phụ
fù ㄈㄨˋ

phụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cậy thế, ỷ thế người khác
2. vác, cõng
3. làm trái ngược
4. thua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy, ỷ vào. ◎ Như: "phụ ngung chi thế" cậy thế đằng sau có chỗ tựa, "tự phụ bất phàm" cậy tài khinh người. ◇ Tả truyện : "Tích Tần nhân phụ thị kì chúng, tham ư thổ địa" , (Tương Công thập tứ niên ) Ngày xưa người Tần cậy đông, tham lam đất đai.
2. (Động) Quay lưng về, dựa vào. ◎ Như: "phụ san diện hải" dựa lưng vào núi hướng mặt ra biển.
3. (Động) Vác, cõng, đội. ◎ Như: "phụ kiếm" vác gươm, "phụ mễ" vác gạo, "phụ tân" vác củi.
4. (Động) Đảm nhiệm, gánh vác. ◎ Như: "thân phụ trọng nhậm" gánh vác trách nhiệm nặng nề.
5. (Động) Có, được hưởng. ◎ Như: "cửu phụ thịnh danh" có tiếng tăm từ lâu.
6. (Động) Mắc, thiếu. ◎ Như: "phụ trái" mắc nợ.
7. (Động) Vỗ, bội, làm trái. ◎ Như: "phụ ân" quên ơn, "phụ tâm" phụ lòng, "vong ân phụ nghĩa" vong ơn bội nghĩa. ◇ Liêu trai chí dị : "Phụ tâm nhân hà nhan tương kiến?" (A Hà ) Con người phụ bạc, còn mặt mũi nào nhìn nhau nữa?
8. (Động) Bị. ◎ Như: "phụ thương" bị thương.
9. (Danh) Trách nhiệm. ◎ Như: "trọng phụ" trách nhiệm lớn.
10. (Danh) Thất bại. ◎ Như: "thắng phụ phân minh" được thua rõ ràng, "bất phân thắng phụ" không phân thắng bại.
11. (Tính) Âm (vật lí, toán học). Trái với "chánh" . ◎ Như: "phụ điện" điện âm, "phụ cực" cực âm, "phụ số" số âm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy, cậy có chỗ tựa không sợ gọi là phụ, như phụ ngung chi thế cậy có cái thế đằng sau có chỗ tựa chắc, cậy tài khinh người gọi là tự phụ bất phàm .
② Vác, cõng, như phụ kiếm vác gươm, phụ mễ vác gạo, v.v.
③ Vỗ, như phụ trái vỗ nợ, phụ ân phụ ơn (vỗ ơn), phụ tâm phụ lòng. Tự tủi không lấy gì mà đối với người được gọi là phụ phụ vô khả ngôn bẽn lẽn không biết nói sao.
④ Thua, như thắng phụ được thua.
⑤ Lo.
⑥ Tiếng gọi bà già.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gánh, vác: Vác củi; Gánh nặng;
② Gánh vác, chịu, giữ: Chịu trách nhiệm hoàn toàn; ô Giữ trọng trách;
③ Dựa vào: Dựa vào thế hiểm để cố thủ;
④ Bị: Bị thương; Bị oan ức;
⑤ Được hưởng, có: Có tiếng tăm từ lâu;
⑥ Mắc (thiếu) nợ: Mắc nợ;
⑦ Bội, phụ, phụ lòng mong đợi: Bội ước; Vong ơn bội nghĩa; Hành vi của anh ta làm cho mọi người thất vọng;
⑧ Thất bại, bại, thua: Thắng bại chưa rõ;
⑨ (toán) Số nhỏ hơn 0, số âm: Số âm; Dấu âm;
⑩ (điện) Âm: Âm cực; Điện âm;
⑪ (văn) Lo;
⑫ (văn) Tiếng để gọi bà già;
⑬ [Fù] (Họ) Phụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cậy vào. Ỷ vào. Td: Tự phụ ( ỷ mình ) — Vác trên lưng. Td: Đảm phụ ( gánh vác ) — Thua. Td: Thắng phụ ( được và thua ) — Thiếu nợ. Xem Phụ trái — Trái ngược lại. Đoạn trường tân thanh có câu: » Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân «.

Từ ghép 30

hồn, hỗn
gǔn ㄍㄨㄣˇ, hún ㄏㄨㄣˊ, hùn ㄏㄨㄣˋ

hồn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đục (nước)
2. ngớ ngẩn
3. tự nhiên

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, vẩn. ◇ Nguyễn Du : "Tân lạo sơ sinh giang thủy hồn" (Minh Giang chu phát ) Lụt mới phát sinh, nước sông vẩn đục.
2. (Tính) Hồ đồ, ngớ ngẩn. ◎ Như: "hồn đầu hồn não" đầu óc mơ hồ ngớ ngẩn, "hồn hồn ngạc ngạc" ngớ nga ngớ ngẩn, chẳng biết sự lí gì cả.
3. (Tính) Khắp, cả. ◎ Như: "hồn thân phát đẩu" cả mình run rẩy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quả nhiên na mã hồn thân thượng hạ, hỏa thán bàn xích, vô bán căn tạp mao" , (Đệ tam hồi) Quả nhiên khắp thân con ngựa ("Xích Thố" ) ấy từ trên xuống dưới một màu đỏ như than hồng, tuyệt không có cái lông nào tạp.
4. (Phó) Toàn thể, hoàn toàn. ◎ Như: "hồn bất tự" chẳng giống tí nào. ◇ Đỗ Phủ : "Bạch đầu tao cánh đoản, Hồn dục bất thăng trâm" , (Xuân vọng ) Đầu bạc càng gãi càng ngắn, Hoàn toàn như không cài trâm được nữa.
5. (Phó) Vẫn, còn. ◇ Trần Nhân Tông : "Phổ Minh phong cảnh hồn như tạc" (Thiên Trường phủ ) Phong cảnh (chùa) Phổ Minh vẫn như cũ.
6. (Động) Hỗn tạp. ◇ Hán Thư : "Kim hiền bất tiếu hồn hào, bạch hắc bất phân, tà chánh tạp nhữu, trung sàm tịnh tiến" , , , (Sở Nguyên Vương Lưu Giao truyện ) Nay người hiền tài kẻ kém cỏi hỗn tạp, trắng đen không phân biệt, tà chính lẫn lộn, người trung trực kẻ gièm pha cùng tiến.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðục vẩn.
② Hồn hậu, có ý kín đáo không lộ.
③ Nói về phần đại khái gọi là hồn quát .
④ Vẻn vẹn, dùng làm trợ từ, như hồn bất tự chẳng giống tí nào.
⑤ Cùng nghĩa với chữ hỗn .
⑥ Ðều, cùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đục, vẩn: Vũng nước đục;
② (chửi) Dấm dớ, (đồ) ngu, ngu ngốc: Kẻ dấm dớ, kẻ ngu ngốc, đồ ngu; Lời dấm dớ, lời ngu;
③ Đầy, đều, khắp cả.【】hồn thân [húnshen] Khắp cả người, đầy cả mình, toàn thân, cả người: Mồ hôi đầm đìa khắp cả người; Bùn bê bết cả người;
④ Hồn hậu;
⑤ (văn) Thật là, cơ hồ, hầu như: Gãi đầu tóc bạc ngắn thêm, hầu như không còn cài (đầu) được nữa (Đỗ Phủ: Xuân vọng);
⑥ [Hún] (Họ) Hồn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước vọt lên — Bằng nhau, ngang nhau, giống nhau — Đục. Nước có lẫn chất bẩn — Tất cả. Hoàn toàn — Chứa đựng ở trong — Một âm là Hỗn. Xem Hỗn.

Từ ghép 5

hỗn

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: hỗn độn )

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Hỗn — Một âm là Hồn. Xem Hồn.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Ngạo mạn, kiêu ngạo.
2. Đứng cao. ◇ Khuất Nguyên : "Vọng Dao Đài chi yển kiển hề, kiến Hữu Tung chi dật nữ" , (Li Tao ) Nhìn về phía Dao Đài thấy ánh sáng trên cao hề, thấy người con gái đẹp ở nước Hữu Tung.
3. Nằm yên, an ngọa.
4. Uốn khúc. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Xà long yển kiển" (Quyển thất) Rắn rồng uốn khúc.
5. Khốn đốn, lận đận, thất chí. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếu phụ tài danh, niên nhị thập dư, do yển kiển" , , (Liên Thành ) Lúc trẻ đã cậy tài danh, năm hơn hai mươi tuổi, còn lận đận.
6. Gian nan, trắc trở, không thông suốt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ cao ngạo, coi thường đời — Dáng quanh co khuất khúc — Điệu múa uống rượu — Nằm ngửa mà co một chân lại như người bị thọt, ý nói giả bệnh.
nghĩa
yì ㄧˋ

nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghĩa khí

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lí. ◇ Luận Ngữ : "Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã" , (Vi chánh ) Thấy việc nghĩa mà không làm, là không có dũng vậy.
2. (Danh) Phép tắc. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Vô thiên vô pha, tuân vương chi nghĩa" , (Mạnh xuân kỉ , Quý công ) Không thiên lệch, noi theo phép tắc của vua.
3. (Danh) Ý tứ, nội dung của từ ngữ. ◎ Như: "khảo luận văn nghĩa" phân tích luận giải nội dung bài văn, "tự nghĩa" ý nghĩa của chữ.
4. (Danh) Công dụng. ◇ Tả truyện : "Cố quân tử động tắc tư lễ, hành tắc tư nghĩa" , (Chiêu Công tam thập nhất niên ) Cho nên bậc quân tử cử động thì nghĩ tới lễ, làm gì thì nghĩ tới công dụng của nó.
5. (Danh) Gọi tắt của nước "Nghĩa Đại Lợi" , tức là nước Ý (Italy).
6. (Danh) Họ "Nghĩa".
7. (Tính) Hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí. ◎ Như: "nghĩa sư" quân đội lập nên vì chính nghĩa, "nghĩa cử" hành vi vì đạo nghĩa, "nghĩa sĩ" người hành động vì lẽ phải. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vọng hưng nghĩa sư, cộng tiết công phẫn, phù trì vương thất, chửng cứu lê dân" , , , (Đệ ngũ hồi ) Mong dấy nghĩa quân, cùng hả lòng công phẫn, phò vua, cứu giúp dân lành.
8. (Tính) Dùng để chu cấp cho dân chúng nghèo khó. ◎ Như: "nghĩa thương" kho lương để cứu giúp dân khi mất mùa, "nghĩa thục" trường học miễn phí.
9. (Tính) Lấy ân tình cố kết với nhau. ◎ Như: "nghĩa phụ" cha nuôi, "nghĩa tử" con nuôi.
10. (Tính) Giả, để thay cho vật bị hư, mất. ◎ Như: "nghĩa kế" búi tóc giả mượn, "nghĩa chi" chân tay giả, "nghĩa xỉ" răng giả.

Từ điển Thiều Chửu

① Sự phải chăng, lẽ phải chăng, nên. Ðịnh liệu sự vật hợp với lẽ phải gọi là nghĩa.
② Ý nghĩa, như văn nghĩa nghĩa văn, nghi nghĩa nghĩa ngờ.
③ Vì nghĩa, làm việc không có ý riêng về mình gọi là nghĩa. Như nghĩa sư quân đi vì nghĩa, không phải vì lợi mà sát phạt.
④ Cùng chung, như nghĩa thương cái kho chung, nghĩa học nhà học chung, v.v.
⑤ Làm việc vì người là nghĩa, như nghĩa hiệp , nghĩa sĩ , v.v.
⑥ Lấy ân cố kết với nhau là nghĩa, như kết nghĩa anh em kết nghĩa, nghĩa tử con nuôi, v.v. Vì thế nên cái gì phụ thêm ở trên cũng gọi là nghĩa, như nghĩa kế búi tóc mượn.
⑦ Nước Nghĩa, tức nước Nghĩa Ðại Lợi nước Ý (Itali).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Việc) nghĩa, lẽ phải chăng, việc đáng phải làm, việc làm vì người khác, việc có lợi ích chung: Hành động vì nghĩa; Dám làm việc nghĩa; Quân lính phục vụ cho chính nghĩa, nghĩa quân; Kho chung; Nghĩa hiệp; Kết nghĩa anh em;
② Tình, (tình) nghĩa: Vô tình vô nghĩa; Tình nghĩa bạn bè, tình bạn;
③ (Ý) nghĩa: Một từ nhiều nghĩa; Định nghĩa; Ý nghĩa bài văn; Ý nghĩa đáng ngờ;
④ Theo nghĩa thì, đúng lí thì.【】 nghĩa bất dung từ [yìbùróngcí] Không thể thoái thác được, không thể từ chối được;
⑤ (cũ) Nuôi: Cha nuôi; Con gái nuôi;
⑥ Mượn của người khác, giả: Búi tóc mượn (giả); Chân tay giả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường lối cư xử theo lẽ phải. Hoa Tiên có câu: » Từng nghe trăng gió duyên nào, bể sâu là nghĩa, non cao là tình « — Việc phải. Ta cũng nói là việc nghĩa — Cái ‎ chứa đựng bên trong, tức ý nghĩa — Kiến ngãi ( nghĩa ) bất vi: Thấy việc nghĩa không làm. » Nhớ câu kiến ngãi bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng «. ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 80

áo nghĩa 奧義áo nghĩa 隩義âm nghĩa 音義ân nghĩa 恩義ấn tượng chủ nghĩa 印象主義bái kim chủ nghĩa 拜金主義bản nghĩa 本義bất nghĩa 不義biếm nghĩa 貶義bội nghĩa 背義bổn nghĩa 本義cá nhân chủ nghĩa 個人主義cao nghĩa bạc vân 高義薄雲chánh nghĩa 正義chân nghĩa 真義chính nghĩa 正義chủ nghĩa 主義danh nghĩa 名義dịch nghĩa 譯義diễn nghĩa 演義đại nghĩa 大義đạo nghĩa 道義định nghĩa 定義đính nhân lí nghĩa 頂仁履義đồng nghĩa 同義giáo nghĩa 教義hàm nghĩa 含義hiệp nghĩa 狹義hiếu nghĩa 孝義kết nghĩa 結義khắc kỉ chủ nghĩa 克己主義khởi nghĩa 起義kinh nghĩa 經義lợi tha chủ nghĩa 利他主義nghĩa binh 義兵nghĩa bộc 義僕nghĩa cử 義舉nghĩa dũng 義勇nghĩa đại lợi 義大利nghĩa đệ 義弟nghĩa địa 義地nghĩa điền 義田nghĩa hiệp 義俠nghĩa hòa đoàn 義和團nghĩa học 義學nghĩa hữu 義友nghĩa khí 義氣nghĩa lí 義理nghĩa mẫu 義母nghĩa phụ 義父nghĩa sĩ 義士nghĩa sĩ truyện 義士傳nghĩa thục 義塾nghĩa trang 義莊nghĩa tử 義子nghĩa vụ 義務nhân bản chủ nghĩa 人本主義nhân nghĩa 仁義phi nghĩa 非義phụ khí trượng nghĩa 負氣仗義phù nghĩa 扶義phụ nghĩa 負義phục nghĩa 服義quảng nghĩa 廣義quốc gia chủ nghĩa 國家主義tặc nghĩa 賊義tiết nghĩa 節義tín nghĩa 信義tình nghĩa 情義trọng nghĩa 重義trung nghĩa 忠義trượng nghĩa 仗義trượng nghĩa sơ tài 仗義疏財ứng nghĩa 應義vị nghĩa 爲義vô nghĩa 無義xu nghĩa 趨義xướng nghĩa 倡義ý nghĩa 意義yếu nghĩa 要義
nha, nhã
yā ㄧㄚ, yá ㄧㄚˊ, yǎ ㄧㄚˇ

nha

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Nha — Một âm là Nhã. Xem Nhã.

nhã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thường, hay, luôn
2. thanh nhã, tao nhã (trái với tục)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thể tài trong "Thi Kinh" . Dùng để ca tụng trong những dịp thiên tử và chư hầu triều hội hay yến tiệc. Có "Đại nhã" và "Tiểu nhã" .
2. (Danh) Tình bạn, tình thân, giao tình. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Ngã dữ quân giao tuy bất thâm, nhiên ấu niên tằng hữu đồng song chi nhã" , (Quyển nhị thập ngũ) Tôi với ông tuy qua lại không thâm sâu, nhưng thuở nhỏ đã từng có tình bạn đồng học.
3. (Danh) Tên sách. § Sách "Nhĩ nhã" thường gọi tắt là "nhã". Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là "nhã". ◎ Như: "dật nhã" , "quảng nhã" .
4. (Danh) Một thứ âm nhạc.
5. (Danh) Họ "Nhã".
6. (Tính) Chính, đúng. ◇ Luận Ngữ : "Ố tử chi đoạt chu dã. Ố Trịnh thanh chi loạn nhã nhạc dã. Ố lợi khẩu chi phúc bang gia giả" . . (Dương Hóa ) Ghét màu tía cướp mất sắc đỏ. Ghét nhạc nước Trịnh làm loạn chính nhạc. Ghét kẻ bẻm mép làm nghiêng đổ nước nhà.
7. (Tính) Thanh cao, cao thượng, khác với thường tục. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khải kích từ xa tới đóng.
8. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "văn nhã" nho nhã, lịch sự, "nhã quan" đẹp mắt.
9. (Phó) Cho nên, do đó. ◇ Sử Kí : "Xỉ kim hạ Ngụy, Ngụy dĩ Xỉ vi hầu thủ Phong. Bất hạ, thả đồ Phong. Ung Xỉ nhã bất dục thuộc Bái Công" , . , . (Cao Tổ bổn kỉ ) (Ung) Xỉ nếu theo vua Ngụy, vua Ngụy sẽ phong hầu cho Xỉ giữ đất Phong. Nếu không, sẽ làm cỏ dân đất Phong. Cho nên Ung Xỉ không muốn theo Bái Công.
10. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "nhã thiện cổ sắt" rất giỏi đánh đàn sắt.
11. (Phó) Tiếng kính xưng đối với người khác. ◎ Như: "nhã giáo" xin chỉ dạy, "nhã giám" xin soi xét.

Từ điển Thiều Chửu

① Chính, một lối thơ ca dùng vào nhạc ngày xưa. Như Kinh Thi có đại nhã , tiểu nhã ý nói những khúc ấy mới là khúc hát chính đính vậy.
② Thường. Như sách Luận ngữ nói tử sở nhã ngôn câu đức thánh thường nói.
③ Tên sách, sách nhĩ nhã thường gọi tắt là nhã. Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là nhã. Như dật nhã , quảng nhã , v.v.
④ Nhàn nhã dáng dấp dịu dàng.
⑤ Nhã, trái lại với tiếng tục, có phép tắc, có mẫu mực, không theo lối tục gọi là nhã.
⑥ Vốn thường. Như nhất nhật chi nhã vốn thường có một ngày cũng thân gần nhau, nhã thiện cầm thi vốn giỏi đàn và thơ.
⑦ Rất, lắm, dùng làm trợ từ (trong cổ văn có khi dùng tới).
⑧ Một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhã (nhặn), thanh nhã, đẹp đẽ, cao thượng: Nho nhã, lịch sự;
② Nhã ý;
③ Xưa nay, vốn thường: Xưa nay (vốn thường) giỏi về đánh đàn và làm thơ; Vốn thường có một ngày cùng thân gần nhau; Ung Xỉ vốn không muốn thuộc về Bái Công (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
④ (văn) Thường: Lời Khổng Tử thường nói (Luận ngữ);
⑤ (văn) Chính: Đại nhã (trong Kinh Thi); Tiểu nhã (trong Kinh Thi);
⑥ (văn) Rất, lắm: Vợ là con nhà họ Triệu, rất giỏi đánh đàn sắt (Hán thư: Dương Uẩn truyện);
⑦ (văn) Tên sách: Nhĩ nhã; Quảng nhã;
⑧ Một loại âm nhạc xưa (dùng trong chốn triều đình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Âm thanh tốt lành — Đẹp đẽ thanh cao — Chỉ thiên Đại nhã trong kinh Thi, nói về công nghiệp nhà Chu. Còn gọi là Chu nhã. Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Lời ca ngợi tưởng ngồi trong Chu nhã « — Một âm Nha. Xem Nha.

Từ ghép 38

muội, mạt
mèi ㄇㄟˋ

muội

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mờ mờ, tối tăm
2. ngu dốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mờ mờ, không sáng, hôn ám. ◎ Như: "muội đán" mờ mờ sáng, "ái muội" mờ mịt.
2. (Tính) U mê, tối tăm, dốt. ◎ Như: "hôn muội" tối tăm không hiểu lẽ gì, "ngu muội" dốt nát.
3. (Động) Giấu giếm, ẩn tàng. ◎ Như: "thập kim bất muội" nhặt được vàng không giấu (thấy tiền của người khác làm rơi mất, không tham lấy làm của mình).
4. (Động) Làm trái. ◎ Như: "bất yếu muội trước lương tâm tố sự" không chịu làm việc gì trái với lương tâm. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã tưởng tha hồi Kế Châu tham mẫu tham sư, kì ước bách nhật tiện hồi. Kim kinh nhật cửu, bất tri tín tức, mạc phi muội tín bất lai?" , 便. , , ? (Đệ tứ thập tứ hồi) Tôi cứ nghĩ ông ấy về Kế Châu thăm mẹ thăm thấy, và hẹn một trăm ngày rồi trở lại. Bây giờ đã lâu rồi mà không có tin tức, chẳng lẽ lại thất hứa không đến nữa?
5. (Động) Mạo phạm, liều lĩnh. ◎ Như: "mạo muội" làm liều, làm bừa. ◇ Hàn Phi Tử : "Thần muội tử, nguyện vọng kiến đại vương" , (Sơ kiến Tần ) Thần liều chết, cầu mong gặp đại vương.

Từ điển Thiều Chửu

① Mờ mờ, như muội đán mờ mờ sáng.
② Tối, như hôn muội tối tăm không hiểu lẽ gì.
③ Tam muội dịch âm chữ Phạm, Tàu dịch là chính định nghĩa là dùng công tu hành trừ sạch được hết trần duyên mà vào cõi một mầu rỗng không vắng lặng gọi là tam muội, như du hí tam muội nhập định xuất định thuần mặc tự nhiên. Bây giờ hay mượn hai chữ ấy để chỉ cái áo diệu của một môn gì, như ông Hoài Tố tài viết chữ thảo, tự cho là đắc thảo thư tam muội biết được cái chỗ áo diệu về nghề viết chữ thảo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① U mê, tối, dốt: Mê muội; Ngu dốt;
② Mờ mờ: Mờ mờ sáng;
③ Giấu giếm, tham: Nhặt được tiền của không tham;
④ Hôn mê, ngất xỉu: Có mấy đứa trẻ bị ngất xỉu vì nóng;
⑤ Xem [sanmèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tối tăm — Đầu óc tối tăm — Mắt mờ.

Từ ghép 15

mạt

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trời u ám, bị che đậy.
hoang, hoảng
huāng ㄏㄨㄤ, huǎng ㄏㄨㄤˇ

hoang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vội vã, vội vàng
2. hoảng sợ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gấp rút, nóng nảy — Khốn quẫn — Một âm là Hoảng. Xem Hoảng.

Từ ghép 1

hoảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vội vã, vội vàng
2. hoảng sợ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vội vàng, hấp tấp. ◎ Như: "hoảng mang" vội vàng hấp tấp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thủ phàn khúc lan, vọng hà hoa trì tiện khiêu. Lã Bố hoảng mang bão trụ" , 便. (Đệ bát hồi) (Điêu Thuyền) tay vịn bao lơn, mắt nhìn ra ao sen định nhảy xuống, Lã Bố vội vàng ôm lấy.
2. (Động) Sợ hãi. ◎ Như: "khủng hoảng" hãi sợ, "kinh hoảng" kinh sợ. ◇ Thủy hử truyện : "Hưu hoảng! Thả khán bần đạo đích bổn sự" ! (Đệ thập bát hồi) Chớ có hoảng sợ! Hãy xem tài của bần đạo đây.
3. (Trợ) Quá, lắm, không chịu được. ◎ Như: "muộn đắc hoảng" buồn quá, "luy đắc hoảng" mệt không chịu được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đầu kỉ thiên háo tử nháo đắc hoảng" (Đệ nhất ○ tam hồi) Mấy hôm trước đây, chuột phá dữ lắm.

Từ điển Thiều Chửu

① Lờ mờ, như hoảng hốt .
② Vội vàng, như hoảng mang vội vàng hấp tấp.
③ Sợ hoảng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lật đật, tất tả, vội vàng, hấp tấp, bấn: Bấn cả chân tay; Vội vàng hấp tấp;
② Bối rối, hoảng hốt: Trong lòng bối rối; Hãy bình tĩnh, đừng hoảng hốt;
③ Quá, không chịu được: Mệt không chịu được; Đói không chịu được; Buồn quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Hoảng , .

Từ ghép 3

đăng
dé ㄉㄜˊ, dēng ㄉㄥ

đăng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lên, leo lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lên, trèo (từ chỗ thấp tới chỗ cao). ◎ Như: "đăng lâu" lên lầu, "đăng san" lên núi, "đăng phong tạo cực" lên tới tuyệt đỉnh, "nhất bộ đăng thiên" một bước lên trời, "tiệp túc tiên đăng" nhanh chân lên trước.
2. (Động) Đề bạt, tiến dụng. ◎ Như: "đăng dung" cử dùng người tài.
3. (Động) Ghi, vào sổ. ◎ Như: "đăng kí" ghi vào sổ.
4. (Động) In lên, trưng lên. ◎ Như: "đăng báo" in lên báo.
5. (Động) Kết quả, chín. ◇ Mạnh Tử : "Ngũ cốc bất đăng" (Đằng Văn Công thượng ) Năm giống thóc không chín (nói ý mất mùa).
6. (Động) Thi đậu, khảo thí hợp cách (thời khoa cử ngày xưa). ◎ Như: "đăng đệ" thi trúng cách, được tuyển.
7. (Động) Xin lĩnh nhận (có ý tôn kính). ◎ Như: "bái đăng hậu tứ" bái lĩnh, nhận ban thưởng hậu hĩ.
8. (Động) Mang, mặc, đi (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "cước đăng trường đồng ngoa" chân mang giày ống dài.
9. (Phó) Ngay, tức thì. ◎ Như: "đăng thì" tức thì, ngay bây giờ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại triển huyễn thuật, tương nhất khối đại thạch đăng thì biến thành nhất khối tiên minh oánh khiết đích mĩ ngọc" , (Đệ nhất hồi) Thi triển hết phép thuật, làm cho khối đá lớn tức thì hóa thành một viên ngọc tươi đẹp rực rỡ trong suốt long lanh.
10. (Danh) Họ "Đăng".

Từ điển Thiều Chửu

① Lên, như đăng lâu lên lầu.
② Chép lên, như đăng tái ghi chép lên sổ.
③ Kết quả, chín. Như ngũ cốc bất đăng (Mạnh Tử ) năm giống thóc không chín (nói ý mất mùa).
④ Ngay, như đăng thì tức thì, ngay bấy giờ.
⑤ Xin lĩnh nhận của người ta cho cũng gọi là đăng là có kính tôn kính.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trèo, leo, lên, bước lên: Trèo núi; Lên bờ; Bước lên sân khấu chính trị;
② Đăng, in, ghi, vào sổ: Báo đã đăng rồi; Ghi sổ, vào sổ;
③ Chín tốt, gặt hái, thu hoạch: Hoa mầu thu hoạch tốt, được mùa;
④ Đạp lên: Đạp (guồng) nước; Đạp xe ba gác;
⑤ (đph) Đi, mang vào: Đi giày;
⑥ (văn) Ngay, tức thì.【】đăng thời [dengshí] Ngay, lập tức;
⑦ (văn) Xin lĩnh nhận (của người ta cho).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lên cao. Trèo lên — Tiến lên. Thêm lên — Ghi chép vào — Lập tức. Xem Đăng thời.

Từ ghép 25

cử
jǔ ㄐㄩˇ

cử

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngẩng (đầu), nâng lên, nhấc lên
2. cử động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cất lên, giơ, ngẩng. ◎ Như: "cử thủ" cất tay, "cử túc" giơ chân, "cử bôi" nâng chén. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
2. (Động) Bầu, tuyển chọn, đề cử. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Động) Nêu ra, đề xuất. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta nêu ra một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Phát động, hưng khởi. ◎ Như: "cử sự" khởi đầu công việc, "cử nghĩa" khởi nghĩa.
5. (Động) Bay. ◇ Tô Thức : "Ngư phủ tiếu, khinh âu cử. Mạc mạc nhất giang phong vũ" , . (Ngư phủ tiếu từ ) Lão chài cười, chim âu bay. Mờ mịt trên sông mưa gió.
6. (Động) Sinh đẻ, nuôi dưỡng. ◇ Liêu trai chí dị : "Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi" , , (Thư si ) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.
7. (Động) Lấy được, đánh lấy được thành. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương văn Hoài Âm Hầu dĩ cử Hà Bắc" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương nghe tin Hoài Âm Hầu đã lấy Hà Bắc.
8. (Danh) Hành vi, động tác. ◎ Như: "nghĩa cử" việc làm vì nghĩa, "thiện cử" việc thiện.
9. (Danh) Nói tắt của "cử nhân" người đậu khoa thi hương (ngày xưa), phiếm chỉ người được tiến cử. ◎ Như: "trúng cử" thi đậu.
10. (Tính) Toàn thể, tất cả. ◎ Như: "cử quốc" cả nước. ◇ Liêu trai chí dị : "Cử gia yến tập" (Phiên Phiên ) Cả nhà yến tiệc linh đình.

Từ điển Thiều Chửu

① Cất lên, giơ lên, cất nổi. Như cử thủ cất tay, cử túc giơ chân, cử bôi cất chén, v.v.
② Cử động. Như cử sự nổi lên làm việc, cũng như ta nói khởi sự . Thế cho nên có hành động gì đều gọi là cử cả. Như cử động , cử chỉ , v.v. Sự không cần làm nữa mà cứ bới vẽ ra gọi là đa thử nhất cử .
③ Tiến cử. Như suy cử suy tôn tiến cử lên, bảo cử bảo lĩnh tiến cử lên, v.v. Lệ thi hương ngày xưa ai trúng cách (đỗ) gọi là cử nhân .
④ Phàm khen ngợi hay ghi chép ai cũng gọi là cử, như xưng cử đề cử lên mà khen, điều cử ghi tường từng điều để tiêu biểu lên.
⑤ Sinh đẻ, đẻ con gọi gọi là cử , không sinh đẻ gọi là bất cử .
⑥ Lấy được, đánh lấy được thành gọi là cử.
⑦ Bay cao, kẻ sĩ trốn đời gọi là cao cử . Ðời sau gọi những người có kẻ có tài hơn người là hiên hiên hà cử cũng noi nghĩa ấy.
⑧ Ðều cả. Như cử quốc cả nước.
⑨ Ðều.
⑩ Họp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa lên, giơ lên, giương lên: Giơ tay; Giương cao;
② Ngẩng: Ngẩng đầu;
③ Ngước: Ngước mắt;
④ Bầu, cử: Cử đại biểu; Mọi người bầu anh ấy làm tổ trưởng;
⑤ Nêu ra, đưa ra, cho: Xin cho một thí dụ;
⑥ Việc: Việc nghĩa;
⑦ Cử động, hành động: Mọi hành động;
⑧ Cả, khắp, tất cả đều, mọi, hết thảy mọi người: Tất cả những người dự họp; Khắp nước tưng bừng; Nghe thấy thế cả làng đều mừng rỡ; Mọi việc đều không thay đổi (Sử kí); Cả huyện, hết thảy mọi người trong huyện;
⑨ (văn) Đánh hạ, đánh chiếm, chiếm lĩnh: Hiến công mất nước Quắc, năm năm sau lại đánh hạ nước Ngu (Cốc Lương truyện: Hi công nhị niên); Tên lính thú (Trần Thiệp) cất tiếng hô lớn, cửa ải Hàm Cốc bị đánh chiếm (Đỗ Mục: A Phòng cung phú);
⑩ (văn) Đi thi, thi đậu, trúng cử: Dũ gởi thơ cho Lí Hạ, khuyên Hạ đi thi tiến sĩ (Hàn Dũ: Vĩ biện); Lí Hạ đỗ tiến sĩ trở thành người nổi tiếng (Hàn Dũ: Vĩ biện);
⑪ (văn) Tố cáo, tố giác: Quan lại phát hiện mà không tố cáo thì sẽ cùng (với người đó) có tội (Luận hoành);
⑫ (văn) Tịch thu;
⑬ (văn) Cúng tế;
⑭ (văn) Nuôi dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng hai tay mà nâng lên, nhấc lên — Dáng chim bay — Đưa lên. Tiến dẫn — Biên chép — Sinh đẻ — Thi đậu — Tất cả. Toàn thể.

Từ ghép 70

bảo cử 保舉bao cử 包舉bạt san cử đỉnh 拔山舉鼎bạt sơn cử đỉnh 拔山舉鼎bằng cử 鵬舉bất khả mai cử 不可枚舉cao cử 高舉chế cử 制舉công cử 公舉cống cử 貢舉cử ai 舉哀cử án tề mi 舉案齊眉cử binh 舉兵cử bộ 舉步cử bộ 舉部cử bôi 舉杯cử chỉ 舉止cử chủ 舉主cử chủng 舉踵cử đao 舉刀cử đầu 舉頭cử đỉnh 舉頂cử đỉnh bạt sơn 舉鼎拔山cử động 舉動cử gia 舉家cử hành 舉行cử hặc 舉劾cử hỏa 舉火cử mục 舉目cử mục vô thân 舉目無親cử nam 舉男cử nghiệp 舉業cử nhạc 舉樂cử nhân 舉人cử nhất phản tam 舉一反三cử quốc 舉國cử sĩ 舉士cử sự 舉事cử thế 舉世cử thủ 舉手cử tọa 舉坐cử trường 舉場cử túc 舉足cử túc khinh trọng 舉足輕重cử tử 舉子cương cử mục trương 綱舉目張đại cử 大舉đề cử 提舉đơn cử 單舉hà cử 遐舉khoa cử 科舉liệt cử 列舉mao cử 毛舉nghĩa cử 義舉nhất cử lưỡng tiện 一舉兩便phó cử 赴舉phượng cử 鳳舉sáng cử 創舉sát cử 察舉suy cử 推舉tái cử 再舉thôi cử 推舉tiến cử 薦舉tiêu cử 標舉tịnh cử 並舉tổng tuyển cử 總選舉trúng cử 中舉tuyển cử 選舉ứng cử 應舉xưng cử 稱舉
chung
zhōng ㄓㄨㄥ

chung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái chén uống rượu
2. tụ hợp lại
3. họ Chung

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén đựng rượu.
2. (Danh) Lượng từ: chén. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "Lễ tất, tứ tửu tam chung" , (Quyển hạ).
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị dung lượng, sáu hộc bốn đấu là một "chung". ◎ Như: "vạn chung" ý nói bổng lộc hậu. ◇ Nguyễn Trãi : "Vạn chung cửu đỉnh hà tất nhiên?" (Côn sơn ca ) Muôn chung chín đỉnh để làm gì?
4. (Danh) Cái chuông (nhạc khí). § Thông "chung" .
5. (Danh) Chuông nhà chùa (đánh vào để báo giờ). § Thông "chung" .
6. (Danh) Tiếng gọi em (một dân tộc thiểu số ngày xưa).
7. (Danh) Đời Đường, tục gọi cha vợ là "chung".
8. (Danh) Họ "Chung". ◎ Như: "Chung Tử Kì" . ◇ Nguyễn Trãi : "Chung Kì bất tác chú kim nan" (Đề Bá Nha cổ cầm đồ ) Không làm được Chung Kì vì đúc tượng vàng Chung Kì khó.
9. (Động) Tụ họp, tích tụ. ◎ Như: "chung linh dục tú" tụ hội anh linh un đúc xinh đẹp, "nhất kiến chung tình" vừa mới gặp đã dốc lòng thương yêu. ◇ Đỗ Phủ : "Tạo hóa chung thần tú, Âm dương cát hôn hiểu" , (Vọng Nhạc ) Tạo hóa tích tụ vẻ đẹp lạ thường, Âm dương (phía bắc và phía nam của núi) vạch rõ tối và sáng.
10. (Động) Được, gặp, đến lúc, tao phùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chén, cái cốc uống rượu.
② Họp, un đúc. Như chung linh dục tú chỗ khí linh tú nó tụ vào cả đấy.
③ Một thứ để đong ngày xưa, sáu hộc bốn đấu gọi là một chung. Vì thế cho nên gọi bổng lộc hậu là vạn chung .
④ Họ Chung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chén uống rượu (như [zhong]);
② (văn) Tụ họp lại, un đúc lại: Tình yêu đúc lại, rất yêu; Chỗ tụ họp người hiền tài;
③ (văn) Đồ đong lường thời xưa (bằng 6 hộc 4 đấu);
④ [Zhong] (Họ) Chung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chén nhỏ để uống rượu. Hát nói của Cao Bá Quát: » Tiêu khiển một vài chung lếu láo» . — Tên một đơn vị đo lường thời cổ, dùng để đong thóc gạo, tức là cái thùng lớn, dung tích bằng 6 hộc 4 đấu. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Lọ là thiên tứ vạn chung «. — Cái chuông — Tụ lại — Đúc kết lại.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.