chí
zhì ㄓˋ

chí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ý chí, chí hướng
2. cân, đo, đong

Từ điển phổ thông

1. ghi chép
2. văn ký sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ý hướng, quyết tâm, nơi để tâm vào đấy. ◎ Như: "hữu chí cánh thành" có chí tất nên. ◇ Luận Ngữ : "Nhan Uyên, Tử Lộ thị. Tử viết: Hạp các ngôn nhĩ chí" , . : (Công Dã Tràng ) Nhan Uyên, Quý Lộ theo hầu. Khổng Tử nói: Sao không nói chí hướng của các anh (cho ta nghe)?
2. (Danh) Mũi tên.
3. (Danh) Bài văn chép. ◎ Như: "Tam quốc chí" , "địa phương chí" .
4. (Danh) Chuẩn đích.
5. (Danh) Họ "Chí".
6. (Động) Ghi chép. § Cũng như "chí" . ◇ Tô Thức : "Đình dĩ vũ danh, chí hỉ dã" , (Hỉ vủ đình kí ) Đình đặt tên là Mưa, để ghi một việc mừng.
7. (Động) Ghi nhớ. ◎ Như: "vĩnh chí bất vong" ghi nhớ mãi không quên.
8. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Chí, nơi để tâm vào đấy gọi là chí. Như hữu chí cánh thành có chí tất nên. Người có khí tiết gọi là chí sĩ nghĩa là tâm có chủ trương, không có a dua theo đời vậy.
② Chuẩn đích.
③ Mũi tên.
④ Ghi chép, cũng như chữ chí .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều mà lòng mình hướng tới. Cái ý muốn to lớn mạnh mẽ — Ý riêng, lòng riêng — Ghi chép, biên soạn.

Từ ghép 52

trạm
zhān ㄓㄢ, zhàn ㄓㄢˋ

trạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng lâu
2. nhà trạm, chỗ trú
3. chặng đường, đoạn đường

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng. ◎ Như: "trạm tại nhất phiến đại bình dã thượng" đứng nơi đồng không mông quạnh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhị môn khẩu cai ban tiểu tư môn kiến liễu Bình Nhi xuất lai, đô trạm khởi lai" , (Đệ tam thập cửu hồi) Bọn đầy tớ nhỏ giữ cửa ngoài, thấy Bình Nhi đến, đều đứng dậy.
2. (Danh) Chỗ giữa đường tạm trú hoặc chỗ hoán chuyển giao thông. ◎ Như: "dịch trạm" nhà trạm, "lữ trạm" quán trọ, "xa trạm" trạm xe.
3. (Danh) Cơ quan tổ chức dùng để liên lạc, đơn vị nhỏ đặt ra cho một dịch vụ nào đó. ◎ Như: "gia du trạm" trạm dầu xăng, "y liệu trạm" trạm y tế.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứng lâu.
② Nhà trạm, chỗ giữa đường tạm trú, như dịch trạm nhà trạm, lữ trạm quán trọ, v.v. Tục gọi một cung đường là nhất trạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứng: Đứng suốt buổi sáng; Đứng dậy, đứng lên;
② Vùng (lên): Nhân dân châu Phi đã vùng lên;
③ Ga, nhà trạm, trạm: Nhà trạm (phụ trách việc chuyển thư tín và công văn thời xưa); Quán trọ; Ga xe lửa; Trạm y tế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng lâu. Đứng thẳng — Chỗ tạm nghỉ ngơi dừng chân trên đường xa. Td: Bưu trạm.

Từ ghép 11

ba
bā ㄅㄚ

ba

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mong ngóng
2. dính, bén, sát, bám
3. liền, ở cạnh
4. miếng cháy cơm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mong chờ, kì vọng. ◎ Như: "triêu ba dạ vọng" ngày đêm mong chờ.
2. (Động) Cố gắng đạt được, doanh cầu. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Thủ liễu nhất thế thư song, chỉ vọng ba cá xuất thân, đa thiểu tránh ta gia tư" , , (Quyển nhị thập lục) Đem cả một đời đèn sách, trông chờ cố gắng cho được xuất thân, kiếm được ít nhiều của cải.
3. (Động) Liền, kề, gần, tiếp cận. ◇ Thủy hử truyện : "Tiền bất ba thôn, hậu bất ba điếm" , (Đệ nhị hồi) Đằng trước không kề làng, đằng sau không gần quán.
4. (Động) Khô đọng, dính, khét. ◎ Như: "oa ba" cơm cháy (dính vào nồi), "nê ba" đất bùn ướt dính.
5. (Động) Bò, leo, trèo. ◇ Thủy hử truyện : "Hành liễu bán nhật, ba quá lĩnh đầu, tảo khán kiến lĩnh cước biên nhất cá tửu điếm" , , (Đệ tam lục hồi) (Ba người) đi được nửa ngày, trèo qua trái núi, đã thấy một quán rượu dưới chân núi.
6. (Động) Vin, vịn, với, níu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha bất đa kỉ niên, dĩ ba đáo cực đính đích phận nhi" , (Đệ cửu thập cửu hồi) Ông ta chẳng mấy năm đã vin được chức cao nhất.
7. (Động) Nghển, duỗi.
8. (Động) Đào, khoét.
9. (Trợ) Tiếng đệm sau danh từ, tính từ. Dùng chỉ cái gì ở mặt dưới hoặc mặt sau vật thể. ◎ Như: "vĩ ba" cái đuôi, "trát ba nhãn" chớp mắt.
10. (Danh) Một giống rắn lớn (theo truyền thuyết thời cổ). ◎ Như: "ba xà" .
11. (Danh) Nước "Ba" , tộc "Ba" .
12. (Danh) Lượng từ: đơn vị áp suất (tiếng Anh: "bar").
13. (Danh) Họ "Ba".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước Ba, đất Ba.
② Ba Lê Paris.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bén, cháy, khê, khét: Cơm cháy; Cơm khét rồi;
② Kề, liền bên cạnh: Đằng trước không kề làng, đằng sau không nhà trọ (trơ vơ);
③ Mong: Ngày đêm mong chờ;
④ [Ba] Nước Ba (tên nước thời xưa ở miền đông tỉnh Tứ Xuyên, nên miền đông Tứ Xuyên cũng gọi là );
⑤ Tiếng đệm đặt sau danh từ, động từ, tính từ...: Đuôi, cái đuôi; Chớp mắt; Khô không khốc, nhạt phèo;
⑥ [Ba] (Họ) Ba.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài rắn lớn. Xem Ba xà — Tên đất. Xem Ba thục — Hợp lại, dính lại. Xem Ba kết — Cái má, bộ phận hai bên mặt.

Từ ghép 42

hoảng
huǎng ㄏㄨㄤˇ

hoảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: hoảng hốt )

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Bỗng, hốt nhiên. ◎ Như: "hoảng nhiên đại ngộ" hốt nhiên đại ngộ, chợt hiểu thấu.
2. (Tính) Phảng phất, mơ hồ, hình như. ◎ Như: "hoảng hốt" mờ mịt, mơ hồ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô tiền nhật bệnh trung, tâm thần hoảng hốt, ngộ ngôn thương nhữ, nhữ vật kí tâm" , , , (Đệ bát hồi) Hôm qua ta trong cơn bệnh, tâm thần mờ mịt, lỡ nói lời tổn thương nhà ngươi, nhà ngươi đừng để bụng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hoảng hốt , thấy không được đích xác gọi là hoảng hốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】 hoảng nhiên [huăngrán] Bỗng nhiên (tỉnh ngộ), bừng (tỉnh), chợt: Bỗng nhiên thức tỉnh, chợt vỡ lẽ, chợt tỉnh ngộ;
② Hình như, tựa hồ, tựa như, giống như, khác nào, phảng phất: Tựa hồ trong mộng, phảng phất chiêm bao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hoảng hốt: Mơ hồ, không rõ ràng — Đầu óc nổi loạn, không phân biệt nhận định được gì — Ta còn hiểu là lòng dạ sợ hãi, rối loạn.

Từ ghép 3

kinh
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây kinh
2. cái roi
3. châu Kinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "kinh", một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng dắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là "kinh trăn" , "kinh cức" . § "Sở Thanh Tử" gặp bạn là "Ngũ Cử" trên đường, trải cành kinh cùng nhau nói chuyện cũ, "ban kinh đạo cố" . Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là "sài kinh" . Nước "Sở" có nhiều cây kinh nên gọi là "Kinh" hay "Kinh Sở" .
2. (Danh) Cây roi. § Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là "giạ sở" . "Liêm Pha" mang bó kinh đến nhà ông "Lạn Tương Như" tạ tội cũng là theo ý đó. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố nhất thì thác kiến, lai nhật tự đương phụ kinh" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố tôi đã nghĩ lầm, ngày mai sẽ tự mang roi đến (chịu tội).
3. (Danh) "Tử kinh" cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. § Xưa ba anh em "Điền Chân" lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ "tử kinh" mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài "Nhớ em" dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Đầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
4. (Danh) Vợ "Lương Hồng" nhà Hán là bà "Mạnh Quang" lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là "kinh". ◎ Như: "chuyết kinh" người vợ vụng dại của tôi, "kinh thất" nhà tôi (vợ), tiện nội.
5. (Danh) "Kinh Châu" , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. § Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, "Lí Bạch" viết thư sang thăm có câu: "Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn (Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử) Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là "thức kinh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây kinh, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là kinh trăn , kinh cức , v.v. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử ở đường, lấy cành cây kinh đàn ra ngồi nói chuyện gọi là ban kinh đạo cố trải cành kinh nói chuyện cũ. Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là sài kinh . Nước Sở có nhiều cây kinh nên gọi là Kinh hay Kinh Sở .
② Cây roi. Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là giạ sở . Liêm Pha mang bó kinh đến nhà ông Lạn Tương Như tạ tội cũng là theo ý đó.
③ Tử kinh cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. Xưa ba anh em Ðiền Chân lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ tử kinh mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài Nhớ em dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Ðầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
④ Vợ Lương Hồng nhà Hán là bà Mạnh Quang lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là kinh. Như chuyết kinh ý nói người vợ vụng dại của tôi, kinh thất nhà tôi (vợ), v.v. đều vì tích này.
⑤ Châu Kinh , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, Lí Bạch viết thư sang thăm có câu: Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là thức kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây mận gai;
② Cây roi để đánh phạt (thời xưa);
③ (văn) (khiêm) Vợ tôi: Người vợ vụng dại của tôi; Nhà tôi, vợ tôi;
④ [Jing] Châu Kinh (thời xưa ở Trung Quốc, nay thuộc các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu–Trung Quốc);
⑤ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai — Tiếng khiêm nhường, chỉ người vợ của mình ( Kinh thê, tức người đàn bà nghèo nàn thấp kém, kẹp tóc bằng cây gai ) — Tên một trong chín châu của Trung Hoa thời cổ, tức Kinh châu.

Từ ghép 5

cung, cúng
gōng ㄍㄨㄥ, gòng ㄍㄨㄥˋ

cung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cung cấp
2. tặng
3. lời khai, khẩu cung

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bày, sắp đặt, trần thiết. ◎ Như: "cung trướng" bỏ màn sẵn cho người ngủ. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Trác thượng hoa bình nội cung nhất chi bích đào hoa" (Lí trích tiên túy thảo hách man thư ) Trong bình hoa trên bàn trưng bày một cành hoa bích đào.
2. (Động) Dâng hiến, thờ phụng. ◎ Như: "cung Phật" cúng Phật. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Gia môn na phạ dụng nhất vạn lưỡng ngân tử cung tổ tông, đáo để bất như giá cá hữu thể diện" , (Đệ thập lục hồi) Chúng ta nào có sợ tiêu cả vạn lạng bạc để cúng tổ tiên, nhưng dù sao cũng không bằng mấy lạng bạc này (tiền vua thưởng) có thể diện hơn.
3. (Động) Chấp hành, tòng sự. ◎ Như: "cung chức" nhận giữ chức việc mình.
4. (Động) Cấp, cho. ◎ Như: "cung ứng" , "cung cấp" .
5. (Động) Tạo điều kiện, để cho. ◇ Đỗ Phủ : "Tân thiêm thủy hạm cung thùy điếu" (Giang thượng trị thủy như hải thế liêu đoản thuật ).
6. (Động) Khai nhận, thú nhận. ◎ Như: "cung nhận" khai nhận, "cung xuất" khai ra. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương bất cảm ẩn, thật cung chi" , (Tiên nhân đảo ) Vương không dám giấu, phải nói thật.
7. (Danh) Lời khai, lời xưng (khi bị tra hỏi). ◎ Như: "khẩu cung" lời khai, "thân cung" tự khai.
8. (Danh) Đồ cúng tế. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Trí bạn tổ tông đích cung" (Đệ ngũ thập tam hồi).
9. (Danh) Các món ăn, rượu thịt, cơm ăn. ◇ Tây du kí 西: "Na viện chủ hiến liễu trà, hựu an bài trai cung" , (Đệ thập lục hồi) Chủ viện dâng trà rồi lại dọn cơm chay.
10. (Danh) Họ "Cung".

Từ điển Thiều Chửu

① Bầy, đặt, như cung trướng bỏ màn sẵn cho người ngủ.
② Vâng, như cung chức vâng giữ chức việc mình.
③ Lời cung. Tra hỏi kẻ khác, kẻ khác xưng hết sự mình gọi là cung, như khẩu cung , thân cung v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cung cấp;
② Để cho, dùng để: Để cho bạn đọc tham khảo. Xem [gòng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cúng: Cúng tổ tiên; Đồ cúng;
② Cung khai, khẩu cung, lời khai: Không lấy được khẩu cung. Xem [gong].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt, bày biện — Đưa tới — Nuôi nấng — Nói thật về mình.

Từ ghép 30

cúng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cúng: Cúng tổ tiên; Đồ cúng;
② Cung khai, khẩu cung, lời khai: Không lấy được khẩu cung. Xem [gong].
côi, quynh, quýnh
jiōng ㄐㄩㄥ, jiǒng ㄐㄩㄥˇ

côi

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Côi côi. Xem xét kĩ càng. Một âm khác là Quynh.

quynh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đóng (cửa)
2. then, chốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây gỗ chắn ngang trên đồ vật. ◎ Như: "đỉnh quynh" cái que đậy nắp đỉnh, ta gọi là cái tay co.
2. (Danh) Then cửa. ◇ Bạch Cư Dị : "Kham gian trường trượng dư, Môn hộ vô quynh quan" , (Du Ngộ Chân tự ) Nhà thờ Phật dài hơn một trượng, Cửa vào không có then cài.
3. (Danh) Cửa, môn hộ. ◇ Bạch Cư Dị : "Kim khuyết tây sương khấu ngọc quynh, Chuyển giao Tiểu Ngọc báo Song Thành" 西, (Trường hận ca ) (Đến) cổng vàng dưới mái tây gõ cửa ngọc, Nhờ cậy nàng Tiểu Ngọc báo tin cho nàng Song Thành.
4. (Danh) Cái đòn gỗ đặt trước xe để cắm cờ.
5. (Động) Đóng. ◎ Như: "quynh môn" đóng cửa. ◇ Tây sương kí 西: "Liêm thùy hạ, hộ dĩ quynh" , (Đệ nhất bổn , Đệ tam chiết) Rèm buông xuống, cửa đã đóng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðóng, như quynh môn đóng cửa, cây gỗ chắn ngang trên đồ vật cũng gọi là quynh, như đỉnh quynh cái que đậy nắp đỉnh, ta gọi là cái tay co.
② Then ngoài, cái đòn gỗ đặt trước xe để cắm cờ cũng gọi là quynh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Then cửa;
② Đôn gỗ đặt trước xe để cắm cờ;
③ Cây gỗ chắn ngang trên đồ vật: Cây que đậy nắp đỉnh, tay co;
④ Đóng (cửa): Đóng cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chốt cửa cài ở bên ngoài — Cửa ngõ. Cổng ngõ.

Từ ghép 2

quýnh

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhận thấy, phân biệt.
hào
háo ㄏㄠˊ

hào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người có tài
2. phóng khoáng
3. con hào (giống lợn)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người có tài trí xuất chúng. ◎ Như: "anh hào" bậc tài giỏi, "văn hào" nhà văn có tài lớn.
2. (Danh) Người thủ lĩnh, người trùm. ◎ Như: "hương hào" người trùm trong một làng.
3. (Danh) Kẻ mạnh, người có tiền của, thế lực. ◎ Như: "phú hào" người giàu có.
4. (Danh) Lông nhỏ. § Thông "hào"
5. (Danh) Họ "Hào".
6. (Danh) "Hào trư" con nhím.
7. (Tính) Sảng khoái, không câu thúc. ◎ Như: "hào mại" (hay "hào phóng" ) rộng rãi phóng túng. ◇ Cù Hựu : "Tha bác học đa tài, tính cách hào mại" , (Tu Văn xá nhân truyện ) Người đó học rộng nhiều tài năng, tính tình rộng rãi phóng khoáng.
8. (Tính) Nghĩa hiệp. ◎ Như: "hào cử" hành vi nghĩa hiệp, hành vi cao đẹp.
9. (Tính) Thế mạnh, lượng nhiều. ◎ Như: "hào vũ" mưa lớn, mưa mạnh. ◇ Lục Du : "Tam canh thiên địa ám, Tuyết cấp phong dũ hào" , (Tuyết dạ ) Ba canh trời đất u ám, Tuyết gấp gió càng mạnh.
10. (Tính) Xa hoa. ◎ Như: "hào hoa" tiêu pha tốn nhiều.
11. (Phó) Ngang ngược. ◇ Hán Thư : "Bất đắc hào đoạt ngô dân hĩ" (Thực hóa chí hạ ) Không được ngang ngược cướp bóc dân ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Con hào, một loài thú như loài lợn.
② Sáng suốt, trí tuệ hơn trăm người gọi là hào, như hào kiệt .
③ Làm một người chúa trùm trong một bọn cũng gọi là hào, như hương hào người trùm trong một làng.
④ Hào hiệp, ý khí phi thường cũng gọi là hào, như hào cử làm nên việc phi thường, hào ẩm uống rượu khỏe hơn người, thi hào bậc làm thơ giỏi hơn người.
⑥ Hào, cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hào (sĩ, kiệt), người có tài: Đại văn hào của; Tự hào;
② Hào phóng, hào hiệp.【】hào phóng [háofàng] Hào phóng, phóng khoáng: Hào phóng không ràng buộc; Lời văn phóng khoáng;
③ Ngang nhiên, ngang ngược: Ngang nhiên cướp đoạt;
④ Phi thường, hơn người: Hành động phi thường; Uống rượu mạnh hơn người;
⑤ (văn) Hào (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông lợn ( heo ) — Tài sức hơn người — Rộng rãi về tiền bạc.

Từ ghép 23

lưu
liú ㄌㄧㄡˊ, liǔ ㄌㄧㄡˇ, liù ㄌㄧㄡˋ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lưu giữ, ở lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở lại, dừng lại. ◇ Sử Kí : "Khả tật khứ hĩ, thận vô lưu" , (Việt Vương Câu Tiễn thế gia ) Hãy mau đi đi, cẩn thận đừng ở lại.
2. (Động) Cầm giữ, giữ lại không cho đi. ◎ Như: "lưu khách" cầm khách ở lại. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Minh lai Ngô, cô dục sử Tử Du lưu chi" , 使 (Đệ bát thập nhị hồi) Khổng Minh đến (Đông) Ngô, quả nhân muốn sai Tử Du giữ ông ta ở lại.
3. (Động) Bảo tồn, để chừa lại. ◎ Như: "lưu hồ tử" để râu.
4. (Động) Truyền lại. ◎ Như: "tổ tiên lưu hạ phong phú đích di sản" tổ tiên truyền lại di sản phong phú.
5. (Động) Đình trệ, đọng lại. ◎ Như: "án vô lưu độc" văn thư không ứ đọng.
6. (Động) Chú ý. ◎ Như: "lưu tâm" để ý tới, "lưu ý" chú ý, "lưu thần" để ý cẩn thận.

Từ điển Thiều Chửu

① Lưu lại, muốn đi mà tạm ở lại gọi là lưu.
② Lưu giữ, giữ lại không cho đi.
③ Ðáng đi mà không đi gọi là lưu, như lưu nhậm lại ở làm việc quan.
④ Ðình trệ, như án vô lưu độc văn thư nhanh nhẹn không đọng cái nào.
⑤ Còn lại.
⑥ Lâu.
⑦ Ðợi dịp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở lại: Anh ấy đã ở lại làm việc tại nông thôn;
② Cầm lại, bắt giam, giữ lại: Cầm lại; Cầm khách ở lại ăn cơm tối; Bắt giam;
③ Chú ý, cẩn thận: Chú ý; Cẩn thận;
④ Lưu, để, chừa: 稿 Lưu bản nháp; Chừa (để) râu;
⑤ Để lại: Sách anh ấy đều để lại chỗ tôi cả;
⑥ Đọng lại: Văn thư không ứ đọng;
⑦ (văn) Lâu;
⑧ (văn) Đợi dịp;
⑨ [Liú] (Họ) Lưu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết quen thuộc của chữ Lưu .

Từ ghép 22

yểm
yǎn ㄧㄢˇ

yểm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

che chở

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bưng, ngậm, min, đóng. ◎ Như: "yểm khẩu" bưng miệng, "yểm môn" đóng cửa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tam nhân thính thuyết, mang yểm liễu khẩu, bất đề thử sự" , , (Đệ ngũ thập thất hồi) Ba người nghe nói, liền ngậm miệng, không nhắc đến chuyện ấy nữa.
2. (Động) Che lấp. ◎ Như: "yểm cái" che đậy, "yểm tế" bưng che.
3. (Động) Ngưng lại, đình chỉ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Xá đẳng mệnh thủ hạ nhân yểm nhạc đình âm" (Đệ thập ngũ hồi) Bọn Giả Xá bảo người nhà ngưng im tiếng nhạc.
4. (Động) Úp lấy, chụp lấy, thừa lúc không phòng bị mà đánh úp. ◎ Như: "yểm tập" đánh úp. § Ghi chú: Nguyên là chữ "yểm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bưng, ngậm, đóng. Như yểm khẩu bưng miệng, yểm môn đóng cửa, v.v.
② Che lấp, như yểm cái che đậy, yểm tế bưng che, v.v.
③ Úp lấy, chụp lấy, thừa lúc không có phòng bị mà úp ngay gọi là yểm, nguyên là chữ yểm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Che đậy, bưng bít: Bưng (che) miệng mà cười;
② Khép, đóng: Khép cửa;
③ (đph) Kẹp: Tay bị cánh cửa kẹp phải;
④ (văn) Úp lấy, chụp lấy (một cách bất ngờ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che đi — Che chở — Đóng lại. Đậy lại — Ngừng lại. Thôi — Lật xuống mà lấy. Lấy hết — Cũng chỉ sự đánh úp.

Từ ghép 15

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.