cơ bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cơ bản, căn bản, cơ sở, nền tảng

Từ điển trích dẫn

1. Căn bản, trọng yếu nhất.
2. Đất dùng làm căn cứ, cơ địa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Huyền Đức thừa trước tửu hứng, thất khẩu đáp đạo: Bị nhược hữu cơ bổn, thiên hạ lục lục chi bối, thành bất túc lự dã" , : , , (Đệ tam thập tứ hồi) Huyền Đức đang lúc tửu hứng buột miệng đáp rằng: Bị nếu có đất làm căn cứ, thì chẳng lo gì vì những bọn tầm thường trong thiên hạ cả.
3. ☆ Tương tự: "cơ sở" , "căn bản" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nền gốc. Cũng như Căn bản.

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa lấy rơm cỏ tết thành hình chó dùng khi cúng tế, tế xong thì đem vứt đi. Sau tỉ dụ sự vật tầm thường vô dụng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu" , (Chương 5) Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chó bện bằng rơm. Thứ đồ chơi vô giá trị. Chỉ muôn vật ở đời ( theo quan niệm của Lão tử ).

Từ điển trích dẫn

1. Rất chân thành, thành khẩn.
2. Ngày xưa nhà nho chỉ cảnh giới cao nhất về tu dưỡng đạo đức. ◇ Lễ Kí : "Duy thiên hạ chí thành, vi năng kinh luân thiên hạ chi đại kinh, lập thiên hạ chi đại bổn, tri thiên địa chi hóa dục" , , , (Trung Dung ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất thật, không chút gian dối.

Từ điển trích dẫn

1. Theo đạo giáo, người sau khi tu luyện đắc đạo, giữa ban ngày bay lên cõi trời thành tiên.
2. Giữa ban ngày mà lên trời được, chỉ sự giàu sang vinh hiển mau chóng.
3. § Cũng viết là: "bạch nhật thăng thiên" , "bạch nhật thượng thăng" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữa ban ngày mà lên trời được, chỉ sự giàu sang vinh hiển quá mau chóng.
lục
lù ㄌㄨˋ

lục

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: đồ lục ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ thư, sách tịch. ◎ Như: "đồ lục" một loại thư tịch về sấm bùa mệnh, "ưng đồ thụ lục" (cũng viết là ) đế vương nhận phù mệnh làm chủ thiên hạ.
2. (Danh) Phù chú của đạo gia. ◎ Như: "phù lục" một thứ văn tự thần bí của đạo gia dùng để sai khiến quỷ thần.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ lục sách mệnh của thiên thần cho. Vua được làm chủ cả thiên hạ gọi là ưng đồ thụ lục . Cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bùa: Bùa chú;
② Sổ sách: Sách mệnh của thiên thần cho; Vua được làm chủ cả thiên hạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

chỉ chung sách vở.

Từ ghép 2

ngại
ài ㄚㄧˋ

ngại

phồn thể

Từ điển phổ thông

trở ngại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn trở. ◎ Như: "quan ngại" ngăn trở.
2. (Động) Hạn chế. ◇ Dương Hùng : "Thánh nhân chi trị thiên hạ dã, ngại chư dĩ lễ nhạc" , (Pháp ngôn , Vấn đạo ) Thánh nhân cai trị thiên hạ, hạn chế ở chỗ dùng lễ nhạc.
3. (Động) Làm hại, phương hại. ◎ Như: "hữu ngại quan chiêm" vướng mắt, không đẹp mắt.
4. (Động) Che lấp. ◇ Phương Can : "Lâm la ngại nhật hạ đa hàn" (Đề Báo Ân tự thượng phương ) Dây leo rừng che lấp mặt trời, mùa hè lạnh nhiều.
5. (Động) Vướng mắc. ◎ Như: " ngại thủ ngại cước" vướng chân vướng tay. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Na thì ngã thân nhập không môn, nhất thân vô ngại, vạn duyên câu tịch" , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Khi đó ta đã vào cửa không, một thân không vướng mắc, muôn cơ duyên đều tĩnh lặng.

Từ điển Thiều Chửu

① Trở ngại.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cản trở, trở ngại, vướng vít, vướng: Vướng chân vướng tay.

Từ ghép 6

thú
shù ㄕㄨˋ

thú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lính thú

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phòng thủ, đóng giữ (ngoài biên cương). ◇ Đỗ Phủ : "Tam nam Nghiệp thành thú" (Thạch Hào lại ) Ba con trai đi đóng thú ở Nghiệp thành.
2. (Danh) Lính phải ra đóng canh phòng ngoài biên ải. ◎ Như: "trích thú" có tội bị đày ra ngoài biên làm lính thú.
3. (Danh) Lính bảo vệ, người thủ vệ.
4. (Danh) Tên một đơn vị quân doanh dưới thời nhà Đường. ◇ Vương Phổ : "Phàm thiên hạ quân hữu tứ thập, phủ hữu lục bách tam thập tứ, trấn hữu tứ bách ngũ thập, thú ngũ bách cửu thập" , , , (Đường hội yếu , Châu huyện phân vọng đạo ) Phàm thiên hạ quân có bốn mươi, phủ có sáu trăm ba mươi bốn, trấn có bốn trăm năm mươi, thú có năm trăm chín mươi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðóng thú, lính phải ra đóng canh phòng ngoài biên gọi là lính thú. Có tội bị đầy ra ngoài biên làm lính thú gọi là trích thú .
② Ở, nhà ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

Phòng giữ, đóng thú (đóng quân canh phòng ngoài biên ải): Phòng giữ (bảo vệ) biên cương; Bảo vệ, cảnh vệ; Ba con trai đều đi đóng thú ở Nghiệp Thành (Đỗ Phủ: Thạch Hào lại).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng binh ở biên giới — Người lính đóng ở biên giới, ta cũng gọi là Lính thú.

Từ ghép 6

Từ điển trích dẫn

1. Nhà nước hỗn loạn. § Bản và Đãng là tên hai thiên trong Thi Kinh, thuật sự vô đạo của "Lệ Vương" .

Từ điển trích dẫn

1. Thốt lời thề, phát thệ. § Nói lời nguyền, nếu làm trái sẽ chịu quả báo. ◇ Tây du kí 西: "Hành Giả đạo: Kí thị chân tình, nhĩ triều thiên đổ chú" : , (Đệ tứ cửu hồi). ◇ Âu Dương San : "Ngã đối nhĩ đổ chú, ngã môn nhất định yếu vĩnh viễn đề huề" , (Tam gia hạng , Cửu ).
cận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

cận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chết đói
2. chôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mồ, mả.
2. (Động) Chết đói. ◇ Lễ Kí : "Đạo vô cận giả" (Thiên thặng ) Trên đường không có người chết đói.
3. (Động) Chôn cất, mai táng. § Thông "cận" . ◇ Ngụy thư : "Lộ kiến hoại trủng lộ quan, trú liễn cận chi" , (Cao Tổ kỉ ) Trên đường thấy mộ đổ nát, quan tài ló ra, dừng xe lại đem chôn.

Từ điển Thiều Chửu

① Chết đói.
② Chôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chôn;
② Chết đói.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chôn người chết — Chết đói.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.