hận
hèn ㄏㄣˋ

hận

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giận, ghét

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự oán giận. ◎ Như: "di hận" để sự giận lại, "ẩm hận" nuốt hận. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
2. (Động) Oán giận, thù ghét. ◎ Như: "tăng hận" thù ghét. ◇ Lí Bạch : "Đãn kiến lệ ngân thấp, Bất tri tâm hận thùy" , (Oán tình ) Chỉ thấy vết nước mắt thấm ướt, Không biết lòng oán giận ai.

Từ điển Thiều Chửu

① Oán giận. Sự gì đã mất hi vọng thực gọi là hận. Như hận sự việc đáng giận, di hận để sự giận lại, ẩm hận nuốt hận, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Căm giận, căm thù, căm ghét, căm hờn: Căm thù tới tận xương tủy; Việc đáng giận;
② Hận, ân hận, mối hận: Ôm hận suốt đời; Để lại mối hận về sau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Oán giận — Giận ghét.

Từ ghép 25

Từ điển trích dẫn

1. Phần bén nhọn của đao kiếm.
2. Mượn chỉ phần nhọn hoặc nhô ra của sự vật.
3. Tỉ dụ nhuệ khí và tài hoa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cố sử phong mang tỏa súc, quyết đồ bất quả" 使, (Đệ nhị thập nhị hồi) Cho nên làm cho nhuệ khí (của quân làm phản) phải cùn nhụt và mưu đồ của nó không thành.
4. Chỉ nét bút sắc bén (thư pháp). ◇ Tào Sĩ Miện : "Tự hoạch hữu phong mang, thả vô tổn khuyết" , (Pháp thiếp phổ hệ , Đại quan thái thanh lâu thiếp ).
5. Chỉ lời nói sắc bén.
6. Sự tình nhỏ nhặt, vi tế. ◇ Vương Sung : "Phong mang mao phát chi sự, mạc bất kỉ tái" , (Luận hành , Siêu kì ).
7. § Cũng viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật chỉ sự phải nhận chịu hậu quả xấu của những điều ác đã làm, chẳng hạn bị sa địa ngục, bị làm ngạ quỷ, làm các giống súc sinh v.v….

Từ điển trích dẫn

1. Phần tinh túy, tốt đẹp nhất của sự vật. ◇ Sử Kí : "Thị phong cương điền trù chi chánh trị, thành quách thất ốc môn hộ chi nhuận trạch, thứ chí xa phục súc sản tinh hoa" , , (Thiên quan thư ).
2. Tinh thần. ◇ Vương Sung : "Tinh hoa kiệt tận, cố tảo yểu tử" , (Luận hành , Thư hư )
3. Vẻ rực rỡ, quang diệu, quang huy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tinh hoa dục yểm liệu ưng nan, Ảnh tự quyên quyên phách tự hàn" , (Đệ tứ thập cửu hồi) Vẻ rực rỡ muốn giấu đi (nhưng) khó, Bóng thì xinh đẹp và ánh sáng trăng thật lạnh lẽo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần tốt đẹp cao quý nhất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm của Việt Nam không rõ tác giả, nội dung mô tả sự tranh giành công lao của sáu loài vật nuôi trong nhà. Tác phẩm này có rất nhiều tiếng cổ.
hấn
xìn ㄒㄧㄣˋ

hấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lấy máu súc vật bôi vào đồ thờ cúng
2. lấy phấn sáp thơm xoa vào người
3. cãi nhau, xung đột, phân tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy máu muông sinh bôi vào bát, đĩa, chén mâm ... (khí mãnh ) để thờ cúng thần linh (ngày xưa). ◇ Mạnh Tử : "Tương dĩ hấn chung" (Lương Huệ Vương thượng ) Đem giết lấy máu bôi chuông.
2. (Động) Bôi, xoa. ◇ Hán Thư : "Dự Nhượng hấn diện thôn thán" (Giả Nghị truyện ) Dự Nhượng bôi mặt nuốt than (để cho người ta không nhận ra mình).
3. (Động) Kích động. ◇ Tả truyện : "Phù tiểu nhân chi tính, hấn ư dũng" , (Tương Công nhị thập lục niên ) Tính của kẻ tiểu nhân, thường dễ kích động ở sức mạnh.
4. (Danh) Khe, kẽ hở. ◎ Như: "vô hấn khả thừa" không có kẽ hở nào để thừa cơ vào được. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tặc thần Đổng Trác, thừa hấn túng hại" , (Đệ ngũ hồi) Tên bề tôi phản tặc Đổng Trác, thừa cơ gây ra tai họa.
5. (Danh) Dấu hiệu, điềm triệu có tai họa. ◇ Quốc ngữ : "Nhược Bào thị hữu hấn, ngô bất đồ hĩ" , (Lỗ ngữ thượng ) Nếu như họ Bào có điềm họa, ta không liệu đoán được.
6. (Danh) Hiềm khích, tranh chấp. ◎ Như: "khiêu hấn" gây sự, "tầm hấn" kiếm chuyện.
7. (Danh) Lầm lỗi, tội. ◇ Tả truyện : "Nhân vô hấn yên, yêu bất tự tác" , (Trang Công thập tứ niên ) Người không có tội lỗi, ma quái không làm hại được.
8. (Danh) Họ "Hấn".

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy máu muôn sinh bôi vào đồ thờ như chuông trống, v.v.
② Lấy phấn sáp thơm xoa vào mình mẩy.
③ Khe, kẽ. Như vô hấn khả thừa không có hia (khe, kẽ) gì có thể thừa cơ vào được.
④ Ðộng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mối hiềm khích, sự xích mích, sự xung đột: Gây hấn, khiêu khích; Sinh sự, kiếm chuyện;
② (văn) Bôi máu muông sinh vào khe hở đồ thờ (như chuông, trống...);
③ Bôi, xức (dầu, phấn sáp... vào mình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giết súc vật để lấy máu mà bôi. Một tục tế lễ thời cổ. Chẳng hạn Hấn chung ( giết súc vật tế thần linh rồi lấy máu thoa vào chuông ) — Thoa chất thơm lên mình cho thơm. Chẳng hạn Hấn dục ( đun nước thơm mà tắm ) — Chống đối, thù ghét. Chẳng hạn ta vẫn nói Gây hấn.

Từ ghép 3

hấn
xìn ㄒㄧㄣˋ

hấn

giản thể

Từ điển phổ thông

1. lấy máu súc vật bôi vào đồ thờ cúng
2. lấy phấn sáp thơm xoa vào người
3. cãi nhau, xung đột, phân tranh

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ "hấn" .
2. Giản thể của chữ

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ hấn .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mối hiềm khích, sự xích mích, sự xung đột: Gây hấn, khiêu khích; Sinh sự, kiếm chuyện;
② (văn) Bôi máu muông sinh vào khe hở đồ thờ (như chuông, trống...);
③ Bôi, xức (dầu, phấn sáp... vào mình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giết súc vật để lấy máu mà bôi.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Cất chứa, tích tụ. ◇ Tuân Tử : "Nhân chi tình, thực dục hữu sô hoạn, ý dục hữu văn tú, hành dục hữu dư mã, hựu dục phù dư tài súc tích chi phú dã" , , , 輿, (Vinh nhục ).
2. Chỉ tài vật cất giữ tích tụ. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Lão nhân gia tại tôn phủ tam thập đa niên, khả dã hoàn hữu súc tích, gia lí trí ta sản nghiệp?" , , ? (Đệ tam nhất hồi).
3. Cất giấu, uẩn tàng. ◇ Lục Giả : "Đạo thuật súc tích nhi bất thư, mĩ ngọc uẩn quỹ nhi thâm tàng" , (Tân ngữ , Thuật sự ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cất chứa — Chứa đựng nhiều tư tưởng, ý nghĩa.
hàm, hám
hán ㄏㄢˊ, hàn ㄏㄢˋ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bao hàm
2. bao dung

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều ao hồ sông nước (đất, địa phương).
2. (Động) Thấm nhuần, tẩm nhuận. ◇ Vương An Thạch : "Uy gia chư bộ phong sương túc, Huệ tẩm liên doanh vũ lộ hàm" , (Tống Giang Ninh Bành cấp sự phó khuyết ).
3. (Động) Dung nạp, bao dung. ◎ Như: "hải hàm" độ lượng lớn lao. ◇ Đỗ Mục : "Giang hàm thu ảnh nhạn sơ phi, Dữ khách huề hồ thượng thúy vi" , (Cửu nhật tề an đăng cao ).
4. (Động) Chìm, ngâm. ◎ Như: "hàm yêm" .
5. (Danh) Tiếng gọi tắt của "hàm đỗng" cống ngầm. ◎ Như: "kiều hàm" cầu cống (nói chung).
6. Một âm là "hám". (Động) Nước vào thuyền.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước nươm, như hàm nhu nươm thấm, cũng dùng để ví dụ với sự ân trạch.
② Hàm dung, độ lượng lớn lao gọi là hải hàm . Bề trong tốt đẹp mà không lộ ra ngoài gọi là hồn hàm hay hàm súc .
③ Lấy học vấn mà biến hóa khí chất gọi là hàm dưỡng , lấy giáo dục mà chuyển di phong tục gọi là hàm dục .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gồm, (bao) hàm: Bao hàm, bao gồm;
② Tha (thứ), bao dung, khoan dung độ lượng: Tha thứ, bao dung;
③ Cống: Cống cầu;
④ (văn) Ướt, thấm nước, nươm nước: Nươm thấm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất nhiều ao hồ — Ao hồ, chỗ đọng nước — Chứa đựng — Chìm sâu.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều ao hồ sông nước (đất, địa phương).
2. (Động) Thấm nhuần, tẩm nhuận. ◇ Vương An Thạch : "Uy gia chư bộ phong sương túc, Huệ tẩm liên doanh vũ lộ hàm" , (Tống Giang Ninh Bành cấp sự phó khuyết ).
3. (Động) Dung nạp, bao dung. ◎ Như: "hải hàm" độ lượng lớn lao. ◇ Đỗ Mục : "Giang hàm thu ảnh nhạn sơ phi, Dữ khách huề hồ thượng thúy vi" , (Cửu nhật tề an đăng cao ).
4. (Động) Chìm, ngâm. ◎ Như: "hàm yêm" .
5. (Danh) Tiếng gọi tắt của "hàm đỗng" cống ngầm. ◎ Như: "kiều hàm" cầu cống (nói chung).
6. Một âm là "hám". (Động) Nước vào thuyền.
mật
mì ㄇㄧˋ

mật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đông đúc
2. giữ kín

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rậm rạp, liền kín, sát, khít, dày. ◎ Như: "mật mật tằng tằng" chập chồng liền kín, "mật như thù võng" dày đặc như mạng nhện.
2. (Tính) Kín đáo, không để lộ, không cho người ngoài cuộc biết tới. ◎ Như: "mật lệnh" lệnh bí mật.
3. (Tính) Thân gần, thân thiết, liền kề. ◎ Như: "mật nhĩ" , "mật thiết" hợp với nhau, khắng khít. § Tục viết là . ◇ Cù Hựu : "Bằng hữu trung hữu nhất cá dữ tha giao vãng mật thiết" (Tu Văn xá nhân truyện ) Trong đám bạn bè có một người giao hảo với ông rất thân thiết.
4. (Tính) Chu đáo, tỉ mỉ. ◎ Như: "tế mật" tỉ mỉ, "chu mật" kĩ lưỡng, "nghiêm mật" nghiêm ngặt, chặt chẽ.
5. (Danh) Sự việc giữ kín, việc không để công khai. ◎ Như: "bảo mật" giữ kín, "bí mật" việc giấu kín, không để lộ, "cơ mật" việc cơ yếu giữ kín.
6. (Danh) Họ "Mật".
7. (Danh) Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, gọi là "Mật tông", cũng gọi là "Chân ngôn tông" , giáo nghĩa của tông này gọi là "mật giáo" .
8. (Phó) Kín đáo, ngầm. ◎ Như: "mật báo" ngầm thông báo, "mật cáo" kín đáo cho biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Rậm rạp, liền kín. Như mật mật tằng tằng chập chồng liền kín.
② Bí mật, việc gì cần phải giữ kín không cho ai biết gọi là mật.
③ Liền gắn, liền kề. Như mật nhĩ , mật thiết nghĩa là cùng hợp với nhau, có ý khắng khít lắm. Tục viết là .
④ Mật tông . Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật Tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, như thế chỉ có Phật mới biết được, nên gọi là mật tông, cũng gọi là chân ngôn tông , giáo nghĩa của tông này gọi là mật giáo .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mau, kín, dầy, khít, sát, rậm rạp, đông đúc: Cấy dầy, trồng dầy; Vùng này cây trồng sát quá;
② Thân thiết: Bạn thân; Thân mật; Khăng khít gần gũi;
③ Tinh vi, kĩ càng: Kĩ càng; Tinh vi;
④ Bí mật, ngầm, lén: Nói chuyện kín, mật đàm; Điện mật, mật điện; Mật ước, hiệp ước bí mật; Giữ bí mật; Bí mật chôn viên ngọc bích ở sân trước tổ miếu (Tả truyện);
⑤ [Mì] (Họ) Mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo — Gần. Khít lại — Yên lặng.

Từ ghép 42

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.