Từ điển trích dẫn

1. Hiểu ra một cách âm thầm lặng lẽ, mặc ngộ. ◇ Nam sử : "Xuất xử minh hội, tâm trung minh kính, ngộ vật tiện liễu" , , 便 (Đào Hoằng Cảnh truyện ) Ra làm quan hoặc lui về ẩn dật đều lặng biết, lòng như gương sáng, gặp sự liền thấu hiểu ngay.
2. Tâm linh tương thông. ◇ Vương An Thạch : "Thử khả minh hội, nan dĩ ngôn liễu dã" , (Đáp Tương Dĩnh Thúc thư ) Điều này có thể thông hiểu bằng tâm linh, khó dùng lời nói cho hiểu được.
3. Hiểu thấu huyền lí.
4. Gặp lại nhau sau khi chết. ◇ Vương Thao : "Thế gian sở truyền u hoan minh hội chi sự..." (Tùng tân tỏa thoại , Lí Diên Canh ) Những chuyện thế gian truyền tụng như hoan lạc ở chốn u minh hay gặp gỡ sau khi đã chết...

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ngầm.

khả dĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khả dĩ, có thể

Từ điển trích dẫn

1. Có thể, đủ để, năng cú. ◇ Thi Kinh : "Hoành môn chi hạ, Khả dĩ tê trì" , (Trần phong , Hoành môn ) Dưới cửa gỗ bắc ngang (thô sơ bỉ lậu), Có thể an nhàn nghỉ ngơi. § Ý nói bè bạn hay khuyên ngăn cứu chính lại lỗi lầm cho mình.
2. Có thể dùng làm. ◇ Thi Kinh : "Tha sơn chi thạch, Khả dĩ vi thác" (Tiểu nhã , Hạc minh ) Đá ở núi kia, Có thể lấy làm đá mài.
3. Chấp nhận, cho phép, cho là được. ◎ Như: "khả dĩ hấp yên mạ?" có được phép hút thuốc lá không?
4. Thật là, hết sức. ◎ Như: "nhĩ dã thô tâm đắc khả dĩ liễu, liên nhãn kính đô hội điệu" , ông thật là vô ý vô tứ, ngay cả kính đeo mắt cũng để lạc mất.
5. Rất tốt, hoàn hảo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có thể mà.

Từ điển trích dẫn

1. Sao được, làm thế nào được. ◇ Sử Kí : : "Cao Đế mạ chi viết: Nãi công cư mã thượng nhi đắc chi an sự Thi Thư! Lục Sanh viết: Cư mã thượng đắc chi, ninh khả dĩ mã thượng trị chi hồ?" ! : , ? (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Cao Đế mắng Lục Sinh: Ông mày ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, cần gì Kinh Thi với Kinh Thư! Lục Sinh nói: Nhà vua ngồi trên mình ngựa lấy được thiên hạ, nhưng có thể ngồi trên lưng ngựa mà cai trị thiên hạ không?
2. Đành phải, thà rằng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã ninh khả tự kỉ lạc bất thị, khởi cảm đái lụy nhĩ ni" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Tôi đành tự mình chịu trách móc, chứ nào dám làm lụy đến chị.

Từ điển trích dẫn

1. Thả ra, phóng thích. ◇ Thư Kinh : "Khai phóng vô tội chi nhân" (Đa phương , Khổng An Quốc , Truyện ).
2. Mở ra. ◇ Trịnh Đình Ngọc : "Hiện kim hoàng bảng chiêu hiền, khai phóng tuyển tràng" , (Khán tiền nô , Tiết tử ).
3. Trừ bỏ cấm chế. ◎ Như: "khai phóng ngôn luận tự do" .
4. Cởi mở, thư triển, nở hoa. ◇ Ba Kim : "Hứa đa tử sắc đích hoa đóa tại na lí khai phóng, liên diệp tựu khẩn khẩn thiếp tại thuyền đầu" , (Tướng quân tập , Nguyệt dạ ).
5. Bắn ra. ◇ Thái Bình Thiên Quốc tư liệu : "Khai phóng lạc địa khai hoa pháo" ( Sử trí ngạc đương án ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở mang và buông thả, ý nói làm cho tốt đẹp hơn, và không kiềm giữ, trái lại giúp đỡ cho tiến xa hơn.

thu thập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thu thập, nhặt nhạnh và sắp xếp lại

Từ điển trích dẫn

1. Gom lại, thu tập. ◇ Kỉ Quân : "Trương Thị cô phụ đồng ngải mạch, phủ thu thập thành tụ, hữu đại toàn phong tòng tây lai, xuy chi tứ tán" , , 西, (Duyệt vi thảo đường bút kí , Loan dương tiêu hạ lục ngũ ).
2. Dọn dẹp, thu dọn, chỉnh đốn. ◎ Như: "thu thập ốc tử" dọn dẹp nhà cửa. ◇ Tào Ngu : "Tứ Phụng, thu thập thu thập linh toái đích đông tây, ngã môn tiên tẩu ba" , 西, (Lôi vũ , Đệ nhị mạc).
3. Chiêu nạp, thu nhận. ◇ Lưu Nguyên Khanh : "Hậu thế kí thu thập cường hãn vô lại giả, dưỡng chi dĩ vi binh" , (Hiền dịch biên , Quan chánh ).
4. Rút lại, thu về. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "(Lãn Long) khủng phạ chung cửu hữu nhân toán tha, thử hậu thu thập khởi thủ đoạn, tái bất thí dụng" (), , (Quyển tam cửu).
5. Chôn cất. ◇ Tư trị thông giám : "Tống Hậu gia thuộc tịnh dĩ vô cô ủy hài hoành thi, bất đắc liễm táng, nghi sắc thu thập, dĩ an du hồn" , , , (Hán Linh Đế Quang Hòa nguyên niên ).
6. Lấy được, nắm lấy. ◎ Như: "thu thập nhân tâm" .
7. Nấu nướng. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Đãn phàm tân tức phụ tiến môn, tam thiên tựu yếu đáo trù hạ khứ thu thập nhất dạng thái, phát cá lợi thị" , , (Đệ nhị thất hồi).
8. Gặt hái, thu hoạch. ◇ Hàn Dũ : "Sương thiên thục thị lật, Thu thập bất khả trì" , (Tống Trương đạo sĩ ).
9. Bắt giữ. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Quá bất đa thì, binh đạo hành cá bài đáo phủ lai, thuyết thị phụng chỉ phạm nhân, bả Văn Tham Tướng thu thập tại phủ ngục trung khứ liễu" , , , (Quyển thập thất).
10. Trừng phạt, trừng trị. ◇ Tăng Thụy : "Hựu bất thị lão thân đa sự bả ngã khẩn thu thập" (Lưu hài kí , Đệ nhất chiệp).
11. Tiêu trừ, giải tỏa. ◇ Tây sương kí 西: "Tất bãi liễu khiên quải, thu thập liễu ưu sầu" , (Đệ tam bổn , Đệ tam chiết) Chẳng còn vương vấn, hết cả lo buồn. § Nhượng Tống dịch thơ: Chẳng còn bận nghĩ, nhọc lòng như xưa!
12. Thưởng thức, hân thưởng. ◇ Chúc Duẫn Minh : "Bất như thu thập nhàn phong nguyệt, tái hưu nhạ Chu Tước Kiều biên dã thảo hoa" , (Kim lạc tác , Kỉ biệt , Khúc ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gom góp lượm lặt.

chỉnh đốn

phồn thể

Từ điển phổ thông

chỉnh đốn, sửa sang lại như cũ

Từ điển trích dẫn

1. Chỉnh sức, chỉnh trị.
2. Chỉnh tề, đoan trang. ◇ Liêu trai chí dị : "Trọng đại bi, tùy chi nhi nhập, kiến lư lạc diệc phục chỉnh đốn" , , (Tương Quần ) Trọng rất đau buồn, theo người ấy vào, thấy nhà cửa cũng ngay ngắn khang trang.
3. Chỉnh lí, sửa cho đúng, sửa lại cho ngay ngắn. ◇ Bạch Cư Dị : "Trầm ngâm phóng bát sáp huyền trung, Chỉnh đốn y thường khởi liễm dong" , (Tì bà hành ) Nàng trầm ngâm tháo cái vuốt đàn, cài vào dây đàn, Sửa lại xiêm áo cho ngay ngắn, lấy lại vẻ mặt.
4. Thu thập, an bài, xếp đặt. ◇ Thủy hử truyện : "Thử kế đại diệu. Sự bất nghi trì, khả dĩ chỉnh đốn, cập tảo tiện khứ" . , , 便 (Đệ tứ thập tam hồi) Thật là diệu kế. Việc này không nên chần chờ, ta phải xếp đặt để đi cho sớm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa sang sắp đặp lại cho ngay ngắn tốt đẹp.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.