điềm
tián ㄊㄧㄢˊ

điềm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bình tĩnh, lặng lẽ
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Yên ổn, an nhiên. ◎ Như: "điềm thích" an nhiên tự tại.
2. (Tính) Lặng lẽ, yên lặng. ◎ Như: "phong điềm lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Đạm bạc. ◎ Như: "điềm đạm" thanh đạm, dửng dưng trước danh lợi. ◇ Trang Tử : "Phù hư tĩnh điềm đạm, tịch mịch vô vi giả, thiên địa chi bình, nhi đạo đức chi chí" , , , (Thiên đạo ) Kìa hư tĩnh điềm đạm, tịch mịch vô vi, đó là mức thăng bằng của trời đất, và là chỗ đến của đạo đức.
4. (Động) Thản nhiên, bình thản, không động lòng. ◎ Như: "điềm bất vi quái" thản nhiên chẳng cho làm lạ. ◇ Tấn Thư : "Điềm ư vinh nhục" (Tạ Côn truyện ) Bình thản trước vinh nhục.

Từ điển Thiều Chửu

① Yên, như điềm bất vi quái yên nhiên chẳng cho làm lạ.
② Lặng lẽ, như điềm đạm nhạt nhẽo, phong điềm lãng tĩnh gió yên sóng lặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yên tĩnh: Yên tĩnh; Gió yên sóng lặng;
② Thản nhiên: Coi như không có gì lạ; Trơ mặt ra không biết nhục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn. Yên tĩnh.

Từ ghép 4

tao
sāo ㄙㄠ, sǎo ㄙㄠˇ, xiāo ㄒㄧㄠ

tao

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quấy nhiễu
2. phong nhã, thanh cao

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quấy nhiễu. ◎ Như: "tao nhiễu" quấy rối.
2. (Danh) Sự lo lắng, lo buồn. ◇ Sử Kí : "Li Tao giả, do li ưu dã" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Tập Li Tao, do ưu sầu mà làm ra vậy.
3. (Danh) Lòng uất ức, sự bất mãn. ◎ Như: "mãn phúc lao tao" 滿 sự bồn chồn, uất ức, bất đắc chí chất chứa trong lòng.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Li Tao" . ◇ Văn tâm điêu long : "Tích Hán Vũ ái Tao" (Biện Tao ) Xưa Hán Vũ yêu thích tập Li Tao.
5. (Danh) Phiếm chỉ thơ phú. ◇ Lưu Trường Khanh : "Tiếu ngữ họa phong tao, Ung dong sự văn mặc" , (Tặng Tể Âm Mã ) Cười nói họa thơ phú, Ung dung làm văn chương.
6. (Danh) Mùi hôi tanh. § Thông "tao" . ◎ Như: "tao xú" mùi hôi thối.
7. (Tính) Dâm đãng, lẳng lơ. ◎ Như: "tao phụ" người đàn bà dâm đãng.
8. (Tính) Phong nhã. ◎ Như: "tao nhân mặc khách" người phong nhã khách văn chương.

Từ điển Thiều Chửu

① Quấy nhiễu. Như bắt phu thu thuế làm cho dân lo sợ không yên gọi là tao nhiễu .
② Ðời Chiến quốc có ông Khuất Nguyên làm ra thơ Li tao , nói gặp sự lo lắng vậy. Người bất đắc chí gọi là lao tao bồn chồn, cũng là noi cái ý ấy. Lại sự phong nhã cũng gọi là phong tao . Vì thế gọi các làng thơ là tao nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rối ren, quấy nhiễu: Rối loạn;
② Như [sao] (bộ );
③ (văn) Buồn rầu, lo lắng;
④ Thể văn li tao (chỉ tập thơ Li tao của nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên thời Chiến quốc của Trung Quốc);
⑤ Giới văn thơ (chỉ văn học nói chung và nhà thơ, nhà văn thời xưa. 【】tao khách [saokè] (văn) Nhà thơ, khách thơ;
⑥ Lẳng lơ, lăng nhăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gây rối — Rối loạn — Buồn rầu — Hôi thối — Chỉ về văn chương.

Từ ghép 10

xuyên, xuyến
chuān ㄔㄨㄢ

xuyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thủng lỗ
2. xỏ, xâu, xiên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Suốt, xâu qua, đi qua, lách, luồn. ◎ Như: "xuyên châm" 穿 xỏ kim, "xuyên quá sâm lâm" 穿 xuyên qua rừng. ◇ Tây du kí 西: "Xuyên châu quá phủ, tại thị trần trung" 穿, (Đệ nhất hồi) Qua châu qua phủ, ở nơi chợ búa.
2. (Động) Mặc, mang, đi. ◇ Thủy hử truyện : "Túc xuyên thục bì ngoa" 穿 (Đệ nhị hồi) Chân mang hia da. ◇ Đặng Trần Côn : "Quân xuyên tráng phục hồng như hà" 穿 (Chinh Phụ ngâm ) Chàng mặc áo hùng tráng, đỏ như ráng.
3. (Động) Đào, khoét. ◎ Như: "xuyên tỉnh" 穿 đào giếng, "xuyên du" 穿 khoét ngạch, "xuyên tạc" 穿 đục thông (nghĩa bóng: trình bày, lí luận, giải thích một cách miễn cưỡng, không thông, không đúng thật). ◇ Luận Ngữ : "Sắc lệ nhi nội nhẫm, thí chư tiểu nhân, kì do xuyên du chi đạo dã dư" , , 穿 (Dương Hóa ) Những kẻ ngoài mặt oai lệ mà trong lòng hèn nhát, thì ta coi là hạng tiểu nhân, họ có khác nào bọn trộm trèo tường khoét vách đâu?
4. (Tính) Rách, lủng. ◇ Trang Tử : "Y tệ kịch xuyên, bần dã, phi bại dã" 穿, , (San mộc ) Áo rách giày thủng, là nghèo chứ không phải khốn cùng.
5. (Phó) Thấu suốt, rõ ràng. ◎ Như: "thuyết xuyên" 穿 nói trắng ra, "khán xuyên tâm sự" 穿 nhìn thấu suốt nỗi lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thủng lỗ.
② Suốt, xâu qua, như xuyên châm 穿 xỏ kim.
③ Ðào, như xuyên tỉnh 穿 đào giếng, xuyên du 穿 khoét ngạch, v.v. Luận ngữ : Sắc lệ nhi nội nhẫm, thí chư tiểu nhân, kì do xuyên du chi đạo dã dư 穿 những kẻ ngoài mặt oai lệ mà trong lòng nhu nhược, thì ta coi là hạng tiểu nhân, họ có khác nào bọn trộm trèo tường khoét vách đâu?
④ Xuyên tạc 穿 xuyên tạc, không hiểu thấu nghĩa chân thật mà cứ nói liều, viết liều, làm liều gọi là xuyên tạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủng lỗ, xỏ, luồn, xâu qua: 穿 Xâu những đồng tiền này lại;
② Mặc, mang, đi: 穿 Mặc quần áo; 穿 Đi giày;
③ Rõ, thấu: 穿 Nhìn thấu; 穿 Nói trắng ra;
④ Dùi: 穿 Dùi thủng một cái lỗ;
⑤ Đi qua, xuyên qua, luồn qua, lách qua: 穿 Xuyên qua rừng; 穿 Luồn qua hàng rào dây thép gai; 穿 Đi qua phố này;
⑥ (văn) Đào, khoét: Đào giếng; 穿 Khoét ngạch;
⑦ Xem 穿 [chuan zuò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suốt qua. Xỏ qua. Ta cũng nói là Xuyên qua — Mặc vào — Cái lỗ. Lỗ thủng — Một âm là Xuyến. Xem Xuyến.

Từ ghép 16

xuyến

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xỏ qua. Xâu qua — Một chuỗi một xâu, gồm nhiều vật xỏ nối tiếp nhau — Một âm khác là Xuyên. Xem Xuyên.

Từ ghép 1

đường
táng ㄊㄤˊ

đường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đường ăn, chất ngọt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chất ngọt chế bằng lúa, mía, củ cải, v.v. ◎ Như: "giá đường" đường mía.
2. (Danh) Kẹo. ◎ Như: "hoa sanh đường" kẹo lạc.
3. (Tính) Làm bằng đường. ◎ Như: "đường thủy" nước đường, "đường y" lớp bọc đường.
4. (Tính) Ngọt. ◎ Như: "đường vị" vị ngọt.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðường, ngày xưa dùng lúa chế ra đường tức là kẹo mạ. Ðến đời Ðường mới học được cách cầm mía làm đường, bên Âu châu dùng củ cải làm đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đường: Đường phèn;
② Kẹo: Trẻ em thích ăn kẹo;
③ (hóa) Chất đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại thực phẩm vị ngọt, chế bằng nước mía. Ta cũng gọi là đường.

Từ ghép 8

thích

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống đánh cầm canh ban đêm.
nặc
nì ㄋㄧˋ

nặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giấu kín

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn giấu, trốn tránh. ◎ Như: "tiêu thanh nặc tích" mai danh ẩn tích, "đào nặc" trốn tránh, "nặc niên" giấu tuổi. ◇ Nguyễn Du : "Dự Nhượng nặc thân thích Tương Tử" (Dự Nhượng kiều ) Dự Nhượng giấu mình đâm Tương Tử.

Từ điển Thiều Chửu

① Trốn, dấu. Như đào nặc trốn tránh không cho người biết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Trốn, ẩn nấp, giấu, che đậy: Trốn tránh; Ẩn nấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ẩn giấu. Giấu kín, không cho người khác biết.

Từ ghép 8

ca
gē ㄍㄜ

ca

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh trai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khúc hát. § Chữ viết cổ của "ca" .
2. (Danh) Tiếng xưng hô: Anh. § Em gọi anh (cùng cha mẹ) là "ca". ◎ Như: "đại ca" anh cả.
3. (Danh) Tiếng xưng hô gọi huynh trưởng (cùng họ hàng thân thích) là "ca". ◎ Như: "thúc bá ca" .
4. (Danh) Tiếng gọi tôn xưng người nam tính cùng lứa. ◇ Thủy hử truyện : "Cảm vấn a ca, nhĩ tính thập ma?" , (Đệ tam hồi) Dám hỏi đàn anh họ gì?
5. (Danh) Đặc chỉ xưng hô của con gái đối với người yêu (nam tính).
6. (Danh) Đời Đường thường xưng cha là "ca". ◇ Cựu Đường Thư : "Huyền Tông khấp viết: Tứ ca nhân hiếu" : (Vương Cư truyện ) Huyền Tông khóc, nói: Cha là người nhân từ hiếu thuận. § "Tứ ca" chỉ Duệ Tông, là cha của Huyền Tông, con thứ tư của Vũ Hậu.
7. (Danh) Gọi tắt của "ca diêu" , đồ gốm sứ trứ danh đời Tống.
8. (Trợ) Ngữ khí từ. § Tương đương với "a" , "a" . Thường xuất hiện trong những hí khúc thời Tống, Nguyên.

Từ điển Thiều Chửu

① Anh, em gọi anh là ca.

Từ điển Trần Văn Chánh

Anh: Anh cả; Anh hai Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người anh. Cũng gọi là Ca ca.

Từ ghép 7

khoản
kuǎn ㄎㄨㄢˇ, xīn ㄒㄧㄣ

khoản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thành thực
2. thết đãi, đón tiếp
3. khoản mục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền, món tiền. ◎ Như: "công khoản" chi phí của tổ chức, đoàn thể, "tồn khoản" tiền còn lại, "thải khoản" vay tiền, "tang khoản" tiền tham nhũng.
2. (Danh) Điều, mục, hạng. ◎ Như: "liệt khoản" chia ra từng điều.
3. (Danh) Chữ khắc lũm xuống loài kim hay đá.
4. (Danh) Chữ đề trên bức họa, câu đối, v.v. ◎ Như: "lạc khoản" chữ đề tên họ, năm tháng hoặc thơ trên bức tranh hoặc bức chữ viết.
5. (Danh) Pháp lệnh, quy định. ◇ Liêu trai chí dị : "Tức bộ tam lưỡng đầu, hựu liệt nhược bất trúng ư khoản" , (Xúc chức ) Cũng có lần bắt được hai ba con (dế), nhưng vừa nhỏ lại yếu, không đúng quy định.
6. (Động) Yêu thích, thân ái. ◇ Tạ Linh Vận : "Tằng thị phản tích viên, Ngữ vãng thật khoản nhiên" , (Hoàn cựu viên tác... ).
7. (Động) Đầu hợp. ◇ Tống Vũ Đế : "Ái tụ song tình khoản, Niệm li lưỡng tâm thương" , (Thất tịch ).
8. (Động) Giao hảo.
9. (Động) Thờ phụng, bái yết. ◇ Tô Thức : "Dục khoản nam triêu tự, Đồng đăng bắc quách thuyền" , (Đồng Vương Thắng Chi du Tương San ).
10. (Động) Tìm xét, xem xét.
11. (Động) Cung nhận, chiêu cung.
12. (Động) Quy thuận, cầu hòa. ◇ Mã Trí Viễn : "Mỗ Hô Hàn Thiền Vu, tạc khiển sứ thần khoản Hán, thỉnh giá công chủ dữ yêm" , 使, (Hán cung thu ).
13. (Động) Đến.
14. (Động) Ở lại, lưu. ◇ Dương Vạn Lí : "Chung niên tài tiểu khoản, Minh nhật hựu ngôn quy" , (Dạ túc Vương Tài Thần trai trung thụy giác văn phong tuyết đại tác 宿).
15. (Động) Gõ, đập. ◎ Như: "khoản môn" gõ cửa.
16. (Động) Thết đãi, tiếp đãi, chiêu đãi. ◎ Như: "khoản khách" thết khách.
17. (Động) Lừa dối, khi trá.
18. (Phó) Chậm trễ, chậm chạp, từ từ, thong thả. ◎ Như: "khoản bộ" đi từ từ. ◇ Đỗ Phủ : "Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện, Điểm thủy tinh đình khoản khoản phi" 穿, (Khúc giang ) Nhiều con bươm bướm châm hoa hiện ra, Những con chuồn chuồn điểm nước chậm chậm bay.

Từ điển Thiều Chửu

① Thành thực, như khổn khoản khẩn khoản, tả cái chí thuần nhất, thành thực. Mán rợ xin quy phục gọi là nạp khoản .
② Gõ, như khoản môn gõ cửa.
③ Lưu, thết đãi, như khoản khách .
④ Khoản, như liệt khoản chia rành ra từng khoản.
⑤ Chữ khắc lũm xuống loài kim hay đá gọi là khoản, nay gọi các thứ tiêu đề hay viết vẽ là khoản cả.
⑥ Chậm trễ, hoãn lại.
⑦ Không, hão.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều khoản: Khoản 3 điều 5 trong Hiển pháp;
② Khoản tiền: Khoản tiền gởi qua bưu điện hoặc ngân hàng...;
③ Chữ đề ở trên bức họa hay câu đối: Đề tên;
④ Thành khẩn. 【】khoản lưu [kuănliú] Niềm nở lưu khách (giữ khách lại);
⑤ Thết: Thết khách;
⑥ (văn) Chậm, từ từ: Chậm bước, đi từ từ;
⑦ Gõ: Gõ cửa;
⑧ (văn) Thành thực;
⑨ (văn) Không, hão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trong lòng có điều mong muốn — Thành thật. Td: Khẩn khoản ( cũng như Thành khẩn ) — Một phần rõ rệt. Một điều nói riêng về việc gì. Td: Điều khoản — Một số tiền dành vào việc tiêu dùng gì. Td: Ngân khoản.

Từ ghép 21

cảnh, ảnh
jǐng ㄐㄧㄥˇ, liàng ㄌㄧㄤˋ, yǐng ㄧㄥˇ

cảnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cảnh vật, phong cảnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ánh sáng mặt trời. ◇ Đào Uyên Minh : "Cảnh ế ế dĩ tương nhập, phủ cô tùng nhi bàn hoàn" , (Quy khứ lai từ ) Ánh mặt trời mờ mờ sắp lặn, vỗ cây tùng lẻ loi lòng bồi hồi.
2. (Danh) Hình sắc đẹp đáng ngắm nhìn, thưởng ngoạn. ◎ Như: "phong cảnh" cảnh tượng tự nhiên trước mắt, "cảnh vật y cựu, nhân sự toàn phi" , cảnh vật giống như xưa, người thì khác hẳn.
3. (Danh) Tình huống, tình trạng. ◎ Như: "cảnh huống" tình hình, "vãn cảnh thê lương" tình huống về già buồn thảm.
4. (Danh) Phần, đoạn trong tuồng, kịch. ◎ Như: "đệ nhất mạc đệ tam cảnh" Màn thứ nhất cảnh thứ ba.
5. (Danh) Họ "Cảnh".
6. (Động) Hâm mộ, ngưỡng mộ. ◎ Như: "cảnh ngưỡng" ngưỡng vọng.
7. (Tính) To lớn. ◎ Như: "dĩ giới cảnh phúc" lấy giúp phúc lớn.
8. Một âm là "ảnh". (Danh) Bóng. § Cũng như "ảnh" . ◇ Thi Kinh : "Nhị tử thừa chu, Phiếm phiếm kì ảnh" , (Bội phong , Nhị tử thừa chu ) Hai người đi thuyền, Bóng họ trôi xuôi dòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cảnh, cái gì hình sắc phân phối có vẻ đẹp thú đều gọi là cảnh, như phong cảnh , cảnh vật , v.v.
② Cảnh ngộ, quang cảnh.
③ Hâm mộ, tưởng vọng người nào gọi là cảnh ngưỡng .
④ To lớn, như dĩ giới cảnh phúc lấy giúp phúc lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảnh (phong cảnh, cảnh ngộ, hoàn cảnh): Phong cảnh rất đẹp; Cảnh tuyết; Cảnh xa, viễn cảnh, cảnh tương lai;
② Khâm phục, ngưỡng mộ, hâm mộ, mến phục;
③ (văn) To lớn: Phúc lớn;
④ [Jêng] (Họ) Cảnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh sáng mặt trời — Những thứ bày ra trước mắt, có thể ngắm được — Mến, thích — To lớn — Bờ cõi.

Từ ghép 37

ảnh

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ánh sáng mặt trời. ◇ Đào Uyên Minh : "Cảnh ế ế dĩ tương nhập, phủ cô tùng nhi bàn hoàn" , (Quy khứ lai từ ) Ánh mặt trời mờ mờ sắp lặn, vỗ cây tùng lẻ loi lòng bồi hồi.
2. (Danh) Hình sắc đẹp đáng ngắm nhìn, thưởng ngoạn. ◎ Như: "phong cảnh" cảnh tượng tự nhiên trước mắt, "cảnh vật y cựu, nhân sự toàn phi" , cảnh vật giống như xưa, người thì khác hẳn.
3. (Danh) Tình huống, tình trạng. ◎ Như: "cảnh huống" tình hình, "vãn cảnh thê lương" tình huống về già buồn thảm.
4. (Danh) Phần, đoạn trong tuồng, kịch. ◎ Như: "đệ nhất mạc đệ tam cảnh" Màn thứ nhất cảnh thứ ba.
5. (Danh) Họ "Cảnh".
6. (Động) Hâm mộ, ngưỡng mộ. ◎ Như: "cảnh ngưỡng" ngưỡng vọng.
7. (Tính) To lớn. ◎ Như: "dĩ giới cảnh phúc" lấy giúp phúc lớn.
8. Một âm là "ảnh". (Danh) Bóng. § Cũng như "ảnh" . ◇ Thi Kinh : "Nhị tử thừa chu, Phiếm phiếm kì ảnh" , (Bội phong , Nhị tử thừa chu ) Hai người đi thuyền, Bóng họ trôi xuôi dòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết cổ của chữ Ảnh — Một âm khác là Cảnh.

Từ ghép 37

pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mỏi mệt, mệt nhọc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏi mệt. ◎ Như: "cân bì lực tận" gân cốt mệt nhoài. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thế tôn an lạc, Thiểu bệnh thiểu não, Giáo hóa chúng sanh, Đắc vô bì quyện" , , (Tòng địa dũng xuất phẩm đệ thập ngũ ) Đức Thế Tôn được an vui, Ít bệnh ít phiền não, (để) Giáo hóa chúng sinh, (mà) Được khỏi mệt nhọc.
2. (Tính) Già yếu, suy nhược. ◇ Quản Tử : "Cố sử thiên hạ chư hầu dĩ bì mã khuyển dương vi tệ" 使 (Tiểu Khuông ) Cho nên khiến chư hầu thiên hạ lấy ngựa già yếu, chó, cừu làm tiền.
3. (Tính) Sụt giá, thị trường ế ẩm, yếu kém.
4. (Động) Làm cho nhọc nhằn, lao lụy. ◇ Tả truyện : "Nhi bì dân chi sính" (Thành Công thập lục niên ) Mà mặc tình làm dân khổ nhọc.
5. (Động) Chán nản, chán ngán, cảm thấy mệt mỏi. ◎ Như: "lạc thử bất bì" vui thích làm gì thì không thấy chán nản mệt mỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏi mệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Mệt, mệt mỏi, mỏi mệt, mệt nhoài: Mệt lử, mệt rã người!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt mỏi. Rã rượi.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.