sảnh, thinh, thính
tīng ㄊㄧㄥ

sảnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phòng khách
2. chỗ quan ngồi làm việc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ quan ngồi xử sự (thời xưa).
2. (Danh) Phòng. ◎ Như: "khách thính" phòng khách, "xan thính" phòng ăn.
3. (Danh) Ti, sở công. ◎ Như: "giáo dục thính" ti giáo dục.
4. (Danh) Cửa tiệm, hiệu. ◎ Như: "ca thính" phòng ca nhạc, "lí phát thính" tiệm làm tóc, "ca phê thính" hiệu cà phê.
5. § Ta quen đọc là "sảnh".

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ quan ngồi xử sự. Ta quen đọc là chữ sảnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Quan sảnh, sảnh đường (chỗ quan ngồi xử lí công việc);
② Phòng: Phòng khách;
③ Phòng làm việc, phòng giấy: Phòng làm việc, văn phòng;
④Ti: Ti giáo dục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phủ quan — Nhà lớn để tiếp khách — Khu vực hành chánh tại các địa phương dưới thời Thanh — Đáng lẽ đọc Thinh. » Thung dung xuống kiệu sảnh ngoài « ( Nhị độ mai ).

Từ ghép 7

thinh

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phủ quan — Nhà lớn để tiếp khách — Khu vực hành chánh tại các địa phương dưới thời Thanh — Ta thường đọc Sảnh.

thính

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phòng khách
2. chỗ quan ngồi làm việc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ quan ngồi xử sự (thời xưa).
2. (Danh) Phòng. ◎ Như: "khách thính" phòng khách, "xan thính" phòng ăn.
3. (Danh) Ti, sở công. ◎ Như: "giáo dục thính" ti giáo dục.
4. (Danh) Cửa tiệm, hiệu. ◎ Như: "ca thính" phòng ca nhạc, "lí phát thính" tiệm làm tóc, "ca phê thính" hiệu cà phê.
5. § Ta quen đọc là "sảnh".

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ quan ngồi xử sự. Ta quen đọc là chữ sảnh.

Từ điển trích dẫn

1. Chạy trốn, ẩn tránh. ◇ Tam quốc chí : "Thốt văn đại quân chi chí, tự độ bất địch, điểu kinh thú hãi, trường khu bôn thoán" , , , (Tiết Tống truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ của ngài, tên họ của ngài ( dùng làm lời tôn xưng khi hỏi tên họ người khác ). » Xin tường quý tính đại danh được nhờ « ( Nhi độ mai ).

bất túc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không đủ

Từ điển trích dẫn

1. Không đủ, không sung túc. ◇ Tuân Tử : "Tổn hữu dư, ích bất túc" , (Lễ luận ) Giảm bớt chỗ có thừa, thêm vào chỗ không đủ.
2. Không thể, bất năng. ◇ Tuân Tử : "Thiển bất túc dĩ trắc thâm" (Chánh luận ) Nông không thể đo sâu được.
3. Không đáng, bất tất. ◇ Sử Kí : "Chương Hàm dĩ phá Hạng Lương quân, tắc dĩ vi Sở địa binh bất túc ưu, nãi độ Hà, bắc kích Triệu, đại phá chi" , , , , (Cao Tổ bổn kỉ ) Chương Hàm, đánh bại quân của Hạng Lương xong, cho rằng binh lực của Sở không đáng lo, bèn vượt qua sông Hoàng Hà, lên phía bắc đánh Triệu, phá tan quân Triệu.
4. Không khó, dễ. ◇ Bắc sử : "Công dữ ngô đồng tâm, thiên hạ bất túc bình dã" , (Lí Bật truyện ) Ông và tôi đồng lòng, thì bình định thiên hạ không khó đâu.
5. Không hết, bất tận. ◇ Đỗ Phủ : "Duệ đầu tướng quân lai hà trì, Lệnh ngã tâm trung khổ bất túc" (Cửu vũ kì Vương tướng quân bất chí ) Quân dẫn đầu tinh nhuệ của tướng quân đến sao mà chậm trễ, Khiến lòng tôi đau khổ biết chừng nào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chế độ chính trị, trong đó nhân dân lựa chọn người đại diện để họ tham gia việc nước.
lương, lường, lượng
liáng ㄌㄧㄤˊ, liàng ㄌㄧㄤˋ

lương

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ đong, khí cụ để đong vật thể, như "đấu" , "hộc" , v.v.
2. (Danh) Sức chứa, khả năng chịu đựng, hạn độ bao dung. ◎ Như: "độ lượng" , "cục lượng" , "khí lượng" đều chỉ tấm lòng rộng chứa, khả năng bao dung.
3. (Danh) Số mục, số lượng. ◎ Như: "hàm lượng" số lượng chứa, "lưu lượng" số lượng chảy, "trọng lượng" số lượng nặng, "giáng vũ lượng" số lượng mưa xuống.
4. Một âm là "lương". (Động) Cân nhắc, thẩm độ, thẩm định, định liệu. ◎ Như: "thương lương" toan lường, "lương lực nhi hành" liệu sức mà làm. § Ghi chú: Ta quen đọc là "lượng".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ đong. Các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả.
② Bao dung, tấm lòng rộng rãi bao dung được gọi là lượng. Như độ lượng , cục lượng , v.v.
③ Một âm là lương. Cân nhắc, cân xem nặng hay nhẹ đo xem dài hay ngắn đều gọi là lương. Vì thế nên châm chước sự khinh hay trọng gọi là thương lương toan lường.
④ Liệu lường. Như lương lực nhi hành liệu sức mà làm. Có khi đọc là lượng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đong, đo. Ta quen đọc Lượng. Một âm khác là Lượng, xem Lượng.

lường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đong, đo
2. bao dung
3. khả năng, dung lượng

lượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đong, đo
2. bao dung
3. khả năng, dung lượng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ đong, khí cụ để đong vật thể, như "đấu" , "hộc" , v.v.
2. (Danh) Sức chứa, khả năng chịu đựng, hạn độ bao dung. ◎ Như: "độ lượng" , "cục lượng" , "khí lượng" đều chỉ tấm lòng rộng chứa, khả năng bao dung.
3. (Danh) Số mục, số lượng. ◎ Như: "hàm lượng" số lượng chứa, "lưu lượng" số lượng chảy, "trọng lượng" số lượng nặng, "giáng vũ lượng" số lượng mưa xuống.
4. Một âm là "lương". (Động) Cân nhắc, thẩm độ, thẩm định, định liệu. ◎ Như: "thương lương" toan lường, "lương lực nhi hành" liệu sức mà làm. § Ghi chú: Ta quen đọc là "lượng".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ đong. Các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả.
② Bao dung, tấm lòng rộng rãi bao dung được gọi là lượng. Như độ lượng , cục lượng , v.v.
③ Một âm là lương. Cân nhắc, cân xem nặng hay nhẹ đo xem dài hay ngắn đều gọi là lương. Vì thế nên châm chước sự khinh hay trọng gọi là thương lương toan lường.
④ Liệu lường. Như lương lực nhi hành liệu sức mà làm. Có khi đọc là lượng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đo, đong, thử: Đo đất; Đo vóc người; Đo nhiệt độ cơ thể; Lấy thước đo vải; Lấy đấu đong gạo;
② Suy xét: Xem xét; Suy tính. Xem [liàng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Dụng cụ đong lường (như: đấu, thăng v.v.);
② Sức chứa đựng, khả năng chịu đựng: Tửu lượng (khả năng uống rượu); Nó ăn khỏe; Độ lượng;
③ (Số) lượng: Lưu lượng; Lượng mưa; Sản xuất hàng loạt; Coi trọng cả chất và lượng;
④ Lượng, lường, liệu, tùy: Lường thu để chi; Tùy tài mà sử dụng. Xem [liáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại đấu lớn thời xưa để đong thóc gạo — Đo. Đong ( với nghĩa này, đáng lẽ đọc Lương, ta vẫn quen đọc Lượng luôn ) — Sức chứa đựng — Chỉ lòng dạ rộng rãi, bao dung được người khác. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trót lòng gây việc chông gai, còn trông lượng bể thương bài nào chăng «.

Từ ghép 35

cổ độ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bến đò xưa

Từ điển trích dẫn

1. Bến cũ, bến đò lâu năm. ◇ Đái Thúc Luân : "Đại giang hoành vạn lí, Cổ độ miểu thiên thu" , (Kinh khẩu hoài cổ ) Sông lớn dài muôn dặm, Bến cũ mịt nghìn thu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bến đò xưa. Cung oán ngâm khúc có câu: » Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ «.
cổ
gǔ ㄍㄨˇ

cổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cũ, xưa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa. Đối lại với "kim" ngày nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay. ◇ Lí Hạ : "Kim cổ hà xứ tận, Thiên tuế tùy phong phiêu" , (Cổ du du hành ) Đâu là chỗ cùng tận của xưa và nay? Nghìn năm theo gió bay.
2. (Danh) Sự vật thuộc về ngày xưa. ◎ Như: "quý cổ tiện kim" trọng cổ khinh kim.
3. (Danh) Thơ theo lối cổ, thơ cổ thể. ◎ Như: "ngũ cổ" , "thất cổ" .
4. (Danh) Họ "Cổ".
5. (Tính) Thuộc về ngày xưa, quá khứ, cũ. ◎ Như: "cổ nhân" người xưa, "cổ sự" chuyện cũ. ◇ Mã Trí Viễn : "Cổ đạo tây phong sấu mã, tịch dương tây hạ, đoạn tràng nhân tại thiên nhai" 西, 西, (Khô đằng lão thụ hôn nha từ ) Đường xưa gió tây ngựa gầy, mặt trời chiều lặn phương tây, người đứt ruột ở phương trời.
6. (Tính) Chất phác. ◎ Như: "cổ phác" mộc mạc, "nhân tâm bất cổ" lòng người không chất phác.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngày xưa.
② Không xu phu thói đời. Như cổ đạo đạo cổ, cao cổ cao thượng như thời xưa, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cổ, xưa, cổ xưa, ngày xưa, thời xưa, cũ: Trọng kim khinh cổ; Tranh cổ; Đồ sứ cổ; Cây cổ thụ; Đền này rất cổ xưa; Từ xưa đến nay chưa từng nghe (Giả Nghị); Xưa và nay là một, ta với người là giống nhau (Lã thị Xuân thu); Phép cũ hái thuốc phần nhiều vào tháng hai, tháng tám (Mộng khê bút đàm);
② Chuyện cổ, việc cổ, việc xưa: Dẫn việc xưa để minh chứng việc nay;
③ Cổ thể thi (gọi tắt).【】cổ thể thi [gưtêshi] Thơ cổ thể;
④ [Gư] (Họ) Cổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xưa cũ. Lâu đời.

Từ ghép 69

bác cổ 博古bác cổ thông kim 博古通今bàn cổ 盤古bảo cổ 保古bất cổ 不古cận cổ 近古chấn cổ thước kim 震古爍今chấn cổ thước kim 震古鑠今chung cổ 終古cổ bản 古本cổ bản 古板cổ bổn 古本cổ đại 古代cổ điển 古典cổ độ 古渡cổ đồng 古董cổ hi 古稀cổ học 古學cổ lai 古來cổ lai 古来cổ lão 古老cổ lệ 古例cổ loa 古螺cổ lỗ 古魯cổ lục 古錄cổ mộ 古墓cổ ngoạn 古玩cổ ngữ 古語cổ nhân 古人cổ phong 古風cổ phong 古风cổ quái 古怪cổ sát 古剎cổ sơ 古初cổ sử 古史cổ thể 古體cổ thể thi 古體詩cổ thi 古詩cổ tích 古昔cổ tích 古蹟cổ tích 古迹cổ văn 古文cổ vật 古物điếu cổ 弔古hoài cổ 懷古kê cổ 稽古khảo cổ 考古kim cổ 今古mông cổ 蒙古nệ cổ 泥古nghĩ cổ 擬古phảng cổ 仿古phỏng cổ 仿古phỏng cổ 倣古phỏng cổ 訪古phục cổ 復古sư cổ 師古tác cổ 作古tàng cổ 藏古thái cổ 太古thiên cổ 千古thượng cổ 上古tòng cổ 從古tối cổ 最古tồn cổ 存古trung cổ 中古vạn cổ 萬古vãng cổ 往古vọng cổ 望古

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người nhà buôn giàu có.» Xe lừa, dù có chen vai, Kìa người đại cổ, nọ người phú thương «. ( Nhị độ mai ).

cự đại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

to lớn, khổng lồ

Từ điển trích dẫn

1. Rất lớn, trọng đại (hình dong, thể tích, số lượng, trình độ, v.v.). ◎ Như: "đoản đoản đích nhị niên gian, tưởng bất đáo giá lí tựu hữu như thử cự đại đích cải biến" , .
2. Vật cực kì to lớn.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.