chi

chi

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên người, tức Ngô Thời Chí, tự là Học Tốn, hiệu là Uyên Mật, con của Ngô Thời Sĩ, làm quan đời Lê Mạt, theo vua Chiêu Thống chạy vào Chí Linh, Hải Dương. Tác phẩm để lại có một số bài thơ chữ Hán chép trong Ngô gia văn phái và cuốn Ngô gia nhất thông chí, cũng gọi là Hoàng lê nhất thống chí, viết theo lối tiểu thuyết lịch sử, chép việc từ đời Trịnh Sâm tới khi dứt họ Trịnh.
đốn
dú ㄉㄨˊ, dùn ㄉㄨㄣˋ, zhūn ㄓㄨㄣ

đốn

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngưng lại, dừng lại, đình đốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúi sát đất, giẫm xuống đất. ◎ Như: "đốn thủ" lạy đầu sát đất, "đốn túc" giậm chân. ◇ Đỗ Phủ : "Khiên y đốn túc lan đạo khốc, Khốc thanh trực thướng can vân tiêu" , (Binh xa hành ) Kéo áo giậm chân cản đường khóc, Tiếng khóc than lên thẳng tới từng mây.
2. (Động) Đứng, dừng lại, ngưng. ◎ Như: "đình đốn" ngưng lại.
3. (Động) Sắp xếp. ◎ Như: "an đốn" an bài, ổn định.
4. (Động) Sửa sang. ◎ Như: "chỉnh đốn" sửa sang lại.
5. (Động) Đóng binh, đồn trú. § Thông "đồn" . ◇ Hàn Phi Tử : "Vạn thặng chi quốc, mạc cảm tự đốn ư kiên thành chi hạ" , (Ngũ đố ) Nước vạn thặng, không dám đóng quân dưới thành vững chắc.
6. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "khốn đốn" mệt mỏi, không tiến lên được. ◇ Tôn Tử : "Cố binh bất đốn nhi lợi khả toàn" (Mưu công ) Cho nên quân không mệt mà tinh nhuệ có thể bảo toàn.
7. (Tính) Cùn, nhụt. ◎ Như: "nhận bất đốn" mũi nhọn không cùn.
8. (Tính) Vỡ lở, hư hỏng. ◇ Tư trị thông giám : "Chu thuyền chiến cụ, đốn phế bất tu" , (Hiến Đế Kiến An thập tam niên ) Thuyền bè chiến cụ, hư hỏng không sửa.
9. (Danh) Lượng từ: lần, thứ, hồi, bữa. ◎ Như: "cật nhất đốn phạn" ăn một bữa cơm.
10. (Danh) Họ "Đốn".
11. (Phó) Bỗng chốc, chợt, liền, tức khắc. ◎ Như: "đốn nhiên" bỗng nhiên, "đốn linh" liền khiến, "đốn ngộ" chợt hiểu, ngộ bất thình lình ngay bây giờ (phép tu đốn ngộ được Nam tông thiền (Huệ Năng) đề xướng). ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ trụ đốn thanh trần hải nhạc" (Vân Đồn ) Vũ trụ bỗng rửa sạch bụi bặm của núi và biển.

Từ điển Thiều Chửu

① Đốn thủ lạy dập đầu sát đất.
② Đứng, đình đốn, dừng lại một chút gọi là đốn.
③ Quán trọ, ăn một bữa cũng gọi là nhất đốn .
④ Vội, nói về sự nó biến động mau chóng, ý không lường tới, phần nhiều dùng làm tiếng trợ ngữ. Như đốn linh liền khiến.
⑤ Đình trệ, bị khốn khó mãi không tiến lên được gọi là khốn đốn .
⑥ Chỉnh đốn sự gì cái gì đã tán loạn lâu rồi mà lại sửa sang lại cho được như cũ gọi là chỉnh đốn.
⑦ Đốn giáo chữ trong Kinh Phật, dùng một phương phép tuyệt mầu khiến cho mình theo đó mà tu được tới đạo ngay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dừng lại: Anh ấy ngừng giây lát, rồi lại nói tiếp;
② Cúi đầu: Cúi đầu;
③ Giậm (chân): Giậm chân;
④ Sửa sang, chỉnh đốn, sắp xếp: Chỉnh đốn; Sắp đặt;
⑤ Bỗng chốc, liền, ngay lập tức: Bỗng nhiên; Hiểu ngay. 【】đốn thời [dùnshí] Ngay, liền, tức khắc: Tắt đèn, trong nhà liền tối như mực;
⑥ (loại) Bữa, hồi, lần, lượt: Cơm ngày ba bữa; Bị nó thuyết cho một hồi;
⑦ Nhọc nhằn, mệt nhọc, mệt mỏi, khốn khổ: Mệt nhoài;
⑧ [Dùn] (Họ) Đốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi mình cho đâm chạm đất — Khốn khổ. Chẳng hạn Khốn đốn — Ngưng lại. Dừng lại. Chẳng hạn Đình đốn — Thình lình — Lập tức — Sửa soạn, sắp xếp. Chẳng hạn Chỉnh đốn — Một lần, một lượt. Chẳng hạn một lần ăn cơm gọi là Nhất đốn phạn ( một bữa cơm ).

Từ ghép 14

tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt áo, rọc, xén
2. thể chế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt (áo quần). ◎ Như: "tài phùng" cắt may. ◇ Cao Bá Quát : "Vi quân tài chiến y" (Chinh nhân phụ ) Vì chàng (thiếp) cắt may áo chiến.
2. (Động) Rọc. ◎ Như: "tài chỉ" rọc giấy.
3. (Động) Giảm, bớt. ◎ Như: "tài giảm" xén bớt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như kim thuyết nhân vi Tập Nhân thị Bảo Ngọc đích nhân, tài liễu giá nhất lượng ngân tử, đoạn hồ sử bất đắc" , , 使 (Đệ tam thập lục hồi) Bây giờ bảo Tập Nhân là người hầu của Bảo Ngọc mà bớt một lạng tiền lương thì không thể được.
4. (Động) Xét định. ◎ Như: "tổng tài" xét kĩ và phân biệt hơn kém.
5. (Động) Quyết đoán, phán đoán. ◎ Như: "tài phán" xử đoán, "tài tội" xử tội.
6. (Động) Lo lường, lượng độ.
7. (Động) Khống chế. ◎ Như: "độc tài" chuyên quyền, độc đoán.
8. (Động) Làm, sáng tác. ◇ Đỗ Phủ : "Cố lâm quy vị đắc, Bài muộn cưỡng tài thi" , ( Giang đình) Rừng xưa chưa về được, Để làm cho hết buồn phiền, gượng làm thơ.
9. (Động) Giết. ◎ Như: "tự tài" tự sát.
10. (Danh) Thể chế, cách thức, lối, loại. ◎ Như: "thể tài" thể loại.
11. (Phó) Vừa, mới, chỉ mới. § Thông "tài" . ◇ Chiến quốc sách : "Tuy đại nam tử, tài như anh nhi" , (Yên sách nhất ) Tuy là đàn ông lớn, mà cũng chỉ như con nít.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt áo. Như tài phùng cắt may. Phàm cứ theo cái khuôn khổ nhất định mà rọc ra đều gọi là tài. Như chỉ tài rọc giấy.
② Dè bớt, như tài giảm xén bớt.
③ Xét lựa. Như tổng tài xét kĩ và phân biệt hơn kém. Người đứng xét các trò chơi như đá bóng, đánh quần xem bên nào được bên nào thua gọi là tổng tài .
④ Thể chế, lối văn. Như thể tài lựa ra từng lối.
⑤ Quyết đoán. Như tài phán xử đoán phân phán phải trái,
⑥ Lo lường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắt: Cắt quần áo;
② Rọc: Rọc giấy;
③ Giảm, bớt: Giảm bớt quân bị;
④ Xét, xử: Trừng phạt;
⑤ Xét định, quyết đoán: Xét định;
⑥ Lối, cách: Thể tài, cách thức;
⑦ (văn) Vừa mới (dùng như , bộ ): Vừa đến gần bờ, con chó liền nhảy lên (thuyền) (Thuật dị kí); Tay vừa mới giơ lên, thì (con dế) lại nhảy tưng lên cao (Liêu trai chí dị: Xúc chức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt vải thành quần áo. May cắt — Đo lường — Cân nhắc tính toán — Giết chết. Td: Tự tài ( tự tử ) — Giảm bớt. Td: Tài giảm.

Từ ghép 21

kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

khiêm, khiểm, khiệm
qiān ㄑㄧㄢ, qiàn ㄑㄧㄢˋ, zhàn ㄓㄢˋ

khiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhún nhường

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhún nhường, nhũn nhặn. ◎ Như: "khiêm nhượng" nhún nhường. ◇ Sử Kí : "Quân tử dĩ khiêm thối vi lễ" 退 (Nhạc thư ) Người quân tử lấy cung kính nhường nhịn làm lễ.
2. (Động) Giảm tổn.
3. (Động) Hiềm nghi. § Thông "hiềm" .
4. (Phó) Cùng, đều. § Thông "kiêm" .
5. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch.
6. Một âm là "khiệm". (Tính) Thỏa thuê, vừa lòng. § Thông "khiếp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhún nhường, tự nhún nhường không dám khoe gọi là khiêm.
② Một âm là khiệm. Thỏa thuê.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhũn nhặn, nhún nhường, nhún mình, khiêm tốn: Quá khiêm tốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính trọng người khác — Nhún nhường, tự cho mình là kém cỏi — Tên Nguyễn Bỉnh Khiêm, sinh 1941, mất 1585 tự là Hanh Phủ, tục gọi là Trạng Trình, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người đời sau gọi là Tuyết Giang Phu Tử, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại tỉnh Kiến An. Ông giỏi Nho học, rành Kinh Dịch, tinh thông khoa Thái ất, đậu Trạng nguyên đời Mạc Đăng Doanh, năm 1535, làm quan tới chức Lại bộ tả thị lang kiêm Đông các đại học sĩ, từ quan năm 1542, về nhà làm thơ, dạy học, được nhà Mạc thăng hàm Lại bộ thượng thư, tước Trình quốc công. Tác phẩm chữ Hán có Bạch Vân Thi, khoảng 500 bài thơ. Chữ Nôm có Bạch Vân Quốc Ngữ Thi, khoảng 100 bài. Tương truyền ông còn để lại nhiều bài sấm, tiên đoán thời cuộc sau này.

Từ ghép 9

khiểm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn, yên tĩnh — Một âm là Khiêm.

khiệm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhún nhường, nhũn nhặn. ◎ Như: "khiêm nhượng" nhún nhường. ◇ Sử Kí : "Quân tử dĩ khiêm thối vi lễ" 退 (Nhạc thư ) Người quân tử lấy cung kính nhường nhịn làm lễ.
2. (Động) Giảm tổn.
3. (Động) Hiềm nghi. § Thông "hiềm" .
4. (Phó) Cùng, đều. § Thông "kiêm" .
5. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch.
6. Một âm là "khiệm". (Tính) Thỏa thuê, vừa lòng. § Thông "khiếp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhún nhường, tự nhún nhường không dám khoe gọi là khiêm.
② Một âm là khiệm. Thỏa thuê.
luân, luận
lún ㄌㄨㄣˊ, lùn ㄌㄨㄣˋ

luân

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bàn bạc, xem xét, phân tích. ◎ Như: "đàm luận" , "nghị luận" , "thảo luận" .
2. (Động) Xét định, suy đoán. ◎ Như: "luận tội" định tội, "dĩ tiểu luận đại" lấy cái nhỏ suy ra cái lớn. ◇ Sử Kí : "Tống Nghĩa luận Vũ Tín Quân chi quân tất bại, cư sổ nhật, quân quả bại" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tống Nghĩa suy đoán quân của Vũ Tín Quân nhất định thua, vài ngày sau, quả nhiên quân ấy bị bại.
3. (Động) Đối xử. ◎ Như: "nhất khái nhi luận" vơ đũa cả nắm, "tương đề tịnh luận" coi ngang hàng nhau.
4. (Động) Dựa theo, tính theo. ◎ Như: "luận lí" theo lẽ, "luận thiên phó tiền" tính ngày trả tiền. ◇ Sử Kí : "Luận công hành phong" (Tiêu tướng quốc thế gia ) Theo công lao mà phong thưởng.
5. (Động) Kể tới, để ý. ◎ Như: "bất luận thị phi" không kể phải trái, "vô luận như hà" dù sao đi nữa, dù thế nào chăng nữa.
6. (Danh) Chủ trương, học thuyết. ◎ Như: "tiến hóa luận" , "tương đối luận" .
7. (Danh) Tên một thể văn nghị luận về người hay sự việc.
8. (Danh) Tên gọi tắt của sách "Luận Ngữ" . ◎ Như: "Luận Mạnh" sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử.
9. (Danh) Họ "Luận".

Từ điển Thiều Chửu

① Bàn bạc, xem xét sự vật, rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận. Như công luận lời bàn chung của số đông người bàn, dư luận 輿 lời bàn của xã hội công chúng.
② Lối văn luận, đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nên chăng gọi là bài luận.
③ Xử án.
④ Nghĩ.
⑤ Kén chọn.
⑥ So sánh. Cũng đọc là chữ luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】Luận ngữ [Lúnyư] Sách Luận ngữ (một sách căn bản trong bộ Tứ thư của Nho giáo);
② (văn) Điều lí, thứ tự (như , bộ ): Có điều lí mà hợp với pháp độ (Tuân tử: Tính ác). Xem [lùn].

luận

phồn thể

Từ điển phổ thông

bàn bạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bàn bạc, xem xét, phân tích. ◎ Như: "đàm luận" , "nghị luận" , "thảo luận" .
2. (Động) Xét định, suy đoán. ◎ Như: "luận tội" định tội, "dĩ tiểu luận đại" lấy cái nhỏ suy ra cái lớn. ◇ Sử Kí : "Tống Nghĩa luận Vũ Tín Quân chi quân tất bại, cư sổ nhật, quân quả bại" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tống Nghĩa suy đoán quân của Vũ Tín Quân nhất định thua, vài ngày sau, quả nhiên quân ấy bị bại.
3. (Động) Đối xử. ◎ Như: "nhất khái nhi luận" vơ đũa cả nắm, "tương đề tịnh luận" coi ngang hàng nhau.
4. (Động) Dựa theo, tính theo. ◎ Như: "luận lí" theo lẽ, "luận thiên phó tiền" tính ngày trả tiền. ◇ Sử Kí : "Luận công hành phong" (Tiêu tướng quốc thế gia ) Theo công lao mà phong thưởng.
5. (Động) Kể tới, để ý. ◎ Như: "bất luận thị phi" không kể phải trái, "vô luận như hà" dù sao đi nữa, dù thế nào chăng nữa.
6. (Danh) Chủ trương, học thuyết. ◎ Như: "tiến hóa luận" , "tương đối luận" .
7. (Danh) Tên một thể văn nghị luận về người hay sự việc.
8. (Danh) Tên gọi tắt của sách "Luận Ngữ" . ◎ Như: "Luận Mạnh" sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử.
9. (Danh) Họ "Luận".

Từ điển Thiều Chửu

① Bàn bạc, xem xét sự vật, rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận. Như công luận lời bàn chung của số đông người bàn, dư luận 輿 lời bàn của xã hội công chúng.
② Lối văn luận, đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nên chăng gọi là bài luận.
③ Xử án.
④ Nghĩ.
⑤ Kén chọn.
⑥ So sánh. Cũng đọc là chữ luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】Luận ngữ [Lúnyư] Sách Luận ngữ (một sách căn bản trong bộ Tứ thư của Nho giáo);
② (văn) Điều lí, thứ tự (như , bộ ): Có điều lí mà hợp với pháp độ (Tuân tử: Tính ác). Xem [lùn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bàn bạc — Phê bình — Thể văn trong đó người làm văn bàn cãi về một vấn đề gì.

Từ ghép 56

linh
líng ㄌㄧㄥˊ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tinh nhanh
2. linh hồn, tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cô đồng cốt ("nữ vu" ) thờ cúng thần. ◇ Khuất Nguyên : "Linh yển kiển hề giảo phục, Phương phỉ phỉ hề mãn đường" , 滿 (Cửu ca , Đông hoàng thái nhất ) Bà đồng cốt cao kiêu hề mặc quần áo đẹp, Hương thơm phức hề khắp nhà.
2. (Danh) quỷ thần. ◎ Như: "bách linh" trăm thần, "sơn linh" thần núi.
3. (Danh) Hồn phách. ◎ Như: "linh hồn" hồn phách.
4. (Danh) Tinh thần con người.
5. (Danh) Bậc tinh anh có khả năng cao cả nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy nhân, vạn vật chi linh" , (Thái thệ thượng ) Chỉ người là bậc tinh anh trên hết muôn loài.
6. (Danh) Người chết. ◎ Như: "thiết linh" đặt bài vị thờ người chết.
7. (Danh) Tiếng gọi tắt của "linh cữu" quan tài. ◎ Như: "thủ linh" túc trực bên quan tài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân, Vưu Thị tịnh Giả Dung nhưng tại tự trung thủ linh, đẳng quá bách nhật hậu, phương phù cữu hồi tịch" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Giả Trân, Vưu thị cùng Giả Dung ở lại chùa túc trực bên quan tài. Qua một trăm ngày mới rước linh cữu về nguyên quán.
8. (Danh) Họ "Linh".
9. (Động) Hiểu rõ sự lí. ◇ Trang Tử : "Đại hoặc giả chung thân bất giải, đại ngu giả chung thân bất linh" , (Thiên địa ) Kẻ mê lớn suốt đời không tỉnh ngộ, hạng đại ngu suốt đời không thông hiểu.
10. (Động) Che chở, giúp đỡ.
11. (Tính) Thần diệu, kì dị. ◎ Như: "linh vật" vật thần kì, đồ vật kì diệu.
12. (Tính) Ứng nghiệm. ◎ Như: "linh dược" thuốc hiệu nghiệm.
13. (Tính) Nhanh nhẹn, không ngu ngốc xuẩn trệ. ◎ Như: "tâm linh thủ xảo" khéo tay nhanh trí.
14. (Tính) Tốt, lành. ◇ Phan Nhạc : "Trúc mộc ống ái, linh quả sâm si" , (Nhàn cư phú ) Tre trúc cây cỏ um tùm, trái tốt lành tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần , khí tinh anh của khí âm gọi là linh , ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các vật cùng loài với nó vậy. Như người là giống linh hơn cả muôn vật, con kì lân, con phượng hoàng, con rùa, con rồng gọi là tứ linh bốn giống linh trong loài vật.
② Thần. Như bách thần gọi là bách linh , thần núi gọi là sơn linh , v.v.
③ Người chết gọi là linh, ý nói hình chất tuy nát, tinh thần thường còn vậy. Ðặt bài vị thờ kẻ chết gọi là thiết linh .
④ Uy phúc không hiện rõ gọi là linh. Như thanh linh cảm đến là ta thấy thấu ngay, hình như có cái gì soi xét bênh vực cho không cần phải dùng đến thực lực vậy.
⑤ Ứng nghiệm. Như bói toán thuốc thang mà thấy hiệu nghiệm ngay đều gọi là linh.
⑥ Linh hoạt, lanh lẹ, không ngu ngốc xuẩn trệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh nhẹn, linh hoạt, lanh lẹ, tinh, thính: Khéo tay nhanh trí; Tai rất thính;
② Tâm thần, linh hồn: Tâm thần; Anh linh;
③ (cũ) Linh thiêng, thiêng liêng: Thần linh; Thiêng quái;
④ Kì diệu, thần kì;
⑤ Thần linh, thần, yêu tinh: Các thần (trong núi);
⑥ Hiệu nghiệm, ứng nghiệm, kết quả: Thuốc hiệu nghiệm; Làm theo cách này rất có kết quả;
⑦ Linh cữu, quan tài: Túc trực bên linh cữu; Dời linh cữu; 滿 Vòng hoa đặt đầy trước linh cữu;
⑧ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thần — Phần vô hình thiêng liêng của người chết. Hồn người chết — Thiêng liêng. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thành có câu: » Niềm tôn thân dù sinh tử chớ nề, linh thời hộ Hoàng triều bể lặng sóng trong, duy vạn kỉ chửa đời ngôi bảo tộ «.

Từ ghép 44

khúc
qū ㄑㄩ, qǔ ㄑㄩˇ

khúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cong queo
2. khúc, đoạn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ uốn cong, chỗ ngoặt. ◎ Như: "san khúc" chỗ núi quành, "hà khúc" chỗ sông uốn cong.
2. (Danh) Sự việc không ngay thẳng, điều không đúng. ◎ Như: "thị phi khúc trực" phải trái đúng sai.
3. (Danh) Ẩn tình, nỗi lòng. ◎ Như: "trung khúc" tấm lòng trung, "tâm khúc" nỗi lòng.
4. (Danh) Nơi chật hẹp, hẻo lánh. ◎ Như: "hương khúc" nơi hẻo lánh. ◇ Vương Bột : "Thoán Lương Hồng ư hải khúc" (Đằng Vương Các tự ) Lương Hồng trốn tránh nơi góc biển hẻo lánh.
5. (Danh) Bộ phận, cục bộ.
6. (Danh) Dụng cụ nuôi tằm.
7. (Danh) Ca nhạc. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chỉ nên có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.
8. (Danh) Tên thể văn cổ, có vần, rất thịnh hành thời nhà Nguyên .
9. (Danh) Lượng từ: bài, bản (nhạc). ◎ Như: "cao ca nhất khúc" ca lớn một bài.
10. (Động) Uốn cong, co. § Thông "khuất" . ◎ Như: "khúc tất" co gối, "khúc đột tỉ tân" uốn cong ống khói, dời củi ra xa (phòng ngừa hỏa hoạn, đề phòng tai họa). ◇ Luận Ngữ : "Phạn sơ tự ẩm thủy, khúc quăng nhi chẩm chi" , (Thuật nhi ) Ăn gạo thô, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu.
11. (Tính) Cong. ◎ Như: "khúc tuyến" đường cong, đường gấp khúc, "khúc xích" thước kẻ góc vuông (tiếng Pháp: équerre).
12. (Tính) Không ngay thẳng, bất chính. ◎ Như: "oai khúc" tà lệch, "tà khúc" tà vạy.
13. (Phó) Miễn cưỡng, gượng. ◎ Như: "ủy khúc cầu toàn" nhẫn chịu để giữ toàn mạng sống.
14. (Phó) Chu đáo, hết lòng hết sức. ◇ Dịch Kinh : "Khúc thành vạn vật nhi bất di" (Hệ từ thượng ) Tựu thành trọn vẹn muôn vật mà không bỏ sót.

Từ điển Thiều Chửu

① Cong, lẽ không được thẳng cứng gọi là khúc.
② Ủy khúc, chỗ cong queo chật hẹp, như hương khúc chỗ làng xóm nhỏ hẹp, tâm khúc cái chất chứa ở trong lòng (khúc lòng).
③ Uyển chuyển, như khúc vi chi thuyết uyển chuyển nói hộ.
④ Khúc nhạc.
⑤ Chỗ bẻ cong, như hà khúc chỗ khúc sông uốn cong.
⑥ Việc nhỏ, thiên một bên.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bài hát: Cùng anh hát một bài (Lí Bạch: Tương tiến tửu). Cv. , hoặc ;
② Nhạc, khúc nhạc: Soạn nhạc; Nhạc hòa tấu; Phổ nhạc. Xem [qu].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cong: Cong lưng;
② Chỗ ngoặt, chỗ uốn cong: Chỗ ngoặt sông;
③ Không có lí: Đuối lí, trái lẽ;
④ Uyển chuyển: Uyển chuyển nói giúp;
⑤ (văn) Cục bộ, bất toàn;
⑥ Chỗ chật hẹp, chỗ ngoắt ngoéo, nơi hẻo lánh, khúc: Nơi hẻo lánh;
⑦ Men (các loại men cám, mốc tương v.v.);
⑧ [Qu] (Họ) Khúc. Xem [qư].

Từ điển Trần Văn Chánh

Men rượu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cong. Không thẳng — Chỗ gẫy — Gẫy gọn, rõ ràng — Vụn vặt. Lặt vặt — Bài hát, bài nhạc. Td: Khúc nhà tay lựa nên chương ( Đoạn trường tân thanh ).

Từ ghép 30

chiêm, chiếm
zhān ㄓㄢ, zhàn ㄓㄢˋ

chiêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xem điềm để biết tốt xấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bói, nhìn điềm triệu để đoán tốt xấu. ◎ Như: "chiêm bốc" xem bói, "chiêm quái" xem quẻ.
2. Một âm là "chiếm". (Động) Tự tiện lấy của người. § Thông . ◎ Như: "chiếm hữu" chiếm làm quyền sở hữu của mình.
3. (Động) Truyền miệng. ◎ Như: "khẩu chiếm" đọc thơ ra bằng miệng, làm thơ văn không cần dùng bút khởi thảo.

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, coi điềm gì để biết xấu tốt gọi là chiêm. Bói cho khỏi ngờ cũng gọi là chiêm.
② Một âm là chiếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem bói: Bói toán, bói số, bói;
② [Zhan] (Họ) Chiêm. Xem [zhàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn. Xem — Bói toán — Một âm khác là Chiếm.

Từ ghép 6

chiếm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chiếm đoạt của người khác

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bói, nhìn điềm triệu để đoán tốt xấu. ◎ Như: "chiêm bốc" xem bói, "chiêm quái" xem quẻ.
2. Một âm là "chiếm". (Động) Tự tiện lấy của người. § Thông . ◎ Như: "chiếm hữu" chiếm làm quyền sở hữu của mình.
3. (Động) Truyền miệng. ◎ Như: "khẩu chiếm" đọc thơ ra bằng miệng, làm thơ văn không cần dùng bút khởi thảo.

Từ điển Thiều Chửu

Tự tiện chiếm cứ của người.
② Làm thơ làm ca chưa viết ra gọi là khẩu chiếm .
③ Một âm là chiêm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chiếm: Chiếm thế áp đảo;
② Đọc ra thơ bằng miệng (chưa viết thành bài): Khẩu chiếm. Xem [zhan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy làm của mình — Có được — Một âm khác là Chiêm.

Từ ghép 9

đẳng
děng ㄉㄥˇ

đẳng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bằng nhau
2. thứ bậc
3. chờ đợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cấp bậc, thứ tự. ◎ Như: "thượng đẳng" bậc trên nhất, "trung đẳng" bậc giữa. ◇ Luận Ngữ : "Xuất giáng nhất đẳng" (Hương đảng ) Bước xuống một bậc.
2. (Danh) Hạng, loại. ◎ Như: "hà đẳng nhân vật" hạng người nào, "giá đẳng sự tình" loại sự tình đó. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tại đệ thị dong dong lục lục nhất đẳng ngu nhân, thiểm phụ đồng danh" , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Còn em đây là hạng ngu dốt, tầm thường, thế mà lại được trùng tên (với anh).
3. (Danh) Chỉ số loại: (1) Các, những (số hạng nhiều). ◎ Như: "công đẳng" các ông, "ngã đẳng" chúng ta, "nhĩ đẳng" bọn bay. (2) Dùng để liệt kê: những người, những loại như, vân vân. ◎ Như: "chỉ trương bút mặc đẳng đẳng" giấy má, bút, mực, v.v.
4. (Danh) Cân tiểu li.
5. (Động) Bằng, cùng, như. ◎ Như: "cao đê bất đẳng" cao thấp không như nhau, "đẳng nhi thượng chi" bằng thế mà còn hơn nữa, "mạc dữ đẳng luân" chẳng ai ngang bằng.
6. (Động) Đợi, chờ. ◎ Như: "đẳng đãi" , "đẳng hậu" đều nghĩa là chờ đợi cả. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Doãn nhân thử chuẩn bị, đẳng hậu thái sư" , (Đệ bát hồi) (Lã Bố ) Doãn tôi do vậy sửa soạn chờ đón thái sư.
7. (Phó) Cùng nhau, như nhau, đồng đều. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Dĩ thị diệu xa, đẳng tứ chư tử" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) (Ngài trưởng giả) đem các xe quý lạ như thế, đồng đều ban cho các con.
8. (Đại) Biểu thị nghi vấn: sao, gì, nào. ◇Ứng Cừ : "Văn chương bất kinh quốc, Khuông khiếp vô xích thư, Dụng đẳng xưng tài học?" , , (Bách nhất thi ) Văn chương không trị nước, Tráp không tấc sách, Lấy gì nhận là có tài học?

Từ điển Thiều Chửu

① Bực, như xuất giáng nhất đẳng (Luận ngữ ) giáng xuống một bực, thượng đẳng bực trên nhất, trung đẳng bực giữa, hạ đẳng bực dưới nhất (hạng bét), v.v.
② Cùng, đều, ngang, như mạc dữ đẳng luân chẳng ai cùng ngang với mình.
③ Lũ, như công đẳng bọn ông, bộc đẳng lũ tôi, v.v.
④ So sánh, như đẳng nhi thượng chi bằng ấy mà còn hơn nữa (so còn hơn).
⑤ Cái cân tiểu li.
⑥ Ðợi chờ, như đẳng đãi , đẳng hậu đều nghĩa là chờ đợi cả.
⑦ Sao, dùng làm trợ từ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạng, loại, đẳng cấp, thứ tự, bậc: Tất cả chia làm 3 hạng; Hàng hảo hạng, hàng cấp 1;
② Chờ, đợi: Đợi xe;
③ Chờ tới, đợi tới (...mới): Chờ (tới) nó làm xong bài vở rồi mới đi chơi;
④ Ngang, đều, bình đẳng: Lớn nhỏ ngang nhau; Nam nữ bình đẳng;
⑤ Những người như, những vật (hay loại) như, vân vân, v.v...: Ngoài chợ có bán đủ thịt, cá trứng, rau v.v...; Đoạt được giải thưởng có Lí Quang Minh, Trương Học Công v.v...; Gần đây tôi đã đi qua mấy thành phố lớn ở phía bắc, gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Tế Nam v.v...; Vì vậy Đậu Thái hậu càng không ưa bọn Ngụy Kì (những người như Ngụy Kì) (Sử kí);
⑥ Các (chỉ số nhiều trong một đoạn liệt kê): Bốn con sông lớn Trường Giang, Hoàng Hà, Hắc Long Giang và Châu Giang.... 【】đẳng đẳng [dângdâng] Các thứ, vân vân v.v...: Giấy má, bút, mực v.v...;
⑦ Như [dâng] (bộ );
⑧ (văn) Bọn, lũ, các: Bọn ông, các ông; Bọn bây, lũ bây;
⑨ (văn) So sánh: So ra còn hơn thế nữa;
⑩ Cùng là, cũng cùng là: ? Cũng cùng là chết, chết vì nước có nên chăng? (Sử kí);
⑪ (văn) Gì, nào, cái gì, cái nào (đại từ nghi vấn, làm tân ngữ cho động từ hoặc giới từ): ? Văn chương không trị nước, tráp không có tới vài quyển sách, nhờ vào cái gì xứng tài học? (Ưng Cư: Bách nhất thi); ? Nghĩ đến chàng chết vì ai? (Vương Duy: Thán Ân Dao).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bằng nhau. Ngang nhau — Bọn. Phe nhóm — Thứ bậc. Giai cấp — Trong Bạch thoại còn có nghĩa chờ đợi.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.