tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; Ở chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

sử
shǐ ㄕˇ

sử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lịch sử

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một chức quan coi về văn thư. ◎ Như: quan "nội sử" , quan "ngoại sử" , quan "tả sử" , quan "hữu sử" .
2. (Danh) Chức quan ở gần vua luôn luôn là "ngự sử" , cũng như quan bí thư bây giờ. Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan "thái sử" . Về sau thi chức "ngự sử" chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua. Sở của các quan ấy làm việc gọi là "đô sát viện" . Còn các chức "thái sử" thì do viện hàn lâm kiêm cả, vì thế gọi hàn lâm là "thái sử". Lễ nhà Chu có quan "nữ sử" để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học gọi là "nữ sử" .
3. (Danh) Sử sách, lịch sử. ◎ Như: "quốc sử" .
4. (Danh) Thầy vẽ, thợ vẽ. ◇ Trang Tử : "Tống Nguyên Quân tương họa đồ, chúng sử giai chí, thụ ấp nhi lập" , , (Điền Tử Phương ) Vua Nguyên nước Tống muốn vẽ tranh, nhiều thợ vẽ đều tới, vái rồi đứng đó.
5. (Danh) Họ "Sử".

Từ điển Thiều Chửu

① Quan sử. Một chức quan coi về việc văn thư. Như quan nội sử , quan ngoại sử , quan tả sử , quan hữu sử , v.v.
② Chức quan ở gần vua luôn luôn là ngự sử , cũng như quan bí thư bây giờ. Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan thái sử . Về sau thi chức ngự sử chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua, sở của các quan ấy làm việc gọi là đô sát viện , còn các chức thái sử thì so viện hàn lâm kiêm cả, vì thế gọi hàn lâm là thái sử, lễ nhà Chu có quan nữ sử để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học gọi là nữ sử .
③ Sách sử, thứ ghi các sự tích trong nước từ xưa tới nay gọi là lịch sử , quốc sử .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lịch sử, sử sách, sử: Lịch sử bang giao giữa các nước; Quan điểm lịch sử;
② Quan sử (chức quan phụ trách ghi sử sách thời cổ);
③ [Shê] (Họ) Sử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ghi chép sự việc xảy ra — Sách chép việc xảy ra trọng một quốc gia nhiều thời đại. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cảo thơm lần giở trước đèn, phong tình cổ lục còn truyền sử xanh « — Vị quan coi việc biên soạn quốc sử.

Từ ghép 72

sử 霸史bại sử 稗史ban sử 班史bắc sử 北史biệt sử 別史cận sử 近史chánh sử 正史chiến sử 戰史chính sử 正史cổ sử 古史sử 野史đại nam quốc sử diễn ca 大南國史演歌đại việt sử kí 大越史記đại việt sử kí bản kỉ thực lục 大越史記本紀實錄đại việt sử kí bản kỉ tục biên 大越史記本紀續編đại việt sử kí tiền biên 大越史記前編đại việt sử kí toàn thư 大越史記全書đại việt sử kí tục biên 大越史記續編đại việt thông sử 大越通史khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lê triều thông sử 黎朝通史lịch sử 历史lịch sử 歴史lịch sử 歷史nam sử 南史nam sử tập biên 南史集編ngoại sử 外史ngự chế việt sử tổng vịnh tập 御製越史總詠集ngự sử 御史ngự sử đài 御史台ngự sử đài 禦史臺phó đô ngự sử 副都御史quân sử 軍史quốc sử 國史quốc sử quán 國史館sử bộ 史部sử bút 史筆sử cục 史局sử gia 史家sử học 史學sử kí 史記sử kịch 史劇sử liệu 史料sử luận 史論sử lược 史略sử quan 史官sử quán 史舘sử quán 史館sử quân tử 史君子sử tài 史才sử tài 史材sử thặng 史乘sử thần 史臣sử thể 史體sử thi 史詩sử thi 史诗sử thực 史實sử tích 史跡tạp sử 雜史thái sử 太史thanh sử 青史thứ sử 刺史tiền sử 前史tiểu sử 小史việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集việt sử 越史việt sử bị lãm 越史備覽việt sử cương mục 越史綱目việt sử tiêu án 越史摽案việt sử tục biên 越史續編vịnh nam sử 詠南史vịnh sử 詠史

Từ điển trích dẫn

1. Thể loại sách sử, không được công nhận như "chính sử" nhưng có phần đáng tin cậy hơn "tạp sử" . ☆ Tương tự: "ngoại sử" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sử ở ngoài, không phải là chính sử được triều đình nhìn nhận. Cũng như Dã sử.
sao, sào, sáo
chāo ㄔㄠ, chǎo ㄔㄠˇ, miǎo ㄇㄧㄠˇ

sao

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đáp úp, lén đánh
2. cướp bóc
3. tịch biên tài sản

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền giấy, tiền tài. ◎ Như: "hiện sao" tiền mặt, "sao phiếu" tiền giấy, "hội sao" trả tiền.
2. (Danh) Bộ sách tuyển chọn các tác phẩm văn học in thành. ◎ Như: Đời Thanh có "Kinh sử bách gia tạp sao" .
3. (Danh) Họ "Sao".
4. (Động) Cướp bóc, chiếm đoạt. ◎ Như: "khấu sao" cướp lấy. ◇ Hậu Hán Thư : "Công sao quận huyện" (Công Tôn Toản truyện ) Đánh cướp quận huyện.
5. (Động) Viết, chép. ◇ Bão Phác Tử : "Dư kim lược sao Kim đan chi đô" (Nội thiên , Kim đan ) Nay ta chép sơ lược bộ sách Kim đan.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh úp, đang khi đánh nhau chia quân lẻn ra sau trận mà đánh úp quân giặc gọi là bao sao .
② Cướp bóc. Như khấu sao cướp lấy.
③ Tịch kí, quan lại phạm tội ăn của đút phải tịch kí hết cơ nghiệp sung công gọi là sao.
④ Viết tinh tả ra. Như sao tư kẻ giữ về việc sao lại các văn án.
⑤ Chép ra, sao lục. Như thi sao thơ sao lại.
⑥ Một âm là sáo. Bạc giấy. Lấy thuế các cửa ô gọi là sáo quan .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như nghĩa ①;
② Giấy bạc, tiền giấy: Tiền mặt;
③ (văn) Đánh úp;
④ (văn) Cướp bóc: Cướp lấy;
⑤ (văn) Tịch biên (để sung công tài sản của quan lại tham nhũng, hối lộ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết lại. Chép lại. Như chữ Sao — Cướp đoạt — Tiền giấy ngày nay.

Từ ghép 4

sào

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đáp úp, lén đánh
2. cướp bóc
3. tịch biên tài sản

sáo

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền giấy, tiền tài. ◎ Như: "hiện sao" tiền mặt, "sao phiếu" tiền giấy, "hội sao" trả tiền.
2. (Danh) Bộ sách tuyển chọn các tác phẩm văn học in thành. ◎ Như: Đời Thanh có "Kinh sử bách gia tạp sao" .
3. (Danh) Họ "Sao".
4. (Động) Cướp bóc, chiếm đoạt. ◎ Như: "khấu sao" cướp lấy. ◇ Hậu Hán Thư : "Công sao quận huyện" (Công Tôn Toản truyện ) Đánh cướp quận huyện.
5. (Động) Viết, chép. ◇ Bão Phác Tử : "Dư kim lược sao Kim đan chi đô" (Nội thiên , Kim đan ) Nay ta chép sơ lược bộ sách Kim đan.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh úp, đang khi đánh nhau chia quân lẻn ra sau trận mà đánh úp quân giặc gọi là bao sao .
② Cướp bóc. Như khấu sao cướp lấy.
③ Tịch kí, quan lại phạm tội ăn của đút phải tịch kí hết cơ nghiệp sung công gọi là sao.
④ Viết tinh tả ra. Như sao tư kẻ giữ về việc sao lại các văn án.
⑤ Chép ra, sao lục. Như thi sao thơ sao lại.
⑥ Một âm là sáo. Bạc giấy. Lấy thuế các cửa ô gọi là sáo quan .
chức
zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

chức

giản thể

Từ điển phổ thông

phần việc về mình

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chức, vị, chức vụ: Có chức có quyền; Làm tròn chức vụ;
② Nắm, trông coi, coi giữ, quản lí. 【】chức chưởng [zhízhăng] (văn) Nắm, phụ trách, trông coi, quản lí: Trông coi š(quản lí) việc nước;
③ (cũ) Tôi (tiếng tự xưng của công chức): Tôi đã trở về Bắc Kinh tháng trước;
④ (văn) Chủ yếu: Chủ yếu vì cớ đó; Sử mà sinh ra phức tạp lộn xộn, chủ yếu là vì lẽ đó (Lưu Tri Cơ: Sử thông);
⑤ (văn) Cống hiến: Bấy giờ viên đầu mục ở Kinh Châu là Lưu Biểu không chịu cống nạp (Hậu Hán thư: Khổng Dung truyện).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 8

chức, dặc, xí
tè ㄊㄜˋ, zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

chức

phồn thể

Từ điển phổ thông

phần việc về mình

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự vụ, công tác, việc quan. ◎ Như: "từ chức" thôi làm chức vụ. ◇ Thư Kinh : "Lục khanh phân chức, các suất kì thuộc" , Sáu quan khanh chia nhau công việc, mỗi người trông coi thuộc quan của mình.
2. (Danh) Phân loại của các công việc (theo tính chất). ◎ Như: "văn chức" chức văn, "vũ chức" chức võ, "công chức" chức việc làm cho nhà nước.
3. (Danh) Tiếng tự xưng của hạ thuộc đối với cấp trên. ◎ Như: "chức đẳng phụng mệnh" chúng tôi xin tuân lệnh.
4. (Danh) Họ "Chức".
5. (Động) Nắm giữ, phụ trách, quản lí. ◎ Như: "chức chưởng đại quyền" nắm giữ quyền hành lớn.
6. (Trợ) Duy, chỉ. ◎ Như: "chức thị chi cố" chỉ vì cớ ấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Chức, phàm các việc quan đều gọi là chức, như xứng chức xứng đáng với cái chức của mình. Vì thế nên ngôi quan cũng gọi là chức. Như văn chức chức văn, vũ chức chức võ, v.v. Ngày xưa chư hầu vào chầu thiên tử xưng là thuật chức nghĩa là bày kể công việc của mình làm. Ðời sau các quan ngoài vào chầu vua cũng xưng là thuật chức là vì đó.
② Chức phận, các việc mà bổn phận mình phải làm gọi là chức, như tử chức chức phận làm con, phụ chức chức phận làm vợ, chức vụ , chức nghiệp , v.v.
③ Bui, chỉ, dùng làm trợ từ, như chức thị chi cố chỉ vì cớ ấy.
④ Chuyên chủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chức, vị, chức vụ: Có chức có quyền; Làm tròn chức vụ;
② Nắm, trông coi, coi giữ, quản lí. 【】chức chưởng [zhízhăng] (văn) Nắm, phụ trách, trông coi, quản lí: Trông coi š(quản lí) việc nước;
③ (cũ) Tôi (tiếng tự xưng của công chức): Tôi đã trở về Bắc Kinh tháng trước;
④ (văn) Chủ yếu: Chủ yếu vì cớ đó; Sử mà sinh ra phức tạp lộn xộn, chủ yếu là vì lẽ đó (Lưu Tri Cơ: Sử thông);
⑤ (văn) Cống hiến: Bấy giờ viên đầu mục ở Kinh Châu là Lưu Biểu không chịu cống nạp (Hậu Hán thư: Khổng Dung truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc thuộc về phần mình — Phẩm trật quan lại — Dâng hiến — Các âm khác là Dặc, Xí.

Từ ghép 60

dặc

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cọc để cột trâu ngựa. Như hai chữ Dặc , — Các âm khác là Chức, Xí. Xem các âm này.

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá cờ. Dùng như chữ Xí . Một âm là Chức. Xem Chức.

bạ lục

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Sổ ghi chép tài vật. ◇ Bắc sử : "Chí tử thì, duy trước tệ côn, nhi tích quyên chí nhị vạn thất, bộ lục tịnh quy thiên phủ" , , , (Mộ Dung Tử Hội truyện ).
2. Tịch thu tài sản. ◇ Lục Chí : "Kim nhược bô lục kì gia, thiết khủng dĩ tài thương nghĩa" 簿, (Tấu thỉnh bất bộ lục Đậu Tham trang trạch 簿).
3. Mục lục điển tịch. ◇ Hồ Ứng Lân : "Kỉ truyện lục: nhất quốc sử, nhị chú lịch, tam cựu sự, tứ chức quan, ngũ nghi điển, lục pháp chế, thất ngụy sử, bát tạp truyện, cửu quỷ thần, thập thổ địa, thập nhất phổ trạng, thập nhị bộ lục" : , , , , , , , , , , , 簿 ( Thiếu thất san phòng bút tùng, Kinh tịch hội thông nhị ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ghi chép vào sổ sách — Soát xét sổ sách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sách chép các chuyện nhỏ của từng danh nhân, từng gia đình qua các thời đại, không phải là việc quốc gia.
kịch
jù ㄐㄩˋ

kịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức
2. trò đùa, vở kịch

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều, đông. ◇ Thương quân thư : "Bất quan thì tục, bất sát quốc bổn, tắc kì pháp lập nhi dân loạn, sự kịch nhi công quả" , , , () Không xem tập quán phong tục đương thời, không xét gốc nước, thì phép tắc lập ra nhưng dân loạn, việc nhiều mà kết quả ít.
2. (Tính) Khó khăn, gian nan. ◇ Tào Thực : "Kịch tai biên hải dân, Kí thân ư thảo dã" , (Lương phủ hành ).
3. (Tính) To, lớn. ◇ Lục Du : "(Tụ bác giả) chiết trúc vi trù, dĩ kí thắng phụ, kịch hô đại tiếu" (), , (Lão học am bút kí , Quyển tam) (Những người đánh bạc) bẻ trúc làm thẻ, để ghi hơn thua, hô to cười lớn.
4. (Phó) Quá, lắm, rất. ◎ Như: "kịch thống" đau lắm, "kịch hàn" lạnh lắm. ◇ Từ Lăng : "Sầu lai sấu chuyển kịch, Y đái tự nhiên khoan" , (Trường tương tư ) Buồn đến gầy thêm lắm, Dải áo tự nhiên rộng.
5. (Phó) Nhanh, gấp. ◇ Hàn Dũ-Trương Triệt -: "Sầu khứ kịch tiễn phi, Hoan lai nhược tuyền dũng" , (Hội hợp liên cú ) Buồn đi tên bay vút, Vui đến như suối vọt.
6. (Phó) Dữ dội, mãnh liệt. ◎ Như: "kịch chiến" .
7. (Danh) Chỉ chức vụ phồn tạp nặng nề. ◇ Vương An Thạch : "Mỗ tài bất túc dĩ nhậm kịch, nhi hựu đa bệnh, bất cảm tự tế" , , (Thượng tằng tham chánh thư ).
8. (Danh) Trò, tuồng. ◎ Như: "diễn kịch" diễn tuồng, "hỉ kịch" kịch vui.
9. (Danh) Chỗ giao thông trọng yếu. ◇ Tống sử : "Đàm Châu vi Tương, Lĩnh yếu kịch, Ngạc, Nhạc xử Giang, Hồ chi đô hội" , (Địa lí chí tứ ).
10. (Danh) Họ "Kịch".
11. (Động) Chơi, đùa. ◇ Lí Bạch : "Thiếp phát sơ phú ngạch, Chiết hoa môn tiền kịch" , (Trường Can hành ) Tóc em mới che ngang trán, Bẻ hoa trước cửa chơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá lắm, như kịch liệt dữ quá, kịch đàm bàn dữ, bệnh kịch bệnh nặng lắm.
② Trò đùa, như diễn kịch diễn trò.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kịch, tuồng: Kịch nói; Soạn kịch; Diễn kịch; Xem kịch;
② Rất, hết sức, quá, vô cùng, dữ dội, nặng: Đau dữ dội; Uống dữ; Bàn luận rất dữ (dữ dội); Bệnh nặng thêm;
③ Gấp, vội, nhanh chóng, kịch liệt: (Việc) nhiều và vội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất, lắm — Mau gấp. Mạnh mẽ — Tuồng hát.

Từ ghép 22

Từ điển trích dẫn

1. Cách nói lưu truyền trong dân gian. ◇ Văn minh tiểu sử : "Nguyên lai Lao Hàng Giới tự đáo liễu Hương Cảng, tại Cảng đốc na lí quải liễu hào, quản lí tố tụng đẳng sự, tục ngữ tựu khiếu tác luật sư" , , , (Đệ tứ ngũ hồi).
2. Câu nói sẵn (có ý nghĩa) thường dùng trong dân gian. ◇ Lão tàn du kí : "Kí thị một tài đích giá môn thiểu, tục ngữ thuyết đích hảo, "Vật dĩ hi vi quý", khởi bất thị một tài đích đáo thành liễu bảo bối liễu ma?" , , "", ? (Đệ thập tam hồi).
3. Tiếng địa phương (phương ngôn), thổ ngữ. ◇ Lưu Tri Cơ : "Sở dĩ Tấn Sở phương ngôn, Tề Lỗ tục ngữ, lục kinh chư tử tái chi đa hĩ" , , (Sử thông , Tạp thuyết trung ).
4. Chỉ cách gọi theo thói quen (ở một nơi chốn nào đó). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá sảnh thượng dã hữu nhất biển, đề trước "Phụ nhân dụ đức" tứ tự; gia hạ tục ngữ giai khiếu tác "Nghị sự sảnh" nhi" , ""; "" (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Nhà này cũng có cái biển đề bốn chữ "Phụ nhân dụ đức" (giúp nhân khuyên đức); người trong nhà thường chỉ quen gọi là "nhà bàn việc".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Câu nói có từ lâu đời.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.