kiếp
jié ㄐㄧㄝˊ

kiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ăn cướp, ép buộc
2. tai họa
3. số kiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cướp đoạt. ◎ Như: "kiếp lược" cướp đoạt. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim dạ Tào Nhân tất lai kiếp trại" (Đệ ngũ thập nhất hồi) Đêm nay Tào Nhân tất đến cướp trại.
2. (Động) Bức bách, bắt ép. ◎ Như: "kiếp chế" ép buộc. ◇ Sử Kí : "Thành đắc kiếp Tần vương, sử tất phản chư hầu xâm địa" , 使 (Kinh Kha truyện ) Nếu có thể uy hiếp vua Tần, bắt phải trả lại chư hầu những đất đai đã xâm chiếm.
3. (Danh) Số kiếp, đời kiếp, gọi đủ là "kiếp-ba" (phiên âm tiếng Phạn "kalpa"). § Ghi chú: Tính từ lúc người ta thọ được 84 000 tuổi, trải qua một trăm năm, lại giảm đi một tuổi, giảm mãi cho đến lúc chỉ còn thọ được có mười tuổi, rồi cứ một trăm năm tăng thêm một tuổi, tăng cho đến 84 000 tuổi, trong một thời gian tăng giảm như thế gọi là một "tiểu kiếp" . Hai mươi lần tăng giảm như thế gọi là "trung kiếp" . Trải qua bốn trung kiếp (thành, trụ, hoại, không) là một "đại kiếp" (tức là 80 tiểu kiếp). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tự đương vĩnh bội hồng ân, vạn kiếp bất vong dã" , (Đệ nhất hồi) Xin mãi mãi ghi nhớ ơn sâu, muôn kiếp không quên vậy.
4. (Danh) Tai nạn, tai họa. ◎ Như: "hạo kiếp" tai họa lớn, "kiếp hậu dư sanh" sống sót sau tai họa. ◇ Liêu trai chí dị : "Kim hữu lôi đình chi kiếp" (Kiều Na ) Nay gặp nạn sấm sét đánh.
5. Tục quen viết là , , .

Từ điển Thiều Chửu

① Cướp lấy.
② Ăn hiếp, như kiếp chế bắt ép.
③ Số kiếp, đời kiếp, tiếng Phạm là kiếp ba . Tính từ lúc người ta thọ được 84 000 tuổi, trải qua một trăm năm, lại giảm đi một tuổi, giảm mãi cho đến lúc chỉ còn thọ được có mười tuổi, rồi cứ một trăm năm tăng thêm một tuổi, tăng cho đến 84 000 tuổi, trong một thời gian tăng giảm như thế gọi là một tiểu kiếp . Hai mươi lần tăng giảm như thế gọi là trung kiếp . Trải qua bốn trung kiếp thành, trụ, hoại, không là một đại kiếp (tức là 80 tiểu kiếp). Tục quen viết là ,,.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cướp: Cướp giật; Cướp bóc; Đốt nhà cướp của;
② Tai họa: Tai họa lớn;
③ (văn) Hiếp: Hiếp chế, bắt ép;
④ Kiếp, số kiếp, đời kiếp: Tiểu kiếp; Đại kiếp; Trung kiếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng uy lực mà bức bách — Cướp đoạt. Như chữ Kiếp — Điều rủi ro gặp phải. Td: Tai kiếp — Tiếng nhà Phật, chỉ một khoảng thời gian dài. Ta còn hiểu là một đời người, một cuộc sống.

Từ ghép 5

lung lạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

ràng buộc

Từ điển trích dẫn

1. "Lung" và "lạc" là hai khí cụ để cùm kẹp súc vật. Nghĩa bóng: Dùng quyền lực hoặc thủ đoạn chế ngự người khác. ◇ Tống sử : "Tự Thái Kinh đắc chánh, sĩ đại phu vô bất thụ kì lung lạc" , (Hồ An Quốc truyện ) Từ khi Thái Kinh nắm được quyền chính, các sĩ phu không ai không chịu sự kềm chế của ông ta.
2. Quấn quanh, chằng chịt, triền nhiễu.
3. Bao trùm, thống quát. § Cũng viết là "lung lạc" . ◇ Tư Mã Quang : "Đạo Nguyên hiếu trứ thư, chí dục lung lạc vũ trụ" , (Lưu Đạo Nguyên , Thập quốc kỉ niên , Tự ) (Lưu) Đạo Nguyên thích viết sách, chí muốn bao trùm vũ trụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lồng nhốt chim và dây buộc ngựa, chỉ sự tù túng gò bò — Dùng uy quyền thế lực mà gò bó ép buộc người khác — Cũng có nghĩa là dùng thủ đoạn mà khiến người khác theo ý mình.

Từ điển trích dẫn

1. Mở đầu và chấm dứt, khai thủy và kết cục. ◇ Trang Tử : "Thủy chung tương phản hồ vô đoan, nhi mạc tri hồ kì sở cùng" , (Điền Tử Phương ) Bắt đầu và kết cuộc tương phản nhau không manh mối, mà không ai biết đâu là cùng.
2. Từ đầu tới cuối. ◇ Sử Kí : "Cố tiên vương kiến thủy chung chi biến, tri tồn vong chi cơ" , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Cho nên các vua trước xem xét những biến đổi từ đầu tới cuối mà biết được lẽ còn hay mất.
3. Nguyên ủy của sự tình. ◇ Vương Ngao: "Cái tri vật chi bổn mạt thủy chung, ..., thị cách vật chi nghĩa dã" , ..., (Chấn trạch trường ngữ ) Biết hết gốc ngọn nguyên ủy của sự vật, ..., tức là tìm hiểu suy xét tới cùng ý nghĩa của sự vật.
4. Rốt cuộc, sau cùng. ◇ Vô danh thị : "Duy hữu lão tăng giai hạ tuyết, Thủy chung bất kiến thảo hài ngân" , (Niên tiết ) Chỉ có tuyết rơi xuống bậc thềm của lão tăng, Rốt cuộc chẳng thấy dấu vết dép cỏ nào đâu.
5. Chỉ sinh ra và chết đi, sống và chết. ◇ Lục Cơ : "Phù thủy chung giả, vạn vật chi đại quy" , (Điếu Ngụy Vũ đế văn ) Sống và chết, đó là sự Trở Về lớn của muôn vật.
6. Một đời, cả đời, bình sinh. ◇ Nguyên Chẩn : "Tắc thần thủy chung chi nguyện tất hĩ" (Đối tài thức kiêm mậu minh ư thể dụng sách ) Chính là chí nguyện một đời của thần vậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúc bắt đầu và lúc cuối cùng, ý nói trước sao sau vậy, lòmg dạ không thay đổi. Đoạn trường tân thanh : » Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung «.
duy
wéi ㄨㄟˊ

duy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chỉ có

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mưu nghĩ. ◎ Như: "tư duy" suy xét. ◇ Sử Kí : "Thối nhi thâm duy viết: Phù Thi Thư ẩn ước giả, dục toại kì chí chi tư dã" 退: , (Thái sử công tự tự ) Lui về mà suy nghĩ sâu xa rằng: Kinh Thi, kinh Thư kín đáo ít lời, (là người viết) muốn gửi gấm ý chí tư tưởng của mình (trong đó).
2. (Phó) Chỉ (có một). § Như chữ "duy" . ◎ Như: "duy nhất chánh sách" chỉ có một chánh sách. ◇ Nguyễn Du : "Nhất lộ giai lai duy bạch phát" (Nam Quan đạo trung ) Suốt dọc đường cùng ta chỉ có mái tóc bạc.
3. (Liên) Tuy, dù. § Cùng nghĩa với "tuy" . ◇ Sử Kí : "Duy Tín diệc vi Đại vương bất như dã. Nhiên thần thường sự chi, thỉnh ngôn Hạng Vương chi vi nhân dã" . , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Dù (Hàn) Tín này cũng thấy Đại Vương không bằng (Hạng Vương). Nhưng thần đã từng thờ (Hạng Vương), vậy xin nói rõ về con người đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưu nghĩ.
② Ấy là, chỉ có một. Như duy nhất chánh sách chỉ có một chánh sách.
③ Lời nói mở đầu. Nghĩa là bui. Như duy Chu vương phủ vạn bang bui vua nhà Chu vỗ yên cả muôn nước.
④ Cùng nghĩa với chữ tuy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duy, chỉ, chỉ có: Chỉ nghe theo lệnh, bảo gì nghe nấy; Chỉ có ta là nhất. 【】 duy độc [wéidú] Chỉ... riêng..., chỉ riêng: Mọi người đều đi ngủ cả rồi, chỉ riêng anh ấy vẫn còn làm việc; 【】duy kì [wéiqí] Chính vì, vì (trong câu nêu rõ mối quan hệ nhân quả, thường dùng thêm ở đoạn câu sau: chính vì... cho nên...): 西 Ai chả biết Hàng Châu có thắng cảnh Tây Hồ, chính vì Tây Hồ nổi tiếng, nên người đi tham quan rất đông;
② (văn) Nhưng mà, nhưng: Anh ấy học rất giỏi, nhưng sức khỏe hơi kém;
③ Tư duy, suy nghĩ: Tư duy;
④ (văn) Do ở: Cũng tại nhà ngươi (Thượng thư);
⑤ (văn) Và, cùng: Răng, da, lông vũ, lông mao và gỗ (Thượng thư);
⑥ (văn) Tuy, dù (dùng như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ ở đầu câu hoặc giữa câu (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suy nghĩ. Chẳng hạn tư duy — Dùng như chữ .

Từ ghép 4

kiết, quyết
jié ㄐㄧㄝˊ, jué ㄐㄩㄝˊ

kiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đơn chiếc, lẻ loi, trơ chọi
2. vật thẳng mà ngắn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đơn chiếc, đơn độc. ◎ Như: "kiết thân" một thân một mình.
2. (Phó) Trơ trọi. ◇ Liêu trai chí dị : "Phụ mẫu kế một, kiết nhiên nhất thân, thụ đồng mông ư Lạc nhuế" 歿, , (Nhan Thị ) Cha mẹ theo nhau qua đời, (chàng) trơ trọi một mình, dạy trẻ học ở đất Lạc.
3. (Động) Sót lại, thừa lại, thặng dư. ◇ Thi Kinh : "Chu dư lê dân, Mĩ hữu kiết di" , (Đại nhã , Vân Hán ) Dân chúng nhà Chu, Chẳng một ai còn sót lại.
4. (Danh) "Kiết củng" con bọ gậy, con lăng quăng (sau hóa ra con muỗi).
5. (Danh) Họ "Kiết".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðơn chiếc, như mĩ hữu kiết di chẳng còn một ai. Trơ trọi, như kiết nhiên độc lập trơ trọi đứng một mình.
② Kiết củng con bọ gậy, sau hóa ra con muỗi.
③ Cái kích không có mũi nhọn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cô đơn, đơn chiếc, trơ trọi;
② 【】kiết củng [jiéjué] (động) Con bọ gậy;
③ Cây kích không có mũi nhọn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một mình — Ngắn ngủi — Thừa ra — Đừng lầm với chữ Tử .

Từ ghép 5

quyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đơn chiếc, lẻ loi, trơ chọi
2. vật thẳng mà ngắn

Từ ghép 2

thị
shì ㄕˋ

thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. là
2. đúng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự đúng, điều phải. ◎ Như: "tự dĩ vi thị" tự cho là phải, "tích phi thành thị" sai lâu thành đúng (lâu ngày làm sai, hiểu sai rồi tưởng vậy là đúng).
2. (Danh) Chính sách, kế hoạch, sự tình. ◎ Như: "quốc thị" chính sách quốc gia.
3. (Danh) Họ "Thị".
4. (Động) Khen, tán thành. ◎ Như: "thị cổ phi kim" khen xưa chê nay, "thâm thị kì ngôn" cho rằng điều đó rất đúng.
5. (Động) Là. ◎ Như: "tha thị học sanh" nó là học sinh.
6. (Động) Biểu thị sự thật tồn tại. ◎ Như: "mãn thân thị hãn" 滿 đầy mình mồ hôi.
7. (Động) Lời đáp: vâng, phải, đúng. ◎ Như: "thị, ngã tri đạo" , vâng, tôi biết.
8. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: đó, ấy. ◎ Như: "thị nhân" người ấy, "thị nhật" ngày đó. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh" , (Học nhi ) Phu tử đến nước đó, tất nghe chính sự nước đó.
9. (Liên) Do đó, thì. ◇ Quản Tử : "Tâm an thị quốc an dã, tâm trị thị quốc trị dã" , (Tâm thuật hạ ) Tâm an thì nước an vậy, tâm trị thì nước trị vậy.
10. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy, v.v. ◇ Luận Ngữ : "Thị tri tân hĩ" (Vi Tử ) Ông ấy biết bến đò rồi mà! § Ghi chú: "thị" thay cho Khổng Tử nói đến trước đó.
11. (Trợ) Dùng giữa câu, để đem tân ngữ ra trước động từ (có ý nhấn mạnh). ◎ Như: "duy lợi thị đồ" chỉ mưu lợi (mà thôi). § Ghi chú: trong câu này, "lợi" là tân ngữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Phải, điều gì ai cũng công nhận là phải gọi là thị. Cái phương châm của chánh trị gọi là quốc thị .
② Ấy thế, lời nói chỉ định như như thị như thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Là, đó là: Anh ấy là công nhân; Không biết thì cho là không biết, đó là biết vậy (Luận ngữ); Tôi là cha của người đàn bà gả chồng kia (Vương Sung: Luận hoành).【】thị phàm [shìfán] Như nghĩa ③;【】thị phủ [shìfôu] Có phải... hay không: Có sát thực tế hay không;【】thị dã [shìyâ] (văn) Đó là, là như thế vậy: Đánh lấy nước Yên mà dân nước Yên vui vẻ, thì đánh lấy. Người xưa đã có người làm thế rồi, đó là Võ vương vậy (Võ vương là như thế vậy) (Mạnh tử); Dứt hết rồi trở lại như lúc đầu, mặt trời mặt trăng là như thế vậy (Tôn tử binh pháp);【】 thị dĩ [shìyê] (văn) Lấy đó, vì vậy, vì thế: ? Tôi lấy đó làm lo (vì thế đâm lo), ông lại mừng tôi, vì sao thế? (Tả truyện)
② Có: 滿 Trên mình đẫm mồ hôi, mồ hôi nhễ nhãi;
③ Đó, đấy, ấy: 西 Đồ có cũ thật đấy, nhưng còn dùng được;
④ Thích hợp, đúng: Đến đúng lúc; Đặt đúng chỗ;
⑤ Bất cứ, phàm, hễ: Hễ là việc chung, mọi người đều phải quan tâm;
⑥ Đấy (dùng cho câu hỏi): ? Anh ngồi tàu thủy hay đi tàu hỏa đấy?;
⑦ Dùng làm tiếng đệm: ? Ai cho anh biết đấy?; Anh ấy không hiểu thật đấy; Trời rét thật;
⑧ Đúng, phải, hợp lí: Thực sự cầu thị; Anh ấy nói đúng;
⑨ Cái đó, cái ấy, việc đó, việc ấy, người đó, người ấy, đó, đấy, ấy, thế: Như thế; Ngày đó trời nắng tốt; Ông tôi chết vì việc đó, cha tôi cũng chết vì việc đó (việc bắt rắn) (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); Người đó đã biết chỗ bến đò rồi (Luận ngữ); Đó là cách thi hành điều nhân vậy (Mạnh tử); Đây là nơi cây gươm của ta rơi xuống (Lã thị Xuân thu); Chiêu công đi tuần hành ở phương nam không trở về, quả nhân muốn hỏi về việc đó (Tả truyện). Xem [shìyâ] ở trên;
⑩ (văn) Như thế: Tấm lòng như thế là đủ để xưng vương với thiên hạ rồi (Mạnh tử);
⑪ (văn) Trợ từ giữa câu để đảo trí tân ngữ ra phía trước động từ: Ta chỉ chú trọng đến điều lợi (Tả truyện) (thay vì: ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấy là. Tức là — Đúng. Phải ( trái với sai quấy ). Văn tế Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu: » Nhọc nhằn vì nước, nào hờn tiếng thị tiếng phi «.

Từ ghép 29

tư, từ
cī ㄘ, cí ㄘˊ, zī ㄗ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ích, thêm
2. ấy, đó, này, đây, nay, như thế
3. chiếu
4. năm, mùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chiếu cỏ.
2. (Danh) Năm. ◇ Mạnh Tử : "Kim tư vị năng, thỉnh khinh chi, dĩ đãi lai niên" , , (Đằng Văn Công hạ ) Năm nay chưa thể, xin làm nhẹ bớt, để đợi năm tới.
3. (Danh) Họ "Tư".
4. (Đại) Ấy, này, đó. § Dùng như chữ "thử" . ◎ Như: "tư sự thể đại" sự ấy lớn. ◇ Luận Ngữ : "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ?" , (Tử Hãn ) Vua Văn Vương đã mất, nền văn (lễ nhạc, chế độ) không ở lại chỗ này sao (không truyền lại cho ta sao)?
5. (Phó) Thêm, càng. § Thông "tư" . ◇ Hán Thư : "Phú liễm tư trọng, nhi bách tính khuất kiệt" , (Ngũ hành chí hạ ) Thuế thu càng nặng, thì trăm họ khốn cùng.
6. (Phó) Nay, bây giờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tư phế hoàng đế vi Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu hoàn chánh" , (Đệ tứ hồi) Nay phế vua ra làm Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu phải trả lại quyền chính.
7. Một âm là "từ". (Danh) § Xem "Cưu Tư" . Ở đây ghi âm đọc là "Cưu Từ".

Từ điển Thiều Chửu

① Ích, thêm. Thông dụng như chữ tư .
② Ấy. Như tư sự thể đại sự ấy lớn.
③ Chiếu.
④ Năm, mùa.
⑤ Một âm là từ. Quy Từ nước Quy Từ ở Tây Vực 西.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấy, này, đây, ở đây, như thế: Ngày ấy; Lẽ này dễ hiểu; Ông nên cởi bỏ thắt lưng này đi (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện); Mẹ mày đứng ở chỗ này (Quy Hữu Quang: Hạng Tích Hiên chí); ? Vua Văn vương đã mất, nền văn không ở nơi đây (chỗ này) sao? (Luận ngữ);
② Nay: … Nay xin giới thiệu... ! Nay đi chơi (núi) vừa thích lại vừa thẹn! (Từ Hà Khách du kí);
③ Năm: Năm nay; Sang năm;
④ (văn) Càng thêm (như , bộ );
⑤ (văn) Thì (dùng như , bộ ): Nếu nhà vua mà tiếp tục tiến tới, thì không ai địch nổi (Tả truyện);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự tán tụng: ! Chu công nói: Ôi! Tốt lắm! (Thượng thư);
⑦ (văn) Chiếc chiếu cỏ.

Từ ghép 2

từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: khưu từ ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chiếu cỏ.
2. (Danh) Năm. ◇ Mạnh Tử : "Kim tư vị năng, thỉnh khinh chi, dĩ đãi lai niên" , , (Đằng Văn Công hạ ) Năm nay chưa thể, xin làm nhẹ bớt, để đợi năm tới.
3. (Danh) Họ "Tư".
4. (Đại) Ấy, này, đó. § Dùng như chữ "thử" . ◎ Như: "tư sự thể đại" sự ấy lớn. ◇ Luận Ngữ : "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ?" , (Tử Hãn ) Vua Văn Vương đã mất, nền văn (lễ nhạc, chế độ) không ở lại chỗ này sao (không truyền lại cho ta sao)?
5. (Phó) Thêm, càng. § Thông "tư" . ◇ Hán Thư : "Phú liễm tư trọng, nhi bách tính khuất kiệt" , (Ngũ hành chí hạ ) Thuế thu càng nặng, thì trăm họ khốn cùng.
6. (Phó) Nay, bây giờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tư phế hoàng đế vi Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu hoàn chánh" , (Đệ tứ hồi) Nay phế vua ra làm Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu phải trả lại quyền chính.
7. Một âm là "từ". (Danh) § Xem "Cưu Tư" . Ở đây ghi âm đọc là "Cưu Từ".

Từ điển Trần Văn Chánh

[Qiucí] Nước Khưu Từ (thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc).

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Ra ngoài và vào trong. ◇ Đỗ Phủ : "Hữu tôn mẫu vị khứ, Xuất nhập vô hoàn quần" , (Thạch Hào lại ) Còn đứa cháu mà mẹ nó chưa đi, Ra vào không có được chiếc váy lành lặn.
2. Qua lại, vãng lai. ◇ Tả truyện : "Dư tuy dữ Tấn xuất nhập, dư duy lợi thị thị" , (Thành công thập tam niên ) Ta tuy qua lại với nước Tấn, nhưng chỉ coi lấy cái lợi thôi.
3. Nghỉ ngơi.
4. Xấp xỉ, trên dưới (kế toán).
5. Tiêu ra và thu vào.
6. Cong, không thẳng. ◇ Hàn Phi Tử : "Hành bất đồng ư khinh trọng, thằng bất đồng ư xuất nhập, hòa bất đồng ư táo thấp" , , (Dương quyền ) Cán cân không như nhau ở chỗ nặng nhẹ, dây rọi không như nhau ở chỗ cong thẳng, ôn hòa không như nhau ở chỗ khô ướt.
7. Có chỗ tương tự, có chỗ khác biệt nhau. ◇ Tô Triệt : "Đông Hán dĩ lai Phật pháp thủy nhập Trung Quốc, kì đạo dữ Lão Tử tương xuất nhập" , (Lịch đại luận tứ , Lương Vũ Đế ) Từ thời Đông Hán trở đi Phật pháp mới bắt đầu du nhập vào Trung Quốc, đạo này so với Lão Tử có chỗ tương tự, có chỗ khác biệt nhau.
8. Kinh lịch rộng khắp, thông hiểu sâu xa. ◇ Hàn Dũ : "Nghị luận chứng cứ kim cổ, xuất nhập kinh sử bách tử" , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Nghị luận thì dẫn chứng cổ kim, làu thông kinh sử bách gia.
9. Cấp trên thông báo, cấp dưới đệ đạt. ◇ Sử Kí : "Mệnh nhữ vi nạp ngôn, túc dạ xuất nhập trẫm mệnh" , (Ngũ đế bổn kí ) Giao mệnh cho ngươi làm tiếp nạp ngôn, ngày đêm thông báo xuống bề dưới mệnh lệnh của trẫm và đệ đạt lời tấu của thần dân lên tới trẫm.
10. Chỉ con gái đã lấy chồng và con gái chưa lấy chồng.
11. Hít thở, hô hấp. ◇ Tố Vấn : "Xuất nhập phế, tắc thần cơ hóa diệt" , (Lục vi chỉ đại luận ) Hít thở ngưng, thì "thần cơ" dứt. § "Thần cơ" chỉ sự hoạt động vận chuyển không ngừng nghỉ của sinh mạng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ra và vào.
thị
shì ㄕˋ

thị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thị xã
2. cái chợ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chợ, chỗ để mua bán. ◎ Như: "thị giá" giá hàng trên thị trường, "thị diện" trạng huống sự mua bán, "thị quái" 巿 kẻ làm trung gian cho hai bên mua bán mà lấy lợi, "thị hóa" đồ bền tốt (khác với "hành hóa" hàng không tốt).
2. (Danh) Thành phố. ◎ Như: "đô thị" thành phố, "thành thị" thành phố.
3. (Danh) Đơn vị hành chánh cho khu vực. ◎ Như: "Đài Bắc thị" thành phố Đài Bắc, "Thượng Hải thị" thành phố Thượng Hải.
4. (Động) Mua. ◎ Như: "thị ân" mua ơn. ◇ Luận Ngữ : "Cô tửu thị bô bất thực" (Hương đảng ) Rượu, thịt khô mua ở chợ không ăn.
5. (Động) Bán. ◇ Tống sử : "Ất Sửu, chiếu thị nhị giá giả dĩ uổng pháp luận" , (Thái tổ bổn kỉ tam ) Năm Ất Sửu, xuống chiếu người bán hai giá (cao thấp tùy theo người mua) là trái phép.
6. (Tính) Cổ (dùng chỉ đơn vị đo lường ngày xưa, ở Trung Quốc). ◎ Như: "thị cân" cân ngày xưa, "thị lí" dặm (cổ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chợ, nơi mua bán: Chợ rau; Mở hàng; Bãi chợ, bãi thị;
② Thành phố, thành thị: Thành phố Hồ Chí Minh; Đô thị; Thành thị, thành phố;
③ Chỉ các thứ đo lường của Trung Quốc: Đấu Trung Quốc; Cân Trung Quốc; Dặm;
④ (văn) Mua: Mua ơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chợ, nơi tụ họp mua bán — Mua bán trao đổi — Nơi dân cư tụ tập cư ngụ đông đúc, buôn bán sầm uất. Td: Thành thị Đô thị.

Từ ghép 26

Từ điển trích dẫn

1. Vỗ về, phủ dụ. ◇ Tam quốc chí bình thoại : "Tam nhật, Ung Khải xuất trận, bị Ngụy Diên trảm ư mã hạ, quân sư chiêu an liễu bách tính" , , , (Quyển hạ ) Ngày thứ ba, Ung Khải ra trận, bị Ngụy Diên chém chết dưới ngựa, quân sư vỗ về dân chúng.
2. Thuyết phục làm cho quy phụ. ◇ Thủy hử truyện : "Tống Giang đại hỉ. Đương nhật nhất diện thiết diên khánh hạ, nhất biên sử nhân chiêu an đào thoán bại quân, hựu đắc liễu ngũ thất thiên nhân mã" . , 使, (Đệ lục thập tứ hồi) Tống Giang cả mừng. Hôm đó một mặt đặt tiệc khánh hạ, một mặt cho người đi dụ hàng những quan quân bại trận đang trốn tránh, lại được năm bảy nghìn nhân mã.
3. Mua lấy, thu mãi.
4. Thu nhận. ◇ Quan Hán Khanh : "Hữu a ma Lí Khắc Dụng, kiến mỗ hữu đả hổ chi lực, chiêu an ngã tố nghĩa nhi gia tướng" , , (Khốc Tồn Hiếu , Đệ nhất chiệp) Có bà Lí Khắc Dụng, thấy tôi có sức khỏe đánh được cọp, thu nạp tôi làm con nuôi gia tướng (tức giữ việc hộ vệ cho nhà giàu quan hoạn ngày xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọi về và sắp đặt đời sống cho yên.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.