phi
pī ㄆㄧ

phi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lớn lao

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lớn lao. ◎ Như: "phi cơ" nghiệp lớn.
2. (Động) Tuân phụng. ◇ Ban Cố : "Uông uông hồ phi thiên chi đại luật" (Điển dẫn ) Sâu rộng thay tuân phụng luật trời cao lớn.
3. (Liên) Bèn. § Cũng như "nãi" . ◇ Thư Kinh : "Tam Nguy kí trạch, Tam Miêu phi tự" , (Vũ cống ) Đất Tam Nguy đã có nhà ở, rợ Tam Miêu bèn yên ổn trật tự.
4. (Danh) Họ "Phi".

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn lao, như phi cơ nghiệp lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lớn, rất, lắm: Biến đổi lớn; Công lao lớn; (hay ) Nghiệp lớn; ! Sáng sủa lắm thay, mưu lược của Văn Vương (Mạnh tử: Đằng Văn công hạ); Lúc ấy bậc đại thánh khởi lên, trút xuống trận mưa to (Liễu Tôn Nguyên: Trinh phù);
② Vâng theo: Vâng theo phép lớn của trời (Hán thư); Vâng theo mệnh lớn (cụm từ thường dùng trong các sắc thần);
③ Đã: Vùng Tam Nguy đã có nhà cửa ở, dân chúng Tam Miêu đã được thu xếp ổn đâu vào đó (Thượng thư: Vũ cống);
④ Thì (đặt ở đoạn sau của một câu phức thừa tiếp, để tiếp nối ý trước; thường dùng ): Núi Tam Nguy đã xây dựng được nhà thì dân Tam Miêu sẽ được ở yên (Thượng thư: Vũ cống); Nếu thiên tử và tam công noi gương ở sự diệt vong của nhà Hạ Thương thì sẽ không để lại hậu họa cho đời sau (Dật Chu thư: Tế công);
Trợ từ giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí: Ông ấy có thể trị dân rất tốt (Thượng thư: Triệu cáo).
hồ
hú ㄏㄨˊ

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yếm cổ (thịt dưới cổ)
2. nào, sao, thế nào
3. xứ Hồ, người Hồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là "hồ". Râu mọc ở đấy gọi là "hồ tu" . Tục viết là .
2. (Danh) Rợ "Hồ", giống dân thời xưa ở phương bắc và tây Trung quốc. ◎ Như: "ngũ Hồ loạn Hoa" năm giống Hồ làm loạn Trung Hoa.
3. (Danh) Bát "hồ", một đồ dùng về việc lễ.
4. (Danh) Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
5. (Danh) Họ "Hồ".
6. (Tính) Gốc từ đất người Hồ hoặc đến từ bên ngoài Trung quốc. ◎ Như: "hồ cầm" đàn Hồ, "hồ đào" cây hồ đào, "hồ tiêu" cây hồ tiêu.
7. (Tính) Xa xôi, dài lâu. ◇ Nghi lễ : "Vĩnh thụ hồ phúc" (Sĩ quan lễ ) Mãi hưởng phúc lâu dài.
8. (Phó) Làm càn, bừa bãi. ◎ Như: nói năng không được rành mạch gọi là "hàm hồ" , cũng viết là . Nói quàng gọi là "hồ thuyết" , làm càn gọi là "hồ vi" hay "hồ náo" đều noi cái ý ấy cả. ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Nhĩ đẳng yếu vọng sanh quái sự, phiến hoặc bách tính lương dân" ! , (Đệ nhất hồi) Nói bậy! Các người chỉ đặt chuyện quái gở, lừa dối (trăm họ) dân lành.
9. (Phó) Sao, sao vậy, làm sao. ◎ Như: "hồ bất" sao chẳng, "hồ khả" sao khá, sao được. ◇ Nguyễn Du : "Hồn hề! hồn hề! hồ bất quy?" (Phản Chiêu hồn ) Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
10. (Đại) Nào, gì? ◇ Hán Thư : "Tướng quốc hồ đại tội? Bệ hạ hệ chi bạo dã?" ? ? (Tiêu Hà truyện ) Tướng quốc có tội nặng gì thế? Sao bệ hạ trói tàn bạo vậy?
11. Giản thể của chữ .
12. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ. Râu mọc ở đấy gọi là hồ tu . Tục viết là .
② Cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ . Cũng viết là . Nói quàng gọi là hồ thuyết , làm càn gọi là hồ vi hay hồ náo đều noi cái ý ấy cả.
③ Sao vậy? dùng làm trợ từ, như hồ bất sao chẳng?, hồ khả sao khá?, sao được?, v.v.
④ Rợ Hồ.
⑤ Bát hồ, một đồ dùng về việc lễ.
⑥ Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
⑦ Xa xôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hồ (thời cổ Trung Quốc gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây là Hồ, đồng thời cũng có ý chỉ nước ngoài, ngoại tộc): Người Hồ, dân tộc Hồ; 便 Quân Hồ thừa cơ quấy nhiễu (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn);
② Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy: Nói ẩu, nói tầm bậy;
③ (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: ? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); ! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); ? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); ? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: ? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); ? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu);
④ (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ;
⑤ (văn) Đen: Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi);
⑥ (văn) Dài lâu: Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ);
⑦ (văn) Một loại đồ tế thời cổ;
⑧ (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang);
⑨ [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên);
⑩ [Hú] (Họ) Hồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Râu chòm, râu cằm.【】hồ tử [húzê]
① Râu chòm, râu cằm;
② Thổ phỉ (cách gọi thổ phỉ của 9 tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái yếm bò — Chỉ chung phần thịt rủ xuống ở dưới cổ loại thú — Phần cong của lưỡi dao — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ các giống dân thiểu số phía bắc — Họ người.

Từ ghép 17

ám, âm
àn ㄚㄋˋ

ám

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tối, mờ, không rõ, không tỏ
2. thẫm, sẫm màu
3. ngầm, âm thầm, bí mật, mờ ám
4. nhật thực, nguyệt thực
5. đóng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tối, thiếu ánh sáng. ◎ Như: "u ám" mờ tối.
2. (Tính) Ngầm, thầm, kín đáo, không minh bạch. ◎ Như: "ám hiệu" hiệu ngầm (không cho người ngoài cuộc biết), "ám sự" việc mờ ám. ◇ Lâm Bô : "Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn" (San viên tiểu mai ) Mùi thơm kín đáo (của hoa mai) thoảng đưa dưới trăng hoàng hôn.
3. (Tính) Không hiểu, hôn muội, mù quáng. § Thông "ám" . ◎ Như: "mê ám" mông muội, ngu muội, đầu óc mờ mịt không biết gì, "kiêm thính tắc minh, thiên tín tắc ám" , nghe nhiều mặt thì sáng, tin một chiều thì quáng.
4. (Phó) Ngầm, lén, bí mật. ◎ Như: "ám sát" giết ngầm, "ám chỉ" trỏ ngầm, ngầm cho người khác biết ý riêng của mình.
5. (Danh) Họ "Ám".

Từ điển Thiều Chửu

① Tối, trí thức kém cỏi cũng gọi là ám.
② Ngầm, như ám sát giết ngầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tối, tối tăm, mờ, thiếu ánh sáng: Buồng này tối quá;
② Bí mật, kín, ngầm, thầm: Trong bụng mừng thầm;
③ Mờ ám, ám muội, quáng: Nghe nhiều mặt thì sáng, tin một chiều thì quáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trời không chiếu sáng — Tối tăm, thiếu ánh sáng — Không rõ ràng, khó hiểu, đáng nghi ngờ — Dấu, không cho người khác biết.

Từ ghép 67

âm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bóng tối, âm

Từ ghép 4

ty, tư, từ
cī ㄘ, cí ㄘˊ, zī ㄗ

ty

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đen. Màu đen.

giản thể

Từ điển phổ thông

1. ích, thêm
2. ấy, đó, này, đây, nay, như thế
3. chiếu
4. năm, mùa

Từ điển trích dẫn

1. Một dạng của chữ "tư" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấy, này, đây, ở đây, như thế: Ngày ấy; Lẽ này dễ hiểu; Ông nên cởi bỏ thắt lưng này đi (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện); Mẹ mày đứng ở chỗ này (Quy Hữu Quang: Hạng Tích Hiên chí); ? Vua Văn vương đã mất, nền văn không ở nơi đây (chỗ này) sao? (Luận ngữ);
② Nay: … Nay xin giới thiệu... ! Nay đi chơi (núi) vừa thích lại vừa thẹn! (Từ Hà Khách du kí);
③ Năm: Năm nay; Sang năm;
④ (văn) Càng thêm (như , bộ );
⑤ (văn) Thì (dùng như , bộ ): Nếu nhà vua mà tiếp tục tiến tới, thì không ai địch nổi (Tả truyện);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự tán tụng: ! Chu công nói: Ôi! Tốt lắm! (Thượng thư);
⑦ (văn) Chiếc chiếu cỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

từ

giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: khưu từ ,)

Từ điển trích dẫn

1. Một dạng của chữ "tư" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

[Qiucí] Nước Khưu Từ (thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

lương
liáng ㄌㄧㄤˊ, liǎng ㄌㄧㄤˇ

lương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hiền lành, tốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành, hay, giỏi. ◎ Như: "lương sư" bậc thầy tài đức, "lương gia tử đệ" con em nhà lương thiện, "lương dược khổ khẩu" thuốc hay đắng miệng. ◇ Chiến quốc sách : "Ngô mã lương" (Ngụy sách tứ ) Ngựa tôi tốt (chạy hay).
2. (Tính) Trời phú cho, thuộc về bổn năng sẵn có. ◎ Như: "lương tri" tri thức thiện năng tự nhiên, "lương năng" khả năng thiên phú.
3. (Danh) Người tốt lành. ◎ Như: "trừ bạo an lương" diệt trừ kẻ ác dữ, giúp yên người lương thiện.
4. (Danh) Sự trong sạch, tốt lành. ◎ Như: "tòng lương" trở về đời lành.
5. (Danh) Đàn bà gọi chồng mình là "lương nhân" .
6. (Danh) Họ "Lương".
7. (Phó) Đúng, quả thật, xác thực, quả nhiên. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Phó) Rất, lắm, quá. ◎ Như: "lương cửu" lâu lắm, "cảm xúc lương đa" rất nhiều cảm xúc, "huyền hệ lương thâm" mong nhớ thâm thiết.

Từ điển Thiều Chửu

① Lành, tính chất thuần tốt bền giữ không đổi gọi là lương. Như trung lương , hiền lương , v.v. Cái tâm thuật của người gọi là thiên lương , tục gọi là lương tâm . Tục gọi con nhà thanh bạch, không có tiếng tăm gì xấu là lương gia tử đệ con em nhà lương thiện. Cô đầu nhà thổ giũ sổ về làm ăn lương thiện gọi là tòng lương .
② Tốt, vật gì hoàn toàn tốt đẹp gọi là lương.
③ Sâu, thâm. Như huyền hệ lương thâm mong nhớ thâm thiết. Sự gì hơi lâu gọi là lương cửu hồi lâu.
④ Dùng làm trợ ngữ, nghĩa là tin. Như lương hữu dĩ dã tin rằng có vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lương thiện, hiền lương, tài: Tiêu hóa không tốt; Cải lương; Tướng tài (giỏi); Nhà có nhiều ngựa tốt (Hoài Nam tử);
② Người lương thiện: Trừ kẻ bạo ngược để người lương thiện được sống yên ổn;
③ Rất, lắm, thật là: Rất lâu; Được lắm cái hay; Thật là có lí do;
④ [Liáng] (Họ) Lương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Giỏi, làm việc được — Tiếng người vợ gọi chồng mình. Xem Lương nhân — Tên người, tức Hoàng Đức Lương, danh sĩ Hậu Lê, người xã Cửu cao huyện Văn giang tỉnh Bắc Ninh, đậu Tiến sĩ năm 1478, niên hiệu Hồng đức thứ 9 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Hộ bộ Thi lang, có đi sứ Trung Hoa năm 1489. Tác phẩm văn học có Trích diễm thi tập, gom góp các bài thơ hay của đời Trần và Lê.

Từ ghép 38

ngoạt, ngột, ô
wū ㄨ, wù ㄨˋ

ngoạt

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ta quen đọc Ngột.

ngột

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cao mà bằng đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao mà trụi đầu, trọi. ◇ Đỗ Mục : "Thục san ngột, A phòng xuất" , (A phòng cung phú ) Núi xứ Thục trọi, cung A Phòng hiện ra.
2. (Tính) Cao chót vót. ◎ Như: "đột ngột" chót vót.
3. (Phó) Ngớ ngẩn, lơ mơ, không biết gì cả. ◇ Lí Bạch : "Túy hậu thất thiên địa, Ngột nhiên tựu cô chẩm" , (Nguyệt hạ độc chước ) Say khướt còn đâu trời đất nữa, Ngẩn ngơ tìm gối lẻ loi mình.
4. (Phó) Khó khăn, khổ sở, chật vật. ◎ Như: "hằng ngột ngột dĩ cùng niên" thường khổ sở chật vật suốt năm.
5. (Đại) Phức từ: "ngột" kèm theo "thùy" thành "ngột thùy" ai, "ngột" kèm theo "na" thành "ngột na" kia (thường dùng trong các bài từ thời nhà Nguyên). ◇ Lưu Yên : "Kim cổ biệt li nan, ngột thùy họa nga mi viễn san" , (Thái thường dẫn ) Xưa nay li biệt khó, ai vẽ mày ngài núi xa?
6. (Động) Dao động. ◇ Tô Thức : "Chúc trạo tiểu chu quy khứ, Nhậm yên ba phiêu ngột" , (Hảo sự cận , Hồ thượng vũ tình thì từ ) Thắp đuốc, chèo thuyền nhỏ ra về, Mặc khói sóng dao động.
7. (Động) Chặt chân. ◎ Như: "ngột giả" kẻ bị chặt gãy một chân, người đi khập khiễng. ◇ Trang Tử : "Lỗ hữu ngột giả Vương Đài, tòng chi du giả, dữ Trọng Ni tương nhược" , , (Đức sung phù ) Nước Lỗ có kẻ cụt chân tên là Vương Đài, số kẻ theo học ông ngang với Trọng Ni.

Từ điển Thiều Chửu

① Cao mà bằng đầu. Bây giờ quen gọi là cao chót, như đột ngột chót vót.
② Ngây ngất, như hằng ngột ngột dĩ cùng niên thường lo đau đáu suốt năm.
③ Lại là lời trợ ngữ, trong các bài từ nhà Nguyên họ hay dùng.
④ Ngột giả , kẻ bị chặt gẫy một chân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chặt chân: Người bị chặt một chân;
② Cao mà phẳng ở phần trên, cao chót vót: Đứng thẳng; Chót vót; Núi Thục cao phẳng, cung A Phòng hiện ra (Đỗ Mục: A Phòng cung phú);
③ Ngây ngất, ngớ ngẩn, lơ mơ không biết gì cả: Vừa đọc tới bài văn thì chợt hiểu, đọc xong thì ngớ ngẩn như không có gì (Liễu Tôn Nguyên: Độc thư);
④ Này;
⑤ Đầu ngữ, kết hợp với ,thành (ngột thùy) (= ai?), (ngột na) (= kia) (thường dùng trong thể từ và kịch khúc đời Nguyên): ? Xưa nay li biệt khó, ai vẽ mày ngài núi xa? (Lưu Yên: Thái thường dẫn); ? Kia đàn tì bà là vị nương nương nào? (Hán cung thu, hồi 1).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao mà bằng phẳng. Nói về thế đất ( đỉnh núi, đỉnh đồi ) — Đần độn, vô tri — Hình phạt chặt chân thời xưa.

Từ ghép 4

ô

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

禿】ô ngốc [wutu]
① Nước âm ấm;
② Không sảng khoái.
tư, từ
cī ㄘ, cí ㄘˊ, zī ㄗ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ích, thêm
2. ấy, đó, này, đây, nay, như thế
3. chiếu
4. năm, mùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chiếu cỏ.
2. (Danh) Năm. ◇ Mạnh Tử : "Kim tư vị năng, thỉnh khinh chi, dĩ đãi lai niên" , , (Đằng Văn Công hạ ) Năm nay chưa thể, xin làm nhẹ bớt, để đợi năm tới.
3. (Danh) Họ "Tư".
4. (Đại) Ấy, này, đó. § Dùng như chữ "thử" . ◎ Như: "tư sự thể đại" sự ấy lớn. ◇ Luận Ngữ : "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ?" , (Tử Hãn ) Vua Văn Vương đã mất, nền văn (lễ nhạc, chế độ) không ở lại chỗ này sao (không truyền lại cho ta sao)?
5. (Phó) Thêm, càng. § Thông "tư" . ◇ Hán Thư : "Phú liễm tư trọng, nhi bách tính khuất kiệt" , (Ngũ hành chí hạ ) Thuế thu càng nặng, thì trăm họ khốn cùng.
6. (Phó) Nay, bây giờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tư phế hoàng đế vi Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu hoàn chánh" , (Đệ tứ hồi) Nay phế vua ra làm Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu phải trả lại quyền chính.
7. Một âm là "từ". (Danh) § Xem "Cưu Tư" . Ở đây ghi âm đọc là "Cưu Từ".

Từ điển Thiều Chửu

① Ích, thêm. Thông dụng như chữ tư .
② Ấy. Như tư sự thể đại sự ấy lớn.
③ Chiếu.
④ Năm, mùa.
⑤ Một âm là từ. Quy Từ nước Quy Từ ở Tây Vực 西.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấy, này, đây, ở đây, như thế: Ngày ấy; Lẽ này dễ hiểu; Ông nên cởi bỏ thắt lưng này đi (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện); Mẹ mày đứng ở chỗ này (Quy Hữu Quang: Hạng Tích Hiên chí); ? Vua Văn vương đã mất, nền văn không ở nơi đây (chỗ này) sao? (Luận ngữ);
② Nay: … Nay xin giới thiệu... ! Nay đi chơi (núi) vừa thích lại vừa thẹn! (Từ Hà Khách du kí);
③ Năm: Năm nay; Sang năm;
④ (văn) Càng thêm (như , bộ );
⑤ (văn) Thì (dùng như , bộ ): Nếu nhà vua mà tiếp tục tiến tới, thì không ai địch nổi (Tả truyện);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự tán tụng: ! Chu công nói: Ôi! Tốt lắm! (Thượng thư);
⑦ (văn) Chiếc chiếu cỏ.

Từ ghép 2

từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: khưu từ ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chiếu cỏ.
2. (Danh) Năm. ◇ Mạnh Tử : "Kim tư vị năng, thỉnh khinh chi, dĩ đãi lai niên" , , (Đằng Văn Công hạ ) Năm nay chưa thể, xin làm nhẹ bớt, để đợi năm tới.
3. (Danh) Họ "Tư".
4. (Đại) Ấy, này, đó. § Dùng như chữ "thử" . ◎ Như: "tư sự thể đại" sự ấy lớn. ◇ Luận Ngữ : "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ?" , (Tử Hãn ) Vua Văn Vương đã mất, nền văn (lễ nhạc, chế độ) không ở lại chỗ này sao (không truyền lại cho ta sao)?
5. (Phó) Thêm, càng. § Thông "tư" . ◇ Hán Thư : "Phú liễm tư trọng, nhi bách tính khuất kiệt" , (Ngũ hành chí hạ ) Thuế thu càng nặng, thì trăm họ khốn cùng.
6. (Phó) Nay, bây giờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tư phế hoàng đế vi Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu hoàn chánh" , (Đệ tứ hồi) Nay phế vua ra làm Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu phải trả lại quyền chính.
7. Một âm là "từ". (Danh) § Xem "Cưu Tư" . Ở đây ghi âm đọc là "Cưu Từ".

Từ điển Trần Văn Chánh

[Qiucí] Nước Khưu Từ (thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc).

Từ ghép 2

thiếp
tiē ㄊㄧㄝ

thiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dán
2. áp sát, men theo
3. cho thêm, trợ cấp, bù thêm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dán. ◎ Như: "thiếp bưu phiếu" dán tem, "thiếp bố cáo" dán yết thị.
2. (Động) Áp sát, gần sát, men theo. ◎ Như: "thiếp thân y phục" quần áo bó sát người, quần áo lót, "thiếp cận" gần gũi.
3. (Động) Thuận phục, phục tòng. ◎ Như: "bộ thuộc môn đối tha thập phân phục thiếp" những người thuộc quyền đối với ông đều hoàn toàn phục tòng.
4. (Động) Phụ thêm, bù. ◎ Như: "bổ thiếp" phụ giúp, "tân thiếp" giúp thêm, "mỗi nguyệt thiếp tha ngũ thập nguyên" mỗi tháng giúp anh ta thêm năm chục quan.
5. (Động) Cầm, đợ. ◎ Như: "điển thiềp" cầm đợ người (tục nhà Đường).
6. (Động) Hao hụt, lỗ lã.
7. (Động) Dán. § Thuật ngữ điện toán, dịch nghĩa tiếng Anh "paste".
8. (Tính) Thỏa đáng, ổn thỏa. ◎ Như: "thỏa thiếp" thỏa đáng.
9. (Danh) Vai phụ trong hí kịch. § Cũng nói là "thiếp đán" .
10. (Danh) Món ăn nướng hoặc chiên cháy mặt dưới.

Từ điển Thiều Chửu

① Phụ thêm bù thêm vào chỗ thiếu gọi là thiếp, như tân thiếp thấm thêm, giúp thêm.
② Dán, để đó, như yết thiếp dán cái giấy yết thị.
③ Thu xếp cho yên ổn, như thỏa thiếp yên ổn thỏa đáng.
④ Bén sát, như sự gì cùng liền khít với nhau gọi là thiếp thiết .
⑤ Cầm, đợ, đời nhà Ðường có tục xin vào làm tôi tớ người ta để lấy tiền gọi là điển thiềp cầm người.
⑥ Tên phụ trò, ngoài một vai đóng trò chính ra lại thêm một người khác phụ vào gọi là thiếp, tiếng dùng trong các tấn tuồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Dán:

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa đồ vật làm của tin — Dán vào — Yên ổn. Sắp xếp thỏa đáng.

Từ ghép 8

cẩu
gōu ㄍㄡ, gǒu ㄍㄡˇ

cẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ẩu, tùy tiện

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cẩu thả, ẩu, bừa. ◎ Như: "nhất bút bất cẩu" một nét không cẩu thả.
2. (Phó) Tạm, tạm bợ. ◎ Như: "cẩu an đán tịch" tạm yên sớm tối, "cẩu toàn tính mệnh" tạm cầu cho còn tính mạng, "cẩu hợp" lấy vợ lấy chồng không có đủ lễ chính đáng (không tính chuyện lâu dài).
3. (Liên) Ví thực, nếu. ◇ Luận Ngữ : "Cẩu chí ư nhân hĩ, vô ác dã" , (Lí nhân ) Nếu quyết chí thực hành đức nhân thì không làm điều ác.
4. (Liên) Bèn, mới. § Dùng như "nãi" , "tài" . ◇ Khuất Nguyên : "Phù duy thánh triết dĩ mậu hành hề, cẩu đắc dụng thử hạ thổ" , (Li tao ) Chỉ có bậc thánh triết hành động tài ba, mới được dùng ở đất này.
5. (Danh) Họ "Cẩu".

Từ điển Thiều Chửu

① Cẩu thả. Như viết được tốt đẹp không hỏng một chữ nào gọi là nhất bút bất cẩu một nét không cẩu thả.
② Tạm. Như cẩu an đán tịch tạm yên sớm tối, cẩu toàn tính mệnh tạm cầu cho còn tính mạng. Phàm sự gì không có ý lo tới chỗ lâu dài đều gọi là cẩu. Như lấy vợ lấy chồng không có đủ lễ chính đáng gọi là cẩu hợp .
③ Ví thực, dùng làm trợ từ. Luận ngữ : Cẩu chí ư nhân hĩ, vô ác dã (Lí nhân ) nếu quyết chí thực hành đức nhân thì không làm điều ác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cẩu thả, ẩu, bừa: Không cẩu thả một nét; Không nói ẩu, không cười bừa;
② (văn) Tạm: Tạm yên sớm tối; Tạm bảo toàn tính mạng trong thời loạn lạc;
③ (văn) Nếu: Nếu được nuôi đầy đủ thì không vật gì không lớn (Mạnh tử). 【】cẩu hoặc [gôuhuò] (văn) Nếu, nếu như: Người ta nếu nói ra, thì ắt nghe được tiếng nói của họ (Lễ kí); 【】cẩu nhược [gôu ruò] (văn) Như ; 【使】 cẩu sử [gôushê] (văn) Như ; 【】cẩu vi [gôuwéi] (văn) Như ;
④ [Gôu] (Họ) Cẩu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sơ sài tạm bợ. Qua thì thôi — Nếu.

Từ ghép 12

cố
gù ㄍㄨˋ

cố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vững chắc
2. vốn có

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bền chắc, vững vàng. ◇ Nguyễn Du : "Thạch trụ kí thâm căn dũ cố" (Mạnh Tử từ cổ liễu ) Trụ đá càng sâu gốc càng bền.
2. (Tính) Hủ lậu, không biến thông, chấp nhất. ◎ Như: "ngoan cố" ương ngạnh, ngu ương. ◇ Mạnh Tử : "Cố tai, Cao tẩu chi vi thi dã" , (Cáo tử hạ ) Lão họ Cao giảng thơ văn chấp nhất lắm thay!
3. (Động) Làm cho vững chắc. ◎ Như: "củng cố quốc phòng" làm cho bền vững việc phòng bị đất nước.
4. (Phó) Một mực, kiên quyết, quyết. ◎ Như: "cố thỉnh" cố xin, "cố từ" hết sức từ chối. ◇ Sử Kí : "Chu Công trường nam cố thỉnh dục hành" ( (Việt Vương Câu Tiễn thế gia ) Đứa con trai trưởng của Chu Công quyết xin đi.
5. (Phó) Vốn có, xưa nay vẫn thế. ◎ Như: "cố hữu" sẵn có. ◇ Chiến quốc sách : "Xà cố vô túc, tử an năng vi chi túc" , (Tề sách nhị ) Rắn vốn không có chân, sao anh lại vẽ chân cho nó?
6. (Phó) Há, lẽ nào, chẳng lẽ. § Dùng như: "khởi" , "nan đạo" . ◇ Sử Kí : "Nhân cố hữu hảo mĩ như Trần Bình nhi trường bần tiện giả hồ?" (Trần Thừa tướng thế gia ) Há có người tuấn tú như Trần Bình mà nghèo khổ mãi bao giờ?
7. (Phó) Hãy, thì hãy. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi" , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
8. (Trợ) Đương nhiên, tất nhiên. ◎ Như: "cố dã" cố nhiên thế vậy.
9. (Danh) Họ "Cố".

Từ điển Thiều Chửu

① Bền chắc.
② Cố chấp, không biến thông, cái gì cũng chấp nhất gọi là cố.
③ Cố, như cố thỉnh cố xin, cố từ cố từ, v.v.
④ Cố nhiên, lời giúp tiếng, như cố dã cố nhiên thế vậy.
⑤ Bỉ lậu.
⑥ Yên định.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chắc, vững, làm cho chắc, làm cho vững, củng cố: Nền tảng đã vững chắc; Củng cố nước nhà; Thần nghe nói kẻ muốn cho cây được lớn lên thì ắt phải làm cho sâu rễ bền gốc (Ngụy Trưng: Gián Thái Tông thập tư sớ);
② Kết, đặc, đọng: Chất đặc, thể rắn; Ngưng kết, đọng lại;
③ Cố sức, một mực, kiên quyết, quyết, khư khư, khăng khăng, ngoan cố, cố chấp, ngang ngạnh: Kiên quyết giữ vững trận địa; Ngoan cố, lì lợm; Đứa con trai trưởng của Chu Công quyết xin đi (Sử kí); Sự cố chấp của tấm lòng nhà ngươi (Liệt tử);
④ Trước, vốn: Trước vẫn có, vốn đã có; ? Rắn vốn không có chân, ông làm sao làm chân cho nó được (Chiến quốc sách);
⑤ (văn) Cố nhiên, tất nhiên, dĩ nhiên: Tất nhiên ta có thể đi xe, nhưng cũng có thể đi tàu; Cố nhiên vậy; Ông cố nhiên là người nhân, nhưng cũng quá là ngu (Mã Trung Tích: Trung Sơn Lang truyện);
⑥ (văn) Bỉ lậu, hẹp hòi;
⑦ (văn) Yên định;
⑧ (văn) Tất, ắt phải: ? Ông có thể ắt phải dâng nộp công ư? (Công Dương truyện: Tương công nhị thập thất niên);
⑨ (văn) Há, sao lại (dùng như , bộ , biểu thị sự phản vấn): ? Người nhân sao lại như thế được? (há như thế ư?) (Mạnh tử: Vạn Chương thượng);
⑩ [Gù] (Họ) Cố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bốn bề đều bị ngăn chặn, không thoát ra được — Vững chắc. Cứng rắn — Yên ổn. Hẹp hòi — Chắc chắn. Nhất định — Tên người, tức Nguyễn Sĩ Cố, học giả đời Trần, từng giữ các chức Nội thị Học sĩ đời Thánh Tông và Thiên chương Học sĩ đời Anh Tông, chuyên giảng dạy Ngũ kinh, một trong nhóm người đầu tiên làm thơ bằng chữ Nôm.

Từ ghép 23

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.