bang
bāng ㄅㄤ

bang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bang, nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa là đất phong cho chư hầu. Đất lớn gọi là "bang" , đất nhỏ gọi là "quốc" .
2. (Danh) Phiếm chỉ quốc gia. ◎ Như: "hữu bang" nước bạn, "lân bang" nước láng giềng.
3. (Danh) Địa khu. ◇ Thái Ung : "Cùng san u cốc, ư thị vi bang" , (Lưu trấn nam bi ).
4. (Danh) Họ "Bang".
5. (Động) Ban phát đất đai, phân phong.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước, nước lớn gọi là bang , nước nhỏ gọi là quốc . Nước láng giềng gọi là hữu bang .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước: Nước láng giềng; Nước đồng minh;
② Bang (thái ấp của các vua chúa phong kiến thời xưa ban cho các quý tộc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một nước, một quốc gia — Nước chư hầu phong cho các bậc vương hầu — Họ người.

Từ ghép 18

thư
cī ㄘ, cí ㄘˊ

thư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con chim mái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim mái. ◇ Thi Kinh : "Trĩ chi triêu cẩu, Thượng cầu kì thư" , (Tiểu nhã , Tiểu bàn ) Con trĩ trống buổi sáng kêu, Mong tìm chim mái.
2. (Danh) Giống cái, nữ tính.
3. (Tính) Mái, cái (giống). § Đối lại với "hùng" . ◎ Như: "thư nhị" nhụy cái, "thư thố" thỏ cái. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quang Hòa nguyên niên, thư kê hóa hùng" , (Đệ nhất hồi ) Năm Quang Hòa thứ nhất, một con gà mái hóa ra gà trống.
4. (Tính) Yếu đuối, mềm mỏng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tri kì hùng, thủ kì thư, vi thiên hạ khê" , , 谿 (Chương 28) Biết mình cứng mạnh, nhưng vẫn giữ ở chỗ mềm mỏng, làm khe nước cho thiên hạ.
5. (Tính) Mặt dày, trơ trẽn, vô liêm sỉ. ◇ Vô danh thị : "Ngã kim nhật hựu một thỉnh nhĩ, tự thư tương lai" , (Nam lao kí , Đệ tam chiệp ) Ta hôm nay nào có mời mi mà mi tự vác cái mặt dày tới.
6. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Trần Tử Ngang : "Ư thì thiên hạ thư Hàn nhi hùng Ngụy, tráng vũ nhi nhu văn" , (Đường cố triều nghị đại phu tử châu trưởng sử dương phủ quân bi ).
7. (Động) Đánh bại, khuất phục. ◇ Tô Thức : "Trí cùng binh bại, thổ cương nhật xúc, phản vi Hán thư, đại vương thường tự tri kì sở dĩ thất hồ?" , , , ? (Đại Hầu Công thuyết Hạng Vũ từ ).
8. (Động) Trách mắng.
9. (Động) Chần chờ, ỳ ra, ườn ra. ◇ Kim Bình Mai : "Xuân Mai đạo: Nhĩ vấn tha. Ngã khứ thì hoàn tại trù phòng lí thư trước..." : , ... (Đệ thập nhất hồi) Xuân Mai nói: Bà chủ cứ hỏi nó. Lúc tôi xuống, nó vẫn cứ ườn ra trong nhà bếp (chưa nấu nướng xong xuôi gì cả)...
10. (Động) Nhe (răng). § Thông "thử" . ◎ Như: "thư nha lộ chủy" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con mái, loài có lông cánh thuộc về tính âm (giống cái) gọi là thư, con thú cái cũng gọi là thư.
② Yếu lướt. Như thủ thư giữ lối mềm nhũn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Giống) cái, mái: Thỏ cái; Gà mái;
② (văn) Mềm yếu, yếu ớt;
③ (văn) Bị đánh bại;
④ (văn) Trách mắng;
⑤ (văn) Nhe ra (răng...) (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chim mái. Chỉ chung con vật cái — Chỉ đàn bà con gái — Mềm yếu.

Từ ghép 3

hi, hy
xī ㄒㄧ

hi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đùa bỡn, chơi. ◎ Như: "túng dật hi hí" buông lung chơi giỡn. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Du ư tứ phương, hi hí khoái lạc" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Rong chơi bốn phương, vui đùa thích thú.

hy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đùa bỡn, chơi đùa

Từ điển Thiều Chửu

① Ðùa bỡn, chơi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Nô đùa, đùa bỡn, vui chơi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui chơi. Như chữ Hi .
tự
zì ㄗˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chữ
2. giấy tờ
3. hiệu, tên chữ
4. người con gái đã hứa hôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chữ. ◎ Như: "đan tự" chữ đơn, "Hán tự" chữ Hán, "đồng nghĩa tự" chữ cùng nghĩa.
2. (Danh) Tên hiệu đặt thêm ngoài tên gốc. § Kinh Lễ định con trai hai mươi tuổi làm lễ đội mũ rồi mới đặt tên. ◎ Như: con đức Khổng Tử tên là "Lí" , tên tự là "Bá Ngư" , "Nhạc Phi tự Bằng Cử" tên hiệu của Nhạc Phi là Bằng Cử.
3. (Danh) Giấy tờ, giấy làm bằng, khế ước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cấp tha thập ki lạng ngân tử, tả thượng nhất trương thối hôn đích tự nhi" , 退 (Đệ lục thập tứ hồi) Cho nó mười mấy lạng bạc, bảo viềt một tờ giấy chứng từ hôn.
4. (Danh) Âm đọc. ◎ Như: "giảo tự thanh sở" phát âm rõ ràng.
5. (Danh) Họ "Tự".
6. (Động) Hứa hôn. § Ngày xưa, con gái nhận lời gả chồng thì cài trâm và đặt tên tự. ◎ Như: "đãi tự khuê trung" người con gái trong phòng khuê, chưa hứa hôn.
7. (Động) Nuôi nấng, dưỡng dục. ◎ Như: "phủ tự" vỗ về nuôi nấng. ◇ Liêu trai chí dị : "Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi" , , (Thư si ) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.
8. (Động) Yêu thương. ◇ Tả truyện : "Sở tuy đại, phi ngô tộc dã, kì khẳng tự ngã hồ?" , , (Thành Công tứ niên ) Nước Sở dù lớn, đâu phải dòng họ ta, họ có chịu yêu thương ta chăng?
9. (Động) Trị lí. ◇ Lưu Vũ Tích : "Phòng dân chi lí thậm chu, nhi bất chí kiểu sát; tự dân chi phương thậm dụ, nhi bất chí sử xâm mâu" , ; , 使 (Đáp Nhiêu Châu chi sứ quân thư 使).

Từ điển Thiều Chửu

① Văn tự, bắt chước hình trạng từng loài mà đặt gọi là văn , hình tiếng cùng họp lại với nhau gọi là tự .
② Tên tự, kinh lễ định con trai hai mươi tuổi làm lễ đội mũ rồi mới đặt tên. Như con đức Khổng-tử tên là Lí , tên tự là Bá-ngư . Con gái nhận lời gả chồng mới cài trâm và đặt tên tự, cho nên nhận lời gả chồng cũng gọi là tự nhân .
③ Sinh sản, người ta sinh con gọi là tự. Chữ tự ở trong văn tự cũng là noi ở nghĩa ấy mà ra, ý nói nẩy nở ra nhiều vậy.
④ Yêu, phủ tự vỗ về nuôi nấng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chữ, tự: Chữ Hán; Anh ấy viết chữ rất đẹp;
② Âm: Phát âm rõ ràng;
③ Tên tự, tên chữ: Nguyễn Du tự là Tố Như;
④ Giấy (tờ), văn tự: Viết giấy (văn tự) làm bằng;
⑤ (cũ) (Con gái) đã hứa hôn: Người con gái trong phòng khuê còn chưa hứa hôn;
⑥ (văn) Sinh con, đẻ con;
⑦ (văn) Yêu thương: Vỗ về nuôi nấng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ viết — Nuôi dưỡng — Con gái đã hứa hôn — Tên chữ của một người. Truyện Hoa Tiên : » Húy Phương Châu, tự Diệc Thương «.

Từ ghép 53

tu
xū ㄒㄩ

tu

phồn thể

Từ điển phổ thông

râu cằm

Từ điển phổ thông

1. đợi
2. nên làm, cần thiết
3. chậm trễ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Râu má dưới cằm. § Thông "tu" . ◇ Dịch Kinh : "Bí kì tu" (Bí quái ) Trang sức bộ râu.
2. (Danh) Khoảnh khắc, chốc lát, khoảng thời gian rất ngắn. ◇ Lễ Kí : "Đạo dã giả, bất khả tu du li dã" , (Trung Dung ) Đạo ấy là cái không thể rời ra được phút chốc vậy.
3. (Danh) Nhu cầu. § Dùng như chữ "nhu" .
4. (Danh) Họ "Tu".
5. (Động) Chờ đợi. ◎ Như: "tương tu thậm ân" chờ đợi nhau rất tha thiết.
6. (Động) Trì hoãn.
7. (Động) Dừng lại. ◇ Thư Kinh : "Thái Khang thất bang, côn đệ ngũ nhân, tu ư Lạc Nhuế" , , (Ngũ tử chi ca ) Thái Khang mất nước, anh em năm người, dừng ở Lạc Nhuế.
8. (Động) Dùng.
9. (Động) Cần, phải. ◎ Như: "vô tu" không cần. ◇ Tam quốc chí : "Học tu tĩnh" Học cần phải yên tĩnh. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu thạch thất nhị, quang minh triệt chiếu, vô tu đăng chúc" , , (Phiên Phiên ) Có hai căn nhà đá, ánh sáng chói lọi, không cần đèn đuốc.
10. (Phó) Nên, hãy nên. ◎ Như: "thiết tu" rất nên, "cấp tu" kíp nên. ◇ Lí Bạch : "Nhân sanh đắc ý tu tận hoan, Mạc sử kim tôn không đối nguyệt" , 使 (Tương tiến tửu ) Người ta ở đời khi đắc ý, hãy nên tận vui hưởng, Chớ để chén vàng trống không trước vầng trăng.
11. (Phó) Rốt cục, sau cùng. ◇ Vương Kiến : "Nhất hướng phá trừ sầu bất tận, Bách phương hồi tị lão tu lai" , (Tuế vãn tự cảm ) Một mực giải tỏa nỗi buồn mãi không hết, Trăm phương trốn tránh cái già rốt cuộc đến.
12. (Phó) Thật là. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Ngã tu bất thức tự, tả bất đắc" , (Quyển nhị thập cửu) Tôi thật là không biết chữ, viết không được.

Từ điển Thiều Chửu

① Đợi. Như tương tu thậm ân cùng đợi rất gấp.
② Nên. Phàm cái gì nhờ đó để mà làm không thể thiếu được đều gọi là tu. Vì thế nên sự gì cần phải có ngay gọi là thiết tu , cấp tu kíp nên, v.v. Sự gì không phải cần đến gọi là vô tu (không cần). Dùng như chữ nhu .
③ Tư tu , tu du đều nghĩa là vụt chốc, là chốc lát. Như kinh Lễ kí nói: Lễ nhạc bất khả tư tu khử thân mình không thể rời lễ nhạc được chốc lát. Sách Trung Dung nói: Đạo dã giả bất khả tu du li giã đạo ấy là cái không thể rời ra được phút chốc vậy.
④ Chậm trễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nên, phải, cần phải, cần: Cần, cần phải; Cần biết; Cần gấp; Không cần; Tôi cần phải làm việc này ngay;
② Có thể;
③ Râu (như , bộ );
④ Lúc, chốc lát: (hay ) Chốc lát; Lễ nhạc không thể rời khỏi thân mình trong chốc lát (Lễ kí); Đạo là cái không thể rời ra phút chốc vậy (Trung dung);
⑤ (văn) Chờ đợi: Chờ đợi nhau rất gấp; Ta chờ bạn ta (Thi Kinh);
⑥ Dừng lại, lưu lại;
⑦ Lại, nhưng lại: Nhưng tôi không cố ý để lừa bịp anh đâu;
⑧ [Xu] (Họ) Tu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông tơ ở trên mặt — Chờ đợi — Nên. Phải.

Từ ghép 3

ngỏa, ách
è

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khốn khổ, tai họa, tai nạn, cảnh hiểm nghèo. § Thông "ách" . ◎ Như: "khổ ách" khổ sở.
2. (Danh) Đòn gỗ ở càng xe, bắc vào cổ trâu, bò, ngựa. § Thông "ách" .
3. (Tính) Khốn quẫn. ◎ Như: "ách vận" vận đen, vận rủi.
4. Một âm là "ngỏa". (Danh) Cái đốt gỗ (mộc tiết ).
5. (Danh) Xương không có thịt.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ ách nghĩa là khốn ách.
② Một âm là ngỏa. Cái đốt gỗ.
③ Xương trần không có thịt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương không có thịt dính vào — Một âm là Ách.

ách

giản thể

Từ điển phổ thông

1. khốn ách
2. hẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khốn khổ, tai họa, tai nạn, cảnh hiểm nghèo. § Thông "ách" . ◎ Như: "khổ ách" khổ sở.
2. (Danh) Đòn gỗ ở càng xe, bắc vào cổ trâu, bò, ngựa. § Thông "ách" .
3. (Tính) Khốn quẫn. ◎ Như: "ách vận" vận đen, vận rủi.
4. Một âm là "ngỏa". (Danh) Cái đốt gỗ (mộc tiết ).
5. (Danh) Xương không có thịt.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ ách nghĩa là khốn ách.
② Một âm là ngỏa. Cái đốt gỗ.
③ Xương trần không có thịt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Khốn khổ, tai nạn, tai họa, cảnh hiểm nghèo, cảnh khốn quẫn (dùng như , bộ ): Không quên nỗi khổ năm xưa;
② Sự bất hạnh, vận đen, vận rủi, cảnh nghịch;
③ Cái ách (dùng như , bộ );
④ Hãm hại, bức hại: ? Hai người hiền há lại bức hại nhau ư? (Sử kí: Quý Bố Loan Bố liệt truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương trơ ra, không có thịt — Khốn cùng — Dùng như chữ Ách .

Từ ghép 6

jū ㄐㄩ, zū ㄗㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tô thuế
2. cho thuê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thuế ruộng. ◎ Như: "điền tô" thuế ruộng.
2. (Danh) Thuế, tiền thu thuế. ◇ Sử Kí : "Lí Mục vi Triệu tướng cư biên, quân thị chi tô giai tự dụng hưởng sĩ, thưởng tứ quyết ư ngoại, bất tòng trung nhiễu dã" , ,  , (Trương Thích Chi truyện ) Lí Mục làm tướng nước Triệu, ở biên thùy, thuế thu ở chợ đều tự dùng để khao quân sĩ, việc tưởng thưởng đều quyết định ở ngoài (không phải theo lệnh trung ương), triều đình không phiền hà can thiệp.
3. (Danh) Tiền thuê, tiền mướn. ◎ Như: "phòng tô" tiền thuê nhà.
4. (Động) Cho thuê. ◎ Như: "tô ốc" cho thuê nhà.
5. (Động) Đi thuê, thuê. ◎ Như: "tô nhất gian phòng tử" thuê một gian nhà, "xuất tô xa" xe taxi.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuế ruộng, bán ruộng cho người cấy thuê cũng gọi là điền tô .
② Cho thuê, phàm lấy vật gì cho người mượn dùng để lấy tiền thuê dều gọi là tô. Như các nước mượn đất nước Tàu sửa sang buôn bán theo chính trị mình gọi là tô giới .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuê: Thuê một chiếc ô tô;
② Cho thuê, cho... thuê: Cái nhà này đã có người ta thuê rồi;
③ Tiền thuê, tô: Tiền (thuê) nhà; Thu tô; Giảm tô;
④ (cũ) Thuế, thuế điền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thuế ruộng — Chỉ chung thuế má — Thuê mướn của người khác — Cho thuê.

Từ ghép 11

phạp
fá ㄈㄚˊ

phạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thiếu, không đủ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thiếu, không đủ. ◇ Sử Kí : "Hán Vương thực phạp, khủng, thỉnh hòa" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hán Vương thiếu lương thực, lo sợ, phải xin hòa.
2. (Động) Không có. ◎ Như: "hồi sinh phạp thuật" không có thuật làm sống lại (không có chút hi vọng nào cả).
3. (Tính) Mỏi mệt. ◎ Như: "đạo phạp" mệt lắm, xin thứ cho (chủ từ khách không tiếp). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã đẳng kim đốn phạp, ư thử dục thối hoàn" , 退 (Hóa thành dụ phẩm đệ thất ) Chúng tôi nay mệt mỏi, nơi đây muốn trở về.
4. (Tính) Nghèo khốn. ◎ Như: "bần phạp" bần cùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếu, không có đủ.
② Mỏi mệt, chủ từ khách không tiếp gọi là đạo phạp mệt lắm xin thứ cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không có, thiếu: Thiếu gì hạng người đó;
② Mệt nhọc: Người và ngựa đều mệt nhoài; Thừa lúc ông ta mỏi mệt mà truy đuổi theo (Tân Ngũ đại sử); Mệt lắm xin thứ cho;
③ Yếu đuối, vu vơ: Con người yếu đuối; Lời nói vu vơ; Thuốc cao đã nhã rồi;
④ (văn) Xao lãng: Quang không dám vì thế mà xao lãng việc nước (Chiến quốc sách).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thiếu. Td: Khuyết phạp ( thiếu thốn, không đầy đủ ) — Nghèo túng. Td: Bần phạp ( nghèo nàn túng thiếu ) — Không. Không còn gì. Xem Phạp nguyệt — Mệt nhọc. Td: Bì phạp ( mỏi mệt nhọc nhằn ).

Từ ghép 7

long
lōng ㄌㄨㄥ, lóng ㄌㄨㄥˊ

long

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. long trọng
2. hưng thịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đầy, nhiều, dày. ◎ Như: "long trọng" trọng thể, "đức long vọng trọng" đức dày giá trọng.
2. (Tính) Hưng thịnh, hưng khởi. ◎ Như: "hưng long" , "long thịnh" .
3. (Tính) Sâu, thắm thiết. ◎ Như: "long tình hậu nghị" tình nghĩa thắm thiết.
4. (Tính, phó) Cao, gồ lên. ◎ Như: "long khởi" nhô lên, "long chuẩn" sống mũi cao.
5. (Động) Làm cho cao thêm. ◎ Như: "long tị" sửa mũi cho cao lên. ◇ Chiến quốc sách : "Tuy long Tiết chi thành đáo ư thiên, do chi vô ích dã" , (Tề sách nhất ) Tuy có nâng cao thành Tiết tới đụng trời, cũng vô ích.
6. (Động) Tôn sùng. ◎ Như: "long sư" tôn kính thầy.
7. (Danh) Họ "Long".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy ùn, đầy tù ụ, đầy đặn lại lớn lao. Vì thế nên cái gì lồi lên trội lên gọi là long khởi .
② Thịnh, dày. Như đức long vọng trọng đức thịnh giá trọng.
③ Hậu. Như chí nghị long tình nghĩa thiết tình hậu.
④ Long long ù ù, tiếng sấm động.
⑤ Tôn quý, cao nhất.
⑥ Lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trọng thể, trọng hậu: Long trọng;
② Hưng thịnh: Hưng thịnh; Thịnh vượng;
③ Sâu, hậu, thắm thiết: Tình nghĩa thắm thiết, nghĩa thiết tình hậu;
④ Gồ lên, lồi lên, u lên: Trán anh ấy va u lên một cục to;
⑤ (văn) Cao quý, tôn quý, nổi tiếng, vẻ vang;
⑥ (văn) Lớn;
⑦【】long long [lóng lóng] (thanh) Ầm ầm: Sấm sét ầm ầm;
⑧[Lóng] (Họ) Long.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp. Hưng thịnh — Phong phú, đầy đặn — To lớn — Ngọn núi nhỏ cao lên.

Từ ghép 11

tinh
jīng ㄐㄧㄥ, jìng ㄐㄧㄥˋ, qíng ㄑㄧㄥˊ

tinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gạo đã giã
2. tinh túy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gạo giã trắng, thuần, sạch, tốt. ◇ Luận Ngữ : "Tự bất yếm tinh, khoái bất yếm tế" , (Hương đảng ) Cơm ăn không ngán gạo trắng tốt, gỏi thích thứ thái nhỏ (cơm càng trắng tinh càng thích, gỏi thái càng nhỏ càng ngon).
2. (Danh) Vật chất đã được trừ bỏ phần tạp xấu, đã được luyện cho thuần sạch. ◎ Như: "tửu tinh" rượu lọc, chất tinh của rượu, "hương tinh" hương liệu tinh chế, "tinh diêm" muối ròng.
3. (Danh) Tâm thần. ◎ Như: "tụ tinh hội thần" tập trung tinh thần, chuyên tâm nhất ý.
4. (Danh) Tinh linh, linh hồn.
5. (Danh) Thần linh, yêu, quái. ◎ Như: "sơn tinh" thần núi, "hồ li tinh" giống ma quái hồ li.
6. (Danh) Tinh khí. ◇ Lưu Hướng : "Chí ư đại thủy cập nhật thực giả, giai âm khí thái thịnh nhi thượng giảm dương tinh" , (Thuyết uyển , Biện vật ).
7. (Danh) Tinh dịch của đàn ông. ◎ Như: "di tinh" bệnh chảy tinh dịch thất thường, "xạ tinh" bắn tinh dịch.
8. (Danh) Họ "Tinh".
9. (Động) Giã gạo cho thật trắng.
10. (Động) Làm cho kĩ, cho tốt (tinh chế).
11. (Động) Thông thạo, biết rành. ◎ Như: "tinh thông" biết rành, thông thạo, "tố tinh thư pháp" vốn thông thư pháp.
12. (Tính) Kĩ càng, tỉ mỉ. § Đối lại với "thô" . ◎ Như: "tinh tế" tỉ mỉ, "tinh mật" kĩ lưỡng.
13. (Tính) Đẹp, rất tốt. ◎ Như: "tinh phẩm" vật phẩm tốt.
14. (Tính) Giỏi, chuyên. ◎ Như: "tinh binh" quân giỏi, quân tinh nhuệ.
15. (Tính) Sáng, tỏ. ◎ Như: "nhật nguyệt tinh quang" mặt trời mặt trăng sáng tỏ.
16. (Tính) Sạch, trong, tinh khiết.
17. (Tính) Thông minh, thông tuệ. ◇ Quốc ngữ : "Thậm tinh tất ngu" (Tấn ngữ nhất ).
18. (Tính) Ẩn vi áo diệu.
19. (Phó) Rất, quá, cực kì. ◎ Như: "tinh thấp" ẩm thấp quá, "tinh sấu" rất gầy gò.
20. (Phó) Hết cả, toàn bộ. ◇ Lão tàn du kí : "Tứ bách đa ngân tử hựu thâu đắc tinh quang" (Đệ thập cửu hồi) Bốn trăm bạc đều thua hết sạch.

Từ điển Thiều Chửu

① Giã gạo cho trắng tinh (gạo ngon).
② Phàm đem vật ngoài trừ đi cho nó sạch hết cũng gọi là tinh, như tinh quang sạch bóng.
③ Vật gì đã lọc bỏ hết chất xấu rồi đều gọi là tinh.
④ Tinh tế, lòng nghĩ chu đáo kĩ lưỡng gọi là tinh, như tinh minh .
⑤ Biết đến nơi, như tố tinh thư pháp vốn tinh nghề viết. Học vấn do chuyên nhất mà mau tiến gọi là tinh tiến .
⑥ Tinh thần , tinh lực đều nói về phần tâm thần cả.
⑦ Tinh, như sơn tinh giống tinh ở núi.
⑧ Tinh tủy, một chất máu tốt đúc nên thành ra một nguyên chất sinh đẻ của các loài động vật, như di tinh bệnh cứ tự nhiên tinh cũng thoát bật ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tinh luyện, đã luyện, tinh chế, kết tinh, cất: Đồng tinh luyện; Muối cất;
② Tinh, thuần chất:Tinh dầu;
③ Đẹp, tuyệt, giỏi, tinh, tốt: Biểu diễn hay tuyệt; Tinh túy; Đã tốt lại yêu cầu tốt hơn;
④ Tinh, tinh tế, khéo, kĩ càng, tỉ mỉ: Tinh xảo; Tính toán kĩ càng;
⑤ Khôn: Thằng này khôn thật;
⑥ Tinh thông, thông thạo: Tinh thông châm cứu;
⑦ Tinh thần, sức lực: Mất tinh thần, uể oải; Tinh thần mệt mỏi sức lực cạn kiệt;
⑧Tinh, tinh dịch: Xuất tinh; Thụ tinh;
⑨ Yêu tinh: Con yêu tinh hại người; Yêu tinh ở núi;
⑩ (đph) Quá, rất: Đường quá hẹp;
⑪ Trừ sạch.【】tinh quang [jingguang] Hết nhẵn, hết sạch: 西 Tôi bị mất cắp, của cải hết sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạt gạo được giã thật trắng — Tốt nhất, không lẫn lộn thứ xấu — Luyện tới chỗ khéo léo. Đoạn trường tân thanh : » Khen rằng bút pháp đã tinh «. — Ma quỷ. Tục ngữ: » Tinh cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề « — Chỉ sự ranh mãnh, khôn vặt — Chất lỏng từ bộ phận sinh dục giống đực tiết ra lúc giao hợp.

Từ ghép 51

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.