chí, thật, thực
shí ㄕˊ

chí

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới, đến. Dùng như chữ Chí — Một âm khác là Thật.

thật

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực, đúng
2. thật thà

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giàu có, sung túc. ◎ Như: "thân gia ân thật" mình nhà giàu có.
2. (Tính) Đầy, không còn chỗ trống. ◇ Hoài Nam Tử : "Điền dã vu, thương lẫm hư, linh ngữ thật" , , (Phiếm luận ) Đồng ruộng bỏ hoang, kho đụn trống rỗng, nhà tù chật ních.
3. (Tính) Đúng, chân xác. ◎ Như: "thật tình" tình hình chân xác, "chân tài thật học" có tài có học thật sự.
4. (Tính) Chân thành, không hư dối. ◎ Như: "thành thật vô khi" chân thành không dối trá, "trung thật" trung thành chân thật.
5. (Danh) Sự tích, sự việc có thật. ◎ Như: "sự thật" sự tích có thật, "tả thật" mô tả theo đúng sự việc, không tu sức.
6. (Danh) Các phẩm vật. ◎ Như: "đình thật" đồ bày trong sân nhà, "quân thật" các đồ binh khí trong dinh quân.
7. (Danh) Quả, trái cây. ◎ Như: "khai hoa kết thật" nở hoa kết trái. ◇ Trang Tử : "Ngụy vương di ngã đại hồ chi chủng, ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch" , (Tiêu dao du ) Vua Ngụy cho tôi giống bầu lớn, tôi trồng nó thành cây ra quả nặng năm thạch.
8. (Danh) Hột, hạt trái cây. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" , , , , , 退 (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
9. (Danh) Nội dung (thuật ngữ triết học). § Đối lại với "danh" . ◎ Như: "hữu danh vô thật" chỉ có hình thức bề ngoài nhưng nội dung trống rỗng, "danh thật tương phù" hình thức và nội dung phù hợp.
10. (Động) Làm cho sung mãn, làm cho giàu thêm. ◇ Sử Kí : "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" , , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Phó) Thật là, thật. ◇ Sử Kí : "Thật vô phản tâm" (Lí Tư truyện ) Thật là không có lòng phản.
12. § Cũng đọc là "thực".

Từ điển Thiều Chửu

① Giàu, đầy ních, như thân gia ân thật mình nhà giàu có.
② Thật, cái gì thực có gọi là thật. Như thật tại thật còn, thật tình tình thật, v.v.
③ Chứng thực, như dĩ thật ngô ngôn lấy chứng thực lời ta nói, nghĩa là tỏ rõ được lời mình nói không phải là ngoa. Vì thế nên có cái cớ gì để vin lấy mà nói gọi là khẩu thật .
④ Sự tích, như nêu sự tích thực ra gọi là sự thật .
⑥ Các phẩm vật. Trong sân nhà bầy la liệt các đồ gọi là đình thật , các đồ binh khí trong dinh quân gọi là quân thật .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng. Sự thực. Cũng đọc Thực — Chân thành, không dối trá. Td: Chân thật — Chắc. Cứng dắn. Không mềm nhão — Trái cây — Hột trái cây. Hột giống — Xem thêm Thực.

Từ ghép 34

thực

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực, đúng
2. thật thà

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giàu có, sung túc. ◎ Như: "thân gia ân thật" mình nhà giàu có.
2. (Tính) Đầy, không còn chỗ trống. ◇ Hoài Nam Tử : "Điền dã vu, thương lẫm hư, linh ngữ thật" , , (Phiếm luận ) Đồng ruộng bỏ hoang, kho đụn trống rỗng, nhà tù chật ních.
3. (Tính) Đúng, chân xác. ◎ Như: "thật tình" tình hình chân xác, "chân tài thật học" có tài có học thật sự.
4. (Tính) Chân thành, không hư dối. ◎ Như: "thành thật vô khi" chân thành không dối trá, "trung thật" trung thành chân thật.
5. (Danh) Sự tích, sự việc có thật. ◎ Như: "sự thật" sự tích có thật, "tả thật" mô tả theo đúng sự việc, không tu sức.
6. (Danh) Các phẩm vật. ◎ Như: "đình thật" đồ bày trong sân nhà, "quân thật" các đồ binh khí trong dinh quân.
7. (Danh) Quả, trái cây. ◎ Như: "khai hoa kết thật" nở hoa kết trái. ◇ Trang Tử : "Ngụy vương di ngã đại hồ chi chủng, ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch" , (Tiêu dao du ) Vua Ngụy cho tôi giống bầu lớn, tôi trồng nó thành cây ra quả nặng năm thạch.
8. (Danh) Hột, hạt trái cây. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" , , , , , 退 (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
9. (Danh) Nội dung (thuật ngữ triết học). § Đối lại với "danh" . ◎ Như: "hữu danh vô thật" chỉ có hình thức bề ngoài nhưng nội dung trống rỗng, "danh thật tương phù" hình thức và nội dung phù hợp.
10. (Động) Làm cho sung mãn, làm cho giàu thêm. ◇ Sử Kí : "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" , , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Phó) Thật là, thật. ◇ Sử Kí : "Thật vô phản tâm" (Lí Tư truyện ) Thật là không có lòng phản.
12. § Cũng đọc là "thực".

Từ điển Thiều Chửu

① Giàu, đầy ních, như thân gia ân thật mình nhà giàu có.
② Thật, cái gì thực có gọi là thật. Như thật tại thật còn, thật tình tình thật, v.v.
③ Chứng thực, như dĩ thật ngô ngôn lấy chứng thực lời ta nói, nghĩa là tỏ rõ được lời mình nói không phải là ngoa. Vì thế nên có cái cớ gì để vin lấy mà nói gọi là khẩu thật .
④ Sự tích, như nêu sự tích thực ra gọi là sự thật .
⑥ Các phẩm vật. Trong sân nhà bầy la liệt các đồ gọi là đình thật , các đồ binh khí trong dinh quân gọi là quân thật .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặc, đầy: Hư thực, không và có, giả và thật; Quả sắt đặc ruột (lõi đặc); Tuổi thật; Giàu có đầy đủ;
② Thực, thật, thật thà, thật là: Thật lòng thật dạ; Lời thực nói thẳng; Thật là tốt; Người thật nói thẳng; Ta thật không đó đức. 【】thực tại [shízài] a. Thật, thật sự, thật là, thật tình: Việc này thật tôi không biết tí gì; b. Trên thực tế, thực ra (thật ra): Nó nói đã hiểu rồi, nhưng thực tế (thật ra) chả hiểu gì cả;
③ (văn) Chứng thực: Để chứng thực lời tôi nói;
④ Sự thật, việc thật;
⑤ Quả, trái: Khai hoa kết quả;
⑥ (văn) Các phẩm vật, đồ đạc bày ra: Đồ đạc bày la liệt trong sân nhà; Binh khí trong dinh quân;
⑦ (văn) Xin, mong (biểu thị sự sai khiến hoặc khuyến cáo): !Mạo muội nói điều nghĩ trong lòng, xin ngài tính cho (Tả truyện: Tuyên công thập nhị niên);
⑧ (văn) Trợ từ, đặt giữa tân ngữ ở trước với động từ ở sau, để đảo tân ngữ ra trước động từ: quỷ thần chẳng phải thân gần với người nào, chỉ dựa theo đức hạnh (mà quyết định thân hay sơ) (Tả truyện: Hi công ngũ niên) (chữ là tân ngữ, đưa ra trước động từ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật. Đúng. Không giả dối — Sự thật. Truyện Trê Cóc : » Thực tôi là phận tảo tần chàng Trê « — Trái cây — Việc xảy ra. Sự tích — Cũng đọc Thật.

Từ ghép 39

kiếm
jiàn ㄐㄧㄢˋ

kiếm

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái kiếm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gươm. ◎ Như: "khắc chu cầu kiếm" khắc thuyền tìm gươm.
2. (Danh) Lượng từ: số lần múa kiếm.
3. § Ghi chú: Nguyên viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gươm, có phép dùng gươm riêng gọi là kiếm thuật , thần về gươm, tục gọi là kiếm tiên , kiếm hiệp . Nguyên viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Gươm, kiếm: Khắc dấu trên thuyền để tìm gươm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thanh gươm, thứ binh khí thời xưa.

Từ ghép 23

uẩn, ôn
wēn ㄨㄣ, yùn ㄩㄣˋ

uẩn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

ôn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhắc lại, xem lại
2. ấm áp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấm: Nước ấm;
② Nhiệt độ, ôn độ: Cặp nhiệt độ;
③ Hâm: Hâm rượu;
④ Ôn, học lại: Ôn cũ biết mới;
⑤ Ôn hòa, điềm đạm, êm dịu: Ôn hòa và hiền lành;
⑥ Như [wen];
⑦ [Wen] (Họ) Ôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấm áp ( trái với lạnh ). Thơ Bà Huyện Thanh quan có câu: » Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn « — Sưởi ấm — Tìm kiếm, nhắc lại việc cũ — Chỉ tính êm đềm — Bệnh sống sót — Danh từ Đông y, chỉ sự bổ dưỡng — Tên người, tức Phan Huy Ôn, 1755 – 1786, danh sĩ đời Lê, tự là Hòa Phủ, hiệu là Chỉ Am, người xã Thu hoạch, huyện Can lộc tỉnh Hà tĩnh, đậu tiến sĩ năm 1780, niên hiệu Cảnh hưng thứ 41 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Đốc đồng tại các tỉnh Sơn Tây, rồi Thái nguyên, được phong tước Mĩ xuyên Bá. Các tác phẩm biên khảo bằng chữ Hán có Thiên nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo, và Khoa bảng tiêu kì.

Từ ghép 31

tụng
sòng ㄙㄨㄥˋ

tụng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đọc to và rõ
2. tụng kinh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngâm, đọc. ◎ Như: "lãng tụng" đọc rành rọt.
2. (Động) Khen ngợi. § Thông "tụng" . ◎ Như: "xưng tụng" ca ngợi.
3. (Động) Kể, thuật, nói lại. ◇ Mạnh Tử : "Tụng Nghiêu chi ngôn" (Cáo tử hạ ) Thuật lại lời của vua Nghiêu.
4. (Động) Thuộc lòng. ◎ Như: "bội tụng" đọc thuộc lòng. ◇ Đỗ Phủ : "Quần thư vạn quyển thường ám tụng" (Khả thán ) Hàng vạn cuốn sách thường thầm đọc thuộc lòng.
5. (Động) Oán trách.
6. (Danh) Bài tụng, thơ văn. ◇ Thi Kinh : "Gia Phụ tác tụng" (Tiểu nhã , Tiết nam san ) (Đại phu) Gia Phụ làm thơ văn.
7. (Phó) Công khai. § Thông "tụng" . ◎ Như: "tụng ngôn" nói công khai. § Cũng như "công ngôn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tụng rành rọt, đọc sách lên giọng cho rành rọt gọi là tụng.
② Khen ngợi, như xưng tụng
③ Bài tụng, như bài thơ.
④ Oán trách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đọc, ngâm: Ngâm thơ, đọc thơ; Bình thơ;
② Kể, nói lại;
③ (văn) Khen ngợi: Xưng tụng, ca ngợi;
④ (văn) Bài tụng;
⑤ (văn) Oán trách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đọc lớn tiếng.

Từ ghép 6

lại, lệ
lài ㄌㄞˋ, lì ㄌㄧˋ

lại

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghiêm, nghiêm khắc, nghiêm trang. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử ôn hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
2. (Tính) Mạnh dữ, mãnh liệt. ◎ Như: "lệ thanh" tiếng dữ dội, "tái tiếp tái lệ" lại đánh lại càng hăng dữ. ◇ Văn tuyển : "Lương phong suất dĩ lệ, Du tử hàn vô y" , (Cổ thi thập cửu thủ) Gió lạnh thổi mạnh quá, Người du tử lạnh không có áo.
3. (Tính) Xấu, ác, bạo ngược. ◎ Như: "lệ quỷ" ác quỷ.
4. (Tính) Dáng dây lưng buông xuống.
5. (Danh) Bệnh tật, tai họa. ◎ Như: "dịch lệ" bệnh dịch. ◇ Nguyễn Du : "Lệ thần nhập thất thôn nhân phách" (Ngọa bệnh ) Thần dịch lệ vào nhà bắt hồn phách người.
6. (Danh) Họ "Lệ".
7. (Danh) Đá mài. § Xưa dùng như chữ "lệ" .
8. (Động) Mài. ◎ Như: "mạt mã lệ binh" cho ngựa ăn mài đồ binh. ◇ Tuân Tử : "Độn kim tất tương đãi lung lệ nhiên hậu lợi" (Tính ác ).
9. (Động) Cân nhắc, suy đoán.
10. (Động) Khuyến khích. § Xưa dùng như chữ "lệ" . ◎ Như: "miễn lệ" khuyên nhủ cố gắng lên, "khích lệ" kích thích cho gắng lên.
11. (Động) Thao luyện, chỉnh sức.
12. (Động) Phấn chấn. ◇ Quản Tử : "Binh nhược nhi sĩ bất lệ, tắc chiến bất thắng nhi thủ bất cố" , (Thất pháp ).
13. (Động) Quất roi.
14. (Động) Bay nhanh, chạy nhanh.
15. (Động) Vùng lên, bay lên. ◇ Trang Tử : "Thả nhữ mộng vi điểu nhi lệ hồ thiên, mộng vi ngư nhi một ư uyên" , (Đại tông sư ) Như ngươi mộng thấy mình là chim mà bay lên trời, mộng là cá mà lặn dưới vực sâu.
16. (Động) Để cả áo lội qua nước cũng gọi là "lệ".
17. (Giới) Trên. ◎ Như: "tại bỉ kì lệ" ở trên sông Kì.
18. Một âm là "lại". (Danh) Bệnh hủi. ◇ Sử Kí : "Dự Nhượng hựu tất thân vi lại, thôn thán vi ách, sử hình trạng bất khả tri" (Dự Nhượng truyện ) , , 使 Dự Nhượng lại bôi sơn vào mình làm như người bệnh hủi, nuốt than cho mất tiếng, để khỏi ai nhận ra hình tích của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðá mài, thường dùng chữ lệ .
② Mài, như mạt mã lệ binh cho ngựa ăn, mài đồ binh.
③ Gắng gỏi. Như miễn lệ khuyên nhủ cố gắng lên, khích lệ chọc tức cho gắng lên, v.v.
④ Mạnh dữ. Như tái tiếp tái lệ lại đánh lại càng hăng dữ.
⑤ Ác, bạo ngược.
⑥ Bệnh dịch lệ .
⑦ Ðể cả áo lội qua nước cũng gọi là lệ.
⑧ Trên, như tại bỉ kì lệ ở trên sông Kì.
⑨ Thắt lưng buông múi xuống.
⑩ Một âm là lại. Bệnh hủi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bệnh hủi (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hủi ( cùi ) — Bệnh rụng tóc — Một âm là Lệ.

lệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mài
2. gắng sức

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghiêm, nghiêm khắc, nghiêm trang. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử ôn hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
2. (Tính) Mạnh dữ, mãnh liệt. ◎ Như: "lệ thanh" tiếng dữ dội, "tái tiếp tái lệ" lại đánh lại càng hăng dữ. ◇ Văn tuyển : "Lương phong suất dĩ lệ, Du tử hàn vô y" , (Cổ thi thập cửu thủ) Gió lạnh thổi mạnh quá, Người du tử lạnh không có áo.
3. (Tính) Xấu, ác, bạo ngược. ◎ Như: "lệ quỷ" ác quỷ.
4. (Tính) Dáng dây lưng buông xuống.
5. (Danh) Bệnh tật, tai họa. ◎ Như: "dịch lệ" bệnh dịch. ◇ Nguyễn Du : "Lệ thần nhập thất thôn nhân phách" (Ngọa bệnh ) Thần dịch lệ vào nhà bắt hồn phách người.
6. (Danh) Họ "Lệ".
7. (Danh) Đá mài. § Xưa dùng như chữ "lệ" .
8. (Động) Mài. ◎ Như: "mạt mã lệ binh" cho ngựa ăn mài đồ binh. ◇ Tuân Tử : "Độn kim tất tương đãi lung lệ nhiên hậu lợi" (Tính ác ).
9. (Động) Cân nhắc, suy đoán.
10. (Động) Khuyến khích. § Xưa dùng như chữ "lệ" . ◎ Như: "miễn lệ" khuyên nhủ cố gắng lên, "khích lệ" kích thích cho gắng lên.
11. (Động) Thao luyện, chỉnh sức.
12. (Động) Phấn chấn. ◇ Quản Tử : "Binh nhược nhi sĩ bất lệ, tắc chiến bất thắng nhi thủ bất cố" , (Thất pháp ).
13. (Động) Quất roi.
14. (Động) Bay nhanh, chạy nhanh.
15. (Động) Vùng lên, bay lên. ◇ Trang Tử : "Thả nhữ mộng vi điểu nhi lệ hồ thiên, mộng vi ngư nhi một ư uyên" , (Đại tông sư ) Như ngươi mộng thấy mình là chim mà bay lên trời, mộng là cá mà lặn dưới vực sâu.
16. (Động) Để cả áo lội qua nước cũng gọi là "lệ".
17. (Giới) Trên. ◎ Như: "tại bỉ kì lệ" ở trên sông Kì.
18. Một âm là "lại". (Danh) Bệnh hủi. ◇ Sử Kí : "Dự Nhượng hựu tất thân vi lại, thôn thán vi ách, sử hình trạng bất khả tri" (Dự Nhượng truyện ) , , 使 Dự Nhượng lại bôi sơn vào mình làm như người bệnh hủi, nuốt than cho mất tiếng, để khỏi ai nhận ra hình tích của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðá mài, thường dùng chữ lệ .
② Mài, như mạt mã lệ binh cho ngựa ăn, mài đồ binh.
③ Gắng gỏi. Như miễn lệ khuyên nhủ cố gắng lên, khích lệ chọc tức cho gắng lên, v.v.
④ Mạnh dữ. Như tái tiếp tái lệ lại đánh lại càng hăng dữ.
⑤ Ác, bạo ngược.
⑥ Bệnh dịch lệ .
⑦ Ðể cả áo lội qua nước cũng gọi là lệ.
⑧ Trên, như tại bỉ kì lệ ở trên sông Kì.
⑨ Thắt lưng buông múi xuống.
⑩ Một âm là lại. Bệnh hủi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêm ngặt: Cấm ngặt;
② Nghiêm khắc, nghiêm nghị: Giọng nghiêm khắc;
③ (văn) Mạnh dữ: Lại đánh lại càng hăng dữ;
④ (văn) Khích lệ: Khuyến khích; Khích lệ;
⑤ (văn) Xấu, ác, bạo ngược;
⑥ (văn) Bệnh dịch: Bệnh dịch;
⑦ (văn) Để cả áo lội qua nước;
⑧ (văn) Trên: Ở trên sông Kì (Thi Kinh);
⑨ (văn) Đá mài (như , bộ );
⑩ (văn) Mài: Cho ngựa ăn và mài đồ binh (võ khí); [Lì] (Họ) Lệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đá mài — Mài cho sắc — Nghiêm khắc — Có hại — Ác quỷ — Bệnh truyền nhiễm. Td: Dịch lệ — Cũng dùng như chữ Lệ — Chết mà không có con cái, gọi là Lệ — Một âm là Lại.

Từ ghép 10

giác, xác
què ㄑㄩㄝˋ

giác

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gõ, đánh. ◇ Hán Thư : "Xác kì nhãn dĩ vi nhân trệ" (Ngũ hành chí trung chi thượng ) Đánh vào trong mắt (làm mất cả tròng) thành người như lợn.
2. (Động) Vin dẫn, dẫn thuật. ◎ Như: "dương xác" dẫn chứng ước lược.
3. (Động) Thượng lượng, bàn thảo. ◎ Như: "thương xác" bàn bạc.
4. Một âm là "giác". (Động) Chuyên. § Thông "giác" . ◇ Hán Thư : "Ban Thâu giác xảo ư phủ cân" (Tự truyện thượng ) Ban Thâu chuyên khéo về làm búa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gõ, đánh.
② Một âm là giác. Vin dẫn, như dương giác dẫn cớ gì làm chứng, thương giác bàn bạc lấy chứng cớ cho đúng, v.v.
③ Chuyên, cùng nghĩa như chữ giác .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chuyên về — Một âm là Xác. Xem Các.

xác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gõ, đánh
2. viện dẫn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gõ, đánh. ◇ Hán Thư : "Xác kì nhãn dĩ vi nhân trệ" (Ngũ hành chí trung chi thượng ) Đánh vào trong mắt (làm mất cả tròng) thành người như lợn.
2. (Động) Vin dẫn, dẫn thuật. ◎ Như: "dương xác" dẫn chứng ước lược.
3. (Động) Thượng lượng, bàn thảo. ◎ Như: "thương xác" bàn bạc.
4. Một âm là "giác". (Động) Chuyên. § Thông "giác" . ◇ Hán Thư : "Ban Thâu giác xảo ư phủ cân" (Tự truyện thượng ) Ban Thâu chuyên khéo về làm búa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gõ, đánh.
② Một âm là giác. Vin dẫn, như dương giác dẫn cớ gì làm chứng, thương giác bàn bạc lấy chứng cớ cho đúng, v.v.
③ Chuyên, cùng nghĩa như chữ giác .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh trống — Đánh gõ.

Từ ghép 1

nghệ, thế
shì ㄕˋ, yì ㄧˋ

nghệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trồng cây
2. tài năng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trồng trọt. § Cũng như "nghệ" .
2. (Danh) Nghề, tài năng, kĩ thuật. § Cũng như "nghệ" .
3. Một âm là "thế". § Xưa mượn dùng làm chữ "thế" .

Từ điển Thiều Chửu

① Vốn là chữ nghệ . Cũng mượn làm chữ thế .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trồng cây — Một âm là Thế. Xem Thế.

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trồng trọt. § Cũng như "nghệ" .
2. (Danh) Nghề, tài năng, kĩ thuật. § Cũng như "nghệ" .
3. Một âm là "thế". § Xưa mượn dùng làm chữ "thế" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thế — Xem Nghệ.
soạn, toán, toản
suǎn ㄙㄨㄢˇ, zhuan suǎn ㄓㄨㄢ ㄙㄨㄢˇ, zhuàn ㄓㄨㄢˋ, zuǎn ㄗㄨㄢˇ, zuàn ㄗㄨㄢˋ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trứ thuật, sáng tác. Cũng như "soạn" .
2. (Động) Bày thức ăn. Cũng như "soạn" .
3. (Danh) Vật bằng tre để đựng thức ăn (thời xưa). ◇ Lễ Kí : "Tiến dụng ngọc đậu điêu soạn" (Minh đường vị ) Dâng cúng bát ngọc chén chạm khắc.
4. (Danh) Một âm là "toản". (Động) Biên tập, sưu tập. § Thông "toản" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Soạn — Sắp bày ra, dọn ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mui che, đan bằng tre — Một âm khác là Soạn. Xem Soạn.

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trứ thuật, sáng tác. Cũng như "soạn" .
2. (Động) Bày thức ăn. Cũng như "soạn" .
3. (Danh) Vật bằng tre để đựng thức ăn (thời xưa). ◇ Lễ Kí : "Tiến dụng ngọc đậu điêu soạn" (Minh đường vị ) Dâng cúng bát ngọc chén chạm khắc.
4. (Danh) Một âm là "toản". (Động) Biên tập, sưu tập. § Thông "toản" .
quỳnh
qióng ㄑㄩㄥˊ, xuán ㄒㄩㄢˊ

quỳnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngọc quỳnh
2. hoa quỳnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ ngọc đẹp.
2. (Danh) Trò chơi thời xưa, giống như con xúc xắc.
3. (Danh) "Quỳnh hoa" hoa quỳnh. § Cũng gọi là "đàm hoa" . Còn có tên là "nguyệt hạ mĩ nhân" .
4. (Danh) Tên gọi khác của đảo "Hải Nam" (Trung quốc).
5. (Tính) Tốt đẹp, ngon, quý, tinh mĩ. ◎ Như: "quỳnh tương" 漿 rượu ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọc quỳnh.
② Minh quỳnh một thứ trò chơi ngày xưa.
③ Tên gọi khác của đảo Hải Nam (), Trung quốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngọc quỳnh (một thứ ngọc đẹp). (Ngr) Vật đẹp, vật ngon: 漿 Rượu ngon, quỳnh tương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên thứ ngọc quý và đẹp, tức ngọc Quỳnh. Đoạn trường tân thanh có câu: » Hài văn lần bước dặm xanh, một vùng như thể cây quỳnh cành dao « — Con súc sắc làm bằng ngọc, dụng cụ đánh bạc của nhà quyền quý thời xưa, sau làm bằng xương — Đẹp tốt. Quý giá — Tên người tức Phạm Quỳnh, sinh 1890, mất 1945, hiệu là Thượng Chi, một hiệu khác là Hồng Nhân, người làng Thượng Hồng, Bình phủ, tỉnh Hải dương, tốt nghiệp trường Thông ngôn Hà nội, từ năm 1913 viết cho tờ Đông dương Tạp chí, năm 1917 sáng lập tờ Nam phong tạp chí ông cũng là sáng lập viên của Hội Khai trí Tiến Đức ( 1919 ) và làm giáo sư Hán văn tại trường cao đẳng Hà Nội ( 1924-1932 ). Về chính trị, ông là Hội viên Hội đồng Tư vấn Bắc Kì ( 1926 ). Tổng thư Kí rồi Phó Hội trưởng Hội đồng Kinh Tế Tài chính ( 1929 ), Tổng Thư kí Hội Cứu tế Xã hội ( 1931 ), Ngự tiền Văn phòng ( 1932 ), và Thượng thư bộ Học ( 1933 ). Năm 1945, ông bị quân khủng bố sát hại. Ông là đọc giả thông kim bác cổ, bao quát học thuật Đông Tây, trước tác và dịch thuật rất nhiều, gồm đủ các lãnh vực văn học, triết học, kinh tế, xã hội, chính trị, tiểu thuyết… Những bài trước tác nổi tiếng được chép trong Thượng Chi văn tập.

Từ ghép 10

uấn, uẩn, ôn
wēn ㄨㄣ, yùn ㄩㄣˋ

uấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tích chứa, gom góp. ◎ Như: "giá tọa san uẩn tàng phong phú đích tư nguyên" trái núi đó tích tụ tài nguyên phong phú.
2. (Động) Bao hàm, chứa đựng. ◇ Lí Bạch : "Thiếu uẩn tài lược, Tráng nhi hữu thành" , (Hóa Thành tự đại chung minh ) Tuổi trẻ hàm dưỡng tài năng, Tráng niên sẽ thành tựu.
3. (Danh) Chỗ sâu xa của sự lí. ◎ Như: "tinh uẩn" chỗ sâu xa của tinh thần.
4. (Danh) Cỏ khô, gai góc dễ cháy.
5. (Danh) Thuật ngữ Phật giáo chỉ năm món: "sắc, thụ, tưởng, hành, thức" là "ngũ uẩn" , nghĩa là năm thứ tích góp lại che lấp mất cả chân tính của người ta.
6. Một âm là "uấn". § Thông "uấn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tích chứa, góp.
② Uẩn áo, sâu xa. Như tinh uẩn . Tinh thần uẩn áo.
③ Giấu, cất.
④ Uất nóng.
⑤ Chất cỏ, dễ đốt lửa.
⑥ Nhà Phật cho năm môn sắc, thụ, tưởng, hành, thức là ngũ uẩn , nghĩa là năm môn ấy nó tích góp lại che lấp mất cả chân tính của người ta.
⑦ Một âm là uấn. Cùng nghĩa với chữ uấn .

uẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tích chứa, góp
2. sâu xa
3. giấu, cất
4. chất cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tích chứa, gom góp. ◎ Như: "giá tọa san uẩn tàng phong phú đích tư nguyên" trái núi đó tích tụ tài nguyên phong phú.
2. (Động) Bao hàm, chứa đựng. ◇ Lí Bạch : "Thiếu uẩn tài lược, Tráng nhi hữu thành" , (Hóa Thành tự đại chung minh ) Tuổi trẻ hàm dưỡng tài năng, Tráng niên sẽ thành tựu.
3. (Danh) Chỗ sâu xa của sự lí. ◎ Như: "tinh uẩn" chỗ sâu xa của tinh thần.
4. (Danh) Cỏ khô, gai góc dễ cháy.
5. (Danh) Thuật ngữ Phật giáo chỉ năm món: "sắc, thụ, tưởng, hành, thức" là "ngũ uẩn" , nghĩa là năm thứ tích góp lại che lấp mất cả chân tính của người ta.
6. Một âm là "uấn". § Thông "uấn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tích chứa, góp.
② Uẩn áo, sâu xa. Như tinh uẩn . Tinh thần uẩn áo.
③ Giấu, cất.
④ Uất nóng.
⑤ Chất cỏ, dễ đốt lửa.
⑥ Nhà Phật cho năm môn sắc, thụ, tưởng, hành, thức là ngũ uẩn , nghĩa là năm môn ấy nó tích góp lại che lấp mất cả chân tính của người ta.
⑦ Một âm là uấn. Cùng nghĩa với chữ uấn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bao hàm, tích chứa, chứa cất, cất giấu;
② Uẩn áo, uẩn súc, sâu xa;
③ Uất nóng;
④ Chất cỏ để đốt lửa;
⑤ (tôn) Uẩn (yếu tố che lấp mất chân tính của con người): Ngũ uẩn (năm uẩn, bao gồm: sắc, thụ, tưởng, hành, thức); Soi thấy năm uẩn đều không (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tích chứa. Td: Uẩn súc — Sâu kín. Td: Uẩn áo .

Từ ghép 5

ôn

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Một loài cây sống dưới nước.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.