Từ điển trích dẫn

1. Trò chơi ngày xưa, treo miếng gỗ hình như chiếc giày, từ xa ném trúng thì thắng. ◇ Nghệ văn loại tụ : "Thiên hạ đại hòa, bách tính vô sự, hữu ngũ thập lão nhân kích nhưỡng ư đạo" , , (Quyển nhất nhất, Đế vương bộ ). § Sau "kích nhưỡng" tỉ dụ đời thịnh trị thái bình.

Từ điển trích dẫn

1. Lập ra từ thời nhà Đường, chuyên lo về chiếu của vua. Nhà Tống thiết đặt "Hàn Lâm Học Sĩ Viện" , giữ việc khởi thảo chiếu chỉ ở nội triều. Nhà Minh đổi thành "Hàn Lâm Viện" , nắm việc trứ tác trong nội các. Cũng gọi là "Mộc Thiên" , "Cấm Lâm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một cơ quan của triều đình Trung Hoa và Việt Nam thời xưa, quy tụ các văn thần, coi về việc biên soạn giấy tờ, trước tác sách vở các loại — Ngày nay dùng để chỉ cơ quan quốc gia, trông coi về văn học nghệ thuật ( lại một số quốc gia Tây phương ).

Từ điển trích dẫn

1. Học vấn uyên bác, thông hiểu cổ kim. ☆ Tương tự: "bác lãm kim cổ" , "bác lãm quần thư" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phi bát tuế năng chúc văn, hữu dật tài, bác cổ thông kim, thiện kị xạ, hảo kích kiếm" , , , , (Đệ tam thập nhị hồi) Lên tám tuổi, Phi đã giỏi văn, tài nghệ xuất chúng, bác cổ thông kim, cưỡi ngựa bắn cung đều khá, múa kiếm cũng hay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu hết đời xưa, thông suốt đời nay, chỉ người học rộng hiểu nhiều.

Từ điển trích dẫn

1. Vận dụng tâm tư (thường dùng trong việc sáng tác văn chương, nghệ thuật). ◇ Ba Kim : "Khuyết thiểu lãnh tĩnh đích tư khảo hòa chu mật đích cấu tứ" (Gia , Hậu kí ).
2. Mưu hoạch, thiết tưởng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm ý tưởng để viết văn.
cấu
gòu ㄍㄡˋ

cấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. làm ra, tạo ra, xây dựng
2. tác phẩm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dựng nhà, cất nhà. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Thang Trấn Đài dã bất đáo thành lí khứ, dã bất hội quan phủ, chỉ tại lâm hà thượng cấu liễu kỉ gian biệt thự" , , (Đệ tứ thập tư hồi).
2. (Động) Dựng lên, kiến lập. ◇ Lương Thư : "Vương nghiệp triệu cấu" (Thái Đạo Cung truyện ) Sự nghiệp vua bắt đầu kiến lập.
3. (Động) Gây nên, tạo thành. ◎ Như: "cấu oán" gây ra oán hận.
4. (Động) Vận dụng, xếp đặt, sáng tác (thi văn). ◎ Như: "cấu tứ" vận dụng, xếp đặt ý tứ làm văn.
5. (Động) Mưu tính, đồ mưu. ◇ Hoài Nam Tử : "Trụ hải Mai Bá, Văn Vương dữ chư hầu cấu chi" , (Thuyết lâm huấn ) Vua Trụ băm thịt Mai Bá, Văn Vương mưu với chư hầu (diệt Trụ).
6. (Động) Hãm hại, vu hãm. ◎ Như: "cấu hãm" hãm hại. ◇ Tả truyện : "Tuyên Khương dữ Công Tử Sóc cấu Cấp Tử" (Hoàn Công thập lục niên ).
7. (Động) Châm chọc, phân chia, li gián. ◇ Lí Khang : "Đắc thất bất năng nghi kì chí, sàm cấu bất năng li kì giao" , (Vận mệnh luận ) Được mất không làm nghi ngờ ý chí của mình, gièm pha chia rẽ không làm xa cách bạn bè của mình.
8. (Danh) Nhà, kiến trúc.
9. (Danh) Cơ nghiệp, nghiệp tích. ◇ Tân Đường Thư : "Tử năng thiệu tiên cấu, thị vị tượng hiền giả" , (Lục Tượng Tiên truyện ).
10. (Danh) Tác phẩm (văn học nghệ thuật). ◎ Như: "giai cấu" giai phẩm, "kiệt cấu" kiệt tác.
11. (Danh) Cấu trúc, cấu tạo. ◎ Như: "kết cấu" mạch lạc, hệ thống, tổ chức, cấu trúc, "cơ cấu" tổ chức.
12. (Danh) Tên cây, tức là "chử" cây dó, dùng làm giấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Dựng nhà, con nối nghiệp cha gọi là khẳng đường khẳng cấu .
② Gây nên, xây đắp, cấu tạo.
③ Nhà to.
④ Nên, thành.
⑤ Xui nguyên dục bị.
⑥ Châm chọc, phân rẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dựng nhà;
② Tạo ra, cấu tạo, cấu thành, gây nên;
③ (văn) Nên, thành;
④ (văn) Xui nguyên giục bị, châm chọc, phân rẽ;
⑤ (văn) Nhà to;
⑥ tác phẩm: Giai phẩm; Kiệt tác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái xà nhà — Tạo nên dựng nên — Mưu việc.

Từ ghép 13

Từ điển trích dẫn

1. Cao chót vót một mình. ◇ Phương Cán : "Hạnh kiến tiên tài lĩnh quận sơ, Quận thành cô tiễu tự tiên cư" , (Tặng Xử Châu Đoạn lang trung ).
2. Tỉ dụ tính tình cô ngạo, không hòa đồng với thế tục. ◇ Tùy Thư : "Cát tính cô tiễu, bất dữ công khanh tương phù trầm" , (Tiêu Cát truyện ).
3. Tỉ dụ phong cách cao nhã siêu phàm (văn học, nghệ thuật...). ◇ Trịnh Chấn Đạc : "Tha môn đích ca thanh, thị như thu phong chi tảo lạc diệp, oán phụ chi tấu tì bà, cô tiễu nhi u kì, thanh viễn nhi thê mê, đê hồi nhi sầu tràng bách kết" , , , , , (Thiền dữ phưởng chức nương ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao chót vót một mình. Chỉ người thanh cao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy đuôi chó mà nối vào lông điêu, tiếng khiêm nhường, chỉ sự nối không xứng đáng, sự họa thơ người khác vv….

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa các quan hầu cận vua lấy đuôi con điêu để trang sức trên mũ. Nhậm dụng chức quan quá lạm, đuôi điêu không đủ, lấy đuôi chó thay vào. Sau dùng "cẩu vĩ tục điêu" để chế giễu việc phong tước quá lạm. ◇ Tôn Quang Hiến : "Loạn li dĩ lai, quan tước quá lạm, phong vương tác phụ, cẩu vĩ tục điêu" , , , (Bắc mộng tỏa ngôn , Quyển thập bát ).
2. Tỉ dụ lấy cái kém nối theo cái tốt, trước sau không tương xứng. § Thường dùng về tác phẩm văn học nghệ thuật. ◇ Hồ Thích : "(Kim) Thánh Thán đoán định "Thủy hử" chỉ hữu thất thập hồi, nhi mạ La Quán Trung vi cẩu vĩ tục điêu" , (Thủy hử truyện khảo chứng , Tứ ).

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là .
2. Xếp đặt; bày biện; an bài; trang trí. ◎ Như: "bố trí hội tràng" .
3. Thu xếp; tổ chức. ◎ Như: "bố trí học tập" tổ chức việc học hành.
4. Cấu tứ bố cục (trong việc sáng tác văn học nghệ thuật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đặt để, sắp xếp.

Từ điển trích dẫn

1. Ủy thác, phó thác.
2. Gởi gắm (tình ý, tâm sự, hoài bão... qua tác phẩm văn chương, nghệ thuật). ◇ Vương Hi Chi : "Hoặc nhân kí sở thác, phóng lãng hình hài chi ngoại" , (Lan Đình tập tự ) Có người gởi gắm tâm tình vào đó mà phóng lãng ở ngoài hình hài.
3. Nương nhờ, an thân. ◇ Sở từ : "Liệt Tử ẩn thân nhi cùng xử hề, thế mạc khả dĩ kí thác" , (Đông Phương Sóc , Thất gián , Mậu gián ) Liệt Tử ẩn thân ở nơi hẻo lánh xa xôi, vì trên đời không có chỗ để có thể nương nhờ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gửi vào, nhờ giữ hộ — Trao phó cho, nhờ làm hộ.

kinh doanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

kinh doanh

Từ điển trích dẫn

1. Trù hoạch, xây dựng.
2. Quy hoạch, an trị. ◇ Sử Kí : "Tự căng công phạt, phấn kì tư trí nhi bất sư cổ, vị bá vương chi nghiệp, dục dĩ lực chinh kinh doanh thiên hạ, ngũ niên tốt vong kì quốc, thân tử Đông Thành" , , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Khoe công cậy giỏi, chỉ dùng kiến thức riêng của mình mà không chịu theo phép tắc đời xưa, (lại còn) nói rằng muốn dựng nghiệp bá vương, chỉ cần lấy võ lực dẹp yên thiên hạ. Nhưng chỉ được năm năm thì mất nước, thân chết ở Đông Thành.
3. Quanh co trở đi trở lại. ◇ Lưu Hướng : "Hu dư ủy xà, kinh doanh hồ kì nội" , (Cửu thán , oán tư ).
4. Vận dụng tìm tòi, cấu tứ (văn chương, nghệ thuật). ◇ Đỗ Phủ : "Chiếu vị tướng quân phất quyên tố, Ý tượng thảm đạm kinh doanh trung" , (Đan thanh dẫn ).
5. Quản trị, quản lí (kinh tế, xí nghiệp...). ◎ Như: "kinh doanh thương nghiệp" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt công việc làm ăn.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.