đồng, động
dòng ㄉㄨㄥˋ, tóng ㄊㄨㄥˊ, tǒng ㄊㄨㄥˇ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ống tre
2. ống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ống tre. ◇ Vương Sung : "Tiệt trúc vi đồng" (Luận hành , Lượng tri ) Chặt tre làm ống.
2. (Danh) Phàm vật gì hình ống, tròn mà trong rỗng đều gọi là "đồng". ◎ Như: "bút đồng" tháp bút, "xuy đồng" ống bắn chim.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho vật hình ống: thùng, hòm, hộp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ống tre, ống trúc, phàm vật gì tròn mà trong có lỗ đều gọi là đồng cả. Như bút đồng cái thắp bút, xuy đồng cái ống bắn chim, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ống trúc (để thổi như sáo);
② Lưỡi câu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ống (tre): Ống khói; Tay áo; Ống đựng bút, tháp bút; Ống bắn chim;
② Thùng, hòm, hộp: Hòm thư, hộp thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống tre, ống trúc dài — Một âm là Động. Xem Động.

Từ ghép 4

động

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây sáo làm bằng ống trúc, một thứ nhạc khí thời xưa. Cũng gọi là Động tiêu — Một âm là Đồng. Xem Đồng.
bảo
bāo ㄅㄠ, bǎo ㄅㄠˇ

bảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ mọc um tùm
2. giấu kỹ
3. rộng lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ cây mọc thành bụi um tùm. ◎ Như: "đầu như bồng bảo" tóc rối như bòng bong.
2. (Danh) Vật dùng để trang sức. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Can tiêm thượng dụng kê vũ vi bảo, dĩ chiêu phong tín" 竿, (Đệ tứ thập cửu hồi) Trên cần nhọn dùng lông gà làm vật trang trí, để chiêu gió.
3. (Danh) § Thông "bảo" .
4. (Danh) Họ "Bảo".
5. (Động) Che giấu, ẩn tàng.
6. (Động) Giữ. § Thông "bảo" .
7. (Động) Bảo trì. § Thông "bảo" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ cây mọc từng bụi, um tùm. Như đầu như bồng bảo tóc rối như bòng bong.
② Giấu kĩ, cất kĩ. Giữ gìn cho tinh khí vững bền ở trong không tiết ra ngoài gọi là bảo.
③ Rộng lớn.
④ Cùng nghĩa với những chữ bảo sau đây: , , , .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sum sê, rậm rạp, um tùm: Tóc rối như bòng bong;
② Giữ được: Giữ mãi tuổi xuân;
③ (văn) Rộng lớn;
④ [Băo] (Họ) Bảo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ tươi tốt của cây cỏ — Chỉ chung các thứ rau — Cái lọng, cái dù.

Từ ghép 2

thiệt
guā ㄍㄨㄚ, shé ㄕㄜˊ

thiệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái lưỡi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưỡi. § Lưỡi dùng để nói, nên người thông dịch gọi là "thiệt nhân" , thầy giáo (như làm nghề đi cày bằng lưỡi) gọi là "thiệt canh" .
2. (Danh) Vật có hình như cái lưỡi. ◎ Như: "hỏa thiệt" ngọn lửa, "mộc thiệt" quả lắc (trong chuông), "mạo thiệt" lưỡi trai (mũ).

Từ điển Thiều Chửu

① Lưỡi.
② Lưỡi dùng để nói, nên người nào nói nhiều gọi là nhiêu thiệt , người diễn dịch sách gọi là thiệt nhân .
Vật gì tròn mà rỗng trong có cựa gà cũng gọi là thiệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lưỡi: Viêm lưỡi;
② Quả lắc trong chuông;
③ (Vật có hình) lưỡi gà;
④ Ngăn trong của giỏ hay sọt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lưỡi — Cái lưỡi gà trong loại kèn — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Thiệt.

Từ ghép 18

man, mạn
màn ㄇㄢˋ

man

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tơ lụa trơn (không có hoa văn hay hình vẽ). ◇ Đổng Trọng Thư : "Thứ nhân ý man" (Độ chế ) Dân thường mặc vải lụa trơn.
2. (Danh) Phiếm chỉ vật không có văn sức. ◇ Chu Lễ : "Phục xa ngũ thừa, cô thừa Hạ triện, khanh thừa Hạ man" , , (Xuân quan , Cân xa ) Đóng xe năm cỗ, vua chư hầu đi xe có trạm khắc, quan khanh đi xe không có văn sức. § "Hạ" nhà Hạ (Trung Quốc ngày xưa); "triện" chữ khắc triện theo lối nhà Hạ; "thừa man" đi xe không có văn sức.
3. (Danh) Tạp nhạc, nhạc tạp lộn. ◇ Lễ Kí : "Bất học thao man, bất năng án huyền" , (Học kí ).
4. (Danh) Màn che. § Thông "mạn" .
5. (Tính) Chậm rãi, thư hoãn. § Thông "mạn" .
6. (Động) Đầy tràn. § Thông "mạn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Các đồ tơ lụa không có vằn bông (hoa vă n ) đều gọi là man. Cái gì không có văn sức cũng gọi là man cả.
② Một âm là mạn. Trẩm giải, lan rộng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vóc trơn, tơ lụa trơn (không có vằn có hoa);
② Lan rộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ lụa trơn, không có vân.

Từ ghép 1

mạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vóc trơn, lụa trơn (không có vằn có hoa)
2. lan rộng

Từ điển Thiều Chửu

① Các đồ tơ lụa không có vằn bông (hoa vă n ) đều gọi là man. Cái gì không có văn sức cũng gọi là man cả.
② Một âm là mạn. Trẩm giải, lan rộng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vóc trơn, tơ lụa trơn (không có vằn có hoa);
② Lan rộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều âm thanh lẫn lộn — Tiếng nhạc gồm nhiều nhạc khí cùng tấu lên.
đoan
duān ㄉㄨㄢ

đoan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoan
2. một loại đồ đựng như cái vò rượu nhưng cao hơn

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Khoan;
② Một loại đồ đựng (như cái vò rượu nhưng cao hơn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đồ vật thời cổ, giống như cái đấu, nhưng bằng kim khí và cao hơn.
dụ
yù ㄩˋ

dụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiều đồ đạc, giàu có
2. thong thả

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giàu có, thừa thãi. ◎ Như: "phong dụ" giàu có dư giả.
2. (Động) Sung mãn. ◇ Dương Hùng : "Thiên địa dụ ư vạn vật hồ! vạn vật dụ hồ thiên địa hồ!" ! ! (Pháp ngôn , Hiếu chí ).
3. (Động) Đối xử rộng lượng, khoan dung. ◇ Tô Thức : "Thái Tông nhân thánh khoan hậu, khắc kỉ dụ nhân" , (Đại Trương Phương Bình gián dụng binh thư ) Thái Tông có nhân đức sáng suốt khoan hậu, nghiêm khắc với mình rộng lượng với người.
4. (Động) Làm cho rộng lớn, khoách đại. ◇ Quốc ngữ : "Thúc phụ nhược năng quang dụ đại đức" (Chu ngữ trung ).
5. (Động) Làm cho giàu có. ◇ Thượng Thư : "Cáo quân nãi du dụ" (Quân thích ) Ông nên ở lại mưu toan làm cho (dân) giàu có.
6. (Động) Dẫn đường. ◇ Thư Kinh : "Nhữ diệc võng bất khắc kính điển, nãi do dụ dân" , (Đường cáo ) Ngươi cũng không phải là không biết tôn trọng pháp độ quy tắc, để mà lấy đạo dẫn đường dân.
7. (Danh) Đạo lí. ◇ Thư Kinh : "Viễn nãi du dụ, nãi dĩ dân ninh, bất nhữ hà điễn" , , (Khang cáo ).

Từ điển Thiều Chửu

① Lắm áo nhiều đồ. Vì thế nên giàu có thừa thãi gọi là dụ.
② Rộng rãi, không đến nỗi kiệt quệ.
③ Ðủ.
④ Thong thả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầy đủ, giàu có: Giàu có; Sung túc;
② (văn) Làm cho giàu có;
③ (văn) Thong thả;
④ [Yù] (Họ) Dụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

No đủ. Đầy đủ cơm áo — Rộng rãi. Khoan dung.

Từ ghép 2

bất kham

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất kham, không cam chịu

Từ điển trích dẫn

1. Không đảm đương nổi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu niên mại, nhị tử bất tài, bất kham quốc gia trọng nhậm" , , (Đệ thập nhất hồi) Lão phu này tuổi già, hai con lại không có tài, không đảm đương nổi được việc lớn nước nhà.
2. Không chịu nổi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Vân thính tha thiều đao đích bất kham, tiện khởi thân cáo từ" , 便 (Đệ nhị thập tứ hồi) Giả Vân thấy ông cậu nói lải nhải không chịu nổi, liền đứng dậy xin về.
3. Không nỡ, bất nhẫn tâm.
4. Không thể, bất khả, bất năng. ◇ Đào Hoằng Cảnh : "San trung hà sở hữu, Lĩnh thượng đa bạch vân, Chỉ khả tự di duyệt, Bất kham trì tặng quân" , , , (Chiếu vấn san trung hà sở hữu , Phú thi dĩ đáp ) Trong núi có gì, trên đỉnh núi có nhiều mây trắng, chỉ có thể tự mình vui thích, không thể đem tặng anh.
5. Rất, quá (dùng sau hình dung từ).
6. Rất xấu, kém, tệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mỗi nhật chỉ mệnh nhân đoan liễu thái phạn đáo tha phòng trung khứ cật. Na trà phạn đô hệ bất kham chi vật. Bình Nhi khán bất quá, tự kỉ nã tiền xuất lai lộng thái cấp tha cật" . . , (Đệ lục thập cửu hồi) Mỗi ngày chỉ sai người đem cơm vào buồng cho chị ấy ăn. Đồ ăn đều là thứ không thể nuốt được. Bình Nhi thấy thế không đành lòng, tự mình bỏ tiền ra mua thức ăn cho chị ấy ăn.
7. Không... lắm. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Trương chủ quản khán kiến nhất cá phụ nữ, thân thượng y phục bất kham tề chỉnh, đầu thượng bồng tông" , , (Chí thành Trương chủ quản ) Chủ quản Trương nhìn thấy một người đàn bà, quần áo mặc không ngay ngắn lắm, đầu tóc rối bù.
vân
yún ㄩㄣˊ

vân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mây

Từ điển phổ thông

1. rằng (phụ từ)
2. vân vân, còn nhiều

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rằng, bảo, nói. ◎ Như: "ngữ vân" lời quê nói rằng. ◇ Đào Uyên Minh : "Tự vân tiên thế tị Tần thời loạn, suất thê tử ấp nhân, lai thử tuyệt cảnh, bất phục xuất yên" , , (Đào hoa nguyên kí ) Họ bảo tổ tiên trốn loạn đời Tần, dắt vợ con và người trong ấp lại chỗ hiểm trở xa xôi này rồi không trở ra nữa.
2. (Động) Có. ◇ Tuân Tử : "Kì vân ích hồ?" (Pháp hành ) Điều đó có ích gì không?
3. (Động) Là. ◇ Hậu Hán Thư : "Tuy vân thất phu, bá vương khả dã" , (Viên Thuật truyện ) Tuy là kẻ thất phu, cũng có thể xưng bá xưng vương.
4. (Trợ) Trợ từ ngữ khí đặt ở đầu, giữa hoặc cuối câu. ◇ Sử Kí : "Dư đăng Cơ san, kì thượng cái hữu Hứa Do trủng vân" , (Bá Di liệt truyện ) Ta lên núi Cơ, trên ấy dường như có mộ của Hứa Do.
5. (Đại) Như thế, vân vân. ◇ Tả truyện : "Tử chi ngôn vân, hựu yên dụng minh?" , (Tương Công nhị thập bát niên ) Ông nói như thế, thì cần gì phải liên minh? ◇ Hán Thư : "Thượng viết ngô dục vân vân" (Cấp Trịnh liệt truyện ) Vua nói ta muốn như thế như thế.
6. § Giản thể của .

Từ điển Thiều Chửu

① Rằng, như ngữ vân lời quê nói rằng.
② Vân vân v.v. lời kể các sự còn dài, chỉ kể một hai cái làm mẫu, như làng tôi có dệt vải, vóc, nhiễu, v.v.
③ Nhung nhúc, như vạn vật vân vân muôn vật nhung nhúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nói: Người ta nói sao, bào hao nói vậy; ? Tử Hạ nói thế nào? (Luận ngữ);
② Có: ? Như thế có ích không? (Tuân tử: Pháp hành);
③ Là, nói là (dùng như ): Tuy là kẻ thất phu (bình dân), nhưng cũng có thể xưng bá xưng vương (Hậu Hán thư);
④ Xoay chuyển: ! Nước Tấn không là nước láng giềng thân thiện, thì ai xoay chuyển việc đó! (Tả truyện: Tương công nhị thập lục niên);
⑤ Như thế, như thế như thế, vân vân: Ông nói như thế, thì cần gì phải liên minh (Tả truyện). 【】vân vân [yúnyún] a. Vân vân, như thế như thế: Anh ấy viết thư về nói, dạo này đọc nhiều sách mới, thu hoạch rất nhiều v.v; Nhà vua nói: Ta muốn như thế như thế (Hán thư); b. (văn) Nhung nhúc: Kìa muôn vật nhung nhúc, mỗi vật đều trở về với gốc của mình (Lão tử);
⑥ Trợ từ ở đầu, giữa hoặc cuối câu (để tạo sự hài hòa cân xứng về ngữ khí, không dịch): ! Buồn lo biết bao! (Thi Kinh); Mặt trời đã lặn rồi (Tả truyện); Ta lên núi Cơ, trên ấy dường như có mộ của Hứa Do (Sử kí); Chỉ nghe tiếng nói, không trông thấy người (Sử kí). 【】vân hồ [yúnhú] (văn) Sao, vì sao (đặt trước vị ngữ để hỏi nguyên nhân): ? Đã trông thấy người quân tử, thì sao không vui mừng? (Thi Kinh); ? Có rượu trong chén, có thể khuây tình, vì sao không uống? (Thành Ý Bá văn tập).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mây: Mây trắng; Nhiều mây; Mây tan;
② (văn) Đàn, đoàn, bầy, đám, đông đảo.【】vân tập [yúnjí] Tập hợp đông đảo: Đại biểu trong cả nước tập hợp đông đảo tại Thủ đô;
③ [Yún] Tỉnh Vân Nam (gọi tắt);
④ [Yún] (Họ) Vân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rằng. Td: Ngữ vân ( tục ngữ nói rằng ) — Tiếng trợ từ cuối câu. Có nghĩa: Vậy.

Từ ghép 4

doanh, liêu
liáo ㄌㄧㄠˊ

doanh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mê hoặc. Làm cho mê muội — Mù quáng.

liêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

màng mỡ ở ruột

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màng mỡ, mỡ. ◇ Thi Kinh : "Thủ kì huyết liêu" (Tiểu nhã , Tín nam san ) Lấy máu và mỡ (của con vật để cúng tế).

Từ điển Thiều Chửu

① Màng mỡ ở ruột.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Màng mỡ ở ruột.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mỡ ở ruột.
trảo
zhǎo ㄓㄠˇ, zhuǎ ㄓㄨㄚˇ

trảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

móng chân thú

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Móng chân, móng tay. ◎ Như: "chỉ trảo" móng tay, "trảo nha" móng vuốt, nghĩa bóng chỉ các kẻ hộ vệ, tay sai.
2. (Danh) Chân các giống động vật. ◎ Như: "kê trảo" chân gà, "áp trảo" chân vịt.
3. (Danh) Ngọn, cuối, chân đồ vật. ◎ Như: "giá bàn tử hữu tam cá trảo" cái mâm này có ba chân.
4. (Danh) "Trảo tử" móng, vuốt của động vật. ◎ Như: "hổ trảo tử" vuốt cọp, "kê trảo tử" móng chân gà. § Cũng gọi là "trảo nhi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Móng chân, móng tay.
② Trảo nha móng vuốt, nói bóng là các kẻ hộ vệ.
③ Chân các giống động vật.
④ Ngọn, cuối của một đồ vật gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Móng tay, móng chân;
② Vuốt: Nhe nanh múa vuốt. Xem [zhuă].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vuốt, móng vuốt, (của động vật);
② Chân (của một đồ vật): Cái chảo này có ba chân. Xem [zhăo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Móng của thú vật — Móng tay chân của người — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Trảo. Cũng viết .

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.