giới
jiè ㄐㄧㄝˋ, xiè ㄒㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ khí giới

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Binh khí, vũ khí. ◎ Như: "binh giới" đồ binh.
2. (Danh) Gông, cùm.
3. (Danh) Thuật khéo, xảo trá. ◎ Như: "ki giới bách xuất" dối trá trăm điều.
4. (Danh) Đồ dùng, dụng cụ. ◎ Như: "khí giới" khí cụ, "cơ giới" máy móc. ◇ Trang Tử : "Hữu giới ư thử, nhất nhật tẩm bách huề, dụng lực thậm quả, nhi kiến công đa, phu tử bất dục hồ?" , , , , (Thiên địa ) Có cái máy ở đó, mỗi ngày tưới hàng trăm thửa ruộng, dùng sức rất ít, mà thấy công nhiều, cụ không muốn thế sao?
5. (Động) Bó buộc.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ khí giới, như binh giới đồ binh.
② Cái cùm chân tay.
③ Thuật khéo, người hay dối dá gọi là ki giới bách xuất dối trá trăm điều.
④ Bó buộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cơ giới, khí cụ: Máy móc, cơ giới;
② Khí giới: Tước khí giới;
③ (cũ) Gông xiềng, cái cùm (chân tay);
④ Xảo trá, dối trá: Dối trá trăm chiều;
⑤ (văn) Bó buộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cùm bằng gỗ để cùm tay chân tội nhân thời cổ — Đồ dùng — Vật dịng bằng máy móc — Binh khí. Chẳng hạn Giới đấu ( dùng võ khí mà đánh nhau ).

Từ ghép 4

gia, già, giá
jiā ㄐㄧㄚ

gia

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái gông (để cùm đầu phạm nhân)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gông, cùm. ◇ Thủy hử truyện : "Lâm Xung tránh đích khởi lai, bị gia ngại liễu, khúc thân bất đắc" , , (Đệ bát hồi) Lâm Xung cố gượng dậy, bị vướng cùm, cúi mình không được.
2. (Danh) Giá áo. § Thông "giá" .
3. (Danh) "Liên gia" cái neo dùng để đập lúa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gông, cái cùm, dùng để cùm đầu.
② Liên gia cái neo dùng để đập lúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gông bằng gỗ, đeo ở cổ tội nhân thời xưa. Cũng đọc Già — Một âm khác là Giá.

già

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái gông;
② Xem [liánjia].

Từ ghép 1

giá

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Giá — Một âm là Gia. Xem Gia.
tạt
zā ㄗㄚ, zá ㄗㄚˊ, zǎn ㄗㄢˇ

tạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bức bách, đè nén

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bức bách, đè ép.
2. (Danh) Một hình phạt thời xưa, dùng gỗ kẹp ngón tay. ◎ Như: "tạt chỉ" hình phạt kẹp ngón tay tội nhân để tra khảo.

Từ điển Thiều Chửu

① Bức bách (đè ép).
② Tạt chỉ một thứ hình ác kẹp ngón tay người để tra khảo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đè ép, thúc ép.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ép buộc. Xem [zăn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Kẹp: Kẹp đầu ngón tay (một hình phạt thời xưa). Xem [za].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức bách — Ép buộc — Ép chặt. Kẹp chặt.

Từ ghép 2

bận, tẫn
bìn ㄅㄧㄣˋ

bận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xương bánh chè, xương đầu gối
2. hình phạt chặt xương bánh chè

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương bạnh chòe, xương mặt đầu gối.
2. (Động) Chặt mất xương đầu gối. ◇ Sử Kí : "Tôn Tử tẫn cước, nhi luận binh pháp" , (Thái Sử Công tự tự ) Tôn Tử cụt chân rồi mới luận binh pháp.
3. § Cũng đọc là "bận".

Từ điển Thiều Chửu

① Xương bạnh chè, xương mặt đầu gối. Vì thế nên ai bị hình phạt chặt mất xương đầu gối đi gọi là tẫn. Cũng đọc là chữ bận.

tẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xương bánh chè, xương đầu gối
2. hình phạt chặt xương bánh chè

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương bạnh chòe, xương mặt đầu gối.
2. (Động) Chặt mất xương đầu gối. ◇ Sử Kí : "Tôn Tử tẫn cước, nhi luận binh pháp" , (Thái Sử Công tự tự ) Tôn Tử cụt chân rồi mới luận binh pháp.
3. § Cũng đọc là "bận".

Từ điển Thiều Chửu

① Xương bạnh chè, xương mặt đầu gối. Vì thế nên ai bị hình phạt chặt mất xương đầu gối đi gọi là tẫn. Cũng đọc là chữ bận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xương bánh chè, xương mặt đầu gối (như , bộ );
② (văn) Hình phạt chặt xương đầu gối (thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương bánh chè ở đầu gối — Tên một hình phạt thảm khốc thời xưa, cắt bỏ xương bánh chè của tội nhân.
lệ
lì ㄌㄧˋ

lệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phụ thuộc
2. lối chữ lệ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tôi tớ, nô bộc, kẻ dùng để sai bảo (ngày xưa). ◎ Như: "bộc lệ" , "lệ dịch" . ◇ Nguyễn Du : "Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã" (Ngẫu đắc ) Khi gặp việc, bọn tôi tớ đều lên mặt với ta.
2. (Danh) Đặc chỉ một bậc trong giai cấp nô lệ.
3. (Danh) Tội nhân.
4. (Danh) Chỉ người đê tiện.
5. (Danh) Tiểu thần, hạ thần.
6. (Danh) Sai dịch. ◎ Như: "hương lệ" kẻ sai dịch trong làng.
7. (Danh) § Xem "lệ thư" .
8. (Danh) Họ "Lệ".
9. (Động) Phụ thuộc, thuộc về. ◎ Như: "lệ thuộc" phụ thuộc. ◇ Đỗ Phủ : "Sanh thường miễn tô thuế, Danh bất lệ chinh phạt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cả đời khỏi sưu thuế, Tên không (thuộc vào hạng những người) phải đi chiến trận nơi xa.
10. (Động) Đi theo, cân tùy. ◇ Hàn Dũ : "Thần thích chấp bút lệ thái sử, phụng minh mệnh, kì khả dĩ từ" , , (Ngụy bác tiết độ quan sát sử nghi quốc công tiên miếu bi minh 使).
11. (Động) Sai sử, dịch sử.
12. (Động) Tra duyệt, khảo sát. § Thông "dị" .
13. (Động) Học tập, nghiên cứu. § Thông "dị" . ◇ Thang Hiển Tổ : "Yêm tương thử từ tống đáo Đỗ Thu Nương biệt viện, lệ tập nhất phiên" , (Tử tiêu kí , Đệ lục xích ) Ta đem bài từ này đến thư phòng Đỗ Thu Nương, học tập một lượt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuộc. Như chia ra từng bộ từng loài, thuộc vào bộ mỗ thì gọi là lệ mỗ bộ .
② Tôi tớ, kẻ dùng để sai bảo gọi là lệ. Như bộc lệ , lệ dịch , v.v.
③ Lệ thư lối chữ lệ. Tần Trình Mạc đặt ra. Từ nhà Hán về sau các sách vở cùng sớ biểu cho tới công văn, tư văn đều dùng lối chữ ấy. Vì đó là công việc của kẻ sai bảo cho nên gọi là chữ lệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tôi tớ: Nô lệ; Tôi mọi;
② (Phụ) thuộc: Lệ thuộc;
③ (Nha) dịch: Sai dịch; Lính lệ;
④ Lối chữ lệ. 【】lệ thư [lìshu] Lối chữ lệ (thời Hán);
⑤ (văn) Tập luyện, học tập;
⑤ [Lì] (Họ) Lệ.

Từ ghép 8

chất
zhì ㄓˋ

chất

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bàn sắt
2. cái thớt
3. cái đòn kê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tấm gỗ kê dưới thân người lúc hành hình thời xưa. ◎ Như: "phủ chất" hình cụ để chém tội nhân. Cũng chỉ sự chém giết. ◇ Liêu trai chí dị : "Tiền tịch mạo độc, kim lai gia phủ chất da?" , (Lục phán ) Đêm qua (tôi) mạo phạm, nay (ngài) đến chém chết chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bàn sắt.
② Phủ chất hình cụ để chém người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái thớt;
② Đòn kê: © Tấm gỗ kê để chặt đầu (người bị tử hình thời cổ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lưỡi búa.

Từ ghép 1

ngục
yù ㄩˋ

ngục

phồn thể

Từ điển phổ thông

tù ngục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà tù, nơi giam giữ. ◎ Như: "hạ ngục" bắt bỏ vào nhà giam, "địa ngục" theo nghĩa đen là tù ngục trong lòng đất, nơi đó tội nhân phải chịu mọi loại tra tấn do kết quả của mọi việc ác đã làm trong tiền kiếp.
2. (Danh) Vụ án, án kiện. ◎ Như: "chiết ngục" xử kiện.
3. (Động) Tố tụng, kiện cáo. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Đệ huynh tương ngục" (Cao nghĩa ) Anh em kiện cáo lẫn nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngục tù.
② Án kiện, như chiết ngục xử kiện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tù ngục, nhà lao: Hạ ngục, vào tù;
② Vụ án: Vụ án oan ức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà tù, nơi giam người có tội — Vụ án — Việc xử án — Kiện tụng, tranh chấp.

Từ ghép 25

ca, loát, yết
gá ㄍㄚˊ, yà ㄧㄚˋ, zhá ㄓㄚˊ

ca

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cán, lăn, nghiến.
2. (Động) Đè bẹp, bài xích. ◎ Như: "khuynh yết" chèn ép, gạt đổ.
3. (Danh) Một thứ hình phạt ngày xưa, dùng bàn ép kẹp mắt cá chân.
4. (Trạng thanh) Sình sịch, cạch cạch (tiếng bánh xe quay, tiếng máy chạy, v.v.). ◎ Như: "xa thanh yết yết" tiếng xe xình xịch.
5. Một âm là "ca". (Động) Làm nghẽn, chen chúc.
6. (Động) Kết giao. ◎ Như: "ca bằng hữu" kết bạn.
7. § Ta quen đọc là "loát".

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Chen chúc, chật chội;
② Giao kết: Kết bạn;
③ Soát, kiểm: Soát sổ. Xem [yà], [zhá].

loát

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghiến, nghiền, đè bẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cán, lăn, nghiến.
2. (Động) Đè bẹp, bài xích. ◎ Như: "khuynh yết" chèn ép, gạt đổ.
3. (Danh) Một thứ hình phạt ngày xưa, dùng bàn ép kẹp mắt cá chân.
4. (Trạng thanh) Sình sịch, cạch cạch (tiếng bánh xe quay, tiếng máy chạy, v.v.). ◎ Như: "xa thanh yết yết" tiếng xe xình xịch.
5. Một âm là "ca". (Động) Làm nghẽn, chen chúc.
6. (Động) Kết giao. ◎ Như: "ca bằng hữu" kết bạn.
7. § Ta quen đọc là "loát".

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiến, phàm cái gì đã qua một vòng trục tròn nó lăn qua đều gọi là yết. Như gỡ bông có cái yết hoa khí tức là cái guồng bật bông vậy.
② Gạt đổ, đè bẹp. Lấy thế lực mà đánh đổ người khác gọi là khuynh yết .
③ Một thứ hình pháp ngày xưa, dùng bàn ép kẹp mắt cá chân.
④ Tiếng bánh xe quay chạm vào nhau.
⑤ Ta quen đọc là chữ loát.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cán, dát: Cán thép; Dát đồng lá. Xem [gá], [yà].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cán, lăn, nghiến: Cán bông;
② Bài xích, chèn ép, đè bẹp: Chèn ép lẫn nhau;
③ (đph) Chen chúc;
④ Hình phạt thời xưa dùng bàn ép kẹp mắt cá chân;
⑤ (văn) (thanh) Trẹo trẹo, kẽo kịt (tiếng bánh xe quay chạm vào nhau);
⑥ [Yà] (Họ) Loát. Xem [gá], [zhá].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai cái trục ép vào nhau mà quay để cán dẹp vật gì — Lật đổ người khác. Td: Khuynh loát ( làm nghiêng, lật đổ ).

Từ ghép 1

yết

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghiến, nghiền, đè bẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cán, lăn, nghiến.
2. (Động) Đè bẹp, bài xích. ◎ Như: "khuynh yết" chèn ép, gạt đổ.
3. (Danh) Một thứ hình phạt ngày xưa, dùng bàn ép kẹp mắt cá chân.
4. (Trạng thanh) Sình sịch, cạch cạch (tiếng bánh xe quay, tiếng máy chạy, v.v.). ◎ Như: "xa thanh yết yết" tiếng xe xình xịch.
5. Một âm là "ca". (Động) Làm nghẽn, chen chúc.
6. (Động) Kết giao. ◎ Như: "ca bằng hữu" kết bạn.
7. § Ta quen đọc là "loát".

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiến, phàm cái gì đã qua một vòng trục tròn nó lăn qua đều gọi là yết. Như gỡ bông có cái yết hoa khí tức là cái guồng bật bông vậy.
② Gạt đổ, đè bẹp. Lấy thế lực mà đánh đổ người khác gọi là khuynh yết .
③ Một thứ hình pháp ngày xưa, dùng bàn ép kẹp mắt cá chân.
④ Tiếng bánh xe quay chạm vào nhau.
⑤ Ta quen đọc là chữ loát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cán, lăn, nghiến: Cán bông;
② Bài xích, chèn ép, đè bẹp: Chèn ép lẫn nhau;
③ (đph) Chen chúc;
④ Hình phạt thời xưa dùng bàn ép kẹp mắt cá chân;
⑤ (văn) (thanh) Trẹo trẹo, kẽo kịt (tiếng bánh xe quay chạm vào nhau);
⑥ [Yà] (Họ) Loát. Xem [gá], [zhá].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trục để ép, để nghiến đồ vật — Nghiến ép — Làm nghiêng đổ. Td: Khuynh yết ( ta quen đọc Khuynh loát ) — Một hình phạt thời xưa, cho kẹp, nghiến các ngón tay chân của tội nhân — Ta quen đọc Loát.

Từ ghép 4

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gông làm bằng gỗ để đeo vào cổ tội nhân thời xưa. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cười rằng đả thế thì nên, mộc già hãy thử một thiên trình nghề «. ( Nói về Thúc sinh ra đề tài Cài gông cho Kiều làm thơ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hình phạt thời cổ, đánh tội nhân bằng gậy.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.