diễn
yǎn ㄧㄢˇ, yàn ㄧㄢˋ

diễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. diễn ra
2. diễn thuyết, diễn giảng, nói rõ
3. làm thử, mô phỏng, tập trước

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trình bày trước công chúng kịch, tuồng, nghệ thuật, v.v. ◎ Như: "biểu diễn" trình bày cho xem. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hí diễn đích thị Bát Nghĩa trung Quan Đăng bát xích" (Đệ ngũ thập tứ hồi) Trình diễn đoạn Bát Nghĩa trong tuồng Quan Đăng tám xuất.
2. (Động) Luyện tập. ◎ Như: "diễn lễ" tập lễ nghi trước. ◇ Thủy hử truyện : "Mỗi nhật tương tửu nhục lai thỉnh Trí Thâm, khán tha diễn vũ sử quyền" , 使 (Đệ thất hồi) Mỗi ngày đem rượu thịt mời (Lỗ) Trí Thâm, xem (hòa thượng) luyện võ múa quyền.
3. (Động) Mở rộng, xiển dương. ◇ Hán Thư : "Hựu bất tri thôi diễn thánh đức, thuật tiên đế chi chí" , (Ngoại thích truyện hạ ) Lại không biết xiển dương thánh đức, bày tỏ ý chí của vua trước.
4. (Động) Tính toán, suy tính. ◇ Tống sử : "Thủy khả diễn tạo tân lịch" (Luật lịch chí thập ngũ ) Rồi mới có thể tính toán làm ra lịch mới.

Từ điển Thiều Chửu

① Diễn ra, sự gì nhân cái này được cái kia, có thể y theo cái lẽ tự nhiên mà suy ra đều gọi là diễn, như nhân tám quẻ (bát quái ) mà diễn ra 64 quẻ, gọi là diễn dịch .
② Diễn thuyết, diễn giảng, nói cho tỏ rõ hết nghĩa ra.
③ Thử đặt, tạm thử, như thí diễn thử diễn, diễn vũ diễn nghề võ.
④ Mô phỏng theo việc, như đóng tuồng gọi là diễn kịch .
⑤ Thiên diễn cuộc chơi bày tự nhiên.
Tập trước, như diễn lễ tập lễ nghi trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Diễn biến, biến hóa;
② Diễn.【】diễn thuyết [yănshuo] Diễn thuyết: Anh ấy đang diễn thuyết;
③ Diễn tập;
④ (Biểu) diễn, đóng (vai): Biểu diễn tiết mục; Cô ta đã từng đóng vai Bạch mao nữ;
⑤ (văn) Diễn ra, suy diễn, suy ra: Diễn dịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy dài — Dài ra. Kéo dài — Ruộng đất — Bắt chước theo — Làm ra, theo đúng như đã luyện tập — Nói rộng ra. Suy rộng ra.

Từ ghép 27

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ tự trong thời gian học tập, tức chương trình học tập.
vị, vựng
huì ㄏㄨㄟˋ, wèi ㄨㄟˋ

vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. loài, loại
2. phân loại
3. tập hợp, thu thập

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, loại. ◎ Như: "tự vị" . ◇ Dịch Kinh : "Sơ cửu: Bạt mao như, dĩ kì vị, chinh cát" : , , (Thái quái ) Sơ cửu: Nhổ rễ cỏ mao, lấy theo từng loại, tiến lên thì tốt.
2. (Danh) § Thông "vị" .
3. (Động) Xếp từng loại với nhau, tụ tập. ◎ Như: "vị tập" tụ tập.
4. § Ghi chú: Âm "vị" theo Khang Hi tự điển : "vu thiết quý âm vị" . Trong âm Hán-Việt thường đọc là "vựng", thí dụ: "ngữ vựng" . Có thể vì đã lẫn lộn với chữ "vựng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Loài, xếp từng loại với nhau gọi là vị tập . Ta quen đọc là vựng.
② Cùng nghĩa với chữ vị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xếp những thứ cùng loại lại với nhau: Tập hợp các thứ cùng loại, sưu tập;
② Con nhím (dùng như , bộ , và , bộ ). Xem [huì] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại. Chỉ chung những thứ cùng một loài, một giống, một họ. Td: Tự vị ( bộ sách xếp các chữ theo từng loại ).

Từ ghép 4

vựng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. loài, loại
2. phân loại
3. tập hợp, thu thập

Từ điển Thiều Chửu

① Loài, xếp từng loại với nhau gọi là vị tập . Ta quen đọc là vựng.
② Cùng nghĩa với chữ vị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xếp những thứ cùng loại lại với nhau: Tập hợp các thứ cùng loại, sưu tập;
② Con nhím (dùng như , bộ , và , bộ ). Xem [huì] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài. Hạng — Gom lại theo từng hạng, từng loại. Td: Ngữ vựng ( chữ xếp theo từng loại ) — Cũng đọc Vị. Xem thêm Vị.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Kết tụ lại với nhau. ☆ Tương tự: "ngưng tập" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Ngưng tập .

Từ điển trích dẫn

1. Ba điều tự hỏi mình, chỉ sự tự xét mình. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba điều từ hỏi mình. Do điển thầy Tăng Sâm hàng ngày tự xét mình ba điều là có bất trung, bất tín, bất tập hay không. Chỉ sự tự xét mình.

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là .
2. Thói quen. ◇ Úc Đạt Phu : "Giá dã thị tha cận lai đích nhất chủng tập quán, khán thư đích thì hậu, tịnh một hữu thứ tự đích" , , (Trầm luân , Nhất).
3. Tập tục, phong thượng. ◇ Tào Ngu : "Na ma nâm tử lạp, một hữu quan tài thụy hựu hữu thập ma quan hệ ni? Giá đô thị nhất chủng tập quán!" , ? (Bắc Kinh nhân , Đệ tam mạc).
4. Tập dần dần cho quen, thích ứng từ từ với tình huống mới. ◇ Ba Kim : "Ngã tại na lí trụ liễu lưỡng cá nguyệt tựu hoàn toàn tập quán liễu, do như tại tự kỉ gia lí nhất bàn" , (Diệt vong , Đệ bát chương).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thói quen.

cá nhân

phồn thể

Từ điển phổ thông

cá nhân

Từ điển trích dẫn

1. Một người riêng biệt. § Khác với tập thể. ☆ Tương tự: "tiểu ngã" , "tư nhân" . ★ Tương phản: "đại khỏa" , "đại chúng" , "đoàn thể" , "tập thể" , "toàn thể" , "quần chúng" , "xã hội" . ◇ Ba Kim : "Nhân bất thị đan kháo cật mễ hoạt trước, nhân hoạt trước dã bất thị vi liễu cá nhân đích hưởng thụ" , (Tham tác tập , Tái đàm tham sách ).
2. Bổn nhân (tiếng tự xưng). ◎ Như: "ngã tưởng thuyết nhất ta ngã cá nhân đích ý kiến" tôi muốn nói ra một chút ý kiến của riêng tôi.
3. Bổn nhân (chỉ người đương sự). ◇ Đinh Linh : "Đồng thì hựu hữu lục thất cá nhân dã nhất tề phát biểu tha môn cá nhân đích ý kiến" (Mộng Kha ).
4. Người đó, thường chỉ tình nhân. ◇ Chu Bang Ngạn : "Nhân niệm cá nhân si tiểu, sạ khuy môn hộ" , (Chương đài lộ từ ) Vì nhớ đến người yêu bé nhỏ đam mê, bỗng chợt dòm qua cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một người, Một người riêng biệt. Từng người.
luyện
liàn ㄌㄧㄢˋ

luyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

luyện, đúc (làm nóng chảy kim loại rồi để đông lại)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rèn, đúc (dùng lửa hoặc nhiệt độ cao trừ khử tạp chất hoặc làm cho vật chất cứng dắn). § Thông "luyện" . ◇ Hoàng Cực Kinh Thế Thư : "Kim bách liên nhiên hậu tinh" Vàng rèn đúc trăm lần sau mới tinh.
2. (Động) Ngao, rang, chế thuốc. § Thông "luyện" . ◎ Như: "luyện dược" ngao thuốc.
3. (Động) Trau chuốt, gọt giũa câu chữ văn chương. ◎ Như: "luyện tự" gọt giũa chữ, trau chuốt văn tự.
4. (Động) Huấn luyện, tập luyện. ◇ Bão Phác Tử : "Luyện nhân thân thể" (Nội thiên , Kim đan ) Tu luyện thân thể người.
5. (Danh) Dây xích. ◎ Như: "thiết luyện" dây xích sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Rèn đúc. Rèn đúc các loài kim cho đến tốt gọi là luyện.
② Ðiêu luyện. Phàm cái gì đến cõi tinh đều gọi là luyện. Như luyện tự chữ dùng luyện lắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rèn, đúc;
② Điêu luyện, tinh luyện: Chữ dùng khéo (điêu luyện);
③ Làm cho tao nhã, trau chuốt: Lời nói của anh ta thiếu trau chuốt;
④ Dây xích (như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu kim loại để bỏ đi chất dơ. Như chữ Luyện — Cái còng sắt để còng tay phạm nhân — Tập tành cho quen cho giỏi. Như chữ Luyện .

Từ ghép 6

vũ trụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vũ trụ

Từ điển trích dẫn

1. Trời đất, thiên hạ. ◇ Vương Hi Chi : "Ngưỡng quan vũ trụ chi đại, phủ sát phẩm loại chi thịnh" , (Lan Đình tập tự ).
2. Mái nhà và cột trụ. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhi yến tước giảo chi, dĩ vi bất năng dữ chi tranh ư vũ trụ chi gian" , (Lãm minh ).
3. Gọi chung không gian và thời gian. Theo tập quán cũng riêng chỉ không gian. Về phương diện triết học, vũ trụ là không gian và thời gian vô hạn. Về khoa học tự nhiên, vũ trụ là tổng thể thế giới vật chất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khắp hết không gian là Vũ, suốt hết thời gian là Trụ. Chỉ chung khoảng trời đất. Cũng chỉ khắp thế giới. Hát nói của Nguyễn Khuyến: » Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu, Túi vũ trụ đàn sau gánh vác «.

Từ điển trích dẫn

1. Luân thường. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trẫm văn nhân luân chi đại, phụ tử vi tiên; tôn ti chi thù, quân thần vi trọng" , (Đệ nhị thập hồi) Trẫm nghe trong đạo luân thường, cha con là trọng; trong phận tôn ti, vua tôi là trọng.
2. Loài người. ◇ Bắc Tề Thư : "Cầm thú ố tử, nhân luân hiếu sanh" , (Văn Tương đế kỉ ) Cầm thú ghét chết, loài người ham sống.
3. Người tài. ◇ Văn tuyển : "Thuyên phẩm nhân luân, các tận kì dụng" , (Nhậm phưởng , Vương văn hiến tập tự ) Tuyển chọn nhân tài, mỗi người tùy theo tài năng mà đề bạt tận dụng.
4. Tuyển chọn nhân tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách đối xử tốt đẹp theo thứ tự, giữa người này với người khác.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.