quyên
juàn ㄐㄩㄢˋ, xuàn ㄒㄩㄢˋ

quyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

vải lụa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa sống, lụa mộc.
2. (Danh) Khăn vuông nhỏ. ◎ Như: "thủ quyên" khăn tay.
3. (Động) § Thông "quyến" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lụa sống, lụa mộc.
② Cùng nghĩa với chữ quyến .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lụa sống, lụa mộc: Quạt lụa;
② Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lụa sống, lụa dệt bằng tơ sống — Một âm là Quyền. Xem Quyền.

Từ ghép 2

khánh
qǐng ㄑㄧㄥˇ, qìng ㄑㄧㄥˋ

khánh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái khánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhạc khí. § Làm bằng đá ngọc hoặc kim loại, hình như cái thước cong, có thể treo trên giá.
2. (Danh) Đá dùng để làm ra cái khánh (nhạc khí).
3. (Danh) Khánh nhà chùa. § Làm bằng đồng, trong rỗng, hình như cái bát, các nhà sư đánh lên khi bắt đầu hoặc chấm dứt nghi lễ. ◇ Thường Kiến : "Vạn lại thử đô tịch, Đãn dư chung khánh âm" , (Đề phá san tự hậu thiền viện ).
4. (Danh) Đồ dùng để báo canh (thời Nam Tề). Sau mượn chỉ "thì chung" (chuông báo giờ).
5. (Danh) Một loại tử hình (ngày xưa). § Treo lên rồi thắt cổ cho chết. ◇ Nguyễn Quỳ Sanh : "Tự Tùy dĩ tiền, tử hình hữu ngũ, viết: khánh, giảo, trảm, kiêu, liệt" , , : , , , , (Trà dư khách thoại , Quyển bát).
6. (Động) Khom lưng. Bày tỏ khiêm cung.
7. (Động) Cong người như hình cái khánh.
8. (Động) Kêu như đập gõ vào cái khánh.
9. (Động) Đánh cho ngựa chạy nhanh. ◇ Thi Kinh : "Ức khánh khống kị, Ức túng tống kị" , (Trịnh phong , Thái Thúc ư điền ) (Thái Thúc) đánh ngựa chạy đi, hay gò ngựa dừng lại (đều theo ý muốn), Nhắm rồi buông tên bắn (thì trúng ngay) và chạy theo con vật bị bắn hạ (mà lượm thì bao giờ cũng được). § "Ức" và "kị" : đều là ngữ trợ từ.
10. (Phó) Vừa mới (phương ngôn).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái khánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái khánh (nhạc cụ thời cổ): Chuông khánh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ nhạc khí, làm bằng một phiến khoáng chất, thường là ngọc hoặc đá, gõ lên làm nhịp.

Từ ghép 3

lang
lāng ㄌㄤ, láng ㄌㄤˊ

lang

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) "Đang lang" leng keng (tiếng đồ vật bằng kim loại va chạm nhau).
2. (Danh) "Lang đang" đồ trang sức linh tinh đeo trên người.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [dang lang].
nhẫn, nhận
rèn ㄖㄣˋ

nhẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mũi nhọn

nhận

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mũi nhọn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưỡi đao, bộ phận sắc nhọn của binh khí. ◎ Như: "đao nhận" lưỡi đao.
2. (Danh) Phiếm chỉ vũ khí có mũi nhọn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Nhân thủ nhận sát chi" (Đồng Khu Kí truyện ) Do đó cầm mũi nhọn giết chết.
3. (Động) Giết. ◎ Như: "thủ nhận" cầm dao giết.

Từ điển Thiều Chửu

① Mũi nhọn. ② Chém giết, như thủ nhận tự tay mình giết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mũi nhọn của gươm dao — Chỉ chung các loại vũ khí bén nhọn — Giết bằng vũ khí bén nhọn.

Từ ghép 3

tắng, tặng
zèng ㄗㄥˋ

tắng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái siêu sành, cái nồi đất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Siêu sành, nồi đất, chõ. ◇ Sử Kí : "Trầm thuyền, phá phủ tắng, thiêu lư xá" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đánh chìm thuyền, đập vỡ nồi chõ, đốt nhà cửa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái siêu sành, cái nồi đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Nồi đất, siêu sành;
② Chõ: Cái chõ.

tặng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chõ bằng đất, để hấp đồ ăn.
liêm
lián ㄌㄧㄢˊ

liêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái mành mành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bức rèm, cái mành mành. ◎ Như: "môn liêm" rèm cửa, "song liêm" rèm cửa sổ, "trúc liêm" mành mành tre. ◇ Lưu Vũ Tích : "Đài ngân thượng giai lục, Thảo sắc nhập liêm thanh" , (Lậu thất minh ) Ngấn rêu lên thềm biếc, Sắc cỏ vào rèm xanh.
2. § Ghi chú: Ngày xưa khi vua còn bé, mẹ vua buông mành sử việc triều chính gọi là "thùy liêm" , vua lớn lên, giao trả lại việc triều chính cho vua, gọi là "triệt liêm" .
3. § Ghi chú: Các quan đồng khảo thi hương thi hội gọi là "liêm quan" , chức giữ việc chấm văn gọi là "nội liêm" , chức giữ việc thu giữ quyển thì gọi là "ngoại liêm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bức rèm, cái mành mành. Ngày xưa vua còn bé thì mẹ vua buông mành sử việc triều chính gọi là thùy liêm , vua lớn lên, giao trả lại việc triều chính gọi là triệt liêm .
② Các quan đồng khảo thi hương thi hội gọi là liêm quan , chức giữ việc chấm văn gọi là nội liêm , chức giữ việc thu giữ quyển thì gọi là ngoại liêm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bức mành (quán hàng): Bức mành quán rượu;
② Bức sáo, rèm, mành: Mành sậy; Rèm cửa sổ; Rèm cửa;
③【】liêm quan [liánguan] Quan chấm thi hương thời xưa;【】nội liêm [nèilián] Chức giữ việc chấm văn; 【】ngoại liêm [wài lián] Chức giữ việc thu quyển thi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm mành, tấm sáo, đan bằng tre — Tấm rèm.

Từ ghép 3

môn
mēn ㄇㄣ, mén ㄇㄣˊ, men

môn

phồn thể

Từ điển phổ thông

bọn, các, chúng

Từ điển trích dẫn

1. § Tiếng dùng phụ sau danh từ hoặc nhân danh đại danh từ để chỉ số nhiều: bọn, chúng, họ ... ◎ Như: "ngã môn" bọn ta, "bằng hữu môn" bạn bè.

Từ điển Thiều Chửu

① Bọn, như ngã môn bọn ta.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chúng, bọn (gia từ đặt sau một đại từ hay một danh từ để chỉ số nhiều): Chúng ta, chúng tôi; Các anh; Chúng ta, chúng mình; Người ta; Các cô; Các em;
② Từ xưng hô: Anh em ta; Chị em ta; Bà con cô bác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bọn. Đám người. Td: Ngã môn ( chúng ta ), tha môn ( bọn nó chúng nó ).

Từ ghép 6

khu, ấu, ẩu
kōu ㄎㄡ, ōu ㄛㄨ, qū ㄑㄩ

khu

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Khu — Một âm là Ẩu.

ấu

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Đánh: Đánh thật đau; Đánh nhau, đánh lộn.

ẩu

phồn thể

Từ điển phổ thông

đánh nhau bằng gậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, đập. ◎ Như: "đấu ẩu" đánh lộn, "ẩu đả" đánh nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lưỡng gia tranh mãi nhất tì, các bất tương nhượng, dĩ trí ẩu thương nhân mệnh" , , (Đệ tứ hồi) Hai nhà tranh mua một nữ tì, rồi không bên nào nhường bên nào, đến nỗi xảy ra đánh nhau chết người.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, lấy gậy đánh đập gọi là ẩu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đánh: Đánh thật đau; Đánh nhau, đánh lộn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh nhau — Một âm khác là Khu.

Từ ghép 1

biên
biān ㄅㄧㄢ

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái biên (để bày đồ cúng tế)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái "biên", ngày xưa dùng để bày hoa quả và xôi để cúng tế. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu tiễn" (Tiểu nhã , Phạt mộc ) Những đĩa thức ăn (được bày ra) có hàng lối.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái biên, ngày xưa dùng để bày hoa quả và xôi để cúng tế.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái biên (vật thời xưa dùng bày hoa quả và xôi để cúng tế).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giỏ bằng tre, không nắp, có chân cao.
nhã, sơ, thất
pī ㄆㄧ, pǐ ㄆㄧˇ, shū ㄕㄨ, yǎ ㄧㄚˇ

nhã

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đủ. § Cũng như "túc" .
2. (Danh) Chân. § Cũng như "túc" .
3. Một âm là "nhã". (Tính) Chính, đúng. § Ngày xưa dùng như chữ "nhã" .
4. Lại một âm là "thất". (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng cho vải, lụa: nếp, xấp, tấm, v.v. § Thông "thất" . ◎ Như: "nhất thất" một xấp vải. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tứ kim thập cân, cẩm nhị thập thất" , (Đệ bát hồi) Đem cho vàng mười cân, gấm hai mươi tấm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðủ, tràn.
② Một âm là nhã. Chính, ngày xưa dùng như chữ nhã .
③ Lại một âm là thất. Nếp, xếp, vải lụa gấp lại, mỗi nếp gọi là nhất thất .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (Bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngay thẳng — Dùng như chữ Nhã — Các âm khác là Thất, Sơ. Xem các âm này.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chân

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đủ. § Cũng như "túc" .
2. (Danh) Chân. § Cũng như "túc" .
3. Một âm là "nhã". (Tính) Chính, đúng. § Ngày xưa dùng như chữ "nhã" .
4. Lại một âm là "thất". (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng cho vải, lụa: nếp, xấp, tấm, v.v. § Thông "thất" . ◎ Như: "nhất thất" một xấp vải. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tứ kim thập cân, cẩm nhị thập thất" , (Đệ bát hồi) Đem cho vàng mười cân, gấm hai mươi tấm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðủ, tràn.
② Một âm là nhã. Chính, ngày xưa dùng như chữ nhã .
③ Lại một âm là thất. Nếp, xếp, vải lụa gấp lại, mỗi nếp gọi là nhất thất .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chân (như ,bộ );
② Đủ (như ,bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chân — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Sơ — Các âm khác là Nhã, Thất. Xem các âm này.

thất

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đủ. § Cũng như "túc" .
2. (Danh) Chân. § Cũng như "túc" .
3. Một âm là "nhã". (Tính) Chính, đúng. § Ngày xưa dùng như chữ "nhã" .
4. Lại một âm là "thất". (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng cho vải, lụa: nếp, xấp, tấm, v.v. § Thông "thất" . ◎ Như: "nhất thất" một xấp vải. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tứ kim thập cân, cẩm nhị thập thất" , (Đệ bát hồi) Đem cho vàng mười cân, gấm hai mươi tấm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðủ, tràn.
② Một âm là nhã. Chính, ngày xưa dùng như chữ nhã .
③ Lại một âm là thất. Nếp, xếp, vải lụa gấp lại, mỗi nếp gọi là nhất thất .

Từ điển Trần Văn Chánh

(loại) Con, tấm, xấp (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị đo chiều dài thờicổ, bằng 4 trượng — Các âm khác là Nhã, Sơ. Xem các âm này.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.