Từ điển trích dẫn

1. Anh em hòa mục thân ái tôn kính lẫn nhau. ◇ Sử Kí : "Sử bố ngũ giáo vu tứ phương, phụ nghĩa mẫu từ, huynh hữu đệ cung, tử hiếu, nội bình ngoại thành" 使, , , , (Ngũ đế bổn kỉ ).

Từ điển trích dẫn

1. Tên một thứ cây, cao sáu bảy tấc, lá dài tròn, hoa tím nhạt, rễ vàng dùng làm thuốc gọi là "sanh địa", chưng chín gọi là "thục địa" , bổ máu, mạnh tim, chữa được bệnh xuất huyết tử cung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ ở của đứa con trong bụng mẹ, tức cái dạ con của đàn bà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh ra huyết ở tử cung không ngừng ( hemorrhagie ).

băng lậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bị chảy máu tử cung, chảy máu dạ con
mục
mù ㄇㄨˋ

mục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chăn nuôi
2. người chăn gia súc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chăn nuôi súc vật. ◇ Đỗ Phủ : "Quật hào bất đáo thủy, Mục mã dịch diệc khinh" , (Tân An lại ) Đào hào không tới nước, Việc chăn ngựa cũng khinh suất.
2. (Động) Tu dưỡng, nuôi dưỡng. ◇ Dịch Kinh : "Khiêm khiêm quân tử, Ti dĩ tự mục dã" , (Khiêm quái ) Nhún nhường bậc quân tử, Khiêm cung để nuôi dưỡng (đức của mình).
3. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Tân Đường Thư : "Bệ hạ dĩ hiếu an tông miếu, dĩ nhân mục lê thứ" , (Bùi Lân truyện ) Bệ hạ lấy đức hiếu để trị yên tông miếu, lấy đức nhân để cai trị thứ dân.
4. (Danh) Người chăn nuôi súc vật. ◇ Nguyễn Trãi : "Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao" (Chu trung ngẫu thành ) Sáo mục đồng (trổi lên) một tiếng, trăng trời cao.
5. (Danh) Nơi chăn nuôi súc vật. ◎ Như: "mục tràng" bãi chăn thả súc vật, "mục địa" vùng đất chăn nuôi súc vật.
6. (Danh) Quan đứng đầu một việc. ◎ Như: "châu mục" quan trưởng một châu. ◇ Lễ Kí : "Mệnh chu mục phúc chu" (Nguyệt lệnh ) Truyền lệnh cho quan coi thuyền đánh lật thuyền.
7. (Danh) Con bò bụng đen.

Từ điển Thiều Chửu

① Kẻ chăn giống muông.
② Chăn nuôi đất ngoài cõi.
③ Chỗ chăn.
④ Nuôi, như ti dĩ tự mục dã (Dịch Kinh ) tự nhún mình tôn người để nuôi đức mình.
⑤ Quan mục, quan coi đầu một châu gọi là mục.
⑥ Quan coi thuyền bè.
⑦ Ðịnh bờ cõi ruộng.
⑧ Con bò bụng đen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chăn nuôi: Du mục; Chăn cừu, chăn dê;
② (văn) Người chăn súc vật;
③ (văn) Chỗ chăn nuôi;
④ (cũ) Quan mục (đứng đầu một châu);
⑤ (văn) Quan coi thuyền bè;
⑥ (văn) Định bờ cõi ruộng;
⑦ (văn) Bò bụng đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người chăn trâu bò — Bích câu kì ngộ: » Cỏ lan lối mục rêu phong dấu tiều « — Chăn nuôi thú vật — Chỗ chăn nuôi súc vật — Ông quan đứng đầu một châu thời xưa ( Coi như người chăn dắt dân chúng trong châu ).

Từ ghép 14

Từ điển trích dẫn

1. Trùng phức, nhiều lần. ◇ Văn tuyển : "Tụng độc phản phúc" (Đáp Lâm Truy Hầu tiên ) Đọc đi đọc lại.
2. Biến hóa vô thường. ◇ Tô Thức : "Tuế nguyệt như túc tích, Nhân sự kỉ phản phúc" 宿, (Bãi Từ Châu vãng Nam Kinh kí Tử Do ) Năm tháng vẫn như xưa, Nhân tình bao nhiêu biến dịch vô thường.
3. Xoay chuyển, điên đảo. ◇ Lí Ngư : "Điều đắc bình trắc thành văn, Hựu lự âm dương phản phúc" 調, (Nhàn tình ngẫu kí , Từ khúc ) Điều hợp bình trắc thành văn, Lại lo âm dương phiên chuyển.
4. Khuynh đảo, khuynh động. ◇ Chiến quốc sách : "Dục phản phúc Tề quốc nhi bất năng" (Triệu sách nhị ) Muốn khuynh đảo nước Tề nhưng không được.
5. Động loạn. ◇ Lí Cương : "Tông xã điên nguy, thiên hạ phản phúc" , (Nghị nghênh hoàn lưỡng cung trát tử ) Xã tắc nguy ngập, thiên hạ động loạn.
6. Đi trở lại, tuần hoàn.
7. Suy đi xét lại, nghiên cứu nhiều lần.
8. Chỉ thơ "phản phúc" , từ một bài đọc liên hoàn, xuôi ngược nhiều cách thành nhiều bài khác.
9. Một cách trong tu từ pháp, lập lại nhiều lần cùng một ngữ cú, để biểu hiện tình cảm một cách mạnh mẽ.
10. Trùng điệp. ◇ Giang Yêm : "San phản phúc nhi tham thác, Thủy nhiễu quán nhi oanh bạc" , (Thủy thượng thần nữ phú ) Núi trùng điệp mà chen chúc, Sông quanh co mà chằng chịt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lọng tráo trở — Lật qua lật lại xem xét kĩ lưỡng.

Từ điển trích dẫn

1. Người làm ruộng.
2. Việc cày ruộng trồng trọt. ◇ Hậu Hán Thư : "Dĩ bệnh miễn hoàn, cung suất tử tôn canh nông vi dưỡng" , (Triệu Tư truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc cày ruộng trồng trọt.
cung
gōng ㄍㄨㄥ

cung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thân thể, mình

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thể, thân mình. ◎ Như: "cúc cung" cúi mình xuống vái.
2. (Phó) Tự mình làm, đích thân, thân hành. ◇ Vương Bột : "Đồng tử hà tri, cung phùng thắng tiễn" , (Đằng Vương Các tự ) (Tôi là) trẻ con biết gì, đích thân được dự tiệc lớn.
3. (Động) Cúi, khom mình. ◎ Như: "cung thân vi lễ" cúi mình làm lễ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thân mình, cúi mình xuống vái gọi là cúc cung .
② Thân làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tự bản thân, đích thân, thân hành; Tự bản thân làm lấy; Nếu mình tự trách mình nhiều và trách người ít hơn thì tránh được điều oán (Luận ngữ);
② Cúi, khom (mình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân mình, ( không kể tứ chi ).

Từ ghép 6

khuyết, quyết
jué ㄐㄩㄝˊ, quē ㄑㄩㄝ, què ㄑㄩㄝˋ

khuyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa hai lớp
2. cửa ngoài cung điện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, ở ngoài cửa cung, hai bên có lầu đài để nhìn ra xa, giữa có lối đi gọi là "khuyết". ◇ Bạch Cư Dị : "Cửu trùng thành khuyết yên trần sinh, Thiên thặng vạn kị tây nam hành" , 西 (Trường hận ca ) Khói bụi sinh ra trên lối đi vào cung thành (của nhà vua), Nghìn cỗ xe, muôn con ngựa đi sang miền tây nam.
2. (Danh) Phiếm chỉ nơi vua ở. ◇ Trang Tử : "Thân tại giang hải chi thượng, tâm cư hồ Ngụy khuyết chi hạ, nại hà?" , , (Nhượng vương ) Thân ở trên sông biển, mà lòng (lưu luyến) ở cung điện nước Ngụy, làm sao bây giờ?
3. (Danh) Lầm lỗi. ◎ Như: Nhà Đường có đặt ra hai chức quan "tả thập di" và "hữu bổ khuyết" chuyên về việc khuyên can các điều lầm lỗi của vua.
4. (Danh) Chức quan còn để trống.
5. (Danh) Họ "Khuyết".
6. (Động) Thiếu.
7. (Tính) Còn thiếu, còn trống, chưa đủ số. § Cùng nghĩa với "khuyết" .
8. (Tính) Sót, mất. ◎ Như: "khuyết văn" văn còn sót mất.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cổng hai từng. Làm hai cái đài ngoài cửa, trên làm cái lầu, ở giữa bỏ trống để làm lối đi gọi là khuyết, cho nên gọi cửa to là khuyết. Cũng có khi gọi là tượng ngụy . Ngày xưa hay làm sở ban bố pháp lệnh ở ngoài cửa cung, cho nên gọi cửa cung là khuyết. Như phục khuyết thướng thư sụp ở ngoài cửa cung mà dâng thư.
② Lầm lỗi. Nhà Đường có đặt ra hai chức quan tả thập di và hữu bổ khuyết chuyên về việc khuyên can các điều lầm lỗi của vua.
③ Còn thiếu, còn trống. Cùng nghĩa với chữ khuyết . Phàm cái gì chưa được hoàn toàn còn phải bù thêm mới đủ thì đều gọi là khuyết. Như khuyết văn văn còn thiếu mất, còn sót chưa đủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(cũ) Lầu gác trước cung, cửa khuyết. (Ngr) Cung khuyết, cung điện. Xem [que].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lầm lỗi: Sai trái;
② Còn khuyết, còn trống (dùng như [que], bộ ): Bài văn còn thiếu mất;
③ [Que] (Họ) Khuyết. Xem [què].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lầu nhỏ xây trên cổng thành để quan sát bên ngoài — Chỉ nơi vua ở. Bài Văn Tế Cá Sấu của Hàn Thuyên có câu: » Kinh đô đây thuộc nơi đế khuyết « — Thiếu sót — Lỗi lầm — Một âm là Quyết.

Từ ghép 3

quyết

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xuyên thủng, xuyên qua — Một âm khác là Khuyết. Xem Khuyết.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.