phạm, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nết làm cho thanh tịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nết làm cho thanh tịnh. Phật giáo lấy thanh tịnh làm tôn chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là phạm, như phạm cung cái cung thờ Phật, phạm chúng các chư sư, phạm âm tiếng phạm, v.v.
② Phạm tiên, một bực tu đã sạch hết tình dục, siêu thăng cõi sắc. Vị chúa tể này gọi là Phạm vương, làm thị giả Phật.
③ Cùng nghĩa như chữ phạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 3

phạn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch — Thứ chữ cổ Ấn Độ, dùng viết kinh Phật, tức chữ Phạn — Thuộc về nhà Phật. Phạn : Cây phướn nhà chùa. » Mảng xem cây phạn thú mầu « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 10

tồn
cún ㄘㄨㄣˊ

tồn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. còn
2. xét tới
3. đang, còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Còn, còn sống. Trái lại với chữ "vong" mất. ◎ Như: "sanh tử tồn vong" sống chết còn mất. ◇ Đỗ Phủ : "Tồn giả vô tiêu tức, Tử giả vi trần nê" , (Vô gia biệt ) Người còn sống thì không có tin tức, Người chết thành cát bụi (bụi bùn).
2. (Động) Thăm hỏi, xét tới. ◎ Như: "tồn vấn" thăm hỏi, "tồn tuất" an ủi, đem lòng thương xót.
3. (Động) Giữ lại. ◎ Như: "tồn nghi" giữ lại điều còn có nghi vấn, "khử ngụy tồn chân" bỏ cái giả giữ cái thật.
4. (Động) Gửi, đem gửi. ◎ Như: "kí tồn" đem gửi, "tồn khoản" gửi tiền.
5. (Động) Nghĩ đến. ◇ Tô Thức : "Trung tiêu khởi tọa tồn Hoàng Đình" (Du La Phù san ) Nửa đêm trở dậy nghĩ đến cuốn kinh Hoàng Đình.
6. (Động) Tích trữ, dự trữ, chất chứa. ◎ Như: "tồn thực" tích trữ lương thực.
7. (Động) Có ý, rắp tâm. ◎ Như: "tồn tâm bất lương" có ý định xấu, "tồn tâm nhân hậu" để lòng nhân hậu.
8. (Động) Ứ đọng, đầy ứ, đình trệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Bảo Ngọc chánh khủng Đại Ngọc phạn hậu tham miên, nhất thì tồn liễu thực" , (Đệ nhị thập hồi) Bảo Ngọc sợ Đại Ngọc ăn xong ham ngủ ngay, lỡ ra đầy bụng không tiêu.
9. (Danh) Họ "Tồn".

Từ điển Thiều Chửu

① Còn, trái lại với chữ vong mất, cho nên sinh tử cũng gọi là tồn vong .
② Xét tới, như tồn vấn thăm hỏi, tồn tuất xét thương.
③ Ðang, còn, như thật tồn còn thực.
④ Ðể gửi.
⑤ Chất để, như tồn tâm trung hậu để lòng trung hậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, còn sống, tồn tại: Cha mẹ đều còn sống; Trời đất còn mãi; Cùng tồn tại;
② Gởi: 西 Đem đồ đi gởi nhà người quen; Chỗ gởi xe đạp; Tiền gởi;
③ Giữ: Bỏ cái giả giữ cái thật;
④ Còn lại: Thực tế còn lại...;
⑤ Đọng, ứ, ứ đọng, tụ lại, tích lại, đình trệ: Cống chữa xong thì trên đường phố không còn đọng nước nữa;
⑥ Có, ôm ấp: Bên trong có một ý nghĩa sâu sắc; Ôm ấp nhiều hi vọng;
⑦ Tích trữ, chứa chất: Tích trữ lương thực;
⑧ Để lòng vào, để tâm, quan tâm, xét tới, có ý, cố (tình, ý), rắp (tâm): Để lòng trung hậu; Có ý định xấu; Thăm hỏi; Xét thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót mà hỏi han. Xem Tồn tuất — Còn. Không mất — Còn lại.

Từ ghép 25

thiền, thiện
chán ㄔㄢˊ, shàn ㄕㄢˋ, tán ㄊㄢˊ

thiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lặng nghĩ suy xét
2. thiền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặc niệm, tĩnh lặng, thiền: Ngồi mặc niệm, ngồi thiền;
② Thiền, Phật: Xem . Xem [shàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, phiên âm của tiếng Phạn ( Dhyana tức Thiền na ), chỉ sự yên lặng tuyệt đối, hoặc yên lặng và nghĩ ngợi. Chỉ đạo Phật, hoặc giáo lí nhà Phật. Cung oán ngâm khúc : » Liệu thân này với cơ thiền phải nao « — Một âm là Thiện. Xem Thiện.

Từ ghép 13

thiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quét đất để tế
2. trao cho, truyền cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thiên tử) nhường ngôi, truyền ngôi (cho người khác): Nhường ngôi;
② (văn) Quét đất để tế. Xem [chán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Truyền lại. Đưa lại — Xem Thiền.

Từ ghép 2

đãng
dàng ㄉㄤˋ, tàng ㄊㄤˋ

đãng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đu đưa, đánh đu
2. chèo thuyền
3. rửa, súc
4. làm hết sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rửa, tẩy rửa. ◇ Tề dân yếu thuật : "Dĩ nhiệt thang sổ đẩu trước úng trung, địch đãng sơ tẩy chi" , (Đồ úng ).
2. (Động) Xung kích, chấn động. ◇ Trang Tử : "Thử tứ lục giả bất đãng hung trung tắc chánh" (Canh Tang Sở ) Bốn cái sáu ấy không làm rung chuyển trong lòng thì tâm thần bình chánh. § "Bốn cái sáu" tức là: (1) sáu bệnh về Chí: quý phú hiển nghiêm danh lợi; (2) sáu bệnh về Tâm: dong động sắc lí khí ý; (3) sáu bệnh về Đức: ố dục hỉ nộ ai lạc; và (4) sáu bệnh về Đạo: khứ tựu thủ dữ tri năng.
3. (Động) Tảo trừ, quét sạch. ◇ Diệp Phương Ái : "Tồi kiên tỏa phong, đãng bỉ mâu tặc" , (Quan lũng bình ).
4. (Động) Xô, đẩy. ◇ Tục thế thuyết : "Tống Nhan Diên Niên hữu ái cơ, phi cơ thực bất bão tẩm bất an, cơ bằng sủng, thường đãng Diên Niên trụy sàng trí tổn, tử tuấn sát chi" , , , , (Hoặc nịch ).
5. (Động) Rung, lắc, dao động. ◎ Như: "đãng chu" đẩy thuyền, chèo thuyền, "đãng thu thiên" lắc xích đu. ◇ Giang Yêm : "Trướng lí xuân phong đãng, Diêm tiền hoàn yến phất" , (Điệu thất nhân thập thủ ).
6. (Động) Giao nhau, thay đổi qua lại. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố cương nhu tương ma, bát quái tương đãng" , (Hệ từ thượng ) Cho nên cứng và mềm cọ nhau, giao nhau mà thành bát quái.
7. (Động) Va, chạm, đụng.
8. (Động) Chống đỡ, cưỡng lại. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Tả Bá Đào mạo vũ đãng phong, hành liễu nhất nhật, y thường đô triêm thấp liễu" , , (Dương Giác Ai tử chiến Kinh Kha ).
9. (Động) Bôi, trát, xoa. ◇ Tân Đường Thư : "Giang, Hoài đa duyên tích tiền, dĩ đồng đãng ngoại, bất doanh cân lượng, bạch giá ích quý" , , , (Thực hóa chí tứ ).
10. (Động) Dung hợp. ◇ Tống Liêm : "Tắc kì tình cảnh tương dung đãng nhi sanh ý dật phát ư hào tố gian" (Bạt Hoàng Lỗ Trực thư ). § "Hào tố" bút và giấy.
11. (Động) Phóng túng, không chịu gò bó. ◇ Trương Huệ Ngôn : "Kì đãng nhi bất phản, ngạo nhi bất lí, chi nhi bất vật" , , (Từ tuyển tự ).
12. (Động) Hâm nóng. § Thông . ◇ Chu Quyền : "Hảo tửu a! Ngã lưỡng cá mãi ta cật, tựu tá nhĩ na lô tử đãng nhất đãng" ! , (Trác Văn Quân tư bôn Tương Như , Đệ tam chiết).
13. (Danh) Cây tre. § Cũng như "đãng" .
14. (Danh) Lượng từ: (1) Lần, chuyến, lượt, đợt. § Dùng như . ◇ Văn minh tiểu sử : "Bất tri tạm thì thỉnh tha hồi tỉnh, giá cá khuyết tựu thỉnh lão ca khứ tân khổ nhất đãng" , (Đệ lục hồi).
15. (Danh) Họ "Đãng".

Từ điển Thiều Chửu

① Rửa, cái đồ để rửa.
② Rung động.
③ Giao nhau, Dịch Kinh : Thị cố cương nhu tương ma, bát quái tương đãng (Hệ từ thượng ) cho nên cứng và mềm cọ nhau, giao nhau mà thành bát quái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rửa;
② Đồ để rửa;
③ Rung động.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rửa cho sạch — Lay động — Dùng như chữ Đãng .

Từ ghép 2

yêm, yểm
yān ㄧㄢ, yǎn ㄧㄢˇ

yêm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao trùm. ◎ Như: "yểm hữu" bao trùm hết, có đủ hết cả. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tưởng Cao Hoàng tru Tần diệt Sở, yểm hữu thiên hạ" , (Đệ tứ hồi) Nhớ đức Cao Hoàng đánh nhà Tần, diệt nước Sở, bao trùm thiên hạ.
2. (Phó) Chợt, vội, bỗng, đột nhiên. ◇ Lục Cửu Uyên : "Bí nhật bất tri hà tật, nhất tịch yểm nhiên nhi thệ" , (Dữ Chu Nguyên Hối thư ) Gần đây không biết bệnh gì, một đêm chợt mất.
3. Một âm là "yêm". (Phó) Lâu. § Thông "yêm" .
4. (Động) Ngưng, đọng, trì trệ. § Thông "yêm" .
5. (Danh) Người bị thiến. § Thông . ◎ Như: "yêm nhân" người đàn ông bị thiến, "yêm hoạn" hoạn quan, thái giám.

Từ điển Thiều Chửu

① Bao la. bao la có hết các cái gọi là yểm hữu .
② Chợt, vội.
③ Yểm nhân quan hoạn.
④ Một âm là yêm. Lâu, cũng như chữ yêm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Quan hoạn (dùng như ,bộ ): Quan hoạn;
② Lâu, để lâu (dùng như ,bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn. Bao trùm cả — Lâu. Thời gian lâu.

Từ ghép 2

yểm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bao la
2. bị hoạn
3. bỗng, chợt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao trùm. ◎ Như: "yểm hữu" bao trùm hết, có đủ hết cả. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tưởng Cao Hoàng tru Tần diệt Sở, yểm hữu thiên hạ" , (Đệ tứ hồi) Nhớ đức Cao Hoàng đánh nhà Tần, diệt nước Sở, bao trùm thiên hạ.
2. (Phó) Chợt, vội, bỗng, đột nhiên. ◇ Lục Cửu Uyên : "Bí nhật bất tri hà tật, nhất tịch yểm nhiên nhi thệ" , (Dữ Chu Nguyên Hối thư ) Gần đây không biết bệnh gì, một đêm chợt mất.
3. Một âm là "yêm". (Phó) Lâu. § Thông "yêm" .
4. (Động) Ngưng, đọng, trì trệ. § Thông "yêm" .
5. (Danh) Người bị thiến. § Thông . ◎ Như: "yêm nhân" người đàn ông bị thiến, "yêm hoạn" hoạn quan, thái giám.

Từ điển Thiều Chửu

① Bao la. bao la có hết các cái gọi là yểm hữu .
② Chợt, vội.
③ Yểm nhân quan hoạn.
④ Một âm là yêm. Lâu, cũng như chữ yêm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bao trùm, bao phủ: Có đủ hết tất cả;
② Bỗng, đột nhiên, chợt, vội: Quân nhà vua chợt đến (Ngụy thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gấp rút. Thình lình — Lặng lẽ. Im lặng như không còn sinh khí nữa — Một âm là Yêm. Xem Yêm.

Từ ghép 2

tú, túc
jù ㄐㄩˋ, zú ㄗㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chân người. ◎ Như: "cử túc" nhấc chân, "thất túc điệt giao" trượt chân ngã. ◇ Thủy hử truyện : "Túc xuyên thục bì ngoa" 穿 (Đệ nhị hồi) Chân mang hia da.
2. (Danh) Chân loài vật. ◎ Như: "họa xà thiêm túc" vẽ rắn thêm chân.
3. (Danh) Chân các đồ đạc. ◎ Như: "đỉnh túc" chân vạc. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thế phân tam túc đỉnh" (Thục Tiên Chủ miếu ) Thế chia ba chân vạc.
4. (Động) Bước. ◎ Như: "tiệp túc tiên đắc" nhanh bước được trước.
5. (Động) Đủ. ◎ Như: "túc số" đủ số. ◇ Lễ Kí : "Học nhiên hậu tri bất túc" (Học kí ) Học rồi sau mới biết không đủ.
6. (Tính) Đầy đủ. ◎ Như: "phong y túc thực" cơm no áo ấm (đủ áo đủ cơm).
7. (Tính) Dồi dào. ◎ Như: "phú túc" dồi dào.
8. (Trợ) Khả dĩ, cũng đủ, có thể. ◎ Như: "túc dĩ tự hào" cũng đủ tự hào.
9. (Trợ) Đáng, đáng kể. ◎ Như: "bất túc đạo" không đáng kể, "bất túc vi kì" không đáng làm lạ.
10. (Phó) Đến (nói về số lượng). ◎ Như: "lộ thượng túc túc tẩu liễu lưỡng cá chung đầu" trên đường đi mất đến hai tiếng đồng hồ.
11. Một âm là "tú". (Phó) Thái quá, quá. ◎ Như: "tú cung" kính trọng thái quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

Quá, thái quá: Quá cung kính, khúm núm.

Từ ghép 35

túc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chân thú
2. đầy đủ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chân người. ◎ Như: "cử túc" nhấc chân, "thất túc điệt giao" trượt chân ngã. ◇ Thủy hử truyện : "Túc xuyên thục bì ngoa" 穿 (Đệ nhị hồi) Chân mang hia da.
2. (Danh) Chân loài vật. ◎ Như: "họa xà thiêm túc" vẽ rắn thêm chân.
3. (Danh) Chân các đồ đạc. ◎ Như: "đỉnh túc" chân vạc. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thế phân tam túc đỉnh" (Thục Tiên Chủ miếu ) Thế chia ba chân vạc.
4. (Động) Bước. ◎ Như: "tiệp túc tiên đắc" nhanh bước được trước.
5. (Động) Đủ. ◎ Như: "túc số" đủ số. ◇ Lễ Kí : "Học nhiên hậu tri bất túc" (Học kí ) Học rồi sau mới biết không đủ.
6. (Tính) Đầy đủ. ◎ Như: "phong y túc thực" cơm no áo ấm (đủ áo đủ cơm).
7. (Tính) Dồi dào. ◎ Như: "phú túc" dồi dào.
8. (Trợ) Khả dĩ, cũng đủ, có thể. ◎ Như: "túc dĩ tự hào" cũng đủ tự hào.
9. (Trợ) Đáng, đáng kể. ◎ Như: "bất túc đạo" không đáng kể, "bất túc vi kì" không đáng làm lạ.
10. (Phó) Đến (nói về số lượng). ◎ Như: "lộ thượng túc túc tẩu liễu lưỡng cá chung đầu" trên đường đi mất đến hai tiếng đồng hồ.
11. Một âm là "tú". (Phó) Thái quá, quá. ◎ Như: "tú cung" kính trọng thái quá.

Từ điển Thiều Chửu

① Chân, chân người và các giống vật đều gọi là túc cả.
② Cái chân các đồ đạc cũng gọi là túc. Như đỉnh túc chân vạc.
③ Bước. Như tiệp túc tiên đắc nhanh bước được trước. Con em nhà thế gia gọi là cao túc .
④ Đủ. Như túc số đủ số.
⑤ Cũng đủ. Như túc dĩ tự hào cũng đủ tự thích.
⑥ Một âm là tú. Thái quá. Như tú cung kính quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chân: Vẽ rắn thêm chân; Chân đỉnh;
② Bước chân: Nhanh bước được trước;
③ Đủ, đầy đủ, dồi dào: Cơm no rượu đủ (say); Người chưa đủ số; Chưa đầy 1.000 người; Dồi dào;
④ Đáng, đáng kể: Không đáng kể; Không đáng làm lạ; Đáng lo;
⑤ Đến... (nhấn mạnh về lượng): Trên đường đi mất đến hàng hai tiếng đồng hồ; Hôm nay mưa được những năm ngón tay nước;
⑥ Đủ, cũng đủ (tỏ ý nhất định): Cũng đủ để tự hào; Trong hai ngày thừa sức hoàn thành nhiệm vụ. 【】túc dĩ [zuýê] Đủ để...: Những sự thực này đủ để chứng tỏ là anh ấy nói không sai; Lời nói của anh không đủ để thuyết phục cô ấy; 【】túc túc [zúzú] Đủ, có đủ, đầy đủ: Kiện hành lí này đủ 50 kí-lô; Bao bột mì này đủ để hai đứa mình ăn trong một tháng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chân — Đầy đủ. Td: Sung túc. Có thể. Đủ để — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Túc.

Từ ghép 35

kinh
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây kinh
2. cái roi
3. châu Kinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "kinh", một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng dắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là "kinh trăn" , "kinh cức" . § "Sở Thanh Tử" gặp bạn là "Ngũ Cử" trên đường, trải cành kinh cùng nhau nói chuyện cũ, "ban kinh đạo cố" . Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là "sài kinh" . Nước "Sở" có nhiều cây kinh nên gọi là "Kinh" hay "Kinh Sở" .
2. (Danh) Cây roi. § Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là "giạ sở" . "Liêm Pha" mang bó kinh đến nhà ông "Lạn Tương Như" tạ tội cũng là theo ý đó. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố nhất thì thác kiến, lai nhật tự đương phụ kinh" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố tôi đã nghĩ lầm, ngày mai sẽ tự mang roi đến (chịu tội).
3. (Danh) "Tử kinh" cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. § Xưa ba anh em "Điền Chân" lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ "tử kinh" mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài "Nhớ em" dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Đầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
4. (Danh) Vợ "Lương Hồng" nhà Hán là bà "Mạnh Quang" lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là "kinh". ◎ Như: "chuyết kinh" người vợ vụng dại của tôi, "kinh thất" nhà tôi (vợ), tiện nội.
5. (Danh) "Kinh Châu" , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. § Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, "Lí Bạch" viết thư sang thăm có câu: "Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn (Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử) Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là "thức kinh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây kinh, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là kinh trăn , kinh cức , v.v. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử ở đường, lấy cành cây kinh đàn ra ngồi nói chuyện gọi là ban kinh đạo cố trải cành kinh nói chuyện cũ. Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là sài kinh . Nước Sở có nhiều cây kinh nên gọi là Kinh hay Kinh Sở .
② Cây roi. Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là giạ sở . Liêm Pha mang bó kinh đến nhà ông Lạn Tương Như tạ tội cũng là theo ý đó.
③ Tử kinh cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. Xưa ba anh em Ðiền Chân lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ tử kinh mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài Nhớ em dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Ðầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
④ Vợ Lương Hồng nhà Hán là bà Mạnh Quang lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là kinh. Như chuyết kinh ý nói người vợ vụng dại của tôi, kinh thất nhà tôi (vợ), v.v. đều vì tích này.
⑤ Châu Kinh , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, Lí Bạch viết thư sang thăm có câu: Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là thức kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây mận gai;
② Cây roi để đánh phạt (thời xưa);
③ (văn) (khiêm) Vợ tôi: Người vợ vụng dại của tôi; Nhà tôi, vợ tôi;
④ [Jing] Châu Kinh (thời xưa ở Trung Quốc, nay thuộc các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu–Trung Quốc);
⑤ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai — Tiếng khiêm nhường, chỉ người vợ của mình ( Kinh thê, tức người đàn bà nghèo nàn thấp kém, kẹp tóc bằng cây gai ) — Tên một trong chín châu của Trung Hoa thời cổ, tức Kinh châu.

Từ ghép 5

kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

mãng, mạnh
mèng ㄇㄥˋ

mãng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bộp chộp, lỗ mãng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trưởng, cả (lớn nhất trong anh em, chị em). ◇ Khổng Dĩnh Đạt : "Mạnh, trọng, thúc, quý, huynh đệ tỉ muội trưởng ấu chi biệt tự dã" , , , , (Chánh nghĩa ) Mạnh, trọng, thúc, quý: là chữ phân biệt anh em chị em lớn nhỏ vậy. § Ghi chú: Có sách ghi: con trai trưởng dòng đích gọi là "bá" , con trai trưởng dòng thứ gọi là "mạnh" .
2. (Danh) Tháng đầu mỗi mùa. ◎ Như: "mạnh xuân" tháng giêng (đầu mùa xuân), "mạnh hạ" tháng tư (đầu mùa hè).
3. (Danh) Nói tắt tên "Mạnh Tử" hoặc sách của "Mạnh Tử" . ◎ Như: "Khổng Mạnh" , "luận Mạnh" .
4. (Danh) Họ "Mạnh".
5. Một âm là "mãng". (Tính) Lỗ mãng, khoa đại. ◎ Như: "mãng lãng" lỗ mãng, thô lỗ. ◇ Liêu trai chí dị : "Yển ngọa không trai, thậm hối mãng lãng" , (Cát Cân ) Nằm bẹp trong phòng trống, rất hối hận là mình đã xử sự lỗ mãng.

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, con trai trưởng dòng đích gọi là bá , con trai trưởng dòng thứ gọi là mạnh .
② Mới, trước. Tháng đầu mùa gọi là mạnh nguyệt , như tháng giêng gọi là tháng mạnh xuân , tháng tư gọi là tháng mạnh hạ , v.v.
③ Cố gắng, mạnh tấn gắng gỏi tiến lên.
④ Một âm là mãng. Mãng lãng bộp chộp, lỗ mỗ. Tả cái dáng không tinh tế, không thiết thực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mãng lãng : Quê kệch, vụng về — Một âm là Mạnh. Xem Mạnh.

Từ ghép 1

mạnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tháng đầu một quý
2. cả, lớn (anh)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trưởng, cả (lớn nhất trong anh em, chị em). ◇ Khổng Dĩnh Đạt : "Mạnh, trọng, thúc, quý, huynh đệ tỉ muội trưởng ấu chi biệt tự dã" , , , , (Chánh nghĩa ) Mạnh, trọng, thúc, quý: là chữ phân biệt anh em chị em lớn nhỏ vậy. § Ghi chú: Có sách ghi: con trai trưởng dòng đích gọi là "bá" , con trai trưởng dòng thứ gọi là "mạnh" .
2. (Danh) Tháng đầu mỗi mùa. ◎ Như: "mạnh xuân" tháng giêng (đầu mùa xuân), "mạnh hạ" tháng tư (đầu mùa hè).
3. (Danh) Nói tắt tên "Mạnh Tử" hoặc sách của "Mạnh Tử" . ◎ Như: "Khổng Mạnh" , "luận Mạnh" .
4. (Danh) Họ "Mạnh".
5. Một âm là "mãng". (Tính) Lỗ mãng, khoa đại. ◎ Như: "mãng lãng" lỗ mãng, thô lỗ. ◇ Liêu trai chí dị : "Yển ngọa không trai, thậm hối mãng lãng" , (Cát Cân ) Nằm bẹp trong phòng trống, rất hối hận là mình đã xử sự lỗ mãng.

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, con trai trưởng dòng đích gọi là bá , con trai trưởng dòng thứ gọi là mạnh .
② Mới, trước. Tháng đầu mùa gọi là mạnh nguyệt , như tháng giêng gọi là tháng mạnh xuân , tháng tư gọi là tháng mạnh hạ , v.v.
③ Cố gắng, mạnh tấn gắng gỏi tiến lên.
④ Một âm là mãng. Mãng lãng bộp chộp, lỗ mỗ. Tả cái dáng không tinh tế, không thiết thực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tháng đầu trong một mùa: Tháng đầu mùa; Tháng đầu xuân (tháng giêng);
② Người con cả (của dòng thứ);
③ (văn) Cố gắng: Gắng gỏi tiến lên;
④ [Mèng] (Họ) Mạnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gắng sức — Bắt đầu. Khởi đầu — Dài. Lâu dài — Họ người. Td: Mạnh tử — Tên người, tức Phạm Sư Mạnh, danh sĩ đời Trần, tự là Nghĩa Phu, hiệu là Uý Trai, biệt hiệu là Hiệp Thạch, người làng Hiệp thạch, phủ Kinh môn, tỉnh Hải dương Bắc phần Việt Nam, học trò Chu Văn An, trả thời ba đời vua Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông, làm quan tới chức Nhập nội Hành khiển ( tương đương với thủ tướng ngày nay ), từng đi sứ Trung Hoa Năm 1345 tác phẩm thơ chữ Hán có Hiệp thạch tập.

Từ ghép 11

lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành). ◎ Như: "hôn lễ" nghi thức hôn nhân, "tang lễ" nghi tiết về tang chế, "điển lễ" điển pháp nghi thức.
2. (Danh) Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm. ◇ Lễ Kí : "Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã" , , , , (Khúc lễ thượng ) Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
3. (Danh) Thái độ và động tác biểu thị tôn kính. ◎ Như: "lễ nhượng" thái độ và cử chỉ bày tỏ sự kính nhường, "tiên lễ hậu binh" trước đối xử ôn hòa tôn kính sau mới dùng võ lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Bị viễn lai cứu viện, tiên lễ hậu binh, chủ công đương dụng hảo ngôn đáp chi" , , (Đệ thập nhất hồi) Lưu Bị từ xa lại cứu, trước dùng lễ sau dùng binh, chúa công nên lấy lời tử tế đáp lại.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Lễ Kí" .
5. (Danh) Kinh điển của nhà Nho. § Ghi chú: Từ nhà Hán về sau gọi chung "Chu Lễ" , "Nghi Lễ" và "Lễ Kí" là "Tam lễ" .
6. (Danh) Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng. ◎ Như: "lễ vật" tặng vật dâng biếu để tỏ lòng tôn kính, "hiến lễ" dâng tặng lễ vật.
7. (Danh) Họ "Lễ".
8. (Động) Tế, cúng. ◇ Nghi lễ : "Lễ san xuyên khâu lăng ư Tây môn ngoại" 西 (Cận lễ ) Tế núi sông gò đống ở ngoài cửa Tây.
9. (Động) Tôn kính, hậu đãi. ◇ Lễ Kí : "Lễ hiền giả" (Nguyệt lệnh ) Tôn kính hậu đãi người hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.
② Kinh Lễ.
③ Ðồ lễ, nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng gọi là lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [Lê] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ phượng quỷ thần, tức tế lễ, cúng lễ — Cách bày tỏ sự kính trọng. Cách cư xử đẹp đẽ — Đồ vật đem biếu người khác để bày tỏ lòng kính trọng — Tên ba bộ sách của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác, tức là các bộ Lễ kí, Chà lễ và Nghi lễ.

Từ ghép 53

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.