hoang
huāng ㄏㄨㄤ, huǎng ㄏㄨㄤˇ, kāng ㄎㄤ

hoang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không có người

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bỏ, bỏ phế. ◎ Như: "hoang phế" bỏ bê, "hoang khóa" bỏ dở khóa học.
2. (Động) Mê đắm, chìm đắm. ◎ Như: "hoang dâm" mê đắm rượu chè sắc đẹp. ◇ Kim sử : "Liêu chủ hoang vu du điền, chánh sự đãi phế" , (Tát Cải truyện ) Liêu chúa mê đắm săn bắn, chính sự bỏ bê.
3. (Động) Làm lớn ra, khuếch đại. ◇ Thi Kinh : "Thiên tác cao san, Đại vương hoang chi" , (Chu tụng , Thiên tác ) Trời tạo ra núi cao, Đại vương làm cho lớn ra.
4. (Động) Kinh hoảng. § Thông "hoảng" . ◇ Lô Tàng Dụng : "Dục hại chi, Tử Ngang hoang cụ, sử gia nhân nạp tiền nhị thập vạn" , , 使 (Trần Tử Ngang biệt truyện ) Muốn làm hại, Tử Ngang hoảng sợ, sai gia nhân nộp tiền hai mươi vạn.
5. (Danh) Ruộng đất chưa khai khẩn. ◎ Như: "khẩn hoang" khai khẩn đất hoang.
6. (Danh) Cõi đất xa xôi. ◎ Như: "bát hoang" tám cõi xa xôi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngã phụng vương mệnh, vấn tội hà hoang" , (Đệ cửu thập nhất hồi) Ta phụng mệnh vua, hỏi tội (quân giặc ở) cõi xa xôi.
7. (Danh) Năm mất mùa, năm thu hoạch kém. ◎ Như: "cơ hoang" đói kém mất mùa.
8. (Danh) Tình cảnh thiếu thốn, khan hiếm trầm trọng. ◎ Như: "thủy hoang" khan hiếm nước (lâu không mưa), "ốc hoang" khan hiếm nhà cửa.
9. (Danh) Vật phẩm phế thải, hư hỏng. ◎ Như: "thập hoang" lượm đồ phế thải.
10. (Tính) Bị bỏ hoang. ◎ Như: "hoang địa" đất bỏ hoang.
11. (Tính) Xa xôi, hẻo lánh, hiu quạnh. ◇ Nguyễn Trãi : "Dã kính hoang lương hành khách thiểu" (Trại đầu xuân độ ) Nẻo đồng heo hút ít người qua.
12. (Tính) Không hợp tình hợp lí, không thật, hão. ◎ Như: "hoang đản" vô lí, "hoang mậu" không thật, "hoang đường" không tin được, không thật. ◇ Chu Văn An : "Công danh dĩ lạc hoang đường mộng" (Giang đình tác ) Công danh đã rơi mất trong giấc mộng hão huyền.
13. (Tính) To lớn, rộng. ◇ Thi Kinh : "Độ kì tịch dương, Bân cư duẫn hoang" , (Đại nhã , Công lưu ) Phân định ruộng đất ở phía tịch dương, Đất nước Bân thật là rộng rãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ hoang, đất đầy những cỏ gọi là hoang. Nên ruộng chưa vỡ cỏ, chưa cầy cấy được gọi là hoang điền ruộng hoang. Khai hoang , khẩn hoang đều nghĩa là khai khẩn ruộng bỏ hoang cả. Ruộng vẫn cấy được, mà vì tai biến lúa không chín được, cũng gọi là hoang. Như thủy hoang bị lụt, hạn hoang đại hạn.
② Việc gì đang làm nửa chừng mà bỏ gọi là hoang. Như hoang khóa bỏ dở khóa học.
③ Phóng túng, không biết giữ gìn gọi là hoang. Như hoang đường , hoang mậu .
④ Cõi đất xa xôi. Như bát hoang tám cõi xa xôi, chỗ đất vắng vẻ ít người ở gọi là hoang lương .
⑤ Bỏ.
⑥ To lớn.
⑦ Hư không.
⑧ Che lấp.
⑨ Mê man không tự xét lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất mùa, đói kém: Chống đói kém, đề phòng mất mùa; (Ngb) Thiếu: Thiếu than; Thiếu nhà ở;
② Hoang, hoang vu, bỏ hoang: Đất bỏ hoang rồi; Khai hoang, vỡ hoang. (Ngr) Vắng, hiu quạnh, vắng vẻ: Làng hiu quạnh;
③ Hoang (đường).【】hoang đường [huangtang] a. Hoang đường, vô lí: Lời hoang đường; b. Phóng đãng, bừa bãi: Hành vi phóng đãng;
④ Không chính xác. 【】hoang tín [huangxìn] (đph) Tin tức không chính xác, tin vịt;
⑤ (văn) Bỏ phế, bỏ dở: Bỏ dở khóa học;
⑥ (văn) Cõi đất xa xôi: Tám cõi xa xôi;
⑦ (văn) To lớn;
⑧ (văn) Mê muội, hoang tưởng;
⑨ (văn) Che lấp;
⑩ (văn) Hư không;
⑪ (văn) Vui chơi quá độ, phóng túng: Ham mê rượu chè quá độ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ không, không có người đặt chân tới — Mất mùa — Trống rỗng, vô nghĩa — Xa xôi — Phế bỏ — Mê loạn.

Từ ghép 24

hồ, trước, trứ, trữ
hū ㄏㄨ, zhāo ㄓㄠ, zháo ㄓㄠˊ, zhē ㄓㄜ, zhe , zhù ㄓㄨˋ, zhuó ㄓㄨㄛˊ

hồ

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lùi: Lùi khoai lang.

trước

giản thể

Từ điển phổ thông

1. mặc áo
2. biên soạn sách
3. nước cờ

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến, tới, tiếp, liền: Chân không đến đất, cật chẳng đến trời;
② Bị, phải: Bị ngấm nước; Phải gió, ngộ gió;
③ Cháy, bốc cháy, sáng: Lửa đã cháy; Ngoài đường đèn đã sáng;
④ Đúng, trúng, được, thấy... (đặt sau động từ tỏ sự việc đã đạt mục đích hay đã có kết quả): Đoán đúng (trúng) rồi; Đánh (bắn) không trúng; Mua được rồi; Tìm thấy rồi;
⑤ Ngủ: Vừa nằm xuống đã ngủ rồi. Xem [zhao], [zhe], [zhuó].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước (cờ): Nước cờ này cao;
② Mưu, kế, chước, trò, thủ đoạn: Anh đã bày mưu rất hay; Mưu kế (chước) này thật lợi hại;
③ Bỏ vào, cho vào: Cho tí muối vào;
④ (đph) Được, đúng, phải... (thán từ để tỏ sự đồng ý): Được! Anh nói phải lắm. Xem [zháo], [zhe], [zhuó].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (trợ) Đang (đặt sau động từ chỉ sự việc đang tiến hành): Đang đi; Đang chờ, đang đợi; Đang họp;
② Có (chỉ tình trạng còn tồn tại): Trên bàn (còn) có để mấy quyển sách; Trên tường (còn) có treo một bức tranh;
③ Rất, lắm (đặt trước thán từ "" tăng thêm ý nghĩa câu nói): Quảng trường rộng lắm, có thể chứa được bốn năm vạn người; ! Đứa bé này khôn lắm!; ! Loại hoa này rất nhiều!;
④ Đây, chứ, tí chứ (thường đặt sau động từ hay tính từ chỉ sự khuyên ngăn): Anh nghe đây; Anh đi chậm chứ!; Đi nhanh lên một tí chứ!;
⑤ Theo (đặt sau một số động từ, tạo thành giới từ) rất, lắm: 沿 Tiến theo, men theo; Hướng theo. Xem [zhao], [zháo], [zhuó].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặc: Mặc áo;
② Tiếp; liền: Gần liền, phụ liền vào;
③ Tô (màu), bắt (tay). 【】trước sắc [zhuósè] Tô màu, bôi màu;
④ Manh mối; cách: Không tìm ra manh mối gì, không tìm ra cách gì. Xem [zhao], [zháo], [zhe] và [zhù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Trước — Trong Bạch thoại thường dùng làm tiếng đệm ( trợ ngữ ).

trứ

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

trữ

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
ngư
yú ㄩˊ

ngư

phồn thể

Từ điển phổ thông

con cá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con cá.
2. (Danh) Vật có hình giống như cá. ◎ Như: "ngư phù" thẻ làm tin, bằng gỗ hay đồng, hình con cá, dùng dưới thời nhà Đường bên Trung Quốc. Còn gọi là "ngư thư" .
3. (Danh) Họ "Ngư".

Từ điển Thiều Chửu

① Con cá. Có rất nhiều thứ, mà thường dùng để làm đồ ăn, vì thế nên gọi sự hà hiếp người khác là ngư nhục . Như thế hào ngư nhục hương lí kẻ cường hào hà hiếp dân trong làng xóm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cá: Hai con cá; Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó (Sử kí);
② (văn) Ngư phù (gọi tắt) (cái thẻ làm tin trao cho các bầy tôi có hình con cá đúc bằng vàng, bạc, đồng, đời Đường, Trung Quốc);
③ Ngựa có lông trắng ở hai mắt;
④ (văn) Chỗ gồ lên ở phía ngoài bàn tay;
⑤ [Yú] (Họ) Ngư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con cá — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngư.

Từ ghép 35

lí, lý
lǐ ㄌㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa ngọc, mài giũa ngọc.
2. (Động) Sửa sang, chỉnh trị, làm cho chỉnh tề ngay ngắn. ◎ Như: "chỉnh lí" sắp đặt cho ngay ngắn, "tu lí" sửa sang, "quản lí" coi sóc. ◇ Lưu Cơ : "Pháp đố nhi bất tri lí" (Mại cam giả ngôn ) Pháp luật hủy hoại mà không biết sửa.
3. (Động) Làm việc, lo liệu. ◎ Như: "lí sự" làm việc.
4. (Động) Tấu nhạc, cử nhạc. ◇ Nguyễn Trãi : "Ẩn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
5. (Động) Ôn tập, luyện tập. ◇ Vô danh thị : "Tằng lí binh thư tập lục thao" (Nháo đồng đài ) Đã từng luyện tập binh thư lục thao.
6. (Động) Phản ứng, đáp ứng (đối với lời nói hoặc hành vi của người khác). ◎ Như: "bất lí" không quan tâm, "lí hội" thông hiểu.
7. (Danh) Thớ, đường vân. ◎ Như: "thấu lí" thớ da thịt, "mộc lí" vân gỗ.
8. (Danh) Thứ tự, mạch lạc. ◎ Như: "hữu điều hữu lí" có thứ tự mạch lạc.
9. (Danh) Quy luật, ý chỉ của sự vật. ◎ Như: "thiên lí" , "công lí" , "chân lí" , "nghĩa lí" , "định lí" .
10. (Danh) Đời xưa gọi quan án là "lí", cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là "đại lí viện" .
11. (Danh) Môn vật lí học hoặc khoa tự nhiên học. ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
12. (Danh) Họ "Lí".

Từ ghép 74

án lí 案理bất lí 不理bệnh lí 病理biện lí 辦理bội lí 背理chánh lí 正理chân lí 真理chí lí 至理chỉnh lí 整理chính lí 正理chưởng lí 掌理công lí 公理cùng lí 窮理cứ lí 據理cương lí 疆理dịch lí 易理duy lí 唯理đại lí 代理đạo lí 道理địa lí 地理định lí 定理đổng lí 董理giáo lí 教理hợp lí 合理kinh lí 經理lí do 理由lí giải 理解lí hóa 理化lí luận 理論lí phát 理髪lí quốc 理國lí sản 理產lí số 理數lí sự 理事lí tài 理財lí thất 理七lí thú 理趣lí thuyết 理說lí trí 理智lí tưởng 理想lí ưng 理應liệu lí 料理luân lí 倫理luận lí 論理nghĩa lí 義理nghịch lí 逆理nhập lí 入理nhập tình nhập lí 入情入理nhiếp lí 攝理ôn lí 溫理pháp lí 法理phi lí 非理quản lí 管理sinh lí 生理sinh lí học 生理學suy lí 推理sự lí 事理tá lí 佐理tán lí 讚理tâm lí 心理thiên lí 天理thụ lí 受理thuần lí 純理thuyết lí 說理tình lí 情理tổng lí 總理trị lí 治理triết lí 哲理tuy lí vương 綏理王văn lí 文理vật lí 物理vật lí học 物理學viện lí 援理xử lí 處理

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vân, đường vân
2. lý lẽ
3. sửa sang

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa ngọc, làm ngọc.
② Sửa sang, trị. Như lí sự làm việc, chỉnh lí sắp đặt, tu lí sửa sang, v.v.
③ Ðiều lí , phàm cái gì có trước có sau có gốc có ngọn không loạn thứ tự đều gọi là điều lí. Ðiều là nói cái lớn, lí là nói cái nhỏ, như sự lí , văn lí đều một nghĩa ấy cả.
④ Ðạo lí , nói về sự nên làm gọi là đạo , nói về cái lẽ sao mà phải làm gọi là lí . Lí tức là cái đạo tự nhiên vậy.
⑤ Thớ, như thấu lí mang thớ da dẻ. Xem chữ thấu .
⑥ Ðời xưa gọi quan án là lí, cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là đại lí viện .
⑦ Ôn tập, đem cái nghe biết trước mà dung nạp với cái mới hiểu cho chỉnh tề gọi là lí.
⑧ Cùng ứng đáp không trả lời lại, tục gọi là bất lí , nghe tiếng lọt vào lòng thông hiểu được gọi là lí hội .
⑨ Lí học, nghiên cứu về môn học thân tâm tinh mệnh gọi là lí học hay đạo học . Môn triết học bây giờ cũng gọi là lí học .
⑩ Lí khoa một khoa học nghiên cứu về tính vật như vật lí học , hóa học , v.v.
⑪ Lí chướng chữ nhà Phật, không rõ lẽ đúng thực, bị ý thức nó chướng ngại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thớ: Thớ thịt; Thớ gỗ;
② Lí lẽ: Hợp lí; Lời cùng lí đuối, đuối lí; Lẽ ra là thế, đúng phải như vậy;
③ (Vật) lí: Ngành khoa học tự nhiên; Toán lí hóa;
④ Xử sự, quản lí: Xử lí; Quản lí tài chánh;
⑤ Chỉnh lí, sắp xếp: Sắp xếp lại sách vở;
⑥ Thèm quan tâm đến, đếm xỉa (chỉ thái độ và ý kiến đối với người khác, thường dùng với ý phủ định): Gặp nhau giữa đường, chẳng ai thèm hỏi ai; Nói với anh ta cả buổi mà anh ta vẫn dửng dưng chẳng thèm quan tâm; Bỏ mặc không đếm xỉa;
⑦ (văn) Luyện tập, ôn tập: Mười năm ôn lại một lần, vẫn không quên mất (Nhan thị gia huấn);
⑧ (văn) Tấu lên, cử nhạc lên: Cử chính thanh (tiếng nhạc đoan chính), tấu diệu khúc (Kê Khang: Cầm phú); Đàn chơi một bản để tiêu khiển;
⑨ Lí học (một ngành của triết học Trung Quốc);
⑩ (văn) Sửa ngọc, làm ngọc;
⑪ [Lê] (Họ) Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mài giũa ngọc cho đẹp — Sửa sang, sắp đặt công việc — Cái lẽ của sự vật. Lẽ phải.

Từ ghép 26

diệu
yào ㄧㄠˋ

diệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bóng sáng mặt trời
2. chói mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bóng sáng mặt trời. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Nhật tinh ẩn diệu, san nhạc tiềm hình" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Mặt trời ẩn bóng, núi non tàng hình.
2. (Danh) Mặt trời, mặt trăng, sao đều gọi là "diệu". § Mặt trời, mặt trăng và năm ngôi sao, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp thành "thất diệu" , thời xưa chia ra để gọi bảy ngày trong tuần, ngày nhật diệu là ngày chủ nhật, ngày nguyệt diệu là ngày thứ hai. ◎ Như: "lưỡng diệu" mặt trời và mặt trăng. ◇ Nguyễn Nguyên : "Vạn san giai hạ tiểu, Song diệu điện tiền phùng" , 殿 (Đăng đại yết bích hà nguyên quân miếu ).
3. (Động) Chiếu sáng, rọi sáng. ◇ Hán Thư : "Thần văn bạch nhật sái quang, u ẩn giai chiếu; minh nguyệt diệu dạ, văn manh tiêu kiến" , ; , (Trung san tĩnh vương lưu thắng truyện ).
4. (Động) Hiển thị, huyễn diệu. ◇ Huyền Trang : "Ngoại đạo cạnh trần kì cổ, huyên đàm dị nghĩa, các diệu từ phong" , , (Đại Đường Tây vực kí 西, Ma yết đà quốc thượng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Bóng sáng mặt trời.
② Mặt trời, mặt trăng, sao đều gọi là diệu. Mặt trời mặt trăng gọi là lưỡng diệu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ánh nắng;
② Chói lọi, chiếu sáng, sáng long lanh;
③ (Gọi chung) mặt trời, mặt trăng và sao: Mặt trời và mặt trăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chiếu sáng.

Từ ghép 5

chương, chướng
zhāng ㄓㄤ, zhàng ㄓㄤˋ

chương

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái chắn bùn cho ngựa (như ý[, bộ ).

chướng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. che, ngăn, cản, lấp
2. thành đóng ở nơi hiểm yếu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cản trở, ngăn. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Dục văn uổng nhi ố trực ngôn, thị chướng kì nguyên nhi dục kì thủy dã" , (Quý trực luận ) Muốn nghe lời tà vạy và ghét lời nói thẳng, (thì cũng như) là ngăn nguồn nước mà muốn nước của nó vậy.
2. (Động) Che lấp. ◎ Như: Bị vật dục nó che lấp mất chân trí gọi là "trần chướng" , bị phần tri kiến nó che lấp mất chân trí gọi là "lí chướng" , đều là nói về sự làm mất cái sáng láng của bản thể chân tâm vậy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trương Tiết khả liên trung quốc tử, Nhất quyền chẩm chướng Thái San cao" , (Đệ nhất nhất cửu hồi) Thương thay Trương Tiết chết vì trung với nước, Nắm đấm làm sao che được núi Thái cao!
3. (Động) Bảo hộ, phòng vệ. ◎ Như: "bảo chướng" bảo vệ.
4. (Danh) Bờ đê. ◎ Như: "đê chướng" đê phòng.
5. (Danh) Màn che cửa, bình phong. ◎ Như: Ngày xưa, nhà quý phái đi ra ngoài có tấm bình che trước mặt gọi là "bộ chướng" hay "hành chướng" , đều là những thứ dùng để che mà đẹp vậy.
6. (Danh) Thành hay trại ngày xưa, xây đắp để phòng giữ những nơi hiểm yếu. ◎ Như: "đình chướng" các thứ xây đắp phòng giữ ngoài biên.
7. (Danh) Khuyết điểm, sự trục trặc nhỏ. ◎ Như: "cơ khí phát sanh cố chướng" máy móc giở chứng cũ.
8. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Che, ngăn. Có vật gì nó làm ngăn cách gọi là chướng ngại .
② Che lấp. Bị vật dục nó che lấp mất chân tri gọi là trần chướng , bị phần tri kiến nó che lấp mất chân tri gọi là lí chướng đều là nói về sự làm mất cái sáng láng của bản thể chân tâm vậy.
③ Cái bức che cửa. Các nhà quý phái đi ra ngoài có tấm bình che trước mặt gọi là bộ chướng hay hành chướng đều là thứ dùng để che mà đẹp vậy.
④ Các cái xây đắp dùng để che chở phòng giữ phần nhiều đều gọi là chướng. Như cái bờ đê gọi là đê chướng , cái ụ thành gọi là bảo chướng , các nơi phòng giữ ngoài biên đắp tường đất để ngăn ngựa trận, xây chòi để trông được xa gọi là đình chướng . Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cách trở, ngăn, chặn: Đê điều có thể ngăn (chặn) nước;
② Chắn, che: Hàng rào chắn gió; Thuật (phép) che mắt;
③ (văn) Bức che, tấm che, màn che: (hay ) Màn che bụi lúc đi đường (của nhà quý phái thời xưa);
④ (văn) Vật xây đắp lên để che chở: Bờ đê; Ụ thành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che lấp. Như chữ Chướng — Ngăn ra, làm cho cách biệt ra. Chẳng hạn Chướng cự ( cách biệt ).

Từ ghép 13

huề
qí ㄑㄧˊ, xí ㄒㄧˊ

huề

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thửa ruộng, luống rau
2. 50 mẫu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ. (1) Năm mươi mẫu gọi là một "huề". ◇ Nguyễn Du : "Sổ huề canh đạo kê đồn ngoại" (Nhiếp Khẩu đạo trung ) Vài thửa lúa tám còn thêm gà lợn.(2) Đơn vị khu đất, vườn tược trồng trọt. ◎ Như: "thiên huề khương cửu" ngàn luống gừng hẹ.
2. (Danh) Khu đất vuông vức, có hàng lối ngay ngắn để trồng trọt. ◇ Vương An Thạch : "Hoa mộc thành huề thủ tự tài" (Thư Hồ Âm tiên sanh ) Hoa cây thành khu vực tự tay trồng.
3. (Danh) Mượn chỉ chung vườn, ruộng. ◎ Như: "thái huề" vườn rau, "hoang huề" ruộng hoang.
4. (Danh) Họ "Huề".
5. (Động) Chia thành khu đất trồng trọt. ◇ Đỗ Phủ : "Đường hạ khả dĩ huề" (Chủng oa cự ) Bên nhà có thể chia đất trồng trọt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thửa ruộng, năm mươi mẫu gọi là một huề. Một khu cũng gọi là một huề.
② Luống rau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thửa ruộng (50 mẫu);
② Đám, luống, vồng (rau): Trồng một luống rau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ruộng rộng 50 mẫu — Khu ruộng — Vùng đất.

Từ ghép 1

trại, tí, tý, xải
zì ㄗˋ

trại

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vành mắt, da bọc chung quanh mắt. ◎ Như: "liệt tí" giận nhìn rách mắt. ◇ Sử Kí : "Sân mục thị Hạng Vương, đầu phát thượng chỉ, mục tí tận liệt" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Phàn Khoái) quắc mắt nhìn Hạng Vương, tóc dựng ngược, kẽ mắt như muốn rách.
2. Một âm là "xải". (Tính) "Nhai xải" dáng trừng mắt giận dữ. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc hoài dục trần chi nhi vị hữu lộ, thích hội triệu vấn, tức dĩ thử chỉ thôi ngôn Lăng chi công, dục dĩ quảng chúa thượng chi ý, tắc nhai xải chi từ" , , , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ hèn này muốn trình bày lẽ đó nhưng chưa có cơ hội, thì gặp lúc chúa thượng vời hỏi, liền đem ý ấy ra bày tỏ công lao của (Lí) Lăng, muốn cho chúa thượng rộng lượng, mà ngăn chận những lời giận dữ.
3. § Ghi chú: Cũng đọc là chữ "trại".

Từ điển Thiều Chửu

① Vành mắt, da bọc bốn chung quanh mắt gọi là tí. Giận nhìn rách mắt gọi là liệt tí .
② Một âm là xải. Nhai xải nhìn một cách khinh bỉ, đưa mắt lườm. Cũng đọc là chữ trại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Khóe mắt, đuôi mắt, vành mắt: Khóe (mắt) ngoài; Khóe (mắt) trong; Vành mắt rách ra (vì giận và trợn mạnh mắt); Rách hết vành mắt (Sử kí);
② (văn) Lườm mắt.

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vành mắt, da bọc chung quanh mắt. ◎ Như: "liệt tí" giận nhìn rách mắt. ◇ Sử Kí : "Sân mục thị Hạng Vương, đầu phát thượng chỉ, mục tí tận liệt" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Phàn Khoái) quắc mắt nhìn Hạng Vương, tóc dựng ngược, kẽ mắt như muốn rách.
2. Một âm là "xải". (Tính) "Nhai xải" dáng trừng mắt giận dữ. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc hoài dục trần chi nhi vị hữu lộ, thích hội triệu vấn, tức dĩ thử chỉ thôi ngôn Lăng chi công, dục dĩ quảng chúa thượng chi ý, tắc nhai xải chi từ" , , , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ hèn này muốn trình bày lẽ đó nhưng chưa có cơ hội, thì gặp lúc chúa thượng vời hỏi, liền đem ý ấy ra bày tỏ công lao của (Lí) Lăng, muốn cho chúa thượng rộng lượng, mà ngăn chận những lời giận dữ.
3. § Ghi chú: Cũng đọc là chữ "trại".

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vành mắt

Từ điển Thiều Chửu

① Vành mắt, da bọc bốn chung quanh mắt gọi là tí. Giận nhìn rách mắt gọi là liệt tí .
② Một âm là xải. Nhai xải nhìn một cách khinh bỉ, đưa mắt lườm. Cũng đọc là chữ trại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Khóe mắt, đuôi mắt, vành mắt: Khóe (mắt) ngoài; Khóe (mắt) trong; Vành mắt rách ra (vì giận và trợn mạnh mắt); Rách hết vành mắt (Sử kí);
② (văn) Lườm mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vành mắt — Đường cài nút áo, chỗ hai tà áo được cài lại với nhau.

xải

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vành mắt, da bọc chung quanh mắt. ◎ Như: "liệt tí" giận nhìn rách mắt. ◇ Sử Kí : "Sân mục thị Hạng Vương, đầu phát thượng chỉ, mục tí tận liệt" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Phàn Khoái) quắc mắt nhìn Hạng Vương, tóc dựng ngược, kẽ mắt như muốn rách.
2. Một âm là "xải". (Tính) "Nhai xải" dáng trừng mắt giận dữ. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc hoài dục trần chi nhi vị hữu lộ, thích hội triệu vấn, tức dĩ thử chỉ thôi ngôn Lăng chi công, dục dĩ quảng chúa thượng chi ý, tắc nhai xải chi từ" , , , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ hèn này muốn trình bày lẽ đó nhưng chưa có cơ hội, thì gặp lúc chúa thượng vời hỏi, liền đem ý ấy ra bày tỏ công lao của (Lí) Lăng, muốn cho chúa thượng rộng lượng, mà ngăn chận những lời giận dữ.
3. § Ghi chú: Cũng đọc là chữ "trại".

Từ điển Thiều Chửu

① Vành mắt, da bọc bốn chung quanh mắt gọi là tí. Giận nhìn rách mắt gọi là liệt tí .
② Một âm là xải. Nhai xải nhìn một cách khinh bỉ, đưa mắt lườm. Cũng đọc là chữ trại.

Từ điển trích dẫn

1. Xuất đầu lộ diện, chường mặt ra cho người ta thấy, để mong cầu được ngưỡng mộ, khâm phục. ◇ Lão Xá : "Nhất cá tả gia bị ước khứ giảng diễn, hoặc phát biểu liễu nhất điểm chánh kiến, đô bị tha khán thành thị xuất phong đầu, vị tự kỉ tuyên truyền" , , , (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Một nhà văn được mời đi diễn thuyết, hoặc phát biểu một quan điểm chính trị, đều bị ông ta coi là chỉ muốn chường mặt ra để mà tuyên truyền quảng cáo cho chính mình mà thôi.
sát
shā ㄕㄚ, shà ㄕㄚˋ

sát

phồn thể

Từ điển phổ thông

giết chết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hung thần. ◎ Như: "hung sát" thần hung ác.
2. (Danh) § Xem "hồi sát" .
3. (Phó) Rất, hết sức, cực, thậm. ◎ Như: "sát phí khổ tâm" mất rất nhiều tâm sức, nát tim nát óc.
4. (Phó) Nào, gì. § Tương đương với "hà" , "thập ma" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá thị thập ma ái vật nhi, hữu sát dụng ni?" , (Đệ lục hồi) Vật đó là cái gì, nó dùng làm gì vậy?
5. (Động) Giết. § Cũng như "sát" .
6. (Động) Dừng lại, đình chỉ. ◎ Như: "sát xa" ngừng xe. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Thoa tại đình ngoại thính kiến thuyết thoại, tiện sát trụ cước, vãng lí tế thính" , 便, (Đệ nhị thập thất hồi) Bảo Thoa ở phía ngoài đình nghe thấy tiếng nói chuyện, bèn dừng chân, lắng tai nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ sát . Các hung thần đều gọi là sát.
② Lấy ngày kẻ chết mà tính xem đến ngày nào hồn về gọi là quy sát .
③ Thu sát thu thúc lại.
④ Rất, như sát phí kinh doanh kinh doanh rất khó nhọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rất, rất nhiều (đặt trước hoặc sau động từ, hình dung từ để làm bổ ngữ hoặc trạng ngữ, biểu thị mức độ cao): Núi vô số, khói muôn làn, làm cho những nhân vật ở ngọc đường (viện hàm lâm) vô cùng khốn khổ (Châu Liêm Tú: Thọ Dương khúc). 【】sát phí khổ tâm [shàfèi kưxin] Nát tim nát óc, mất rất nhiều tâm sức. Cv. , ;
② Hung thần: Sát khí; Rất hung dữ. Xem [sha].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dừng lại, chấm dứt, ngừng, khóa: Dừng chân; Khóa sổ;
② Buộc chặt, thắt chặt lại, thúc lại: Thắt chặt dây lưng; Thu thúc lại;
③ Như [sha] nghĩa ③

⑥. Xem [shà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm bị thương, làm tổn hại tới thân thể người khác — Vị hung thần — Rất. Lắm — Thâu tóm lại. Xem Sát bút.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.