Từ điển trích dẫn

1. Đại khái, hầu như. ◇ Thủy hử truyện : "Túc hạ phóng tâm, thử thì đa cảm Tống Công Minh dĩ đô thủ bảo quyến tại san thượng liễu" , (Đệ ngũ nhị hồi) Xin túc hạ yên tâm, vào giờ này hầu như Tống Công Minh đã đưa quý quyến lên núi cả rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đại khái. Tổng quát.

tiết mục

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiết mục, chương trình

Từ điển trích dẫn

1. Đốt, mấu (thực vật).
2. Chỉ đốt tre. ◇ Hàn Dũ : "Ngoại hận bao tàng mật, Trung nhưng tiết mục phồn" , (Họa Hầu Hiệp Luật vịnh duẩn ).
3. Rường mối, mấu chốt, quan kiện. ◇ Quy Hữu Quang : "Cố nhị tiên sanh nhất thì sở tranh, diệc tại ư ngôn ngữ văn tự chi gian, nhi căn bổn tiết mục chi đại, vị thường bất đồng dã" , , , (Tống Vương Tử Kính chi nhậm kiến ninh tự ).
4. Điều mục, hạng mục. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nan vi nhĩ thị cá thông minh nhân, giá đại tiết mục chánh sự cánh một kinh lịch" , (Đệ ngũ lục hồi) Cô là người thông minh như thế, mà ngay những điều to tát, vẫn chưa từng trải.
5. Đặc chỉ hạng mục trong chương trình diễn xuất (văn nghệ, đài phát thanh, đài truyền hình, v.v.). ◇ Từ Trì : "Giá cá tiết mục lập khắc bị tuyển bạt xuất lai. Đệ nhị tràng tại Hoài Nhân Đường thượng diễn tác vi na nhất vãn đích áp trục hí" . , (Mẫu đan , Bát).
6. Trình tự, đường lối trước sau. ◇ Lục Du : "Chí ư đô ấp thố trí, đương hữu tiết mục" , (Thượng nhị phủ luận đô ấp trát tử ).
7. Chi tiết, vụn vặt, phiền toái. ◇ Tô Tuân : "Thị dĩ Tống hữu thiên hạ nhân nhi tuần chi, biến kì tiết mục nhi tồn kì đại thể" , (Hành luận hạ , Nghị pháp).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Những phần trong cuốn sách — Những phần nhỏ trong sự việc lớn.

Từ điển trích dẫn

1. Nắm giữ, cứ thủ, phòng thủ. ◎ Như: "ngã quân bằng hiểm ách thủ, địch nhân nhất thì vô pháp công phá" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chẹn giữ, tức chẹn giữ chỗ đất hiểm yếu để đề phòng ngừa quân giặc.

an trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sắp xếp, sắp đặt, bày bố

Từ điển trích dẫn

1. An phóng, an bài, sắp đặt chỗ ở. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đẳng quá liễu tàn đông, xuân thiên tái dữ tha môn thu thập phòng ốc, lánh tác nhất phiên an trí bãi" , , (Đệ tam hồi) Đợi qua hết cuối đông sang xuân sẽ lại cùng họ thu xếp phòng ốc, sắp đặt chỗ ở một lượt cho xong.
2. Đi ngủ, nghỉ ngơi. ◇ Trương Trạc : "Thì kí huân hoàng, thả hoàn phòng thất, thứ Trương Lang cộng nương tử an trí" , , (Du tiên quật ) Trời đã hoàng hôn, hãy trở về nhà, (người con dòng thứ) Trương Lang cùng nương tử nghỉ ngơi.
3. Kính từ, dùng để mời người khác đi nghỉ ngơi. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Hòa thượng tống xuất Chu Tiến đích phạn lai, nhất điệp lão thái diệp, nhất hồ nhiệt thủy. Chu Tiến dã cật liễu. Khiếu liễu an trí, các tự hiết tức" , , . . , (Đệ nhị hồi) Vị hòa thượng đưa cơm ra cho Chu Tiến, một đĩa rau, một bầu nước nóng. Chu Tiến ăn xong. Hòa thượng bảo Chu Tiến hãy đi nghỉ, ai nấy tự đi ngủ.
4. Đời Tống, biếm trích quan lại gọi là "an trí" . § Nặng hơn nữa gọi là "biên quản" .

bất thành

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sẽ không

Từ điển trích dẫn

1. Không thành tựu, không nên việc. ◇ Sử Kí : "Hạng tịch thiếu thì, học thư bất thành, khứ học kiếm, hựu bất thành" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Tịch lúc nhỏ, học chữ không nên, bỏ đi học kiếm, cũng chẳng thành.
2. Không được, không chạy. ☆ Tương tự: "bất khả" , "bất hành" , "phất thành" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc thân thủ yếu, Tập Nhân đệ quá, Bảo Ngọc dịch tại bị trung, tiếu đạo: Giá khả khứ bất thành liễu" , , , : (Đệ ngũ thập thất hồi) Bảo Ngọc giơ tay đòi (cái thuyền trưng bày trong tủ). Tập Nhân đưa đến. Bảo Ngọc giấu ngay vào trong chăn cười nói: Nó không thể đi được nữa rồi.
3. Lẽ nào, chẳng lẽ. § Biểu thị phản vấn. Thường dùng sau "nan đạo" , "mạc phi" . ◇ Thủy hử truyện : "Khán nhĩ chẩm địa nại hà ngã! Một địa lí đảo bả ngã phát hồi Dương Cốc huyện khứ bất thành?" . (Đệ nhị thập bát hồi) Coi mi làm gì được ta! Chẳng lẽ mi lại giao trả ta về huyện Dương Cốc hay sao?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không nên việc. Hỏng việc.

Từ điển trích dẫn

1. Không ngừng, không thôi. ◇ Tô Mạn Thù : "Đương thị thì, ngô cảm khấp bất trí" , (Đoạn hồng linh nhạn kí , Đệ tam chương) Lúc bấy giờ, tôi xúc động khóc không thôi.
2. Không nói ý mình ra. ◎ Như: "bất trí khả phủ" chẳng nói ra ý kiến nào cả.
3. Bất đức. § Ý nói tự cho mình không có đức.

Từ điển trích dẫn

1. Phi thường, hãn hữu. § Cũng như "phi phàm" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim thiên tử mông trần, tướng quân thành nhân thử thì thủ xướng nghĩa binh, phụng thiên tử dĩ tòng chúng vọng, bất thế chi lược dã" , , , (Đệ thập tứ hồi) Nay thiên tử mắc nạn, tướng quân nhân dịp này, cất nghĩa binh, phụng thiên tử để theo nguyện vọng của dân chúng, sách lược rất hay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không giống đời. Cũng như Bất phàm.

Từ điển trích dẫn

1. Không nên, không cần. ☆ Tương tự: "bất tất" , "bất dụng" .
2. Không chịu nổi. ◇ Thủy hử truyện : "Lâm Xung khiếu nhất thanh: "Ai dã!" Cấp súc đắc khởi thì, phao đắc cước diện hồng thũng liễu. Lâm Xung đạo: "Bất tiêu sanh thụ"" : "", . : "" (Đệ bát hồi) Lâm Xung kêu to một tiếng: "Ui da!" Vội vàng rụt chân lại, chân bỏng sưng đỏ lên. Lâm Xung nói: "Đau không chịu nổi".
3. Không tiêu mất. ◇ Quách Mạt Nhược : "Nghê hồng dạ bất tiêu" (Phóng ai tạp ngâm ) Cầu vồng đêm không biến mất.

Từ điển trích dẫn

1. Kiến giải không giống nhau. ◇ Vương Thủ Nhân : "Giáo giả duy dĩ thử vi giáo, nhi học giả duy dĩ thử vi học. Đương thị chi thì, nhân vô dị kiến, gia vô dị tập" , . , , (Truyền tập lục , Quyển trung).
2. Cũng chỉ kiến giải riêng biệt, khác thường. ◇ Tăng Củng : "Ngoạn tư thi thư, vô xuất luân chi dị kiến; du tâm hàn mặc, đa thiệp tục chi trần ngôn" , ; , (Hồng Châu tạ đáo nhậm biểu ).
3. Kì quan. § Cảnh quan, hiện tượng lạ lùng, hiếm thấy.
4. Chỉ tà thuyết dị đoan. ◇ Pháp Uyển Châu Lâm : "Tỏa tà trí chi hư giác, đỗ dị kiến chi vọng ngôn" , (Quyển lục bát).

bất tường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

điềm gở, điềm xấu

Từ điển trích dẫn

1. Xấu xa, không tốt, bất thiện. ◇ Giả Nghị : "Ô hô ai tai! Phùng thì bất tường" ! (Điếu Khuất Nguyên văn ) Hỡi ơi, than ôi! Gặp thời xấu xa.
2. Chỉ sự việc hoặc người không tốt. ◇ Thái Diễm : "Hải nội hưng nghĩa sư, dục cộng thảo bất tường" , (Bi phẫn ). § "Bất tường" chỉ "Đổng Trác" .
3. Gở, chẳng lành, bất cát lợi. ◎ Như: "bất tường chi triệu" điềm chẳng lành.
4. Chỉ sự vật đem lại điều chẳng lành. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Nhất dạ kiến giá hứa đa bất tường, chẩm địa đắc cá sinh nhân lai xung nhất xung?" , ? (Tây Sơn nhất quật quỷ 西).
5. Hung mãnh, mạnh bạo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Chính do hiềm đả khinh liễu, nhất cước thích khai chưởng bản đích, tự kỉ đoạt quá lai, giảo trước nha, ngận mệnh cái liễu tam tứ thập hạ. Chúng môn khách kiến đả đích bất tường liễu, mang thượng tiền đoạt khuyến" , , , , . , (Đệ tam thập tam hồi) Giả Chính ngờ rằng (mấy người hầu) đánh (Bảo Ngọc) nhẹ quá, một chân đá thằng cầm gậy, tự mình giật lấy cây gậy, nghiến răng, cật lực đánh xuống mấy cái. Những môn khách thấy đánh dữ tợn quá, vội chạy đến khuyên ngăn.
6. Chỉ chết (húy xưng). ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Lang quân gia bổn bắc nhân, kim thoán nam hoang, lưu li vạn lí, hốt hữu bất tường, nô đương phù trì tang sự bắc quy" , , , , (Quảng dị kí , Diêu giáp ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chẳng lành. Chẳng hạn. Bất tường chi triệu ( điềm chẳng lành, điềm xấu ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.