loạn
luàn ㄌㄨㄢˋ

loạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lẫn lộn
2. rối
3. phá hoại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mất trật tự, lộn xộn. ◎ Như: "loạn binh" quân lính vô trật tự, "hỗn loạn" lộn xộn, hỗn độn.
2. (Tính) Bối rối, tối tăm, không yên. ◎ Như: "tâm tự phiền loạn" nỗi lòng rối bời, "tinh thần mậu loạn" tinh thần tối tăm mê mẩn.
3. (Tính) Có chiến tranh, có giặc giã, không an ổn. ◎ Như: "loạn bang" nước có giặc giã, nước không thái bình.
4. (Tính) Có khả năng trị yên, đem lại trật tự. ◇ Tả truyện : "Võ vương hữu loạn thần thập nhân" (Tương Công nhị thập hữu bát niên ) Võ vương có mười người bầy tôi giỏi trị yên.
5. (Động) Lẫn lộn. ◎ Như: "dĩ giả loạn chân" làm giả như thật. ◇ Hậu Hán Thư : "Khủng kì chúng dữ Mãng binh loạn, nãi giai chu kì mi dĩ tương thức biệt" , (Lưu Bồn Tử truyện ) Sợ dân chúng lẫn lộn với quân Mãng, bèn đều bôi đỏ lông mày để nhận mặt nhau.
6. (Động) Phá hoại. ◎ Như: "hoại pháp loạn kỉ" phá hoại pháp luật.
7. (Động) Cải biến, thay đổi. ◇ Hàn Dũ : "Tuần tựu lục thì, nhan sắc bất loạn, dương dương như thường" , , (Trương Trung Thừa truyện hậu tự ) Tới khi bị đem ra giết, mặt không biến sắc, hiên ngang như thường.
8. (Động) Dâm tà. ◎ Như: "dâm loạn" dâm tà. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương tâm bất năng tự trì, hựu loạn chi" , (Đổng Sinh ) Vương trong lòng không giữ gìn được, lại dâm dục.
9. (Danh) Tình trạng bất an, sự gây rối. ◇ Sử Kí : "Ư thị Sở thú tốt Trần Thắng, Ngô Quảng đẳng nãi tác loạn" , (Lí Tư truyện ) Do đó, bọn lính thú nước Sở là Trần Thắng, Ngô Quảng làm loạn.
10. (Danh) Chương cuối trong khúc nhạc ngày xưa. ◇ Luận Ngữ : "Sư Chí chi thủy, Quan Thư chi loạn, dương dương hồ doanh nhĩ tai" , , (Thái Bá ) Nhạc sư Chí (điều khiển), khúc đầu và đoạn kết bài Quan Thư, đều hay đẹp và vui tai thay!
11. (Phó) Càn, bừa, lung tung. ◎ Như: "loạn bào" chạy lung tung, "loạn thuyết thoại" nói năng bừa bãi.
12. Tục thường viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Loạn, bối rối không yên gọi là loạn, như loạn thế .
② Giặc giã, quân lính đánh giết bừa bãi gọi là loạn.
③ Rối rít, như loạn ti tơ rối.
④ Tối tăm, như tinh thần mậu loạn tinh thần tối tăm mê mẩn.
⑤ Phá hoại, như hoại pháp loạn kỉ phá hoại phép luật.
⑥ Dâm tà, như trong họ chim chuột lẫn nhau gọi là loạn dâm .
⑦ Trị yên, như Võ-vương hữu loạn thần thập nhân vua Võ-vương có mười người bầy tôi trị loạn.
⑧ Chữ dùng cho dứt câu ca nhạc, như quan thư chi loạn cuối thơ quan thư. Tục thường viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất trật tự, lộn xộn, rối, rối rít, ồn ào, xôn xao: Ở đây ồn ào quá; Tiếng người tiếng ngựa rối inh cả lên; 稿 Bài văn chữa lộn xộn quá, phải chép lại mới được;
② Chiến tranh, loạn, loạn lạc: Biến loạn: Phiến loạn;
③ Gây rắc rối, làm lộn xộn: Quấy rối; Gây rối loạn; Đánh tráo;
④ Rối bời, bối rối, rối trí: Tâm tư rối bời;
⑤ Bậy, bừa, ẩu, càn, lung tung: Ăn bậy; Chạy bừa; Chủ trương lung tung; Nói bậy làm càn;
⑥ Loạn (dâm): Loạn dâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lộn xộn, mất trật tự — Chỉ tính tình không yên, rối reng — Chỉ chiến tranh.

Từ ghép 48

tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trong
2. hiu hiu (gió thổi)
3. thê lương, buồn não

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại cỏ thơm: cỏ tiêu, cỏ hao.
2. (Danh) Họ "Tiêu".
3. (Tính) Vắng vẻ, buồn bã. ◎ Như: "tiêu sắt" buồn bã, rầu rĩ, ảm đạm, "cảnh khí tiêu điều" phong cảnh buồn tênh. ◇ Trần Nhân Tông : "Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ" (Lạng Châu vãn cảnh ) Chiếc thuyền đánh cá trong tiếng chuông chiều buồn bã vừa điểm.
4. (Tính) Trang nghiêm, cung kính. § Thông "túc" . ◎ Như: "tiêu tường chi ưu" cái lo ở chỗ trang nghiêm, ở bên trong, chỗ kín đáo. ◇ Luận Ngữ : "Ngô khủng Quý tôn chi ưu bất tại Chuyên Du, nhi tại tiêu tường chi nội" , , (Quý thị ) Ta e rằng mối lo của con cháu họ Quý không phải ở nước Chuyên Du, mà ở bên trong bức tường thâm nghiêm nhà họ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ tiêu, cỏ hao.
② Chỗ kín, chỗ bên trong. Vì thế loạn ở trong gọi là tiêu tường chi ưu .
③ Tiêu tiêu : (1) Ngựa thét the thé. Ðỗ Phủ : Xa lân lân, mã tiêu tiêu, Hành nhân cung tiễn các tại yêu (Binh xa hành ) Tiếng xe ầm ầm, tiếng ngựa hí vang, Người ra đi sẵn sàng cung tên bên lưng. (2) Gió thổi vù vù. Tư Mã Thiên : Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn (Kinh Kha truyện ) Gió vi vút chừ sông Dịch lạnh tê, Tráng sĩ một đi chừ không trở về. (3) Tiếng lá rụng. Ðỗ Phủ : Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai (Ðăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuộn chảy không ngừng.
④ Buồn bã, thâm trầm. Như tiêu sắt tiếng buồn bã, rầu rĩ, tiêu điều phong cảnh buồn tênh.
⑤ Vẻ buồn bã, rầu rĩ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiêu điều, buồn bã;
② (văn) Cỏ tiêu;
③ (văn) Chỗ kín: Nỗi lo tai họa bên trong;
④ 【】tiêu tiêu [xiaoxiao] (thanh) Tiếng gió rít hoặc ngựa hí: Xe rầm rập, ngựa hí vang; Gió thổi vù vù hề sông Dịch lạnh (Yên Đan tử);
⑤ [Xiao] (Họ) Tiêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài ngải thơm — lặng lẽ. Vắng lặng.

Từ ghép 13

đối
duì ㄉㄨㄟˋ

đối

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cặp
2. đúng
3. quay về phía
4. trả lời

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thưa, đáp. ◎ Như: "đối sách" trả lời câu hỏi.
2. (Động) Ứng đáp. ◎ Như: "vô ngôn dĩ đối" không trả lời được.
3. (Động) Cư xử, đối đãi. ◎ Như: "đối nhân thành khẩn" cư xử với người một cách tận tình.
4. (Động) Hướng về, chĩa vào. ◎ Như: "đối chúng tuyên ngôn" nói rõ trước mọi người, "tương đối vô ngôn" (hướng mặt) nhìn nhau không nói. ◇ Tào Tháo : "Đối tửu đương ca, Nhân sanh ki hà?" , (Đoản ca hành ) Hướng về chén rượu hãy hát, Đời người có là bao?
5. (Động) Thích ứng, tương hợp, tùy theo. ◎ Như: "đối chứng hạ dược" tùy theo bệnh mà cho thuốc.
6. (Động) So sánh, kiểm nghiệm. ◎ Như: "hiệu đối" so sánh, đối chiếu, "đối chỉ văn" kiểm tra dấu tay.
7. (Động) Điều chỉnh. ◎ Như: "đối hảo vọng viễn kính đích cự li" điều chỉnh cự li ống nhòm.
8. (Động) Pha thêm, chế thêm. ◎ Như: "trà hồ lí đối điểm nhi khai thủy" pha chút nước sôi vào ấm trà.
9. (Động) Lắp, tra, khớp vào nhau. ◎ Như: "bả môn đối thượng" lắp cửa vào.
10. (Động) Chống, chọi. ◎ Như: "nhất cá đối nhất cá" một chọi một.
11. (Danh) Người hay vật sóng với nhau thành một đôi. ◎ Như: "tha môn chánh hảo phối thành đối" họ thật là xứng đôi.
12. (Danh) Nói tắt của "đối liên" câu đối. ◎ Như: "đối tử" câu đối, "hỉ đối" câu đối mừng.
13. (Danh) Lượng từ: cặp, đôi. ◎ Như: "tam đối phu thê" ba cặp vợ chồng.
14. (Tính) Bên kia, trước mặt. ◎ Như: "đối ngạn" bờ bên kia, "đối phương" phe bên kia, phe nghịch.
15. (Tính) Đúng, phải, bình thường. ◎ Như: "số mục bất đối" con số không đúng, "thần sắc bất đối" sắc mặt không bình thường.
16. (Giới) Với, về, trước. ◎ Như: "đại gia đối tha giá kiện sự ngận bất mãn ý" 滿 mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn, "tha đối nhĩ thuyết thập ma?" nó nói gì với anh vậy?

Từ điển Thiều Chửu

① Thưa, đáp. Như đối sách trả lời câu người ta hỏi, đối phó ứng phó, v.v.
② Ðối, như đối chúng tuyên ngôn đối trước mọi người mà nói rõ, tương đối vô ngôn cùng đối nhau mà không nói gì. Ðến trước cửa tòa để quan hỏi kiện là đối chất .
③ Ðối, hai bên sóng với nhau, gọi là đối. Như đối liên câu đối.
④ Hợp, sự gì không hợp lẽ gọi là bất đối .
⑤ Xét lại, như hiệu đối so sánh xét lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp, trả lời: Không trả lời được;
② Đối đãi, đối phó, chọi: Đối việc chứ không đối người; Tùy bệnh cắt thuốc; Một chọi một; Dao chọi với dao, súng chọi với súng;
③ Hướng về, đứng trước, trước, đối diện, đối mặt, nhắm vào: Soi gương vuốt lại mái tóc; Nói rõ trước mọi người; Đối mặt nhau không nói gì;
④ Lẫn nhau, qua lại: 調 Chuyển đổi lẫn nhau;
⑤ Bên kia, đối địch: Bờ bên kia; Gây chống đối, làm khó dễ;
⑥ Sóng đôi (khiến hai vật phối hợp hoặc tiếp xúc với nhau): Đối câu đối; Lắp cửa vào; Cho tôi xin tí lửa;
⑦ Phù hợp, thích hợp: Ăn ý; Hoàn toàn thích hợp; Đôi bên càng nói càng vừa lòng nhau; Không hợp lẽ;
⑧ Đối chiếu lại: Hiệu đính; Đối chiếu ảnh; Đối chiếu nét chữ; Đối chiếu số;
⑨ Điều chỉnh: Điều chỉnh cự li ống dòm;
⑩ Đúng: Anh nói rất đúng; Đúng, cứ thế mà làm; Con số không đúng;
⑪ Pha: Pha tí nước sôi vào ấm trà;
⑫ Chia đôi: Một nửa; Một phần hai tờ giấy; Bửa (bổ, chẻ) đôi;
⑬ Câu đối: Câu đối mừng; Câu đối ngũ ngôn;
⑭ (loại) Đôi, cặp: Đôi chim khách; Một cặp lọ hoa; Đôi vợ chồng gương mẫu;
⑮ (gt) Đối với, cho, về, trước: Quyết không khuất phục trước khó khăn; Mỗi lời anh nói đều có gợi ý cho tôi; 滿 Mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn. 【】đối vu [duìyú] Đối với, về...: Đối với (về) vấn đề đó mọi người đều nhất trí; Tôi rất thích học môn toán; Về việc học tập cổ Hán ngữ, phải hết sức coi trọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trả lời. Chẳng hạn Đối đáp — Hướng về. Xoay mặt vào với nhau. Chẳng hạn Đối diện — Nghịch nhau. Chẳng hạn Đối đầu ( ghét nhau, không thuận ) — Hợp nhau. Thành đôi, thành cặp — Một đôi, một cặp — Ngang bằng với nhau — Lối văn đặc biệt, gồm hai câu nhang bằng nhau. Ta cũng gọi là câu đối — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là đúng. Chẳng hạn Bất đối ( sai, không đúng ).

Từ ghép 43

thương
shāng ㄕㄤ

thương

phồn thể

Từ điển phổ thông

đau đớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vết đau. ◎ Như: "khinh thương" vết thương nhẹ.
2. (Danh) Họ "Thương".
3. (Động) Hao tổn, tổn hại. ◎ Như: "thương thân" hại mình, "thương thần" hao tổn tinh thần, "thương não cân" đau đầu nhức óc.
4. (Động) Làm hại, trở ngại. ◇ Luận Ngữ : "Hà thương hồ, diệc các ngôn kì chí dã" , (Tiên tiến ) Hại gì, cũng là ai nấy nói ra chí của mình thôi.
5. (Động) Hủy báng. ◎ Như: "xuất khẩu thương nhân" mở miệng hủy báng người
6. (Động) Đau đớn, đau buồn. ◎ Như: "thương cảm" xúc cảm, thương xót, "thương đỗng" đau thương. ◇ Cao Bá Quát : "Khởi tri thương lộ cùng" (Di tống Thừa Thiên ngục ) Nào đã biết đau buồn cho nỗi cùng đường.

Từ điển Thiều Chửu

① Vết đau.
② Hại, như trúng thương bị kẻ làm hại.
③ Thương, như thương cảm cảm thương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vết thương: Vết thương nhẹ;
② Tổn thương: Nhức óc; Làm bị thương mười ngón tay không bằng làm cụt một ngón tay;
③ Mắc bệnh: Cảm, cảm gió; Thương hàn;
④ Ngấy: Ăn đường nhiều thấy ngấy quá;
⑤ Cản trở, trở ngại, gây hại: Có gì cản trở?;
⑥ Đau đớn: Đau đớn, đau buồn; Xúc cảm, buồn rầu, thương xót;
⑦ Tổn hại, làm hại, hại: Làm khổ dân là có tội; Mở miệng hại người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

làm hại. Làm hư hao. Td: Thụ thương ( thân thể bị tổn hại ) — Đau đớn xót xa. Gia huấn ca của Nguyễn Trãi: » Thương người như thể thương thân «.

Từ ghép 25

tứ
sì ㄙˋ

tứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cỗ xe 4 ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỗ xe bốn ngựa. ◎ Như: "nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy" , một lời nói ra, xe bốn ngựa cũng khó đuổi kịp.
2. (Danh) Ngựa. ◇ Mặc Tử : "Nhân chi sanh hồ địa thượng chi vô kỉ hà dã, thí chi do tứ trì nhi quá khích dã" , (Kiêm ái hạ ) Đời người ta ở trên mặt đất chẳng là bao lâu, ví như ngựa chạy qua kẽ hở vậy.
3. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị ngày xưa dùng đếm số cỗ xe bốn ngựa kéo. § Tương đương với "lượng" . (2) Đơn vị ngày xưa đếm số ngựa, bốn con ngựa là một "tứ". ◇ Luận Ngữ : "Tề Cảnh Công hữu mã thiên tứ" (Quý thị ) Tề Cảnh Công có bốn ngàn con ngựa.
4. (Danh) Họ "Tứ".
5. (Động) Cưỡi. ◇ Khuất Nguyên : "Tứ ngọc cầu dĩ thừa ê hề, khạp ai phong dư thượng chinh" , (Li Tao ) Ta cưỡi con Ngọc Cầu hoặc con Phượng Hoàng hề, vụt theo trận gió mà lên trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỗ xe bốn ngựa. Nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy một lời nói ra, xe bốn ngựa cũng khó đuổi kịp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xe bốn ngựa kéo, xe tứ mã: Một lời nói ra, xe bốn ngựa cũng khó đuổi kịp;
② Ngựa;
③ Bốn;
④ [Sì] Sao Tứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỗ xe bốn ngựa. Hát nói của Cao Bá Quát: » Lọ là thiên tứ vạn chung «.
một
méi ㄇㄟˊ, mò ㄇㄛˋ

một

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chìm mất
2. lặn (mặt trời)
3. không

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chìm dưới nước, lặn. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Hựu nhập thủy kích giao, giao hoặc phù hoặc một" , (Thế thuyết tân ngữ , Tự tân ) Lại xuống nước đánh thuồng luồng, thuồng luồng hoặc nổi hoặc lặn.
2. (Động) Chìm đắm, ngập. ◎ Như: "tích tuyết một hĩnh" tuyết tụ ngập chân. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chúng sinh một tại khổ" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chúng sinh chìm đắm trong khổ não.
3. (Động) Chết. § Thông "một" 歿. ◇ Dịch Kinh : "Bao Hi thị một, Thần Nông thị tác" , (Hệ từ hạ ) Họ Bao Hi chết, họ Thần Nông dấy lên.
4. (Động) Hết, kết thúc. ◎ Như: "một thế" hết đời.
5. (Động) Không có. ◎ Như: "một tự bi" không có một chữ trong bụng, "một lương tâm" không có lương tâm. ◇ Vi Trang : "Trừ khước thiên biên nguyệt, một nhân tri" , (Nữ Quan Tử , Tứ nguyệt ) Ngoại trừ bóng trăng bên trời, không ai biết.
6. (Động) Không như, không bằng. ◎ Như: "ngã một nhĩ hữu tiền" tôi không có nhiều tiền bằng anh, "ngã một hữu tha cao" tôi không cao bằng nó.
7. (Động) Tiêu mất, mất tích, ẩn không thấy. ◎ Như: "mai một" vùi mất, "dẫn một" tan mất, "mẫn một" tiêu trừ, "xuất một" ẩn hiện.
8. (Động) Lấy, tịch thu. ◎ Như: "tịch một" tịch thu, "thôn một tài vật" tịch thu tiền của.
9. (Phó) Chưa. ◎ Như: "một lai" chưa đến, "một thuyết" chưa nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một.
② Chết, mất rồi, có khi viết là 歿.
③ Hết, như một thế hết đời.
④ Không có, chế người không biết chữ gọi là một tự bi ý nói trong lòng không có một chữ nào.
⑤ Mất tích, như mai một vùi mất, dẫn một tan mất, v.v.
⑥ Lấy hết, tịch kí hết cơ nghiệp về nhà nước gọi là tịch một , nuốt sống hết của cải người ta gửi mình gọi là càn một , v.v.
⑦ Ẩn mất, núp mình, chợt thấy chợt mất.
⑧ Quá, hơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Không, không có. 【】 một hữu [méiyôu]
① Không có: Không có vé; Không có lí do; Trong nhà không có người;
② Chả ai, đều không: Chả ai đồng ý làm như thế; Không có ai nói như vậy;
③ Không bằng: Cậu không cao bằng anh ấy;
④ Không đầy: Mới đến không đầy ba hôm đã đi rồi;
⑤ Còn chưa: Anh ấy còn chưa về; Trời còn chưa tối. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chìm, lặn: Chìm xuống dưới nước; Khi mặt trời sắp lặn, mặt nước gợn lên màu đỏ rực; Ác lặn trăng tà, tiếp xe không dứt (Miên Thẩm: Thương Sơn thi tập);
② Ngập: Tuyết ngập đến gối; Cỏ ngập đến lưng; Nước sâu ngập quá đầu;
③ Ẩn, mất: Ẩn hiện;
④ Tịch thu: Tịch thu;
⑤ Chung thân, cả đời, suốt đời: Nhớ suốt đời;
⑥ Chết. Như 歿 [mò]. Xem [méi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm xuống — Mất đi — Hết. Cuối cùng — Chết.

Từ ghép 13

sản
chǎn ㄔㄢˇ

sản

phồn thể

Từ điển phổ thông

sinh đẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật phẩm do người làm ra hoặc từ thiên nhiên sinh ra. ◎ Như: "quáng sản" , "thổ sản" , "hải sản" , "đặc sản" .
2. (Danh) Của cải, nhà đất. ◎ Như: "tài sản" tiền của, "bất động sản" nhà cửa, ruộng nương, đất đai.
3. (Danh) Họ "Sản".
4. (Động) Sinh, đẻ. ◎ Như: "sản tử" sinh con, "sản noãn" đẻ trứng.
5. (Động) Tạo ra, làm ra (tự nhiên có hoặc do người trồng trọt). ◎ Như: "xuất sản" chế tạo ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Sinh đẻ.
② Chỗ sinh ra, như thổ sản vật ấy chỉ đất ấy mới có.
③ Của cải, như ruộng đất nhà cửa, đồ đạc để cho người ta nương đó mà sống đều gọi là sản nghiệp .
④ Ðàn bà đẻ gọi là sản phụ , sau khi đẻ rồi mà ốm gọi là sản hậu , v.v.
⑤ Một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sinh đẻ: Đẻ non; Cá đẻ trứng;
② Sản xuất: 沿 Vùng ven biển sản xuất tôm cá;
③ Của cải: Tài sản; Gia tài;
④ Sản phẩm: Thổ sản; Đặc sản;
⑤ (văn) Một loại âm nhạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẻ con. Td: Sinh sản — Làm ra. Td: Sản xuất — Của cải. Thành ngữ: Khuynh gia bại sản ( cửa nhà nghiêng đổ của cải sạch không ).

Từ ghép 55

khiết
jié ㄐㄧㄝˊ

khiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

trong sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sạch, trong. ◎ Như: "tinh khiết" trong sạch. ◇ Vương Bột : "Thị tri nguyên khiết tắc lưu thanh, hình đoan tắc ảnh trực" , (Thượng lưu hữu tương thư ) Mới biết rằng nguồn sạch thì dòng nước trong, hình ngay thì bóng thẳng.
2. (Tính) Trong sạch, thanh liêm, đoan chính. ◎ Như: "liêm khiết" thanh bạch, không tham lam.
3. (Động) Làm cho sạch. ◎ Như: "khiết tôn" rửa sạch chén (để đón tiếp khách, ý nói rất tôn kính).
4. (Động) Sửa trị, tu dưỡng. ◎ Như: "khiết thân" sửa mình, làm cho mình trong sạch tốt đẹp. ◇ Trang Tử : "Kim thiên hạ ám, Chu đức suy, kì tịnh hồ Chu dĩ đồ ngô thân dã, bất như tị chi, dĩ khiết ngô hạnh" , , , , (Nhượng vương ) Nay thiên hạ hôn ám, đức nhà Chu đã suy, ở lại với nhà Chu để làm nhơ bẩn thân ta, không bằng lánh đi cho sạch nết ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Thanh khiết.
② Giữ mình thanh bạch không thèm làm các sự phi nghĩa gọi là khiết.
③ Sửa trị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sạch, trong sạch: sạch sẽ: Tấm lòng trong trắng;
② (văn) Làm cho sạch, giữ mình trong sạch: Muốn giữ cho mình trong sạch mà làm loạn đại luân (Luận ngữ);
③ (văn) Sửa trị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước trong — Sạch sẽ — Làm cho tốt đẹp.

Từ ghép 10

tru
zhū ㄓㄨ

tru

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giết kẻ có tội
2. phát cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh dẹp, thảo phạt. ◇ Tào Tháo : "Ngô khởi nghĩa binh, tru bạo loạn" , (Phong công thần lệnh ) Ta dấy nghĩa quân, đánh dẹp bạo loạn.
2. (Động) Giết. ◇ Sử Kí : "Tần tất tận tru ngô phụ mẫu thê tử" (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Quân) Tần sẽ giết hết cha mẹ vợ con chúng mình.
3. (Động) Trừ khử, diệt trừ. ◎ Như: "tru mao" trừ cỏ tranh. ◇ Sử Kí : "Tru loạn trừ hại" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Diệt trừ họa loạn.
4. (Động) Trừng phạt, trừng trị. ◎ Như: "tru ư hữu tội giả" trừng trị kẻ có tội.
5. (Động) Khiển trách. ◎ Như: "khẩu tru bút phạt" bút phê miệng trách. ◇ Luận Ngữ : "Hủ mộc bất khả điêu dã, phẩn thổ chi tường bất khả ô dã. Ư Dư dư hà tru" , . (Công Dã Tràng ) Gỗ mục không thể chạm khắc được, vách bằng đất dơ không thể trát được. Đối với trò Dư, còn trách làm gì.
6. (Động) Yêu cầu, đòi hỏi. ◎ Như: "tru cầu vô yếm" nạo khoét không chán.

Từ điển Thiều Chửu

① Giết, kể rõ tội lỗi ra mà giết đi gọi là tru.
② Giết cả kẻ nọ kẻ kia không những một người cũng gọi là tru.
③ Trách, phạt. Như tru cầu vô yếm nạo khoét không chán, lấy thần thế ép người phải đút của.
④ Cắt cỏ, phát cỏ. Như tru mao phát cỏ tranh.
⑤ Bị thương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chém (đầu), giết, bị giết: Chết chém cũng chưa hết tội; Đến niên hiệu Cảnh Nguyên, vì (phạm lỗi trong) công việc mà bị giết (Tam quốc chí: Vương Xán truyện);
② Công kích, trừng phạt: Bút phê miệng phạt;
③ (văn) Cắt cỏ, phát cỏ: Phát cỏ tranh;
④ (văn) Bị thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trách phạt — Giết kẻ có tội — Đánh dẹp.

Từ ghép 4

đấu
dòu ㄉㄡˋ

đấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

tranh đấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh nhau, tương tranh. ◎ Như: "giới đấu" đánh nhau bằng vũ khí. ◇ Luận Ngữ : "Cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc" , , ; , , (Quý thị ) Vào tuổi tráng niên, khí huyết cương cường, nên răn về tranh đấu; về già, khí huyết đã suy, nên răn về tính tham.
2. (Động) Chọi, đá nhau (khiến cho động vật đánh nhau). ◎ Như: "đấu cẩu" đấu chó, "đấu kê" chọi gà, "đấu khúc khúc nhi" đá dế. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Hoặc đấu kê dĩ vi lạc" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui.
3. (Động) Đọ tài, so tài (thi nhau giành thắng lợi). ◎ Như: "đấu trí" dùng trí tranh hơn thua, "đấu kì" đánh cờ, "đấu pháp" đấu pháp thuật (ngày xưa), dùng mưu kế tranh thắng.
4. (Động) Gom, chắp, ghép. ◇ Dụ thế minh ngôn : "Ngã môn đấu phân ngân tử, dữ nhĩ tác hạ" , (Tân kiều thị hàn ngũ mại xuân tình ) Chúng ta gom góp tiền bạc, cùng ngươi chúc mừng.
5. (Động) Khiến cho, gây ra. § Thông "đậu" .
6. (Danh) Họ "Đấu".
7. Cũng viết là "đấu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ đấu giống như hình kẻ chiến sĩ đối nhau mà đồ binh để đằng sau.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh nhau, so hơn thua. Hình chữ cho thấy hai kẻ sĩ đứng trước mặt nhau, quân lính ở cả phía sau, tượng trưng cho hai vị tướng sắp so tài — Như chữ Đấu — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.