điêu
diāo ㄉㄧㄠ

điêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gian dối, điêu ngoa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Gian hiểm, xảo trá. ◎ Như: "điêu ngoan" gian trá.
2. (Động) Ngậm. § Cũng như "điêu" .
3. (Danh) Họ "Điêu".
4. (Danh) "Điêu đẩu" dụng cụ trong quân, đúc bằng kim loại, to bằng cái đấu, binh lính ban ngày dùng để thổi cơm, ban đêm để gõ cầm canh.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðiêu đẩu, một thứ đúc bằng loài kim, to bằng cái đấu, quân lính dùng cái ấy, ngày thì thổi cơm, đêm thì gõ cầm canh.
② Ðiêu ác, khéo lừa dối, như điêu ngoan .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gian lận, điêu ngoa, xảo quyệt.【】điêu hoạt [diaohuá] Xảo quyệt, xảo trá, giảo hoạt;
② (cũ) Điêu đẩu (thời xưa quân lính dùng để thổi cơm ban ngày và gõ cầm canh ban đêm, làm bằng kim loại, to như cái đấu);
③ [Diao] (Họ) Điêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gian xảo. Dối trá.

Từ ghép 4

khích, kích
jī ㄐㄧ, jiāo ㄐㄧㄠ, jiào ㄐㄧㄠˋ

khích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nước bắn lên
2. mau, xiết
3. khích lệ, kích
4. dấy lên

Từ ghép 9

kích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nước bắn lên
2. mau, xiết
3. khích lệ, kích
4. dấy lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) (Thế nước bị cản trở) tung lên, vọt lên, bắn ra. ◎ Như: "kích khởi lãng hoa" tung tóe bọt sóng.
2. (Động) Làm cho phát khởi hoặc biến hóa. ◎ Như: "kích lệ" , "kích dương" khiến cho phấn phát chí khí.
3. (Động) Bị mưa, lạnh đột ngột xói, thấm vào người. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha giá cá thân tử, như hà cấm đắc sậu vũ nhất kích" , (Đệ tam thập hồi) Thân hình nó thế kia, sao mà chịu nổi cơn mưa bất chợt xói xả vào người?
4. (Tính) Thẳng thắn, cấp thiết. ◎ Như: "kích thiết" thẳng thắn, cấp thiết.
5. (Phó) Mãnh liệt, dữ dội, gay go. ◎ Như: "kích tăng" tăng vọt, "kích chiến" chiến đấu ác liệt.
6. (Danh) Họ "Kích".

Từ điển Thiều Chửu

① Xói, cản nước đang chảy mạnh cho nó vọt lên gọi là kích, như kích lệ , kích dương đều chỉ vệ sự khéo dùng người khiến cho người ta phấn phát chí khí lên cả.
③ Nhanh nhẹn (tả cái thế mạnh và mau chóng).
④ Bàn bạc thẳng quá gọi là kích thiết .
⑤ Cảm động, phấn phát lên gọi là cảm kích .
⑥ Cứ tự ý mình làm ra khác lạ không theo như người gọi là kích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thế nước bị cản) bắn tung lên, vọt lên: Nước đập vào chân núi, bắn lên cao hơn ba thước;
② Bị mưa hay nước lạnh làm cho bệnh: Anh ấy đi mưa về bị cảm rồi;
③ Nói khích, nói kháy, châm chọc: Nói khích (nói kháy) anh ấy;
④ Xúc động, cảm động, bị khích động: Cảm kích;
⑤ Mạnh và mau, xiết, kịch liệt, mạnh mẽ, gay go: Chiến đấu ác liệt; Sóng lớn, sóng cả;
⑥ (đph) Ngâm (nước lạnh), rửa: 西 Ngâm quả dưa hấu vào nước đá;
⑦ (văn) Tự ý làm theo ý mình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chặn dòng nước cho nước nổi sóng hoặc vọt lên — Mau lẹ. Gấp gáp — Xúc động trong lòng — Cũng dùng như chữ Kích .

Từ ghép 6

tội
zuì ㄗㄨㄟˋ

tội

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tội lỗi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lỗi lầm. ◎ Như: "tương công thục tội" đem công chuộc lỗi. ◇ Sử Kí : "Thử thiên chi vong ngã, phi chiến chi tội dã" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đây là trời bỏ ta, chứ không phải lỗi tại ta đánh không giỏi.
2. (Danh) Hành vi phạm pháp, việc làm trái luật pháp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thủ ngã hồi kinh vấn tội" (Đệ nhất hồi ) Bắt ta về kinh hỏi tội.
3. (Danh) Nỗi khổ. ◎ Như: "bài tội" chịu khổ, "thụ bất liễu giá cá tội" chịu không nổi cái ách đó.
4. (Danh) Hình phạt. ◇ Sử Kí : "Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội" , (Cao Tổ bản kỉ ) Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì chịu hình phạt.
5. (Động) Lên án, trách cứ. ◎ Như: "quái tội" quở trách. ◇ Tả truyện : "Vũ, Thang tội kỉ" , (Trang Công thập nhất niên ) Vua Vũ, vua Thang tự trách lỗi mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Tội lỗi. Làm phạm phép luật phải phạt gọi là tội.
② Làm quan tự nói nhún mình là đãi tội , nghĩa là tự nói nhún mình là tài không xứng ngôi vậy.
③ Lỗi lầm.
④ Làm lầm, làm bậy khiến cho người ta giận gọi là đắc tội , tự nhận lỗi mình gọi là tạ tội .
④ Người ta lầm lỗi mình tự cho là vì mình không biết răn bảo cũng gọi là tội. Các vua ngày xưa ban chiếu tự nhận là có lỗi với dân gọi là tội kỉ chiếu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tội, tội lỗi: Xử tội; Tội chết; Lập công chuộc tội;
② Cái khổ: Chịu khổ; Tôi không chịu (cái tội, cái nợ) như thế được;
③ Lỗi: Đổ lỗi cho người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm trái với pháp luật — Tiếng nhà Phật, chỉ việc làm ác, bị quả báo xấu. Đoạn trường tân thanh : » Thân sau ai chịu tội trời ấy cho « — Ta còn hiểu là lỗi nặng. Truyện Nhị độ mai : » Công nào chưa thấy, tội đà đến ngay «.

Từ ghép 41

lang
hǎng ㄏㄤˇ, láng ㄌㄤˊ, lǎng ㄌㄤˇ, làng ㄌㄤˋ

lang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con chó sói
2. sao Lang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chó sói. § Sói tàn ác như hổ, cho nên gọi các kẻ tàn bạo là "lang hổ" .
2. (Danh) Sao "Lang".

Từ điển Thiều Chửu

① Con chó sói. Tính tàn ác như hổ, cho nên gọi các kẻ tàn bạo là lang hổ .
② Lang tạ bừa bãi. Cũng viết là . Nguyễn Du : Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?
③ Sao Lang.
④ Giống lang.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sói;
② 【】 lang tạ [lángjí] (văn) Lộn xộn, lung tung, bừa bãi, ngổn ngang: Khét tiếng xấu xa; Bát đĩa ngổn ngang;
③ 【】lang bái [lángbèi] Xem ;
④ [Láng] Sao Lang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chó sói. Ta vẫn nói Lang sói.

Từ ghép 8

liệt
liè ㄌㄧㄝˋ

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cháy mạnh
2. nồng (mùi, hương)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mạnh mẽ, cứng mạnh. ◇ Tả truyện : "Phù hỏa liệt, dân vọng nhi úy chi, cố tiển tử yên" , , (Chiêu Công nhị thập niên ) Lửa mà mạnh, dân trông thấy mà sợ, nên ít chết vậy.
2. (Tính) Cương trực, chính đính. ◎ Như: "liệt sĩ" kẻ sĩ cương trực chết vì nước không chịu khuất, "liệt nữ" con gái chính đính chết vì tiết nghĩa. ◇ Sử Kí : "Phi độc Chánh năng dã, nãi kì tỉ diệc liệt nữ dã" , (Nhiếp Chánh truyện ) Không phải chỉ riêng mình (Nhiếp) Chính giỏi mà người chị (của Chính) cũng là một trang liệt nữ.
3. (Tính) Gay gắt, dữ dội, nghiêm khốc. ◇ Phù sanh lục kí : "Bắc phong cánh liệt" (Khảm kha kí sầu ) Gió bấc càng thêm gay gắt.
4. (Tính) Rực rỡ, hiển hách. ◇ Quốc ngữ : "Quân hữu liệt danh, thần vô bạn chất" , (Tấn ngữ cửu ) Vua có danh sáng, (thì) bề tôi không mang lòng phản trắc.
5. (Tính) Đậm, nồng. ◎ Như: "liệt tửu" rượu nồng.
6. (Tính) "Liệt liệt" (1) Đau đáu (lo lắng). (2) Căm căm (lạnh). (3) Lẫm liệt (oai phong).
7. (Danh) Công nghiệp.
8. (Danh) Người hi sinh tính mạng vì chính nghĩa. ◎ Như: "cách mệnh tiên liệt" những bậc tiền bối liệt sĩ cách mạng.
9. (Danh) Chất độc, họa hại. ◎ Như: "dư liệt" chất độc hại còn thừa lại.
10. (Danh) Họ "Liệt".
11. (Động) Đốt, cháy.

Từ điển Thiều Chửu

① Cháy dữ, lửa mạnh.
② Công nghiệp.
③ Cứng cỏi, chính đính, như liệt sĩ kẻ sĩ cứng cỏi chết vì nước không chịu khuất, liệt nữ con cái cứng cỏi chết vì tiết nghĩa không chịu nhục thân, v.v.
Ác.
⑤ Ðẹp, rõ rệt.
⑥ Thừa, rớt lại.
⑦ Liệt liệt lo sốt ruột.
⑧ Rét căm căm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cháy mạnh. (Ngr) Hừng hực, gay gắt, rầm rộ, dào dạt: Lửa mạnh thử vàng; Nắng gay gắt; Rượu mạnh; Khí thế rầm rộ; Niềm vui dào dạt;
② Mạnh vững, cứng cỏi, cương (trực): Cương cường, nóng tính; cương trực;
③ Liệt: Tiên liệt;
④ Công lao: Đã góp nhiều công lao;
⑤ (văn) Ác;
⑥ (văn) Đẹp, rõ rệt;
⑦ (văn) Thừa, rớt lại;
⑧ 【】liệt liệt [lièliè] (văn) a. Lo sốt ruột; b. Rét căm căm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa cháy mạnh — Sáng rực — Mạnh mẽ, dữ dội. Td: Mãnh liệt — Công nghiệp tạo được — Ngay thẳng, không chịu khuất phục.

Từ ghép 24

kiêu, nghiêu
ào ㄚㄛˋ, jiāo ㄐㄧㄠ

kiêu

giản thể

Từ điển phổ thông

1. bạc, mỏng
2. tưới

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tưới, dội, đổ: Tưới hoa; Tưới vườn; Bản đúc (làm bản in);
② (văn) Khe khắt, khắc bạc, ác nghiệt: Khe khắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

nghiêu

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tưới, dội, đổ: Tưới hoa; Tưới vườn; Bản đúc (làm bản in);
② (văn) Khe khắt, khắc bạc, ác nghiệt: Khe khắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
quan, quán
guān ㄍㄨㄢ, guàn ㄍㄨㄢˋ

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem: Cưỡi ngựa xem hoa; Chờ xem hiệu quả sau này ra sao;
② Bộ mặt, hiện tượng, diện mạo, cảnh tượng: Hiện tượng bên ngoài; Thay đổi bộ mặt;
③ Quan niệm, quan điểm, quan; Nhân sinh quan, quan điểm về nhân sinh (đời sống); Thế giới quan. Xem [guàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xem kĩ lưỡng — Điều xem thấy — Điều ý thức được. Thấy trong lòng. Xem Quan niệm .

Từ ghép 39

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà cất trên đài cao;
② Đền, miếu của đạo sĩ ở;
③ [Guàn] (Họ) Quán. Xem [guan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà của đạo sĩ ở để tu luyện. Td: Am quán — Một âm là Quan. Xem quan.
mông, mộng
méng ㄇㄥˊ, mèng ㄇㄥˋ

mông

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ "mộng" .
2. Giản thể của chữ .

mộng

giản thể

Từ điển phổ thông

1. mơ, mộng, chiêm bao
2. mơ tưởng, ao ước
3. họ Mộng

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ "mộng" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ mộng .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấc mơ, giấc mộng, giấc chiêm bao: Cơn ác mộng;
② Mê, nằm mơ, nằm mộng, chiêm bao: Nằm mê thấy, chiêm bao thấy;
③ Mộng tưởng, ao ước;
④ [Mèng] (Họ) Mộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết giản dị của chữ Mộng .

Từ ghép 9

ấn, ẩn
yǐn ㄧㄣˇ, yìn ㄧㄣˋ

ấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào; tựa vào — Một âm khác là Ẩn.

ẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm: Giấu giếm, che đậy; Tai họa ngầm; Ẩn dật, lánh đời; Nấp sau tấm bình phong; Con giấu cho cha; ? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ);
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: Lờ mờ; Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: Tựa ghế mà nằm; Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu — Chứa đựng, tiềm tàng — Kín đáo — Một âm khác là Ấn.

Từ ghép 59

manh
méng ㄇㄥˊ, míng ㄇㄧㄥˊ

manh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mầm cỏ
2. bừa cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mầm cây cỏ. ◇ Hàn Dũ : "Thu qua vị lạc đế, Đống dụ cường trừu manh" , (Thạch đỉnh liên cú ) Dưa thu chưa rụng cuống, Khoai đông đã nhú mầm mạnh mẽ.
2. (Danh) Điềm, dấu hiệu, mầm mống của sự vật sắp phát sinh. ◇ Hoài Nam Tử : "Thánh nhân kiến vi dĩ tri manh, kiến đoan dĩ tri mạt" , (Thuyết lâm ) Thánh nhân nhìn cái nhỏ mà biết mầm mống sự vật phát sinh, nhìn đầu mối mà biết lúc cuối.
3. (Danh) Người dân, nhân dân. § Thông "manh" . ◎ Như: "manh lê" dân chúng. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tam thiên thế giới trung, Nhất thế chư quần manh" , (Pháp sư công đức ) Trong ba nghìn thế giới, Tất cả các chúng sinh.
4. (Danh) Họ "Manh".
5. (Động) Nẩy mầm. ◎ Như: "manh nha" nẩy mầm. ◇ Vương Dật : "Bách thảo manh hề hoa vinh" (Thương thì ) Trăm cây cỏ nẩy mầm hề hoa tươi tốt.
6. (Động) Sinh ra, xảy ra. ◎ Như: "nhị họa vị manh" ngăn họa từ lúc chưa xảy ra. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược manh dị tâm, tất hoạch ác báo" , (Đệ lục thập tam hồi) Nếu (sau này) sinh lòng khác (thay lòng đổi dạ), ắt bị ác báo.
7. (Động) Bừa cỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mầm cỏ, cây cỏ mới mọc đều gọi là manh nẩy mầm.
② Nói sự gì mới có điềm ra cũng gọi là manh. Như nhị họa vị manh ngăn họa từ lúc chưa xảy ra.
③ Bừa cỏ.
④ Cùng nghĩa với chữ manh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mầm (cỏ), nảy mầm, nảy nở, mầm mống;
② Mới xảy ra: Ngăn họa khi chưa xảy ra;
③ (văn) Bừa cỏ;
④ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mầm cây — Chỉ sự bắt đầu.

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.