kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Núi và khe nước trên núi. Chỉ sự xa sôi cách trở Đoạn trường tân thanh có câu: » Liêu dương cách trở sơn khê, xuân đường kịp gọi sinh về hộ tang «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở nên ngờ vực. Đâm ra ngờ vực. Đoạn trường tân thanh có câu: » Vả đây đường sá xa xôi, mà ta bất động nữa người sinh nghi «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẻ ra và nuôi lớn gây dựng cho. Chỉ công ơn cha mẹ Đoạn trường tân thanh có câu: » Để lời thệ hải minh sơn, làm con truớc phải đền ơn sinh thành «. Thiên sinh chi, địa thành chi , ( Kinh Dịch ). Trời sinh ra có hình đất làm ra thành hình. Ta coi công đức cha mẹ như trời đất, cho nên gọi là sinh thành. » Làm con trước phải đền ơn sinh thành « ( Kiều ).
dân, miên
mián ㄇㄧㄢˊ, mín ㄇㄧㄣˊ

dân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người dân, người, dân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người. Phiếm chỉ loài người. ◇ Luận Ngữ : "Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ" , (Quý thị ) Khốn cùng mà vẫn không chịu học, đó là hạng người thấp kém nhất. ◇ Tả truyện : "Dân thụ thiên địa chi trung dĩ sanh" (Thành công thập tam niên ).
2. (Danh) Bình dân, trăm họ. § Nói đối với vua, quan. ◇ Dịch Kinh : "Thượng cổ kết thằng nhi trị, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ thư khế, bách quan dĩ trị, vạn dân dĩ sát" , , , (Hệ từ hạ ) Thời thượng cổ thắt nút dây (để ghi nhớ các việc) mà cai trị, đời sau thánh nhân thay đổi (cách thức), dùng văn tự, khế ước mà cai trị trăm quan, kiểm soát dân chúng.
3. (Danh) Chỉ bề tôi (thời thượng cổ). § Tức là "thần" (người giữ chức quan). ◇ Mặc Tử : "Kim vương công đại nhân, diệc dục hiệu nhân, dĩ thượng hiền sử năng vi chánh, cao dữ chi tước nhi lộc bất tòng dã. Phù cao tước nhi vô lộc, dân bất tín dã" , , 使, 祿. 祿, (Thượng hiền trung ).
4. (Danh) Người của một tộc, một nước. ◎ Như: "Tạng dân" người Tạng, "Hồi dân" người Hồi.
5. (Danh) Người làm một nghề. ◎ Như: "nông dân" người làm ruộng, "ngư dân" người làm nghề đánh cá. ◇ Cốc lương truyện : "Cổ giả hữu tứ dân: hữu sĩ dân, hữu thương dân, hữu nông dân, hữu công dân" : , , , (Thành Công nguyên niên ).
6. (Danh) Chỉ lòng dân, dân tục. ◇ Dịch Kinh : "Tượng truyện: Dĩ quý hạ tiện, đại đắc dân" : , (Truân quái ).
7. (Đại) Tôi. § Tiếng tự xưng.
8. (Tính) Thuộc về đại chúng. ◎ Như: "dân ca" ca dao dân gian, "dân ngạn" ngạn ngữ dân gian, "dân phong" phong tục dân gian, "dân tình" tình cảnh dân chúng.
9. (Tính) Trong đó người dân giữ phần cơ bản, người dân là chủ thể. ◎ Như: "dân chủ" (chế độ) trong đó người dân có quyền tham gia trực tiếp hoặc bầu cử người thay mình làm việc chính trị, điều hành việc nước.
10. (Tính) Không phải quân sự, để dùng cho sinh hoạt dân chúng bình thường. ◎ Như: "dân phẩm" hàng hóa dân dụng, "dân hàng" hàng không dân sự.
11. Một âm là "miên". § Xem "miên miên" .
12. (Động) § Thông "miên" . ◇ Dương Phương : "Tề bỉ cung cung thú, Cử động bất tương quyên. Sanh hữu đồng huyệt hảo, Tử thành tính quan miên" , . , (Hợp hoan thi ).

Từ điển Thiều Chửu

① Người, dân, loài người thuộc ở dưới quyền chính trị gọi là dân, như quốc dân dân nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dân: Trừ mối họa cho dân; Dối trời lừa dân, quỷ kế thật trăm phương ngàn cách (Bình Ngô đại cáo);
② Người (của một dân tộc): Người Tạng; Người Hồi;
③ Người làm một nghề nghiệp: Nông dân; Ngư dân; Người chăn nuôi;
④ Dân gian: Dân ca;
⑤ Phi quân sự, dân dụng: Công ti hàng không dân dụng; Sân bay dân dụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người trong nước.

Từ ghép 95

an dân 安民bạch dân 白民bần dân 貧民bệnh dân 病民bệnh quốc ương dân 病國殃民bình dân 平民chúng dân 眾民chuyên dân 顓民công dân 公民cùng dân 窮民cư dân 居民cưỡng gian dân ý 強姦民意cưu dân 鳩民dã dân 野民dân ẩn 民隱dân biểu 民表dân ca 民歌dân chính 民政dân chủ 民主dân chúng 民众dân chúng 民眾dân công 民工dân cư 民居dân dụng 民用dân gian 民間dân gian 民间dân hữu 民有dân luật 民律dân nguyện 民願dân nhạc 民樂dân phong 民風dân phu 民夫dân quốc 民國dân quyền 民權dân sinh 民生dân số 民數dân sự 民事dân tặc 民賊dân tâm 民心dân tình 民情dân tộc 民族dân trí 民智dân trị 民治dân tục 民俗dân tuyển 民選dật dân 逸民di dân 移民di dân 遺民du dân 游民điếu dân 弔民điếu dân phạt tội 弔民伐罪đọa dân 墮民đồ thán sinh dân 塗炭生民giáo dân 教民hóa dân 化民kiều dân 僑民lê dân 黎民lương dân 良民lưu dân 流民mị dân 媚民mục dân 牧民nạn dân 戁民ngoan dân 頑民ngu dân 愚民nhân dân 人民nông dân 農民phàm dân 凡民phiên dân 番民phủ dân 撫民phù dân 浮民quân dân 君民quốc dân 国民quốc dân 國民quốc dân đảng 國民黨sĩ dân 士民sinh dân 生民sơ dân 初民sơn dân 山民sử dân 使民tai dân 災民tân dân 新民thần dân 臣民thị dân 巿民thị dân 市民thổ dân 土民thôn dân 村民thứ dân 庶民thực dân 殖民tí dân 庇民tiểu dân 小民toàn dân 全民toàn dân công quyết 全民公決trú dân 住民tứ dân 四民ưu dân 憂民

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người. Phiếm chỉ loài người. ◇ Luận Ngữ : "Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ" , (Quý thị ) Khốn cùng mà vẫn không chịu học, đó là hạng người thấp kém nhất. ◇ Tả truyện : "Dân thụ thiên địa chi trung dĩ sanh" (Thành công thập tam niên ).
2. (Danh) Bình dân, trăm họ. § Nói đối với vua, quan. ◇ Dịch Kinh : "Thượng cổ kết thằng nhi trị, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ thư khế, bách quan dĩ trị, vạn dân dĩ sát" , , , (Hệ từ hạ ) Thời thượng cổ thắt nút dây (để ghi nhớ các việc) mà cai trị, đời sau thánh nhân thay đổi (cách thức), dùng văn tự, khế ước mà cai trị trăm quan, kiểm soát dân chúng.
3. (Danh) Chỉ bề tôi (thời thượng cổ). § Tức là "thần" (người giữ chức quan). ◇ Mặc Tử : "Kim vương công đại nhân, diệc dục hiệu nhân, dĩ thượng hiền sử năng vi chánh, cao dữ chi tước nhi lộc bất tòng dã. Phù cao tước nhi vô lộc, dân bất tín dã" , , 使, 祿. 祿, (Thượng hiền trung ).
4. (Danh) Người của một tộc, một nước. ◎ Như: "Tạng dân" người Tạng, "Hồi dân" người Hồi.
5. (Danh) Người làm một nghề. ◎ Như: "nông dân" người làm ruộng, "ngư dân" người làm nghề đánh cá. ◇ Cốc lương truyện : "Cổ giả hữu tứ dân: hữu sĩ dân, hữu thương dân, hữu nông dân, hữu công dân" : , , , (Thành Công nguyên niên ).
6. (Danh) Chỉ lòng dân, dân tục. ◇ Dịch Kinh : "Tượng truyện: Dĩ quý hạ tiện, đại đắc dân" : , (Truân quái ).
7. (Đại) Tôi. § Tiếng tự xưng.
8. (Tính) Thuộc về đại chúng. ◎ Như: "dân ca" ca dao dân gian, "dân ngạn" ngạn ngữ dân gian, "dân phong" phong tục dân gian, "dân tình" tình cảnh dân chúng.
9. (Tính) Trong đó người dân giữ phần cơ bản, người dân là chủ thể. ◎ Như: "dân chủ" (chế độ) trong đó người dân có quyền tham gia trực tiếp hoặc bầu cử người thay mình làm việc chính trị, điều hành việc nước.
10. (Tính) Không phải quân sự, để dùng cho sinh hoạt dân chúng bình thường. ◎ Như: "dân phẩm" hàng hóa dân dụng, "dân hàng" hàng không dân sự.
11. Một âm là "miên". § Xem "miên miên" .
12. (Động) § Thông "miên" . ◇ Dương Phương : "Tề bỉ cung cung thú, Cử động bất tương quyên. Sanh hữu đồng huyệt hảo, Tử thành tính quan miên" , . , (Hợp hoan thi ).

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Tiếng nhà Phật, chỉ năm điều răn cấm: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói bậy và uống rượu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ năm điều răn cấm, gồm cấm sát sinh, cấm trộm cắp, cấm tà dâm, cấm nói bậy và cấm uống rượu. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đưa nàng tới trước cửa Phật đường, tam quy, ngũ giới cho nàng xuất gia «.
nghi, nghĩ, ngưng, ngật
nǐ ㄋㄧˇ, níng ㄋㄧㄥˊ, yí ㄧˊ

nghi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghi ngờ
2. ngỡ là

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mê hoặc, không minh bạch. ◇ Dịch Kinh : "Trung tâm nghi giả, kì từ chi" , (Hệ từ hạ ) Người trong lòng không rõ ràng, thì lời quanh co.
2. (Động) Ngờ, không tin. ◇ Chiến quốc sách : "Trường giả chi hành, bất sử nhân nghi chi" , 使 (Yên sách tam ) Hành vi của bậc trưởng giả, không nên để cho người ta nghi ngờ.
3. (Động) Do dự, không quyết. ◎ Như: "trì nghi" do dự, phân vân. ◇ Đào Uyên Minh : "Liêu thừa hóa dĩ quy tận, Lạc phù thiên mệnh phục hề nghi" , (Quy khứ lai từ ) Hãy thuận theo sự biến hóa tự nhiên mà về chốn tận cùng, Vui mệnh trời, còn chần chờ chi nữa?
4. (Động) Lạ, lấy làm lạ. ◇ Đào Uyên Minh : "Nghi ngã dữ thì quai" (Ẩm tửu ) Lấy làm quái lạ sao ta lại ngược đời.
5. (Động) Sợ. ◇ Lễ Kí : "Giai vi nghi tử" (Tạp kí hạ ) Đều là sợ chết.
6. (Phó) Tựa như, giống như, phảng phất. ◇ Lí Bạch : "Phi lưu trực hạ tam thiên xích, Nghi thị Ngân hà lạc cửu thiên" , (Vọng Lô san bộc bố thủy ) Dòng nước chảy bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tựa như sông Ngân rớt từ chín tầng trời.
7. Cùng nghĩa với "nghĩ" .
8. Cùng nghĩa với "ngưng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngờ, lòng chưa tin đích gọi là nghi.
② Giống tựa. Như hiềm nghi hiềm rằng nó giống như (ngờ ngờ).
③ Lạ, lấy làm lạ.
④ Sợ.
⑤ Cùng nghĩa với chữ nghĩ .
⑥ Cùng nghĩa với chữ ngưng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghi, nghi ngờ, ngờ vực, nghi hoặc: Khả nghi, đáng ngờ; Không thể nghi ngờ;
② Nghi vấn, thắc mắc, lạ, lấy làm lạ;
③ (văn) Như (bộ );
④ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống như — Lầm lẫn — Lạ lùng — Sợ hãi — Ngờ vực. Đoạn trường tân thanh có câu: » Vả đây đuờng sá xa xôi, mà ta bất động nữa người sinh nghi «.

Từ ghép 30

nghĩ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

So sánh. Như chữ Nghĩ — Các âm khác là Ngật, Ngưng, Nghi. Xem các âm này.

ngưng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Ngưng — Các âm khác là Ngật, Nghi, Nghĩ.

ngật

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thẳng, không cong, không nghiêng. Td: Ngật lập ( đứng thẳng ) — Các âm khác là Ngưng, Nghi, Nghĩ. Xem các âm này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ vào núi mà thề, bao giờ núi lở thì lời thề mới phai. Cũng nói Minh sơn thệ hải ( thề non hẹn biển ) hoặc Thệ hải minh sơn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đôi lời thệ hải minh sơn, làm con trước phải đền ơn sinh thành «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống sáo và dây đàn, chỉ tiếng đàn sáo. Đoạn trường tân thanh có câu: » Kiệu hoa đâu đã đến ngoài, Quản huyền đâu đã giục người sinh li «.

phương tiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phương tiện, dụng cụ

Từ điển trích dẫn

1. Phật giáo ngữ: Chỉ phương thức linh hoạt để chỉ dạy, làm cho hiểu rõ nghĩa thật của Phật pháp. ◇ Duy Ma kinh : "Dĩ phương tiện lực, vị chư chúng sanh phân biệt giải thuyết, hiển kì phân minh" 便, , (Pháp cung dưỡng phẩm ) Dùng sức phương tiện, vì chúng sinh phân biệt giảng giải, làm cho sáng tỏ rõ ràng.
2. Nhân tiện, lợi dụng, tùy cơ.
3. Tùy nghi làm, tiện nghi hành sự.
4. Tiện lợi.
5. Giúp đỡ hoặc cấp cho tiện lợi.
6. Cơ hội, thời cơ.
7. Thích hợp, thích nghi.
8. Dễ dàng, dung dị. ◇ Ba Kim : "Na cá thì hậu khứ Nhật Bổn phi thường phương tiện, bất dụng bạn hộ chiếu, mãi thuyền phiếu ngận dong dị" 便, , (Trường sanh tháp ) Thời đó đi Nhật Bổn hết sức dễ dàng, không cần làm hộ chiếu, mua vé tàu rất dễ.
9. Thoải mái, dễ chịu, thư thích. ◇ Lão Xá : "Tha thuyết giá lưỡng thiên hữu điểm thương phong, tảng tử bất phương tiện" , 便 (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Cô ta nói hai hôm nay hơi bị cảm cúm, cổ họng không được dễ chịu.
10. Sẵn tiền tài, giàu có, dư dật. ◇ Tào Ngu : "Hiện tại nhĩ thủ hạ phương tiện, tùy tiện quân cấp ngã thất khối bát khối đích hảo ma?" 便, 便 (Lôi vũ , Đệ nhất mạc) Bây giờ ông trong tay sẵn tiền, nhân thể chia sẻ cho tôi bảy đồng tám đồng được không?
11. Mưu kế, mưu tính.
12. Phương pháp, phép thuật.
13. Bài tiết, đại tiện, tiểu tiện. ◇ Tây du kí 西: "Tha lưỡng cá phúc trung giảo thống, (...) na bà bà tức thủ lưỡng cá tịnh dũng lai, giáo tha lưỡng cá phương tiện" , (...) , 便 (Đệ ngũ thập tam hồi) Hai người trong bụng đau quặn, (...) bà già liền đi lấy hai cái thùng sạch lại, bảo hai người đi tiện vào đó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ đường hướng và sự dễ dàng trong việc giúp đỡ người khác. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khi che chén khi thuốc thang, đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh « — Cái giúp đạt đến mục đích ( Moyen ) — Ngày nay còn có nghĩa là ích lợi.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.