sinh hoạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Sống, sinh tồn. ◇ Mạnh Tử : "Dân phi thủy hỏa bất sanh hoạt" (Tận tâm thượng ).
2. Phiếm chỉ tình huống, cảnh ngộ ăn uống, chỗ ở, v.v. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Trượng phu nhật cần canh giá, phụ nữ dạ sự tích chức, tư cộng sanh hoạt, ứng đương quan ti dao dịch" , , , (Chu sử , Quyển thượng).
3. Vật phẩm, đồ dùng. ◇ Ngô Tăng : "(Đồng Quán) phụng chỉ sai vãng Giang nam đẳng lộ, kế trí Cảnh Linh Cung tài liệu; tục sai vãng Hàng Châu, chế tạo ngự tiền sanh hoạt" (), ; , (Năng cải trai mạn lục , Kí sự nhất ).
4. Sinh kế, làm ăn. ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Kì gia huynh đệ tứ nhân. Đại huynh tiểu đệ giai cần sự sanh nghiệp. Kì nhị đệ danh Thiên, giao du ác hữu, bất sự sanh hoạt" . . , , (Pháp uyển châu lâm , Nghi thành dân ).
5. Công việc, công tác. ◇ Thủy hử truyện : "Sư phụ ổn tiện. Tiểu nhân cản sấn ta sanh hoạt, bất cập tương bồi" 便. , (Đệ tứ hồi) Xin sư phụ cứ tự nhiên. Tôi còn công việc phải làm gấp cho xong, không tiếp rượu với sư phụ được.
6. Sinh trưởng. ◇ Đỗ Mục : "Thư quyết kì căn hĩ, miêu khứ kì tú hĩ, bất xâm bất đố, sanh hoạt tự như" , , , (Tế thành hoàng thần kì vũ văn , Chi nhị ).
7. Tốn kém, tiêu dùng cho đời sống. ◎ Như: "sanh hoạt thái cao" .
8. Một tên chỉ cái bút. ◇ Lê Sĩ Hoành : "Cam Châu nhân vị bút viết sanh hoạt" (Nhân thứ đường bút kí ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống ( trái với chết ) — Làm việc để sống.

sinh lản

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẻ con ( nói về đàn bà ) — Làm nảy nở thêm nhiều ra.

sinh sản

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Làm việc kiếm sống, sinh kế. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Tha diệc tự thị tài năng, bất thập phần khứ doanh cầu sanh sản" , (Quyển nhất).
2. Sinh con, đẻ con. ◇ Tây du kí 西: "Na nữ tử thập bát tuế, giá lão phụ hữu bát thập tuế, chẩm ma lục thập đa tuế hoàn sanh sản?" , , ? (Đệ nhị thất hồi) Cô gái kia chừng mười tám tuổi, mà bà già này đã tám chục tuổi, (nếu là mẹ con) thì chẳng lẽ bà ta ngoài sáu mươi tuổi hãy còn đẻ hay sao?
3. Tài sản, sản nghiệp. ◇ Đào Tông Nghi : "Sanh sản tán thất, gia kế quẫn cực" , (Xuyết canh lục , Truyền quốc tỉ ).
4. Sản xuất, làm ra.
5. Phiếm chỉ sáng tạo ra tài phú (về vật chất hoặc tinh thần). ◇ Quách Tiểu Xuyên : "Ngã ái tại na kích động đích hội nghị lí phát ngôn, tựu thị tại tào tạp đích nhân quần trung dã năng sanh sản thi" , (San trung ).
6. (Kinh tế học) Hoạt động con người sáng tạo tăng gia hiệu dụng. § Như nhà nông trồng trọt lúa gạo, rau trái, thợ thuyền công xưởng dệt vải, luyện thép, v.v.
7. Ra đời, đản sinh. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Huống thả quý nhân sanh sản, đa hữu kì dị chi triệu, phản vi tường thụy, dã vị khả tri" , , , (Lâm An lí Tiền Bà lưu phát tích ).

Từ điển trích dẫn

1. Hơi mây tích tụ.
2. Mưa lớn, nước tràn mênh mông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa ngập. Nước dâng lớn.

Từ điển trích dẫn

1. Phồn thịnh, đông đảo, qua lại không ngớt. ◇ Đỗ Phủ : "Tề hoàn Lỗ cảo xa ban ban, Nam canh nữ tang bất tương thất" , (Ức tích ).
2. Sáng sủa, rõ ràng. ◎ Như: "ban ban khả khảo" mạch lạc rõ ràng.
3. Cũng như "bân bân" văn và chất đều nhau. ◇ Dương Hùng : "Văn chất ban ban, vạn vật xán nhiên" , (Thái huyền , Văn ).
4. Lốm đốm. § Thông "ban" . ◇ Bạch Cư Dị : "Mạc mạc ban ban thạch thượng đài, U phương tĩnh lục tuyệt tiêm ai" , (San trung ngũ tuyệt cú , Thạch thượng đài ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ sáng sủa, rõ ràng — Tiếng xe chạy.

ái tích

giản thể

Từ điển phổ thông

yêu mến, yêu thương

tam sinh

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Ba đời sống, ba kiếp sống.
2. Kiếp sống trước, hiện tại và tương lai.
3. Ba cấp bậc chính trong thời gian thực hiện Phật quả: (1) Phát nguyện, quyết định trở thành một Phật-đà; (2) Tu tập và tích lũy công đức; (3) Chứng ngộ Phật quả, thành Phật.
4. Ba cấp bậc (cuộc sống) được dạy trong tông Thiên Thai, cơ bản cũng như ba cấp bậc trước đây: (1) "Chủng" , cũng gọi là "Phát tâm" ; (2) "Thục" , chín muồi, có thể gọi là "Tu hành" ; (3) "Giải thoát" .
5. Ba cuộc sống theo Hoa Nghiêm tông: (1) "Kiến văn sanh" , thấy và nghe Phật thuyết pháp trong kiếp sống trước đây; (2) "Giải hành sanh" , nghĩa là tu tập đạt giải thoát đời nay; (3) "Chứng nhập sanh" , tức là chứng ngộ và nhập đạo trong cuộc đời tương lai.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ ba kiếp sống để trả cho hết duyên nợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một truyện Nôm của Việt Nam, lấy sự tích của đời Tống, mô tả cuộc tình duyên của người trai họ Phan và người con gái họ Trần. Ca dao có câu: » Đàn ông chớ đọc Phan Trần, đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều «.

Từ điển trích dẫn

1. Gia tộc hoàng đế. Cũng chỉ vương triều. ◇ Phan Úc : "Bảo nghệ ngã hoàng gia, dẫn tế vu gian nan, trẫm thật lại chi" , , (Sách Ngụy Công cửu tích văn ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung vợ con thân quyến họ hàng nhà vua.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tuồng hát lặt vặt, không ra sự tích gì.

trí tuệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trí tuệ, sự hiểu biết, sự thông thái

Từ điển trích dẫn

1. Năng lực phân tích, phán đoán, sáng tạo, tư tưởng. ◇ Mạnh Tử : "Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thế" , (Công Tôn Sửu thượng ).
2. Thông minh tài trí.
3. (Phật giáo dụng ngữ) Trí lực chứng ngộ, đạt tới chân lí. § Dịch ý tiếng Phạn "bát-nhã" .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.