trù, điều, điệu
chóu ㄔㄡˊ, diào ㄉㄧㄠˋ, tiáo ㄊㄧㄠˊ, tiào ㄊㄧㄠˋ

trù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đặc sệt, mau, sít, đông đúc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều, đông, rậm. ◎ Như: "địa trách nhân trù" đất hẹp người đông. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Bạc đức thiểu phúc nhân, chúng khổ sở bức bách, nhập tà kiến trù lâm" , , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Những kẻ mỏng đức kém phúc, bị đủ thứ khổ não bức bách, lạc vào rừng rậm của tà kiến.
2. (Tính) Đặc, nồng đậm. ◎ Như: "chúc thái trù liễu" cháo đặc quá.
3. (Danh) Họ "Trù".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều, đông đúc.
② Ðặc, chất nước gì đặc gọi là trù.
③ Cùng âm nghĩa với chữ 調 (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặc: Cháo đặc quá;
② Đông, đông đúc, nhiều người: Đất hẹp người đông;
③ (văn) Như 調 (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Đông đảo. Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng: » Lượng dân nơi háo nơi trù «.

Từ ghép 2

điều

phồn thể

Từ điển phổ thông

Như chữ 調.

điệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

Như chữ 調.
dật
yì ㄧˋ

dật

phồn thể

Từ điển phổ thông

dật (đơn vị đo khối lượng, bằng 20 lạng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ, cân nặng đời xưa, bằng hai mươi lạng bây giờ. ◇ Nguyễn Du : "Hoàng kim bách dật bích bách song" (Tô Tần đình ) Hoàng kim trăm dật, ngọc bích trăm đôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Một phép cân đời xưa, tức hai mươi lạng bây giờ. Hoàng kim thiên dật một ngàn dật vàng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Dật (đơn vị trọng lượng thời cổ, bằng 20 hoặc 24 lạng Trung Quốc): Một ngàn dật vàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị trọng lượng thời cổ, bằng 20 lạng ta.
trứu
zhōu ㄓㄡ, zhòu ㄓㄡˋ

trứu

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhăn nhó, cau có

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nếp nhăn trên mặt. ◎ Như: "mãn kiểm trứu văn" 滿 mặt đầy nếp nhăn. ◇ Lí Hạ : "Mạc đạo thiều hoa trấn trường tại, Phát bạch diện trứu chuyên tương đãi" , (Trào thiếu niên ) Chớ bảo rằng tuổi xuân ở lại lâu dài, Sẽ chỉ còn tóc trắng nếp nhăn trên mặt mà thôi.
2. (Danh) Ngấn, vết nhăn, nếp nhàu. ◎ Như: "trứu điệp" áo có nếp nhàu.
3. (Động) Cau, nhíu. ◎ Như: "trứu mi" cau mày. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ kiến tha trứu nhất hồi mi, hựu tự kỉ hàm tiếu nhất hồi" , (Đệ tứ thập bát hồi) Chỉ thấy cô ta lúc cau mày, lúc lại mỉm cười một mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Mặt nhăn, nhăn nhó. Vật gì có nếp nhăn cũng gọi là trứu.
② Cau, như trứu mi cau mày.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhăn nhó, nhàu: Quần áo bị nhàu;
② Chau, cau, nhăn, nheo: Chau (cau, nhăn, nheo) mày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Da mặt nhăn nheo — Nhăn lại. Xếp nếp lại.

Từ ghép 1

hiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

hiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sợ hãi
2. lải nhải

Từ điển trích dẫn

1. "Hiêu hiêu" : (1) (Trạng thanh) tiếng sợ hãi. (2) (Trạng thanh) Tiếng tranh cãi, biện bạch. (3) (Tính) Nhiều lời.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiêu hiêu sợ hãi.
② Kêu lải nhải, lòng không chịu cứ biện bạch mãi gọi là hiêu hiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợ hãi;
② Kêu ca mãi. 【】hiêu hiêu bất hưu [xiaoxiao bùxiu] Mồm năm miệng mười, nói sa sả không ngớt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi. Cũng nói là Hiêu hiêu.
xa
shā ㄕㄚ, shē ㄕㄜ

xa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mua chịu trả dần
2. xa xôi
3. lâu dài
4. xa xỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mua chịu. ◎ Như: "xa trướng" tính sổ mua chịu. ◇ Nguyễn Trãi : "Đồ giác hồ trung phong nguyệt hảo, Niên niên bất dụng nhất tiền xa" , (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) Chỉ biết gió trăng trong bầu là đẹp, Mỗi năm không mất đồng tiền nào để mua.
2. (Động) Khoan thứ. ◇ Giang Yêm : "Thử nhi khả xa, thục bất khả hựu" , (Thượng thư phù ) Cái đó còn khoan thứ được thì điều gì mà chẳng dung thứ.
3. (Tính) Xa xôi. ◇ Vương Bột : "Bắc Hải tuy xa, phù dao khả tiếp" , (Đằng Vương Các tự ) Bắc Hải tuy xa xôi, nhưng cỡi gió có thể đi tới.
4. (Tính) Lâu dài. ◎ Như: "tuế nguyệt xa" năm dài tháng rộng.
5. (Tính) Thưa, ít. ◇ Tiền Khởi : "Bất úy tâm kì trở, Duy sầu diện hội xa" , (Tống Phí tú tài quy Hành Châu ) Không ngại lòng cách trở, Chỉ buồn vì gặp mặt thưa thớt.
6. (Danh) Hành vi xa xỉ. § Thông "xa" . ◇ Hậu Hán Thư : "Luận viết: Sở sở y phục, giới tại cùng xa" : , (Vương Sung đẳng truyện ) Luận rằng: Áo quần đẹp đẽ, răn ở chỗ xa xỉ quá mức.
7. § Còn viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Mua chịu trả dần.
② Xa xôi.
③ Lâu dài. Trải qua một hồi đã lâu đã xa, gọi là xa.
④ Xa xỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mua chịu: Mua chịu; Chịu, thiếu;
② (văn) Xa xôi;
③ (văn) Chậm, chầm chậm;
④ (văn) Hoãn lại;
⑤ (văn) Xa xí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mua chịu. Mua mà chưa trả tiền ngay — Xa. Dài — Thong thả, chậm rãi — Dùng như chữ Xa .
dịch
shì ㄕˋ, yì ㄧˋ

dịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gỡ mối nợ
2. liền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kéo mối tơ.
2. (Động) Tìm tòi manh mối, suy tìm. ◎ Như: "diễn dịch" suy diễn sự lí tới cùng.
3. (Động) Trần thuật, bày dãi. ◇ Lễ Kí : "Các dịch kỉ chi chí dã" (Xạ nghĩa ) Mỗi người trình bày chí của mình.
4. (Phó) Liền nối không ngừng. ◎ Như: "lạc dịch bất tuyệt" liền nối không dứt.

Từ điển Thiều Chửu

① Gỡ mối tơ, tìm cho hết manh mối cũng gọi là dịch, như diễn dịch suy diễn sự lí cho cùng lẽ.
② Liền, như lạc dịch bất tuyệt liền nối không dứt.
③ Bày dãi.
④ Tế dịch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gỡ mối tơ;
② Đầu mối, manh mối: Tìm đầu mối;
③ Liền: Liền nối không dứt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rút sợi tơ ra, kéo tơ — Tiếp nối không dứt — Đi từ đầu mối mà tìm ra sự lí. Chẳng hạn Diễn dịch — Sắp đặt cho có thứ tự hợp lí.

Từ ghép 2

tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đêm
2. nhỏ bé

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đêm. ◎ Như: "trung tiêu" nửa đêm. ◇ Thủy hử truyện : "Dục đầu quý trang tá túc nhất tiêu" 宿 (Đệ nhị hồi) Muốn đến nhờ quý trang cho tá túc một đêm.
2. (Tính) Nhỏ bé. ◎ Như: "tiêu nhân" kẻ tiểu nhân.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðêm, như trung tiêu nửa đêm.
② Nhỏ bé, kẻ tiểu nhân gọi là tiêu nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đêm: Nửa đêm; Suốt đêm, thâu đêm; Nguyên tiêu (đêm rằm tháng giêng);
② (văn) Nhỏ bé: Kẻ tiểu nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đêm. Ban đêm — Nhỏ bé.

Từ ghép 2

xià ㄒㄧㄚˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chỗ nứt, vết nứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nứt, hở. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Kì san thậm bạc, thượng khung như hợp chưởng, trung há" , , (Từ hà khách du kí ) Núi đó rất mỏng, vòm trên như lòng bàn tay nắm, ở giữa nứt ra.
2. (Danh) Chỗ nứt, khe hở. ◇ Diêu Hợp : "Thuyền nhập băng há hành" (Kí dương mậu khanh giáo thư ) Thuyền vào chỗ nứt của băng đá mà đi.
3. (Danh) Sự sơ hở, thiếu sót. ◇ Diệp Tiếp : "Bất sử hữu hào phát chi há" 使 (Nguyên thi , Nội thiên hạ ) Không để cho có một mảy may sơ hở.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ nứt, đồ sành có chỗ nứt nẻ gọi là há.
② Sự gì có chỗ hở để xen vào được cũng gọi là há.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khe hở, chỗ nứt, vết rạn nứt: Khe hở giữa đám mây; Vết nứt trên tảng đá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nứt ra. Đồ nặn bằng đất đem nung, bị nứt ra — Cái khe hở, chỗ sơ hở của sự việc. Cũng đọc Hách.
giao, giảo, hào
jiāo ㄐㄧㄠ, jiǎo ㄐㄧㄠˇ, xiáo ㄒㄧㄠˊ

giao

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đẹp: Trai gái ăn mặc đẹp (Trương Hoành: Nam đô phú);
② Quyến rũ.

giảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đẹp, tốt. ◇ Trương Hành : "Nam nữ giảo phục, Lạc dịch tân phân" , (Nam đô phú ) Trai gái mặc quần áo đẹp, Qua lại đông đảo nhộn nhịp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẹp đẽ. Vẻ đẹp của người con gái. Như chữ Giảo — Một âm là Hào. Xem Hào.

hào

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dâm dật, ham thú vui xác thịt — Một âm khác là Giảo. Xem Giảo.
tương
xiāng ㄒㄧㄤ

tương

phồn thể

Từ điển phổ thông

lụa vàng phơn phớt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa vàng nhạt. § Ngày xưa hay dùng để đựng sách hay bao sách, nên gọi sách vở quý báu là "phiếu tương" hay "kiêm tương" . ◇ Quan Hán Khanh : "Độc tận phiếu tương vạn quyển thư" (Đậu nga oan ) Đọc hết sách quý cả vạn cuốn.
2. (Tính) Vàng nhạt. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Tương khỉ vi hạ quần, Tử khỉ vi thượng nhu" , (Mạch thượng tang ) Lụa vàng nhạt làm váy, Lụa tía làm áo ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Lụa vàng phơn phớt, ngày xưa hay dùng để viết, nên gọi sách vở là phiếu tương hay kiêm tương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lụa vàng nhạt (ngày xưa dùng để viết): (hay ) Sách vở (viết trên lụa);
② Màu vàng nhạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ lụa màu ngà.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.