉ công đức phẩm đệ thập bát ) Đời đều không bền chắc, như bọt nước ánh lửa.
8. (Tính) Ổn đương, ổn thỏa.
9. (Tính) Buồn bã, ưu sầu. ◎ Như: "lao sầu" buồn khổ, "lao ưu" buồn bã, ưu uất.
10. (Động) Lung lạc, khống chế. ◇ Tuân Tử : "Dịch lao thiên hạ nhi chế chi, nhược chế tử tôn" , (Vương ).
11. (Động) Làm cho vững chắc.
12. (Động) Đè, ép.
13. Một âm là "lâu". (Động) Tước giảm.
14. Một âm là "lạo". (Động) Vơ vét, bóc lột. ◇ Hậu Hán Thư : "Thị thì Lạc (Dương) trung quý thích, thất đệ tương vọng, kim bạch tài sản, gia gia ân tích. (Đổng) Trác túng phóng binh sĩ, đột kì lư xá, dâm lược phụ nữ, phiếu lỗ tư vật, vị chi "sưu lạo"" , , , . , , , , "" (Đổng Trác truyện ).

Từ điển trích dẫn

1. Tên hai vì sao, tức sao "Sâm" ở phương tây và sao "Thương" ở phương đông, sao này mọc thì sao kia lặn, không gặp nhau bao giờ. Chỉ sự cách biệt.
2. Hai bên không đồng ý kiến hoặc tình cảm không hòa thuận. ◇Ấu học quỳnh lâm : "Bỉ thử bất hợp, Vị chi sâm thương" , (Quyển nhị, Bằng hữu tân chủ loại ) Đây đó không hợp nhau, Gọi là sâm thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên hai vì sao, tức sao hôm va sao mai, cứ sao này mọc thì sao kia lặn, không gặp nhau bao giờ. Chỉ sự cách xa. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Xưa kia hình ảnh chẳng rời, bây giờ nỡ để cách vời Sâm Thương « — Sâm và Thương ta gọi lần là sao hôm và sao mai, nhưng sao hôm và sao mai là kim tinh, một hành tinh đi ở trong quỹ đạo trái đất. Theo sách Tả truyện của Tàu nói vua Cao tân thị đời thượng cổ có hai người con tên là Át và Thực Trầm hay đánh nhau, vua đày Át đi ở Thương khâu chủ sao Thần tức là sao Tâm, bởi vậy gọi sao Thần là sao Thương, và đày Thực Trầm đi ở Đại hạ chủ sao Sâm. Khi sao Sâm ở đông thì sao Thương ở tây, không bao giờ gặp nhau. Người đời sau gọi anh em không hòa mục là Sâm Thương. » Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai, há dám phụ lòng cố nhân « ( Kiều ).
niệu, nịch
nì ㄋㄧˋ, niào ㄋㄧㄠˋ

niệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đi tiểu, đi đái

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chìm, đắm. ◎ Như: "nịch tễ" chết đuối.
2. (Động) Bị vây hãm ở chỗ nguy hiểm, chìm đắm. ◇ Tư Mã Tương Như : "Chửng dân ư trầm nịch" (Nan thục phụ lão ) Cứu vớt dân khỏi bị chìm đắm.
3. (Động) Say đắm, trầm mê. ◇ Trạng Me Nguyễn Giản Thanh : "Sắc bất ba đào dị nịch nhân" Sắc đẹp dẫu không sóng lớn, nhưng dễ làm say đắm người.
4. (Phó) Quá độ, thái quá. ◎ Như: "nịch ái" thương yêu nuông chiều quá mức.
5. Một âm là "niệu". (Động) Đi đái, đi tiểu. § Thông "niệu" 尿. ◇ Nguyễn Du : "Trí tất đầu vi niệu khí" (Dự Nhượng kiều chủy thủ hành ) Đầu Trí bị bôi sơn làm chậu đựng nước tiểu.

Từ điển Thiều Chửu

① Chết đuối, chìm mất. Bị chìm ở trong nước gọi là nịch.
② Chìm đắm, phàm say mê về cái gì mà không tỉnh lại đều gọi là nịch.
③ Một âm là niệu. Ði đái đi tiểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đi đái, đi tiểu. Như 尿 [niào] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiểu tiện ( đái ) — Một âm khác là Nịch. Xem Nịch.

Từ ghép 1

nịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chết đuối, chìm đắm
2. say mê

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chìm, đắm. ◎ Như: "nịch tễ" chết đuối.
2. (Động) Bị vây hãm ở chỗ nguy hiểm, chìm đắm. ◇ Tư Mã Tương Như : "Chửng dân ư trầm nịch" (Nan thục phụ lão ) Cứu vớt dân khỏi bị chìm đắm.
3. (Động) Say đắm, trầm mê. ◇ Trạng Me Nguyễn Giản Thanh : "Sắc bất ba đào dị nịch nhân" Sắc đẹp dẫu không sóng lớn, nhưng dễ làm say đắm người.
4. (Phó) Quá độ, thái quá. ◎ Như: "nịch ái" thương yêu nuông chiều quá mức.
5. Một âm là "niệu". (Động) Đi đái, đi tiểu. § Thông "niệu" 尿. ◇ Nguyễn Du : "Trí tất đầu vi niệu khí" (Dự Nhượng kiều chủy thủ hành ) Đầu Trí bị bôi sơn làm chậu đựng nước tiểu.

Từ điển Thiều Chửu

① Chết đuối, chìm mất. Bị chìm ở trong nước gọi là nịch.
② Chìm đắm, phàm say mê về cái gì mà không tỉnh lại đều gọi là nịch.
③ Một âm là niệu. Ði đái đi tiểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chết đuối, chìm đắm: Nay người trong thiên hạ đã chìm đắm hết rồi (Mạnh tử);
② Ham mê, nuông chiều: Ham mê rượu chè. Xem [niào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm đắm xuống nước — Say mê, đắm đuối — Một âm khác là Niệu.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.