khúng, khủng
kǒng ㄎㄨㄥˇ

khúng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ, hãi. ◎ Như: "khủng khiếp" rất sợ hãi, "khủng bố" ghê sợ. ◇ Sử Kí : "Ngụy vương khủng, sử nhân chỉ Tấn Bỉ, lưu quân bích Nghiệp" , 使, (Ngụy Công Tử truyện ) Vua Ngụy sợ, sai người cản Tấn Bỉ lại, giữ quân đóng lũy ở đất Nghiệp.
2. (Động) Dọa nạt, uy hiếp, làm cho sợ hãi. ◎ Như: "khủng hách" đe dọa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thậm chí hữu khiếu tha tại nội sấn tiền đích, dã hữu tạo tác dao ngôn khủng hách đích, chủng chủng bất nhất" , , (Đệ cửu thập nhất hồi) Thậm chí có người định lợi dụng dịp này làm tiền, cũng có người bịa đặt những chuyện không đâu để dọa nạt, mỗi người một cách.
3. Một âm là "khúng". (Phó) E rằng, có lẽ. ◎ Như: "khúng vị tất như thử" e không hẳn như vậy. ◇ Thôi Hiệu : "Đình thuyền tạm tá vấn, Hoặc khúng đồng hương" , (Trường Can khúc ) Đỗ thuyền một lát hãy thử hỏi xem, Ngờ rằng có lẽ là đồng hương.

Từ điển Thiều Chửu

① Sợ.
② Dọa nạt.
③ Một âm là khúng. E ngại, lo đến việc ngoài ý tưởng đều gọi là khúng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngờ vực — Suy nghĩ. Đắn đo — Một âm là Khủng.

khủng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sợ hãi
2. dọa nạt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ, hãi. ◎ Như: "khủng khiếp" rất sợ hãi, "khủng bố" ghê sợ. ◇ Sử Kí : "Ngụy vương khủng, sử nhân chỉ Tấn Bỉ, lưu quân bích Nghiệp" , 使, (Ngụy Công Tử truyện ) Vua Ngụy sợ, sai người cản Tấn Bỉ lại, giữ quân đóng lũy ở đất Nghiệp.
2. (Động) Dọa nạt, uy hiếp, làm cho sợ hãi. ◎ Như: "khủng hách" đe dọa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thậm chí hữu khiếu tha tại nội sấn tiền đích, dã hữu tạo tác dao ngôn khủng hách đích, chủng chủng bất nhất" , , (Đệ cửu thập nhất hồi) Thậm chí có người định lợi dụng dịp này làm tiền, cũng có người bịa đặt những chuyện không đâu để dọa nạt, mỗi người một cách.
3. Một âm là "khúng". (Phó) E rằng, có lẽ. ◎ Như: "khúng vị tất như thử" e không hẳn như vậy. ◇ Thôi Hiệu : "Đình thuyền tạm tá vấn, Hoặc khúng đồng hương" , (Trường Can khúc ) Đỗ thuyền một lát hãy thử hỏi xem, Ngờ rằng có lẽ là đồng hương.

Từ điển Thiều Chửu

① Sợ.
② Dọa nạt.
③ Một âm là khúng. E ngại, lo đến việc ngoài ý tưởng đều gọi là khúng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợ hãi, sợ sệt, lo sợ;
② E, e rằng, có lẽ: E không đáng tin. 【】 khủng phạ [kôngpà] a. E sợ, lo sợ, ngại rằng: E rằng anh ấy sẽ không bằng lòng; b. E chừng, ước chừng: Cô ấy đi chừng 10 hôm rồi;
③ (văn) Dọa nạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi — Làm cho người ta sợ hãi.

Từ ghép 14

hiết, tiết, yết
xiē ㄒㄧㄝ, yà ㄧㄚˋ

hiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghỉ, thôi, hết
2. tiết ra, tháo tha, nhả ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghỉ, thôi. ◎ Như: "sảo hiết" nghỉ một chút (khi đang làm việc), "hiết thủ" nghỉ tay (xong việc). ◇ Thủy hử truyện : "Đương vãn các tự quyền hiết" (Đệ nhất hồi) Tối đó, mọi người tạm lui nghỉ.
2. (Động) Khí vị tiêu tan. ◎ Như: "phương phức hiết" hương thơm tiêu tan.
3. (Động) Hết, cạn sạch. ◇ Lí Hạ : "Đăng thanh lan cao hiết, Lạc chiếu phi nga vũ" , (Thương tâm hành ) Đèn xanh dầu thơm cạn, Chiếu rớt thiêu thân múa.
4. (Động) Tháo ra, tiết ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghỉ, thôi, tiêu tan. Ðang làm việc mà tạm nghỉ một chút gọi là sảo hiết , làm xong gọi là hiết thủ .
② Hết.
③ Tháo ra, tiết ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi. Ngừng. Nghỉ ngơi — Hơi xì ra, phì ra.

Từ ghép 1

tiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghỉ, thôi, hết
2. tiết ra, tháo tha, nhả ra

yết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghỉ, thôi, hết
2. tiết ra, tháo tha, nhả ra

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghỉ, nghỉ ngơi: Ngồi bên đường nghỉ một lát;
② Thôi, ngừng, đình lại: Ngừng việc; Đình chỉ kinh doanh; Mưa tạnh;
③ (đph) Ngủ: ? Anh ngủ rồi à?;
④ (văn) Hết;
⑤ (văn) Tháo ra, tiết ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết — Cuối cùng.

Từ ghép 1

dịch
yē ㄜ, yě ㄜˇ, yè ㄜˋ, yì ㄧˋ

dịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nách
2. giúp
3. ở bên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dìu, nâng, nắm, lôi (bằng tay). ◇ Tả truyện : "Dịch dĩ phó ngoại, sát chi" , (Hi Công nhị thập ngũ niên ) Kéo ra ngoài rồi giết đi.
2. (Động) Giúp đỡ, phù trợ. ◇ Tống sử : "Đốc ư bằng hữu, sanh tắc chấn dịch chi, tử tắc điều hộ kì gia" , , 調 (Âu Dương Tu truyện ) Trung hậu với bạn bè, sống thì khuyến khích giúp đỡ cho họ, chết thì thu xếp che chở nhà họ.
3. (Động) Lấp, nhét, giấu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại ngọc điểm điểm đầu nhi, dịch tại tụ lí" , (Đệ cửu thập thất hồi) Đại Ngọc gật đầu nhè nhẹ, nhét (cái khăn) vào ống tay áo.
4. (Danh) Nách. § Thông "dịch" . ◇ Sử Kí : "Thiên dương chi bì, bất như nhất hồ chi dịch" , (Thương Quân truyện ) Nghìn tấm da cừu, không bằng da nách của một con hồ.
5. (Tính) Ở bên. ◎ Như: "dịch viên" tường bên, "dịch môn" cửa bên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Gia Cát Chiêm chỉ huy lưỡng dịch binh xung xuất" (Đệ nhất nhất thất hồi) Gia Cát Chiêm chỉ huy hai cánh quân xông ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Nách, cũng như chữ dịch .
② Giúp, như dụ dịch dẫn rủ mình đi trước dụ cho người theo sau gọi là dụ , đứng ở bên mà giúp đỡ người gọi là dịch .
③ Ở bên, như cái nhà ở bên cũng gọi là dịch đình , tường bên điện gọi là dịch viên .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dìu đỡ, giúp;
② (văn) Ở bên: Nhà ở bên; Tường bên;
③ (văn) Nách (như , bộ ). Xem [ye].

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhét: Viết mảnh giấy nhét vào khe cửa. Xem [yè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay nắm lấy cánh tay người khác — Cái nách. Bên nách. Một bên — Giúp đỡ, nâng đỡ.

Từ ghép 4

đường
táng ㄊㄤˊ

đường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đời nhà Đường (Trung Quốc)
2. khoác, hoang đường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên triều đại. § Chỉ triều đại thời vua Nghiêu họ là "Đào Đường" (2308 trước Tây lịch). "Lí Uyên" lấy nước của nhà Tùy lập ra triều đại cũng gọi là nhà "Đường" (618-907).
2. (Danh) Chỉ Trung Quốc. ◎ Như: "Đường trang" lối phục sức của người Trung Quốc.
3. (Danh) Lối đi trong đình viện. ◇ Thi Kinh : "Trung đường hữu bích" (Trần phong , Phòng hữu thước sào ) Trên lối đi trong đình viện có lót gạch.
4. (Danh) Tên cỏ. Tức "thố ti tử" .
5. (Danh) Họ "Đường" .
6. (Tính) Rộng lớn.
7. (Tính) Không, hư. ◎ Như: "hoang đường" : (1) khoác lác, huyênh hoang, (2) không thật.
8. (Tính) Xúc phạm, mạo phạm. ◎ Như: "đường đột" mạo phạm, thất lễ.
9. (Phó) Uổng, vô ích. ◇ Bách dụ kinh : "Đường sử kì phụ thụ đại thống khổ" 使 (Vị phụ mậu tị dụ 貿) Uổng công làm cho vợ mình chịu đau đớn ê chề (vì bị chồng cắt cái mũi xấu để thay bằng cái mũi đẹp nhưng không thành công).

Từ điển Thiều Chửu

① Nói khoác, nói không có đầu mối gì gọi là hoang đường , không chăm nghề nghiệp chính đính cũng gọi là hoang đường.
② Họ Ðường. Vua Nghiêu họ là Ðào-Ðường, cách đây chừng 4250 năm, Lí Uyên lấy nước của nhà Tùy, cũng gọi là nhà Ðường, cách đây chừng 1330 năm.
③ Nước Ðường.
④ Nước Tầu, đời nhà Ðường đem binh đánh chận các nơi, nên người nước ngoài mới gọi nước tầu là nước Ðường, người tầu cũng vẫn tự xưng là người Ðường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói khoác, nói vô căn cứ: Hoang đường;
② [Táng] Đời Đường (Trung Quốc — 618-917): Thơ Đường;
③ [Táng] (Họ) Đường;
④ [Táng] Nước Đường;
⑤ [Táng] Nước Tàu (đời nhà Đường [Trung Quốc] đem binh đi đánh các nơi, nên người nước ngoài gọi nước Tàu thời đó là nước Đường, và người Tàu cũng tự xưng là người Đường).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Lời nói lớn lao. Nói quá — Tên một triều đại Trung Hoa, rất thịnh về thơ văn, kéo dài từ năm 618 tới năm 906.

Từ ghép 6

hám
hàn ㄏㄢˋ

hám

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lay, động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lay, rung, dao động. ◎ Như: "thanh đình hám thạch trụ" chuồn chuồn lay cột đá (nói những người không biết tự lượng sức mình). ◇ Nguyễn Trãi : "Tây phong hám thụ hưởng đề tranh" 西 (Thu dạ khách cảm ) Gió tây rung cây âm vang như tiếng vàng tiếng sắt.
2. (Động) Khuyến khích, cổ động, xúi giục. § Cũng như "túng dũng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lay, như nói những người không biết tự lường sức mình gọi là thanh đình hám thạch trụ chuồn chuồn lay cột đá.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lay, rung: Rung chuyển trời đất; Chuồn chuồn đòi lay cột đá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động. Làm cho lung lay — Rung động trong lòng.

Từ ghép 2

cí ㄘˊ, zī ㄗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nảy nở
2. tăng thêm
3. phun, tưới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sinh trường, sinh sôi nẩy nở. ◎ Như: "tư sanh" sinh đẻ, sinh sôi ra nhiều. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thảo mộc bí tiểu bất tư, Ngũ cốc nuy bại bất thành" , (Quý hạ kỉ , Minh lí ) Cây cỏ thấp bé thì không lớn được, Ngũ cốc héo úa thì không mọc lên.
2. (Động) Chăm sóc, tưới bón. ◇ Khuất Nguyên : "Dư kí tư lan chi cửu uyển hề, hựu thụ huệ chi bách mẫu" , (Li tao ) Ta đã chăm bón chín uyển hoa lan hề, lại trồng một trăm mẫu hoa huệ.
3. (Động) Thấm nhuần. ◎ Như: "vũ lộ tư bồi" mưa móc thấm nhuần. ◇ Tạ Huệ Liên : "Bạch lộ tư viên cúc, Thu phong lạc đình hòe" , (Đảo y ) Móc trắng thấm vườn cúc, Gió thu rớt sân hòe.
4. (Động) Bồi bổ thân thể. ◎ Như: "tư dưỡng thân thể" bồi bổ thân thể.
5. (Động) Gây ra, tạo ra, dẫn đến. ◎ Như: "tư sự" gây sự, sinh sự.
6. (Động) Phun, phún (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "quản tử liệt liễu, trực tư thủy" , ống dẫn bể rồi, nước phun hết ra ngoài.
7. (Phó) Thêm, càng. ◇ Tô Thức : "Đạo tặc tư sí" (Hỉ vủ đình) Đạo tặc thêm mạnh.
8. (Danh) Mùi, vị, ý vị. ◇ Bạch Cư Dị : "Trì ngoạn dĩ khả duyệt, Hoan thường hữu dư tư" , (Hiệu Đào Tiềm thể thi ) Ngắm nghía đã thấy thú, Thưởng thức còn dư vị.
9. (Danh) Chất dãi, chất lỏng. ◇ Tả Tư : "Mặc tỉnh diêm trì, huyền tư tố dịch" , (Ngụy đô phú ) Giếng mực ao muối, chất lỏng đen nước dãi trắng.
10. (Tính) Nhiều, tươi tốt, phồn thịnh. ◇ Phan Nhạc : "Mĩ mộc bất tư, vô thảo bất mậu" , (Xạ trĩ phú ) Không cây nào là không tươi tốt, không cỏ nào là không um tùm.
11. (Tính) Đen.

Từ điển Thiều Chửu

① Thêm, càng.
② Lớn thêm, như phát vinh tư trưởng cây cỏ nẩy nở tươi tốt thêm.
③ Tư nhuận, như vũ lộ tư bồi mưa móc vun nhuần.
④ Chất dãi, như tư vị đồ ngon nhiều chất bổ.
⑤ Nhiều, phồn thịnh.
⑥ Ðen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nẩy, đâm, mọc. 【】tư nha [ziyá] (đph) Nảy mầm, đâm lộc, nảy lộc; 【】 tư sinh [zisheng] a. Sinh ra, đẻ ra, sinh đẻ; b. Gây ra;
② Bổ, bổ ích, tăng: Bổ ích; Rất bổ, rất bổ ích;
③ (đph) Phun, phọt, vọt: Ống nước bị nứt, nước phun ra ngoài;
④ (văn) Thêm, càng: Nảy nở tươi tốt thêm;
⑤ (văn) Nhiều, phồn thịnh;
⑥ (văn) Đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lớn lên — Càng thêm — Đục bẩn.

Từ ghép 5

trì, trí, trĩ
chí ㄔˊ, xī ㄒㄧ, zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

trì

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trì hoãn
2. chậm trễ, muộn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chậm, thong thả, chậm chạp. ◇ Trần Nhân Tông : "Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì" (Xuân cảnh ) Hoa dương liễu rậm rạp, tiếng chim hót chậm rãi.
2. (Tính) Chậm lụt, không mẫn tiệp. ◎ Như: "trì độn" chậm lụt, ngu muội.
3. (Phó) Muộn, trễ. ◇ Tây du kí 西: "Tảo khởi trì miên bất tự do" (Đệ nhất hồi) Dậy sớm ngủ trễ, chẳng tự do.
4. (Động) Do dự, không quyết. ◎ Như: "trì nghi bất quyết" chần chờ không quyết định. ◇ Bạch Cư Dị : "Tầm thanh ám vấn đàn giả thùy, Tì bà thanh đình dục ngữ trì" , (Tì bà hành ) Tìm theo tiếng đàn, thầm hỏi ai là người gẩy, Tiếng tì bà ngừng lại, định nói (nhưng lại) ngần ngừ.
5. (Danh) Họ "Trì".
6. Một âm là "trí". (Động) Đợi, mong chờ, kì vọng. ◎ Như: "trí quân vị chí" đợi anh chưa đến, "trí minh" đợi sáng, trời sắp sáng. ◇ Tạ Linh Vận : "Đăng lâu vị thùy tư? Lâm giang trí lai khách" ? (Nam lâu trung vọng sở trí khách ) Lên lầu vì ai nhớ? Ra sông mong khách đến.
7. (Phó) Vừa, kịp, đến lúc. ◇ Hán Thư : "Trí đế hoàn, Triệu vương tử" , (Cao Tổ Lã Hoàng Hậu truyện ) Kịp khi vua quay về, Triệu vương đã chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Chậm chạp.
② Đi thong thả, lâu, chậm.
③ Trì trọng.
④ Một âm là trí. Đợi. Như trí quân vị chí đợi anh chưa đến, trí minh đợi một tí nữa thì sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chậm: Chậm chạp; Chậm nhất là 12 giờ tôi đến nhà anh;
② Muộn, trễ: Anh đến muộn rồi. 【】trì tảo [chízăo] Sớm muộn, chẳng sớm thì muộn, chẳng chóng thì chầy;
③ [Chí] (Họ) Trì.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bước đi chậm chạp — Chậm chạp. Lâu lắc — Một âm là Trĩ. Xem Trĩ.

Từ ghép 17

trí

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chậm, thong thả, chậm chạp. ◇ Trần Nhân Tông : "Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì" (Xuân cảnh ) Hoa dương liễu rậm rạp, tiếng chim hót chậm rãi.
2. (Tính) Chậm lụt, không mẫn tiệp. ◎ Như: "trì độn" chậm lụt, ngu muội.
3. (Phó) Muộn, trễ. ◇ Tây du kí 西: "Tảo khởi trì miên bất tự do" (Đệ nhất hồi) Dậy sớm ngủ trễ, chẳng tự do.
4. (Động) Do dự, không quyết. ◎ Như: "trì nghi bất quyết" chần chờ không quyết định. ◇ Bạch Cư Dị : "Tầm thanh ám vấn đàn giả thùy, Tì bà thanh đình dục ngữ trì" , (Tì bà hành ) Tìm theo tiếng đàn, thầm hỏi ai là người gẩy, Tiếng tì bà ngừng lại, định nói (nhưng lại) ngần ngừ.
5. (Danh) Họ "Trì".
6. Một âm là "trí". (Động) Đợi, mong chờ, kì vọng. ◎ Như: "trí quân vị chí" đợi anh chưa đến, "trí minh" đợi sáng, trời sắp sáng. ◇ Tạ Linh Vận : "Đăng lâu vị thùy tư? Lâm giang trí lai khách" ? (Nam lâu trung vọng sở trí khách ) Lên lầu vì ai nhớ? Ra sông mong khách đến.
7. (Phó) Vừa, kịp, đến lúc. ◇ Hán Thư : "Trí đế hoàn, Triệu vương tử" , (Cao Tổ Lã Hoàng Hậu truyện ) Kịp khi vua quay về, Triệu vương đã chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Chậm chạp.
② Đi thong thả, lâu, chậm.
③ Trì trọng.
④ Một âm là trí. Đợi. Như trí quân vị chí đợi anh chưa đến, trí minh đợi một tí nữa thì sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đợi: Đợi anh chưa đến; (hoặc ) Đợi sáng, bình minh, rạng đông.

trĩ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chờ đợi — Tới. Đến — Bèn — Một âm là Trì. Xem Trì.
yển
yǎn ㄧㄢˇ, yàn ㄧㄢˋ

yển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: yển đình )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ve sầu.
2. (Danh) "Yển định" thằn lằn. § Tục gọi là "thủ cung" , "ba san hổ" , "bích hổ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Yển định con thằn lằn, tục gọi là con thủ cung hay bích hổ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (động) Một loại ve sầu;
② Con cắc kè (tắc kè).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài ve sầu.

Từ ghép 1

thai, đài
tāi ㄊㄞ, tái ㄊㄞˊ, yí ㄧˊ

thai

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đài, lầu

đài

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đài, lầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đài, kiến trúc cao có thể nhìn ra bốn phía. ◎ Như: "đình đài lâu các" đình đài lầu gác, "lâu đài" nhà cao lớn, nhiều tầng.
2. (Danh) Chỉ chung chỗ cao rộng để biểu diễn, hoạt động. ◎ Như: "giảng đài" tòa giảng, "vũ đài" sân khấu.
3. (Danh) Bệ, bục (để đặt đồ vật lên trên). ◎ Như: "nghiễn đài" giá nghiên mực, "oa đài" bệ đặt nồi, "chúc đài" đế đèn.
4. (Danh) Tên sở quan ngày xưa, cũng chỉ quan chức trông coi nơi đó. ◎ Như: "trung đài" (sở) quan thượng thư, "tỉnh đài" (sở) quan nội các. § Nhà Hán có "ngự sử đài" nên đời sau gọi quan ngự sử là "đài quan" hay "gián đài" .
5. (Danh) Tên gọi cơ cấu, cơ sở. ◎ Như: "khí tượng đài" đài khí tượng, "thiên văn đài" đài thiên văn, "điện thị đài" đài truyền hình.
6. (Danh) Chữ dùng để tôn xưng. ◎ Như: "hiến đài" quan dưới gọi quan trên, "huynh đài" anh (bè bạn gọi nhau).
7. (Danh) Tên gọi tắt của "Đài Loan" .
8. (Danh) Lượng từ: vở (kịch), cỗ máy, v.v. ◎ Như: "nhất đài cơ khí" một dàn máy, "lưỡng đài điện thị" hai máy truyền hình.
9. (Danh) Họ "Đài".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đài. Xây nhà cho cao để ngắm bốn bên gọi là đài. Phàm chiếm một chỗ hơi cao để cho người dễ nhận biết cũng gọi là đài. Như giảng đài tòa giảng, vũ đài sân khấu, v.v.
② Tên sở quan. Ngày xưa gọi quan thượng thư là trung đài , các quan nội các là đài tỉnh hay đài các , nhà Hán có ngự sử đài . Vì thế nên đời sau gọi quan ngự sử là đài quan hay gián đài .
③ Chữ dùng để tôn xưng bực trên. Như các quan dưới gọi quan trên là hiến đài , bè bạn gọi nhau là huynh đài , v.v.
④ Việc hèn hạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đài, đàn: Vũ đài, sân khấu; Diễn đàn; Đài chủ tịch;
② Bệ, bục, nền: Bệ cửa sổ; Nền bia;
③ Bàn: Bàn viết;
④ (văn) Tiếng dùng để tôn xưng người trên: Hiến đài (tiếng quan dưới gọi quan trên); Huynh đài (tiếng bạn bè gọi nhau);
⑤ (vân) Tên sở quan: Quan thượng thư; (hay ) Quan nội các; (hay ) Quan ngự sử;
⑥ (văn) Việc hèn hạ;
⑦ [Tái] (Tên gọi tắt) đảo Đài Loan, Trung Quốc;
⑧ [Tái] (Họ) Đài. Xem [Tai].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nhà cao, có thể nhìn bốn phía xa — Dinh quan — Tiếng cấp dưới tôn xưng quan trên — Tiếng tôn xưng người khác. Chẳng hạn gọi người bạn quý của mình là Huynh đài.

Từ ghép 31

phùng, phúng
féng ㄈㄥˊ, fèng ㄈㄥˋ

phùng

phồn thể

Từ điển phổ thông

may áo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) May áo.
2. (Động) Khâu, vá. ◇ Mạnh Giao : "Từ mẫu thủ trung tuyến, Du tử thân thượng y. Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy" , , , (Du tử ngâm ) Sợi chỉ trong lòng bàn tay người mẹ hiền, Giờ đây ở trên áo người con đi chơi xa. Lúc người con lên đường, (bà mẹ) khâu sợi chỉ ấy kĩ càng (lên trên vạt áo), Ý e ngại rằng con (vì vui thú nơi xa mà) trễ đường về.
3. Một âm là "phúng". (Danh) Đường khâu. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiết thủ kì chẩm, khai kì phúng nhi đầu chi; dĩ nhi nhưng hợp chi, phản quy cố xứ" , ; , (Tôn Sinh ) Lấy gối của người (vợ), tháo đường chỉ ra cho vào; rồi khâu lại, đặt vào chỗ cũ.

Từ điển Thiều Chửu

① May áo. Mạnh Giao : Từ mẫu thủ trung tuyến, Du tử thân thượng y. Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy. Thùy ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy? (Du tử ngâm ) Sợi chỉ trong lòng bàn tay người mẹ hiền giờ đây ở trên áo người con đi chơi xa. Ðó là sợi dây tình mật thiết ràng buộc bước chân người du tử, khiến dù đi xa muôn dặm, cũng không quên lãng gia đình. Lúc người con lên đường, bà mẹ khâu sợi chỉ ấy kĩ càng lên trên vạt áo, ý e ngại rằng con vì vui thú nơi xa mà trễ đường về. Lòng mẹ hiền thương mến con mới rộng rãi làm sao! Ai dám nói rằng lòng con nhỏ hẹp lại có thể báo đền được tấm lòng bát ngát kia! Cũng như ai nói rằng lòng của một tấc cỏ ngắn ngủi, hẹp hòi lại có thể báo đáp được ánh nắng ba mùa xuân chan hòa đầm ấm. Câu Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân của Nguyễn Du mượn ý hai câu cuối cùng trong bài thơ này.
② Chắp vá.
③ Một âm là phúng. Ðường khâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① May, khâu, đơm: May quần áo; Khâu chăn; Đơm khuy (cúc) áo; Khi con sắp đi xa thì mẹ may nhặt mũi kim (trên chiếc áo cho lâu rách) (Mạnh Giao: Du tử ngâm);
② (văn) Đường khâu Xem [fèng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chắp vá;
② Mối ghép: Ống thép liền;
③ Kẽ hở: Khe cửa Xem [féng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng kim chỉ mà khâu lại — Đuờng khâu — Một âm là Phúng. Xem Phúng.

Từ ghép 3

phúng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) May áo.
2. (Động) Khâu, vá. ◇ Mạnh Giao : "Từ mẫu thủ trung tuyến, Du tử thân thượng y. Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy" , , , (Du tử ngâm ) Sợi chỉ trong lòng bàn tay người mẹ hiền, Giờ đây ở trên áo người con đi chơi xa. Lúc người con lên đường, (bà mẹ) khâu sợi chỉ ấy kĩ càng (lên trên vạt áo), Ý e ngại rằng con (vì vui thú nơi xa mà) trễ đường về.
3. Một âm là "phúng". (Danh) Đường khâu. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiết thủ kì chẩm, khai kì phúng nhi đầu chi; dĩ nhi nhưng hợp chi, phản quy cố xứ" , ; , (Tôn Sinh ) Lấy gối của người (vợ), tháo đường chỉ ra cho vào; rồi khâu lại, đặt vào chỗ cũ.

Từ điển Thiều Chửu

① May áo. Mạnh Giao : Từ mẫu thủ trung tuyến, Du tử thân thượng y. Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy. Thùy ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy? (Du tử ngâm ) Sợi chỉ trong lòng bàn tay người mẹ hiền giờ đây ở trên áo người con đi chơi xa. Ðó là sợi dây tình mật thiết ràng buộc bước chân người du tử, khiến dù đi xa muôn dặm, cũng không quên lãng gia đình. Lúc người con lên đường, bà mẹ khâu sợi chỉ ấy kĩ càng lên trên vạt áo, ý e ngại rằng con vì vui thú nơi xa mà trễ đường về. Lòng mẹ hiền thương mến con mới rộng rãi làm sao! Ai dám nói rằng lòng con nhỏ hẹp lại có thể báo đền được tấm lòng bát ngát kia! Cũng như ai nói rằng lòng của một tấc cỏ ngắn ngủi, hẹp hòi lại có thể báo đáp được ánh nắng ba mùa xuân chan hòa đầm ấm. Câu Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân của Nguyễn Du mượn ý hai câu cuối cùng trong bài thơ này.
② Chắp vá.
③ Một âm là phúng. Ðường khâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường khâu — Khe hở — Một âm là Phùng. Xem Phùng.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.