ức
yì ㄧˋ

ức

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ tới, tưởng nghĩ, tư niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương ức" nhớ nghĩ tới nhau. ◇ Giả Đảo : "Biệt lai thiên dư nhật, Nhật nhật ức bất hiết" , (Kí san trung Vương Tham ) Từ khi li biệt đến nay đã hơn ngàn ngày, Ngày ngày tưởng nhớ khôn nguôi.
2. (Động) Nhớ được, ghi lại được trong trí. ◎ Như: "kí ức" ghi nhớ. ◇ Lương Thư : "Quá mục giai ức" (Chiêu Minh thái tử truyện ) (Đọc) qua mắt là đều ghi nhớ được cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, tương ức cùng nhớ nhau.
② Ghi nhớ, nhớ chôn vào tim óc gọi là kí ức .

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhớ, ghi nhớ, nhớ lại, ôn: Nhớ lại; Nhớ nhau; Nhớ nỗi ngọt bùi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ đến. Nhớ tới — Nhớ, không quên. Td: Kí ức .

Từ ghép 6

niệm
niàn ㄋㄧㄢˋ

niệm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mong mỏi, nhớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nhớ, mong. ◎ Như: "tư niệm" tưởng nhớ, "quải niệm" nhớ nhung canh cánh trong lòng.
2. (Động) Chuyên tâm nghĩ ngợi. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đãn nhất tâm niệm Phật" (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Chỉ một lòng niệm Phật.
3. (Động) Đọc, tụng. § Thông "niệm" . ◎ Như: "niệm thư" đọc sách, "niệm kinh" đọc kinh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thuyết trước, tiện phân phó Thái Minh niệm hoa danh sách, án danh nhất cá nhất cá hoán tiến lai khán thị" , 便, (Đệ thập tứ hồi) Nói xong, liền giao cho Thái Minh đọc danh sách, đến tên người nào thì gọi người ấy lên nhận mặt.
4. (Động) Đọc tụng nhỏ tiếng (như nhà sư đọc kinh, đạo sĩ đọc thần chú), lẩm bẩm. ◎ Như: "niệm niệm hữu từ" (1) đọc lầm thầm (đọc kinh, đọc chú), (2) nói lầm bẩm một mình.
5. (Động) Học. ◎ Như: "tha niệm quá trung học" nó đã học hết bậc trung học.
6. (Động) Ghi nhớ, không quên. ◇ Luận Ngữ : "Bá Di, Thúc Tề, bất niệm cựu ác, oán thị dụng hi" , , , (Công Dã Tràng ) Bá Di, Thúc Tề không ghi nhớ điều xấu ác cũ (của người), nên ít oán hận.
7. (Động) Thương, xót. ◇ Lí Hạ : "Giang can ấu khách chân khả niệm" (Miễn ái hành ) Nơi bến sông, khách nhỏ tuổi thật đáng thương.
8. (Danh) Khoảng thời gian rất ngắn. ◎ Như: "nhất niệm khoảnh" một thoáng, một khoảnh khắc, một sát na.
9. (Danh) Hai mươi. § Thông "nhập" 廿. ◎ Như: "niệm ngũ nhật" ngày hai mươi lăm.
10. (Danh) Họ "Niệm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ nhớ.
② Ngâm đọc, như niệm thư đọc sách, niệm kinh niệm kinh, v.v.
③ Hai mươi, như niệm ngũ nhật ngày 25.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ, nhớ nhung: Nhớ nhà;
② Suy nghĩ, ngẫm nghĩ, nghĩ ngợi: Trong lòng không có suy nghĩ gì khác;
③ Đọc, học: Xin đọc thư này cho tôi nghe; Đọc kinh, niệm kinh; Cậu ấy từng học ở trường trung học. Cv. ;
④ Hai mươi: Ngày hai mươi lăm;
⑤ [Niàn] (Họ) Niệm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đọc lên. Ngâm lên. Như chữ Niệm — Nhớ tới, nghĩ tới. Td: Kỉ niệm, Tưởng niệm — Số 20. Cũng viết là Niệm 廿. Còn đọc là Trấp.

Từ ghép 22

hoài niệm

phồn thể

Từ điển phổ thông

hoài niệm, kỷ niệm, hoài ức

Từ điển trích dẫn

1. Nghĩ nhớ, hoài tưởng, tư niệm. ◎ Như: "hoài niệm cố hương" § Cũng nói là: "hoài tưởng" , "tư niệm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tưởng nhớ tới.

Từ điển trích dẫn

1. Nhớ lại. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thử thì tự kỉ hồi tưởng đương sơ tại Đại Hoang san trung, Thanh Canh phong hạ, na đẳng thê lương tịch mịch" , , (Đệ thập bát hồi) Lúc đó nhớ lại thời còn ở tại núi Đại Hoang, dưới ngọn Thanh Canh, sao mà hiu quạnh vắng lặng vậy. ☆ Tương tự: "hồi ức" , "kí ức" , "truy niệm" , "truy tư" , "truy ức".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ lại chuyện cũ.

hoài niệm

giản thể

Từ điển phổ thông

hoài niệm, kỷ niệm, hoài ức

Từ điển trích dẫn

1. Nghĩ tới, tưởng nhớ. ◎ Như: "tha tuy viễn tại quốc ngoại, khước thường ức niệm cố hương đích gia nhân cập bằng hữu" , .

cảm động

phồn thể

Từ điển phổ thông

cảm động, xúc động, mủi lòng

Từ điển trích dẫn

1. Cảm ứng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha thiên thiên cật trai niệm Phật, thùy tri tựu cảm động liễu Quan Âm Bồ Tát, dạ lí lai thác mộng" , , (Đệ tam thập cửu hồi) Bà cụ ngày nào cũng ăn chay niệm Phật, không ngờ cảm ứng đức Phật Quan Âm, đêm về báo mộng.
2. Xúc động, động lòng. ◇ Thủy hử truyện : "Khánh hạ Tống Giang phụ tử hoàn tụ. Hốt nhiên cảm động Công Tôn Thắng nhất cá niệm đầu, tư ức lão mẫu tại Kế Châu, li gia nhật cửu, vị tri như hà" . , , , (Đệ tứ thập nhị hồi) (Triều Cái) bày tiệc mừng cha con Tống Giang. Bỗng nhiên Công Tôn Thắng động lòng nhớ tới mẹ già ở Kế Châu, (mà mình) xa nhà đã lâu, không biết ra sao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối rung động trong lòng khi đứng trước ngoại vật — Làm cho lòng người rung động.
hặc, khắc
kè ㄎㄜˋ

hặc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạch hỏi — Kể tội. Chẳng hạn Đàn hặc.

Từ ghép 1

khắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chạm, khắc
2. khắc giờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khắc, chạm trổ. ◇ Nguyễn Trãi : "Bi khắc tiển hoa ban" (Dục Thúy sơn ) Bia khắc đã lốm đốm rêu.
2. (Động) Ghi nhớ, ghi chặt. ◎ Như: "na đoạn mĩ hảo đích hồi ức, dĩ thâm thâm đích khắc tại ngã đích tâm bản thượng" , cái kỉ niệm đẹp đó, mãi còn ghi chặt thâm sâu trong lòng tôi.
3. (Động) Bóc lột. ◎ Như: "khắc bác" bóc lột của người.
4. (Động) Hạn định. ◇ Sử Khả Pháp : "Khắc nhật tây chinh" 西 (Phục đa nhĩ cổn thư ) Hạn định ngày đi chinh phạt ở phía tây.
5. (Tính) Nghiệt ngã, khe khắt. ◎ Như: "hà khắc" xét nghiệt ngã, "khắc bạc" cay nghiệt. ◇ Thủy hử truyện : "Cao thái úy nhĩ thắc độc hại, nhẫm địa khắc bạc" , (Đệ thập nhị hồi) Cao thái úy, mi thật là độc ác, áp bức nghiệt ngã ta đền nông nỗi này.
6. (Danh) Ngày xưa dùng cái gáo đồng, giữa châm một lỗ để nước dần dần nhỏ xuống, để định thời giờ, gọi là "khắc lậu" . Một ngày đêm ngày xưa chia thành một trăm "khắc". Ngày nay, mười lăm phút là một "khắc".
7. (Danh) Khoảng thời gian ngắn. ◎ Như: "khắc bất dong hoãn" không được chậm trễ chút nào. ◇ Tây du kí 西: "Giá gia thù, na gia thỉnh, lược vô hư khắc" , , (Đệ cửu thập nhị hồi) Nhà này mời, nhà kia thỉnh, chẳng lúc nào ngơi.
8. (Phó) Ngay tức thì. ◎ Như: "lập khắc" lập tức.

Từ điển Thiều Chửu

① Khắc, lấy dao chạm trổ vào cái gì gọi là khắc.
② Thời khắc, ngày xưa dùng cái gáo đồng, giữa châm một lỗ để nước dần dần rỏ xuống, để định thời giờ, gọi là khắc lậu . Theo đồng hồ bây giờ định cứ mười lăm phút là một khắc, bốn khắc là một giờ.
③ Ngay tức thì, như lập khắc lập tức.
④ Bóc lột, như khắc bác bóc lột của người.
⑤ Sâu sắc, như hà khắc xét nghiệt ngã, khắc bạc cay nghiệt, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khắc: Khắc dấu;
② Một khắc (= 15 phút);
③ Khoảnh khắc: Tức khắc; Bây giờ, giờ đây;
④ Khắc nghiệt, khắt khe, nghiệt ngã: Đối đãi quá khắt khe!; Hà khắc, nghiệt ngã;
⑤ Bóc lột: Bóc lột.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đục sâu vào gỗ. Ta cũng nói là Khắc — Khắc sâu vào lòng. Ghi nhớ — Tên một đơn vị đo thời giờ ngày xưa. Một giờ một đêm có 100 khắc — Tên một đơn vị đo thời giờ ngày nay, bằng ¼ giờ, tức 15 phút — Chỉ thời giờ. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Khắc giờ đằng đẳng mấy niên « — Gắt gao, chặt chẽ. Td: Nghiêm khắc — Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim » Một khắc đêm xuân giá nghìn vàng. Nghìn vàng đổi được khắc xuân « ( Bích câu kì ngộ ).

Từ ghép 24

Từ điển trích dẫn

1. Sửa sang, chỉnh túc, làm cho ngay ngắn nghiêm chỉnh.
2. Trừ bỏ. ◇ Chương Bỉnh Lân : "Ô hô! Dư duy Chi Na tứ bách triệu nhân, nhi chấn loát thị sỉ giả, ức bất doanh nhất" ! , , (Cầu thư , Giải biện phát ).
3. Hưng khởi, phấn phát, chấn tác. ◇ Tống sử : "Nhất niệm chấn toát, do năng chuyển nhược vi cường" , (Mã Thiên Kí truyện ).
bĩ, bỉ, phầu, phủ
fǒu ㄈㄡˇ, pǐ ㄆㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khổ cực
2. một quẻ trong Kinh Dịch tượng trưng cho vận xấu

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Không, không đồng ý. ◎ Như: "phủ nhận" không chấp nhận, "phủ quyết" không thông qua nghị quyết. ◇ Chiến quốc sách : "Phủ, phi nhược thị dã" , (Ngụy sách tứ ) Không, không phải vậy.
2. (Phó) Không, hay không (dùng để hỏi). ◎ Như: "tri đạo phủ?" biết hay không? § Còn có âm là "phầu". ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên nhai khẳng niệm cố nhân phầu" (Đồ trung kí ) Bên trời liệu còn nhớ đến bạn cũ chăng?
3. (Liên) Nếu không. ◎ Như: "phủ tắc" nếu không thì. § Cũng như "bất nhiên" . ◎ Như: "ngã đẳng nghi cấp quy gia, phủ tắc đại vũ" , chúng ta nên gấp về nhà, nếu không (sẽ mắc) mưa lớn.
4. Một âm là "bĩ". (Danh) Tên một quẻ trong Dịch Kinh. Vận xấu, vận bế tắc gọi là "bĩ" . ◎ Như: "bĩ cực thái lai" vận xấu (bế tắc) hết, vận tốt (hanh thông) tới.
5. (Danh) Sự xấu xa, sự sai trái. ◇ Thi Kinh : "Ô hô tiểu tử, Vị tri tang bĩ" , (Đại nhã , Ức ) Hỡi ôi (bậc làm vua) nhỏ tuổi, Chưa biết tốt xấu phải trái.
6. (Tính) Xấu, xấu xa. ◎ Như: "bĩ đức" đức hạnh xấu xa. ◇ Diêm thiết luận : "Cùng phu bĩ phụ, bất tri quốc gia chi lự" , (Phục cổ ) Đàn ông đàn bà cùng khốn xấu xa, không biết việc ưu tư vì đất nước.
7. (Động) Chê. ◎ Như: "tang bĩ" khen chê.

Từ điển Thiều Chửu

① Không, như thường kì chỉ phủ nếm xem ngon không?
② Một âm là bĩ . Ác. Như tang bĩ thiện ác.
③ Bĩ tắc, tên một quẻ trong kinh Dịch. Vận tốt gọi là thái , vận xấu gọi là bĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tắc, bế tắc, không thông. (Ngb) Khó khăn, khốn quẫn: Thánh nhân có lúc bế tắc, vạn vật cũng có lúc thông suốt (Liệt tử);
② (văn) Xấu: Không chọn xấu tốt (Trang tử);
③ (văn) Như (bộ );
④ (văn) Chê: Khen chê;
⑤ Quẻ Bĩ (trong Kinh Dịch). Xem [fôu].

Từ ghép 4

bỉ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Khôn, trên quẻ Càn, nói về vạn vật ngưng trệ không thông — Chỉ sự bế tắc, cùng khốn — Chỉ việc xấu — Một âm khác là Phủ.

phầu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Không, không đồng ý. ◎ Như: "phủ nhận" không chấp nhận, "phủ quyết" không thông qua nghị quyết. ◇ Chiến quốc sách : "Phủ, phi nhược thị dã" , (Ngụy sách tứ ) Không, không phải vậy.
2. (Phó) Không, hay không (dùng để hỏi). ◎ Như: "tri đạo phủ?" biết hay không? § Còn có âm là "phầu". ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên nhai khẳng niệm cố nhân phầu" (Đồ trung kí ) Bên trời liệu còn nhớ đến bạn cũ chăng?
3. (Liên) Nếu không. ◎ Như: "phủ tắc" nếu không thì. § Cũng như "bất nhiên" . ◎ Như: "ngã đẳng nghi cấp quy gia, phủ tắc đại vũ" , chúng ta nên gấp về nhà, nếu không (sẽ mắc) mưa lớn.
4. Một âm là "bĩ". (Danh) Tên một quẻ trong Dịch Kinh. Vận xấu, vận bế tắc gọi là "bĩ" . ◎ Như: "bĩ cực thái lai" vận xấu (bế tắc) hết, vận tốt (hanh thông) tới.
5. (Danh) Sự xấu xa, sự sai trái. ◇ Thi Kinh : "Ô hô tiểu tử, Vị tri tang bĩ" , (Đại nhã , Ức ) Hỡi ôi (bậc làm vua) nhỏ tuổi, Chưa biết tốt xấu phải trái.
6. (Tính) Xấu, xấu xa. ◎ Như: "bĩ đức" đức hạnh xấu xa. ◇ Diêm thiết luận : "Cùng phu bĩ phụ, bất tri quốc gia chi lự" , (Phục cổ ) Đàn ông đàn bà cùng khốn xấu xa, không biết việc ưu tư vì đất nước.
7. (Động) Chê. ◎ Như: "tang bĩ" khen chê.

phủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Không, không đồng ý. ◎ Như: "phủ nhận" không chấp nhận, "phủ quyết" không thông qua nghị quyết. ◇ Chiến quốc sách : "Phủ, phi nhược thị dã" , (Ngụy sách tứ ) Không, không phải vậy.
2. (Phó) Không, hay không (dùng để hỏi). ◎ Như: "tri đạo phủ?" biết hay không? § Còn có âm là "phầu". ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên nhai khẳng niệm cố nhân phầu" (Đồ trung kí ) Bên trời liệu còn nhớ đến bạn cũ chăng?
3. (Liên) Nếu không. ◎ Như: "phủ tắc" nếu không thì. § Cũng như "bất nhiên" . ◎ Như: "ngã đẳng nghi cấp quy gia, phủ tắc đại vũ" , chúng ta nên gấp về nhà, nếu không (sẽ mắc) mưa lớn.
4. Một âm là "bĩ". (Danh) Tên một quẻ trong Dịch Kinh. Vận xấu, vận bế tắc gọi là "bĩ" . ◎ Như: "bĩ cực thái lai" vận xấu (bế tắc) hết, vận tốt (hanh thông) tới.
5. (Danh) Sự xấu xa, sự sai trái. ◇ Thi Kinh : "Ô hô tiểu tử, Vị tri tang bĩ" , (Đại nhã , Ức ) Hỡi ôi (bậc làm vua) nhỏ tuổi, Chưa biết tốt xấu phải trái.
6. (Tính) Xấu, xấu xa. ◎ Như: "bĩ đức" đức hạnh xấu xa. ◇ Diêm thiết luận : "Cùng phu bĩ phụ, bất tri quốc gia chi lự" , (Phục cổ ) Đàn ông đàn bà cùng khốn xấu xa, không biết việc ưu tư vì đất nước.
7. (Động) Chê. ◎ Như: "tang bĩ" khen chê.

Từ điển Thiều Chửu

① Không, như thường kì chỉ phủ nếm xem ngon không?
② Một âm là bĩ . Ác. Như tang bĩ thiện ác.
③ Bĩ tắc, tên một quẻ trong kinh Dịch. Vận tốt gọi là thái , vận xấu gọi là bĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phủ định: Phủ quyết; Phủ nhận;
② (văn) Không, hay không: ? Như thế được không?; Nếm xem có ngon không?; ? Chưa biết có được không; ? Ngài có biết chuyện ấy không?; ? Thứ thuốc trừ sâu này có hiệu quả không?;
③ Nếu không (thì) (thường đi chung với thành [fôu zé]): Nghe theo ta thì trước hết hãy đâm vào tim, nếu không thì tay chân đứt hết, tim vẫn không chết (Phương Bao: Ngục trung tạp kí); Nhà văn cần phải thâm nhập cuộc sống, nếu không thì không thể viết được tác phẩm hay;
④ (văn) Không (biểu thị ý phủ nhận, thường dùng như thành phần độc lập trong đoạn văn đối thoại): (Mạnh tử) hỏi: Tự mình dệt nên ư? Đáp: Không phải, mà dùng thóc để đổi (Mạnh tử);
⑤ (văn) Không có (dùng như động từ): Gốc loạn mà ngọn trị là không có vậy (Đại học). Xem [pê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chẳng — Không phải — Tiếng dùng trong câu hỏi: Td: Khả phủ ( được hay không ) — Một âm khác là Bí. Xem Bí.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.