anh nhi

phồn thể

Từ điển phổ thông

đứa bé, đứa trẻ

Từ điển trích dẫn

1. Trẻ sơ sinh. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngã độc bạc hề kì vị triệu, như anh nhi chi vị hài" , (Chương 20) Riêng ta lặng lẽ hề chẳng có dấu vết, như trẻ sơ sinh chưa biết cười.
2. Đạo gia gọi "duyên" (chất chì) là "anh nhi" . § "Thủy ngân" gọi là "sá nữ" . ◇ Tây du kí 西: "Anh nhi sá nữ phối âm dương, Duyên hống tương đầu phân nhật nguyệt" , (Đệ thập cửu hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứa trẻ sơ sinh. Cũng như Anh hài .

sinh khí

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Đạo giáo nhận rằng khí từ nửa đêm tới giữa trưa là "sanh khí" , để phân biệt với "tử khí" từ giữa ngày tới nửa đêm. ◇ Cát Hồng : "Phù hành khí đương dĩ sanh khí chi thì, vật dĩ tử khí chi thì (...) tử khí chi thì, hành khí vô ích dã" , ..., (Bão phác tử , Thích trệ ).
2. Khí làm cho muôn vật "sanh trưởng phát dục" (sinh sôi nẩy nở). ◇ Hàn Thi ngoại truyện : "Cố bất tiếu giả tinh hóa thủy cụ, nhi sanh khí cảm động, xúc tình túng dục, phản thi loạn hóa, thị dĩ niên thọ cức yểu nhi tính bất trưởng dã" , , , , (Quyển nhất).
3. Sức sống. ◇ Tư Không Đồ : "Sanh khí viễn xuất, Bất trước tử hôi" , (Thi phẩm , Tinh thần ).
4. Khí khái, ngang tàng. ◇ Quốc ngữ : "Vị báo Sở huệ nhi kháng Tống, ngã khúc Sở trực, kì chúng mạc bất sanh khí, bất khả vị lão" , , , (Tấn ngữ tứ ).
5. Chỉ hơi thở, tinh khí (của người sống). ◇ Hậu Hán Thư : "Cô nhi quả phụ, hào khốc không thành, dã vô thanh thảo, thất như huyền khánh, tuy hàm sanh khí, thật đồng khô hủ" , , , , , (Ban Siêu truyện ).
6. Sinh linh, trăm họ. ◇ Trần Thư : "Lương thất đa cố, họa loạn tương tầm, binh giáp phân vân, thập niên bất giải, bất sính chi đồ ngược lưu sanh khí, vô lại chi thuộc bạo cập tồ hồn" , , , , , (Thế Tổ kỉ ).
7. Nguyên khí. ◇ Quách Mạt Nhược : "Chỉ nhân vi thụ thương quá trọng nhi thả xuất huyết quá đa, tha đích sanh khí nhất thì hoàn bất năng cú khôi phục chuyển lai" , (Nhất chích thủ , Nhị).
8. Không khí. ◇ Trịnh Quan Ứng : "Khai quáng cơ khí diệc dĩ Bỉ quốc sở tạo vi lương. Đại yếu hữu tam: nhất vi chú sanh khí chi khí, nhất vi hố thủy chi khí, nhất vi lạp trọng cử trọng chi khí" . : , , (Thịnh thế nguy ngôn , Khai quáng ).
9. Tức giận, không vui. ◇ Ba Kim : "Thuyết khởi lai dã khiếu nhân sanh khí, tha nhất nhãn dã bất khán ngã, tha thậm chí bả ngã thôi khai nhất điểm" , , (Lợi Na , Đệ cửu phong tín ). ◇ Văn minh tiểu sử : "Phó tri phủ thính liễu giá thoại, dũ gia sanh khí" , (Đệ thập hồi).
10. Chỉ lượng tàng trữ. ◇ Tống Ứng Tinh : "Phàm ngân trung quốc sở xuất, Chiết Giang, Phúc Kiến cựu hữu khanh tràng (...) giai xưng mĩ quáng. Kì tha nan dĩ mai cử. Nhiên sanh khí hữu hạn, mỗi phùng khai thải, sổ bất túc, tắc quát phái dĩ bồi thường" , , .... . , , , (Thiên công khai vật , Ngân ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hơi của sự sống. Vẻ sống.

bái thọ

phồn thể

Từ điển phổ thông

chúc thọ, mừng thọ

Từ điển trích dẫn

1. Chúc mừng sinh nhật, chúc thọ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tập Nhân tiếu đạo: Giá thị tha lai cấp nhĩ bái thọ. Kim nhi dã thị tha đích sanh nhật, nhĩ dã cai cấp tha bái thọ" : . , (Đệ lục thập nhị hồi) Tập Nhân cười nói: Đấy là chị ấy đến chúc thọ cậu. Nhưng hôm nay cũng là ngày sinh nhật chị ấy, cậu cũng nên chúc thọ chị ấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạy mừng chúc thọ nhân ngày sinh nhật của người khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nằm mơ thấy con gấu, chỉ điềm sinh con trai. Kinh thi: Cát mộng duy hà? Duy hùng duy bi.. Đại nhân chiêm chi duy hùng, duy bi, nam tử chi tường ( mộng lành ra sao? Gấu đực gấu cái. Đại nhân bói đó. Gấu đực gấu cái, điềm sinh con trai ). ý nói nằm mộng thấy gấu là điềm sinh con trai.

địa ngục

phồn thể

Từ điển phổ thông

địa ngục, âm phủ, âm ty

Từ điển trích dẫn

1. Đa số các tông giáo mô tả địa ngục như là một thế giới cực khổ sau khi chết. § Trong Phật giáo, địa ngục là một trong ba ác đạo cùng với ngạ quỷ và súc sinh. Ðịa ngục được xem là nơi nhiều khổ ải, nhưng sau khi Nghiệp ác chấm dứt có thể tái sinh trên những thiện đạo. Địa ngục không phải là một thế giới có vị trí địa dư thông thường mà là một trạng thái của tâm thức. Chúng sinh trong địa ngục chịu hiều khổ hình trong những thời gian khác nhau, như bị lột da lóc thịt, bị cắn mổ... Ðịa ngục do "Diêm vương" cai trị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà giam ở dưới đất, người mê tín cho rằng có chỗ giam các linh hồn tội lỗi, gọi là Địa ngục.

Từ điển trích dẫn

1. Cùng ở một nơi, cùng nhau sinh sống. ◇ Tấn Thư : "Ngu ngũ thế đồng cư, khuê môn ung mục" , (Tang Ngu truyện ) (Tang) Ngu năm đời sống chung, trong nhà hòa mục.
2. Vợ chồng cùng sinh sống với nhau. § Trên pháp luật vợ chồng "đồng cư" tất có cùng nghĩa vụ. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Tao khang chi thê, đồng cư bần tiện đa thì" , (Quyển nhị thập thất).
3. Tục chỉ nam nữ kết hợp bất hợp pháp ăn ở sinh sống với nhau. ◎ Như: "tuy nhiên xã hội phong khí dĩ ngận khai phóng, đãn nam nữ đồng cư bất hôn, nhưng bất vi xã hội sở tiếp nạp" , , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng ở chung với nhau. Cùng ở một nhà.

tổ chức

phồn thể

Từ điển phổ thông

cùng nhau làm một việc gì

Từ điển trích dẫn

1. Dệt sợi. ◇ Liêu sử : "Sức quốc nhân thụ tang ma, tập tổ chức" , (Thực hóa chí thượng ) Truyền lệnh cho dân trong nước trồng dâu gai, quen dệt sợi.
2. Cấu thành, làm thành. ◇ Văn tâm điêu long : "Điêu trác tình tính, tổ chức từ lệnh" , (Nguyên đạo ).
3. Đoàn thể hay cơ quan, gồm nhiều người hợp thành theo một trình tự nhất định, nhằm đạt tới mục tiêu xác định. ◎ Như: "chánh phủ tổ chức" , "nghị hội tổ chức" .
4. (Sinh vật học) Chỉ kết cấu cơ bản (trong sinh vật thể nhiều tế bào) kết hợp những tế bào theo một trật tự nhất định cùng sản sinh một công năng nhất định. ◎ Như: "cơ nhục tổ chức" , "thần kinh tổ chức" .
5. (Địa chất học) Chỉ chung các khối hạt nham thạch cấu thành hoặc kết tinh cùng quan hệ xếp đặt của chúng. § Cũng gọi là "kết cấu" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kết tơ dệt lụa, ý nói sắp đặt kết hợp lại.

Từ điển trích dẫn

1. Lúc bắt đầu.
2. Lúc sơ sinh.
3. Lần thứ nhất.
4. Sinh nhật. ◇ Liêu trai chí dị : "Hội ảo sơ độ, nhân tòng kì tử tế hành vãng vi thọ" , 婿 (Liên Hương ) Gặp dịp sinh nhật bà lão, (chàng) theo rể của bà đến chúc thọ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúc bắt đầu — Lúc chào đời — Cái mức lúc đầu.

Từ điển trích dẫn

1. Biểu hiện, hiển hiện. ◇ Lễ Kí : "Tứ sướng giao ư trung, nhi phát tác ư ngoại" , (Nhạc kí ) (Âm dương cương nhu) bốn cái thông sướng qua lại trong lòng phát ra tác động bên ngoài thân.
2. Nổi giận, nổi cọc. ◇ Mao Thuẫn : "Tha ngận tưởng phát tác nhất hạ, nhiên nhi một hữu túc cú đích dũng khí; tha chỉ hảo ủy khuất địa nhẫn thụ" , ; (Thi dữ tản văn ).
3. Phát sinh, sinh ra. ◇ Hàn Dũ : "Độc vụ chướng phân, nhật tịch phát tác" , (Triều Châu thứ sử tạ thượng biểu ) Sương độc hơi chướng, ngày đêm phát sinh.
4. Chỉ sự vật ẩn kín bỗng bạo phát. ◇ Ba Kim : "Nhĩ đích bệnh cương cương hảo nhất điểm, hiện tại phạ hựu yếu phát tác liễu" , (Hàn dạ , Thập bát).
5. Tung ra, bùng ra. ◎ Như: "hưởng lượng đích tiếu thanh đột nhiên phát tác liễu" .
6. Chê trách, khiển trách. ◇ Thuyết Nhạc Toàn truyện : "Lương Vương bị Tông Da nhất đốn phát tác, vô khả nại hà, chỉ đắc đê đầu quỵ hạ, khai khẩu bất đắc" , , , (Đệ thập nhất hồi).
7. Bắt đầu làm, ra tay. ◇ Đông Chu liệt quốc chí : "Sổ bách danh giáp sĩ, các đĩnh khí giới, nhất tề phát tác, tương chúng quan viên loạn khảm" , , , (Đệ tam hồi).
8. Chỉ vật chất (thuốc, rượu...) ở trong thân thể nổi lên tác dụng.
9. Bại lộ, lộ ra. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Hưng nhi) thính kiến thuyết "Nhị nãi nãi khiếu", tiên hách liễu nhất khiêu. Khước dã tưởng bất đáo thị giá kiện sự phát tác liễu, liên mang cân trước Vượng nhi tiến lai" "", . , (Đệ lục thập thất hồi) (Thằng Hưng) nghe nói "mợ Hai gọi", sợ giật nẩy người. Không ngờ việc ấy đã lộ, liền theo thằng Vượng đi vào.
10. Phát tích. § Từ chỗ hèn kém mà đắc chí hiển đạt, hoặc từ nghèo khó trở nên giàu có. ◇ Thẩm Tòng Văn : "Tiện bất năng đồng phiến du thương nhân nhất dạng đại đại phát tác khởi lai" 便 (Biên thành , Nhị ).

Từ điển trích dẫn

1. Sáu đường tái sinh. Chỉ các dạng đời sống trong luân hồi. Người ta phân biệt ba "thiện đạo" và ba "ác đạo". Ba thiện đạo gồm cõi: "nhân" , "thiên" và "a-tu-la" . Ba ác đạo gồm: "ngạ quỷ" , "địa ngục" và "súc sinh" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ sáu chỗ ở của con người sau khi chết, tùy theo cái nghiệp lúc sống nặng nhẹ xấu tốt gốm Thiên đạo, Nhân đạo, A-tu-la đạo, Ngạ quỷ đạo, Súc sinh đạo, và Địa ngục đạo.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.