Từ điển trích dẫn

1. Không được nuôi dưỡng. ◇ Thi Kinh : "Dân mạc bất cốc, Ngã độc vu li" , (Tiểu nhã , Tiểu bàn ) Người ta ai cũng được dưỡng dục, Riêng ta buồn khổ.
2. Kém cỏi, bất thiện (tiếng tự khiêm của vua chư hầu thời xưa). ◇ Lưu Hướng : "Trang Vương viết: Thiện, bất cốc tri truất" : , (Thuyết uyển , Chánh gián ).
3. Ngũ cốc không lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xa, kém cỏi. Tiếng tự xưng khiêm nhường của vị vua thời xưa.

khảm kha

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Đất không bằng phẳng. ☆ Tương tự: "khi khu" . ★ Tương phản: "bình chỉnh" .
2. Trắc trở, không thuận lợi, không thỏa chí. § Ta quen đọc là "khảm kha". ◇ Đặng Trần Côn : "Để sự đáo kim thành khảm kha" (Chinh Phụ ngâm ) Việc gì đến nay thành trắc trở. Đoàn Thị Điểm dịch thơ: Trách trời sao để lỡ làng. ◇ Liêu trai chí dị : "Di tọa tựu tháp, cáo tố khảm kha, từ chỉ bi trắc" , , (Trần Vân Tê ) Đến ngồi bên giường, kể lể cảnh ngộ long đong, lời lẽ xót xa bùi ngùi. § Cũng viết là "khảm kha" . ☆ Tương tự: "lao đảo" . "lạc phách" , "sá sế" . ★ Tương phản: "thuận lợi" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trắc trở, vất vả. Bản dịch bài tựa Truyện Kiều của Mộng Liên Đường Chủ nhân có câu: » Trong trời đất đã có người tài tình tuyệt thế, tất thế nào cũng có việc khảm kha bất bình «.

khảm khả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gập ghềnh

Từ điển trích dẫn

1. Đất không bằng phẳng. ☆ Tương tự: "khi khu" . ★ Tương phản: "bình chỉnh" .
2. Trắc trở, không thuận lợi, không thỏa chí. § Ta quen đọc là "khảm kha". ◇ Đặng Trần Côn : "Để sự đáo kim thành khảm kha" (Chinh Phụ ngâm ) Việc gì đến nay thành trắc trở. Đoàn Thị Điểm dịch thơ: Trách trời sao để lỡ làng. ◇ Liêu trai chí dị : "Di tọa tựu tháp, cáo tố khảm kha, từ chỉ bi trắc" , , (Trần Vân Tê ) Đến ngồi bên giường, kể lể cảnh ngộ long đong, lời lẽ xót xa bùi ngùi. § Cũng viết là "khảm kha" . ☆ Tương tự: "lao đảo" . "lạc phách" , "sá sế" . ★ Tương phản: "thuận lợi" .

Từ điển trích dẫn

1. Không tin, không cho là thật. ◇ Luận Ngữ : "Tuy viết bất yếu quân, ngô bất tín dã" , (Hiến vấn ) (Ông ta) tuy nói là không yêu sách vua, ta không tin đâu.
2. Không thành thật. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. Chẳng lẽ, lẽ đâu. § Cũng như nói "nan đạo" . ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Giá đẳng nhất cá đại khứ xứ, bất tín một trai lương?" . , (Đệ tam hồi) Nói láo! Chẳng lẽ một cái chùa lớn như vầy mà không có hột gạo ăn?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không tin tưởng, không cho là thật.

học vấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

học vấn, kiến thức

Từ điển trích dẫn

1. Hiểu biết có được nhờ học tập. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nãi nãi bất tri đạo, ngã môn cô nương đích học vấn, liên ngã môn di lão gia thì thường hoàn khoa ni" , , (Đệ thất thập cửu hồi) Mợ không biết, về kiến thức của cô nương, ngay cả Di lão gia của chúng ta cũng thường khen ngợi đấy. ☆ Tương tự: "tri thức" .
2. Học hỏi. ◇ Cố Viêm Vũ : "Phù nhân dữ nghĩa, vị hữu bất học vấn nhi năng minh giả dã" , (Nhật tri lục , quyển thập nhất) Nhân nghĩa, chưa có ai không học hỏi mà có thể hiểu rõ được.
3. Đạo lí. ◎ Như: "giá kiện sự biểu diện giản đan, đãn lí diện đích học vấn khả đại liễu" , sự việc đó mặt ngoài đơn giản, nhưng đạo lí bên trong lại sâu xa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Học cái có sẵn và học cái chưa thấy, chưa biết. Chỉ chung việc học hỏi — Ta còn hiểu là cái công lao, hoặc cái trình độ học tập.

Từ điển trích dẫn

1. Không hiểu tại sao. ◇ Trương Hành : "Tư trạm ưu nhi thâm hoài hề, Tư tân phân nhi bất lí" , (Tư huyền phú ).
2. Không lo liệu, không làm việc. ◎ Như: " bất lí chánh vụ" .
3. Không để ý tới, không ngó ngàng tới. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc kiến tha bất lí, chỉ đắc bồi tiếu thuyết đạo: Nhĩ dã khứ cuống cuống, tái tài bất trì" , : , (Đệ nhị thập bát hồi) Bảo Ngọc thấy cô ta (Đại Ngọc) không để ý đến mình, đành phải cười nói: Em nên ra dạo chơi, rồi về khâu cũng chưa muộn.
4. Nói không thuận lợi. ◇ Mạnh Tử : : "Mạch Kê viết: "Kê đại bất lí ư khẩu." Mạnh Tử viết: "Vô thương dã, sĩ tăng tư đa khẩu."" . : , (Tận tâm hạ ) Mạch Kê nói: "Người ta thường nói (những điều) không thuận lợi về tôi." Mạnh Tử nói: "Chẳng hại gì, kẻ sĩ thường hay bị ghen ghét gièm pha."

Từ điển trích dẫn

1. Khớp xương. ◎ Như: "tất quan tiết" khớp xương đầu gối.
2. Khúc mấu chốt, giai đoạn quan trọng trong sự tiến triển của một công việc.
3. Hối lộ, đút lót. ◇ Thủy hử truyện : "Sái Phúc, Sái Khánh lưỡng cá thương nghị định liễu, ám địa lí bả kim tử mãi thượng cáo hạ, quan tiết dĩ định" , , , (Đệ lục thập nhị hồi) Sái Phúc, Sái Khánh hai người bàn luận xong, rồi ngầm đem số vàng mua chuộc trên dưới, đút lót đâu vào đấy.
4. Ám hiệu. ◇ Diệp Hiến Tổ : "Ám tống nhất cá quan tiết, ngã vương khả dĩ thoát thân dã" , (Dịch thủy hàn ) Ngầm đưa một ám hiệu, vua ta nhờ đó mới được thoát thân.
5. Dặn dò.
6. Mưu kế, cơ mưu.
7. Ám chỉ, không nói rõ ra để người ta hiểu ngầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khớp xương.

Từ điển trích dẫn

1. Không có tài năng.
2. Chỉ người không có tài năng.
3. Không thành tài.
4. Không vẻ vang, không danh giá. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như thử khán lai, đảo phạ tương lai nan miễn bất tài chi sự, linh nhân khả kinh khả úy" , , (Đệ tam thập nhị hồi) Xem thế thì sau này e xảy việc không hay, làm cho người ta đáng ghê, đáng sợ.
5. Chẳng giỏi, ý nói mình kém cỏi (tiếng tự khiêm). ☆ Tương tự: "bỉ nhân" , "tại hạ" . ◇ Lão tàn du kí : "Bất tài vãng thường kiến nhân độc Phật kinh, thập ma "sắc tức thị không, không tức thị sắc", giá chủng vô lí chi khẩu đầu thiền, thường giác đắc đầu hôn não muộn" , ", ", , (Đệ thập hồi) Kẻ hèn này thường nghe người ta đọc kinh Phật, cái gì mà "sắc tức thị không, không tức thị sắc", thứ câu nói vô lí ấy ở cửa miệng nhà thiền, thường cảm thấy ù đầu khổ trí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chẳng giỏi, ý nói kém cỏi.

bất thành

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sẽ không

Từ điển trích dẫn

1. Không thành tựu, không nên việc. ◇ Sử Kí : "Hạng tịch thiếu thì, học thư bất thành, khứ học kiếm, hựu bất thành" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Tịch lúc nhỏ, học chữ không nên, bỏ đi học kiếm, cũng chẳng thành.
2. Không được, không chạy. ☆ Tương tự: "bất khả" , "bất hành" , "phất thành" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc thân thủ yếu, Tập Nhân đệ quá, Bảo Ngọc dịch tại bị trung, tiếu đạo: Giá khả khứ bất thành liễu" , , , : (Đệ ngũ thập thất hồi) Bảo Ngọc giơ tay đòi (cái thuyền trưng bày trong tủ). Tập Nhân đưa đến. Bảo Ngọc giấu ngay vào trong chăn cười nói: Nó không thể đi được nữa rồi.
3. Lẽ nào, chẳng lẽ. § Biểu thị phản vấn. Thường dùng sau "nan đạo" , "mạc phi" . ◇ Thủy hử truyện : "Khán nhĩ chẩm địa nại hà ngã! Một địa lí đảo bả ngã phát hồi Dương Cốc huyện khứ bất thành?" . (Đệ nhị thập bát hồi) Coi mi làm gì được ta! Chẳng lẽ mi lại giao trả ta về huyện Dương Cốc hay sao?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không nên việc. Hỏng việc.

Từ điển trích dẫn

1. Cả thế giới, khắp thiên hạ. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cả cuộc đời, mọi người ở đời.

bất ưng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. "Bất ưng" : (1) Không nên. ◇ Tô Thức : "Tây Châu lộ, bất ưng hồi thủ, vị ngã triêm y" 西, , (Hữu tình phong từ ) Trên đường Tây Châu, không nên quay đầu lại vì ta mà khóc ướt áo.
2. "Bất ưng" : (2) Không phải, sai trái, lầm lỗi. ◇ Thủy hử truyện : "Nguyên cáo nhân bảo lĩnh hồi gia, lân hữu trượng đoán hữu thất cứu ứng; phòng chủ nhân tịnh hạ xứ lân xá, chỉ đắc cá bất ưng" , ; , (Đệ tam hồi) Người đứng nguyên cáo được bảo lãnh về nhà, láng giềng bị phạt đánh đòn vì không ra cứu ứng; chủ nhà và mấy nhà hàng xóm chỉ bị trách là có lầm lỗi.
3. "Bất ưng" : (3) Không biết. ◇ Trần Đức Vũ : "Quyên quyên nguyệt, bất ưng hà hận, chiếu nhân li biệt" , , (Sơ liêm yết từ ) Trăng đẹp không biết hận gì mà soi sáng người biệt li.
4. "Bất ưng" : (4) Chưa từng, chẳng hề, không có gì. ◇ Tô Thức : "Bất ưng hữu hận, hà sự trường hướng biệt thì viên?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Chẳng có gì ân hận, nhưng sao cứ biệt li thì (trăng) lại tròn?
5. "Bất ứng" : Không trả lời. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "(Đổng Trác) kinh vấn Túc viết: Trì kiếm thị hà ý? Túc bất ứng, thôi xa trực nhập" (): ? , (Đệ cửu hồi) (Đổng Trác) sợ hỏi Lí Túc: Họ cầm gươm là ý gì? Lí Túc không trả lời, cứ đẩy xe thẳng vào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không nên — Chẳng lẽ. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Thiên sinh hào kiệt bất ưng hư «. Nghĩa là trời sinh ra người tài giỏi chẳng lẽ lại để không.

bất ứng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. "Bất ưng" : (1) Không nên. ◇ Tô Thức : "Tây Châu lộ, bất ưng hồi thủ, vị ngã triêm y" 西, , (Hữu tình phong từ ) Trên đường Tây Châu, không nên quay đầu lại vì ta mà khóc ướt áo.
2. "Bất ưng" : (2) Không phải, sai trái, lầm lỗi. ◇ Thủy hử truyện : "Nguyên cáo nhân bảo lĩnh hồi gia, lân hữu trượng đoán hữu thất cứu ứng; phòng chủ nhân tịnh hạ xứ lân xá, chỉ đắc cá bất ưng" , ; , (Đệ tam hồi) Người đứng nguyên cáo được bảo lãnh về nhà, láng giềng bị phạt đánh đòn vì không ra cứu ứng; chủ nhà và mấy nhà hàng xóm chỉ bị trách là có lầm lỗi.
3. "Bất ưng" : (3) Không biết. ◇ Trần Đức Vũ : "Quyên quyên nguyệt, bất ưng hà hận, chiếu nhân li biệt" , , (Sơ liêm yết từ ) Trăng đẹp không biết hận gì mà soi sáng người biệt li.
4. "Bất ưng" : (4) Chưa từng, chẳng hề, không có gì. ◇ Tô Thức : "Bất ưng hữu hận, hà sự trường hướng biệt thì viên?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Chẳng có gì ân hận, nhưng sao cứ biệt li thì (trăng) lại tròn?
5. "Bất ứng" : Không trả lời. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "(Đổng Trác) kinh vấn Túc viết: Trì kiếm thị hà ý? Túc bất ứng, thôi xa trực nhập" (): ? , (Đệ cửu hồi) (Đổng Trác) sợ hỏi Lí Túc: Họ cầm gươm là ý gì? Lí Túc không trả lời, cứ đẩy xe thẳng vào.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.