bài, bãi
bǎi ㄅㄞˇ

bài

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bày, xếp
2. trình bày
3. tỏ ra, phô ra, khoe ra

Từ ghép 9

bãi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở ra, vạch ra.
2. (Động) Bày, sắp đặt. ◎ Như: "bãi bố" sắp đặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bãi liễu kỉ tịch tân tửu giai hào" (Đệ lục thập tam hồi) Bày tiệc mấy mâm rượu mới, món ngon.
3. (Động) Lay, lắc, dao động. ◎ Như: "bãi thủ" lắc đầu, "bãi thủ" xua tay. ◇ Đỗ Mục : "Như kim phong bãi hoa lang tạ, Lục diệp thành âm tử mãn chi" , 滿 (Thán hoa ) Như nay gió lay hoa rụng ngổn ngang, Lá xanh thành bóng rợp, trái đầy cành.
4. (Động) Lên mặt, vênh mặt. ◎ Như: "bãi giá tử" làm bộ, ra vẻ, "bãi kiểm sắc" vênh mặt.
5. (Động) Hãm hại. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Hựu dụng độc dược bãi tử liễu" (Đệ tứ hồi) Lại dùng thuốc độc hãm hại đến chết.
6. (Danh) Quả lắc. ◎ Như: "chung bãi" quả lắc đồng hồ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mở ra.
② Bày, như bãi bố bày đặt.
③ Ðánh đồng đưa (buộc một quả cân nặng vào cái dây treo lên rồi đánh cho đi đi lại lại).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bày, xếp, dàn, để, đặt, sắp đặt, trình bày: 西 Sắp đặt đồ đạc cho ngăn nắp; Trình bày sự thật; Dàn thành trận thế;
② Dọn ra: Dọn cơm;
③ Ra vẻ, lên mặt: Lên mặt công thần;
④ Đánh đòng đưa, lắc đi lắc lại: Lung lay, dao động; Nghênh ngang;
⑤ Quả lắc, con lắc: Quả lắc đồng hồ;
⑥ Gấu: Gấu áo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở ra — Lay động — Bày xếp. Dùng như chữ Bài. Ta thường đọc Bài là lầm.

Từ ghép 4

cốc, hộc
gǔ ㄍㄨˇ, hè ㄏㄜˋ, hú ㄏㄨˊ

cốc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim hộc, con ngỗng trời, thiên nga. § Giống như chim nhạn nhưng to hơn. ◇ Đỗ Phủ : "Châu liêm tú trụ vi hoàng hộc" (Thu hứng ) Rèm châu, cột vẽ vây quanh những con chim hoàng hộc.
2. (Tính) Hình dung màu trắng. ◎ Như: "hộc phát" .
3. (Tính) Hình dung gầy gò khô đét.
4. (Phó) Tỉ dụ như con chim hộc nghển cổ. ◎ Như: "hộc lập" .
5. Một âm là "cốc". (Danh) Cái đĩa để tập bắn. § Trong cái bia vẽ một cái vòng, bắn vào giữa vòng là trúng, người xưa gọi là "chánh" hay là "cốc" . Vì thế cho nên làm cái gì khả dĩ làm nêu làm mốc cho việc làm cũng gọi là "chánh cốc" .
6. (Danh) Mục tiêu, mục đích.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim hộc, con ngỗng trời.
② Một âm là cốc. Cái đĩa để tập bắn. Trong cái bia vẽ một cái vòng, bắn vào giữa vòng là trúng, người xưa gọi là chánh hay là cốc . Vì thế cho nên làm cái gì khả dĩ làm nêu làm mốc cho việc làm cũng gọi là chánh cốc .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đích để nhắm bắn — Một âm khác là Hộc.

Từ ghép 2

hộc

phồn thể

Từ điển phổ thông

chim hộc, ngỗng trời

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim hộc, con ngỗng trời, thiên nga. § Giống như chim nhạn nhưng to hơn. ◇ Đỗ Phủ : "Châu liêm tú trụ vi hoàng hộc" (Thu hứng ) Rèm châu, cột vẽ vây quanh những con chim hoàng hộc.
2. (Tính) Hình dung màu trắng. ◎ Như: "hộc phát" .
3. (Tính) Hình dung gầy gò khô đét.
4. (Phó) Tỉ dụ như con chim hộc nghển cổ. ◎ Như: "hộc lập" .
5. Một âm là "cốc". (Danh) Cái đĩa để tập bắn. § Trong cái bia vẽ một cái vòng, bắn vào giữa vòng là trúng, người xưa gọi là "chánh" hay là "cốc" . Vì thế cho nên làm cái gì khả dĩ làm nêu làm mốc cho việc làm cũng gọi là "chánh cốc" .
6. (Danh) Mục tiêu, mục đích.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim hộc, con ngỗng trời.
② Một âm là cốc. Cái đĩa để tập bắn. Trong cái bia vẽ một cái vòng, bắn vào giữa vòng là trúng, người xưa gọi là chánh hay là cốc . Vì thế cho nên làm cái gì khả dĩ làm nêu làm mốc cho việc làm cũng gọi là chánh cốc .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim bay rất cao, cổ dài, Còn gọi là Thiên nga — Một âm là Cốc, nghĩa là cái đích để nhắm bắn. Ta quen đọc là Hộc luôn — Tên người, tức Lương Như Hộc, danh sĩ đời Lê, tự là Tường Phủ, người xã Hồng liễu huyện Trường tân tỉnh Hải dương, Bắc phần Việt Nam, đậu Thám hoa năm 1442, tức năm Đại bảo thứ 3 đời Lê Thái Tông, làm quan tới chức Đô Ngự sử, từng sang xứ Trung Hoa hai lần, vào các năm 1443 và 1459. Theo sách Hải dương phong vật chí, thì ông là người đầu tiên đem nghề khắc in từ Trung Hoa về nước. Tác phẩm nôm có Hồng châu Quốc ngữ thi tập.

Từ ghép 4

kính
jìng ㄐㄧㄥˋ

kính

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đường tắt, lối tắt
2. thẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lối tắt, đường nhỏ. Phiếm chỉ đường đi. ◎ Như: "san kính" đường mòn trên núi. ◇ Nguyễn Du : "Quỷ môn thạch kính xuất vân căn" (Quỷ Môn đạo trung ) Đường đá ở Quỷ Môn từ chân mây mà ra. ◇ Đỗ Phủ : "Hoa kính bất tằng duyên khách tảo, Bồng môn kim thủy vị quân khai" , (Khách chí ) Đường hoa, chưa từng vì khách quét, Cửa cỏ bồng, nay mới mở cho bạn (vào).
2. (Danh) Đường lối, phương pháp. ◎ Như: "đồ kính" đường lối, phương pháp, "tiệp kính" đường (lối) tắt.
3. (Danh) Đường kính (đường thẳng đi qua tâm điểm vòng tròn, giới hạn hai đầu trong vòng tròn). ◎ Như: "trực kính" đường kính, "bán kính" nửa đường kính.
4. (Danh) Độ dài. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Cộng kính thập ngũ lí" (Từ hà khách du kí ) Chiều dài gồm năm mươi dặm.
5. (Động) Đi. ◇ Hán Thư : "Kính vạn lí hề độ sa mạc" (Tô Kiến truyện ) Đi muôn dặm hề qua sa mạc.
6. (Phó) Thẳng, trực tiếp. § Thông "kính" . ◎ Như: "trực tình kính hành" tình thẳng thẳng bước, "ngôn tất kính khứ" nói xong đi thẳng.
7. (Phó) Bèn. § Cũng như "cánh" . ◇ Sử: "Khôn khủng cụ phủ phục nhi ẩm, bất quá nhất đẩu kính túy hĩ" , (Hoạt kê truyện , Thuần Vu Khôn truyện ) Khôn này sợ hãi cúi đầu mà uống, chỉ mới một đấu bèn đã say.

Từ điển Thiều Chửu

① Lối tắt.
② Thẳng. Như trực tình kính hành tình thẳng thẳng bước.
③ Ðo xem hình tròn lớn bé bao nhiêu gọi là kính. Ðường thẳng gọi là trực kính , một nửa gọi là bán kính .
④ Ði.
⑤ Bèn, cùng nghĩa với chữ kính .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đường mòn, đường nhỏ, đường tắt, lối tắt: Đường mòn trên núi;
② Đường, lối, cách: Đường tắt;
③ Thẳng, trực tiếp: Tình thẳng thẳng bước; Về thẳng Quảng Đông; Trực tiếp trả lời. 【】kính trực [jìngzhí] a. Thẳng: Chuyến máy bay này sẽ bay thẳng tới Hà Nội; b. Thẳng thắn, thẳng: Tôi nói thẳng với anh;
④ (toán) Đường kính (nói tắt): Bán kính;
⑤ (văn) Đi;
⑥ Bèn (dùng như bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường nhỏ, chỉ có thể đi bộ được mà thôi — Thẳng — Đường thẳng chạy qua tâm vòng tròn, tức đường kính của vòng tròn — Đường tắt ( vì đường thẳng là đường gần nhất ). Còn gọi là Tiệp kính ( con đường đi mau ).

Từ ghép 9

yú ㄩˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

vậy ư (câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn hoặc ý hỏi ngược lại. § Thường dùng trong văn ngôn. Tương đương với "mạ" . ◇ Lí Hoa : "Tần dư? Hán dư? Tương cận đại dư?" (Điếu cổ chiến trường văn ) Tần ư? Hán ư? Đời gần đây ư?
2. (Trợ) Biểu thị cảm thán. § Thường dùng trong văn ngôn. Tương đương "a" , "ba" . ◇ Vũ Đế : "Y dư! Vĩ dư" ! ! (Chiếu hiền lương ) Tốt đẹp thay! Lớn lao thay!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy vay! vậy ư! tiếng nói cuối cùng các câu còn ngờ.
② Ư tiếng đệm, hay dùng vào chỗ nó ngắt lời, như thùy dư ai ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ư? (trợ từ cuối câu, biểu thị ý nghi vấn, sự ngờ vực, ngạc nhiên, hoặc để kêu lên) (như , bộ ): ? Ông không thích tôi trị nước Tần ư? (Sử kí); ? Ngài chẳng phải là Tam lư Đại phu ư? (Sử kí); ? Giống như nhìn hổ qua ống ư? (Tào Tháo: Luận lại sĩ năng hành lệnh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ yên ổn thư thả. Trợ từ cuối câu hỏi.
nghệ
ài ㄚㄧˋ, yì ㄧˋ

nghệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt cỏ
2. cai trị được dân yên
3. tài giỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt cỏ. § Nguyên là chữ "ngải" .
2. (Động) Trị, cai trị. ◇ Hàn Dũ : "Mẫn kì thì chi bất bình, nhân chi bất nghệ, đắc kì đạo bất cảm độc thiện kì thân, nhi tất dĩ kiêm tế thiên hạ dã" , , , (Tránh thần luận ) Thương cho thời không được thái bình, người dân không được yên trị, đạt đạo rồi mà không dám "độc thiện kì thân" (*), phải đem thân ra giúp khắp thiên hạ. § Ghi chú: (*) Thành ngữ nghĩa là: Khi bất đắc chí thì chỉ riêng giữ thân mình cho trong sạch.
3. (Động) Trừng trị, trừng giới. ◇ Tân Đường Thư : "Thái Tông tức vị, tật tham lại, dục thống trừng nghệ chi" , , (Bùi Củ truyện ) Thái Tông vừa lên ngôi, ghét quan lại tham ô, muốn hết sức trừng trị.
4. (Tính) Yên định, thái bình. ◇ Sử: "Thiên hạ nghệ an" (Hiếu Vũ bổn kỉ ) Thiên hạ yên định.
5. (Danh) Người tài giỏi. ◇ Thư Kinh : "Tuấn nghệ tại quan" (Cao Dao Mô ) Người hiền tài làm quan.

Từ điển Thiều Chửu

① Trị, cai trị được dân yên gọi là nghệ.
② Tài giỏi, như tuấn nghệ tại quan người hiền tài làm quan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trị, trị lí, cai trị: Giữ nước trị dân (Hán thư);
② Yên định, thái bình: Bình yên; Nơi triều đình chốn thôn quê đều bình yên (Bắc sử: Tề văn Tuyên đế kỉ);
③ Người có tài năng: Người hiền tài làm quan; Người tài năng anh tuấn đầy triều (Tôn Sở: Thạch Trọng Dung dữ Tôn Hạo thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt cỏ. Làm cỏ — Trị yên — Có tài đức hơn người — Tên gọi tắt tỉnh Nghệ an của Việt Nam.

Từ ghép 2

kiểm, liệm
jiǎn ㄐㄧㄢˇ, liàn ㄌㄧㄢˋ

kiểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhặt lên
2. bắt được, nhặt được

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhặt, lượm. ◎ Như: "kiểm sài" nhặt củi, "bả lạp ngập kiểm khởi lai" lượm rác lên. ◇ Lỗ Tấn : "Thập khởi la bặc tiện tẩu, duyên lộ hựu kiểm liễu kỉ khối tiểu thạch đầu" 便, 沿 (A Q chánh truyện Q) Nhặt mấy củ cải liền chạy, dọc đường lại lượm thêm mấy viên đá sỏi.
2. (Động) Chọn, lựa. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Trạch nhất cá nhật tử, kiểm nhất cá cực đại đích địa phương" , (Đệ tam thập hồi) Chọn một ngày tốt, chọn một chỗ thật lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhặt: Nhặt cây bút chì lên;
② Bắt được, nhặt được: ? Tôi mất một quyển sách, anh có bắt được không?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bó lại, cột lại thành bó — Một âm khác là Liệm.

liệm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khoanh tay lại — Một âm là Kiểm.

phong lưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

phong lưu

Từ điển trích dẫn

1. Gió thổi. ◎ Như: "phong lưu vân tán" gió thổi mây tan.
2. Đưa đi xa, lưu truyền. ◎ Như: "phong lưu vạn quốc" .
3. Tập tục, phong hóa. ◇ Trần Canh : "Lưỡng Tấn sùng huyền hư, Phong lưu biến Hoa Hạ" , (Tử Du phỏng Đái đồ ).
4. Phong cách còn truyền lại, lưu phong dư vận. ◇ Hán Thư : "Kì phong thanh khí tục tự cổ nhi nhiên, kim chi ca dao khảng khái, phong lưu do tồn nhĩ" , , (Triệu Sung Quốc tân khánh kị đẳng truyện tán ).
5. Sái thoát phóng dật, phong nhã tiêu sái. ◇ Liêu trai chí dị : "(Lâm Tứ Nương) hựu mỗi dữ công bình chất thi từ, hà tắc tì chi; chí hảo cú, tắc mạn thanh kiều ngâm. ý tự phong lưu, sử nhân vong quyện" (), ; , . , 使 (Lâm Tứ Nương ).
6. Hình dung tác phẩm văn chương siêu dật tuyệt diệu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược luận phong lưu biệt trí, tự thị giá thủ; nhược luận hàm súc hồn hậu, chung nhượng Hành cảo" , ; , 稿 (Đệ tam thập thất hồi) Nói về siêu dật cao xa riêng biệt thì là bài này; nhưng về hàm súc hồn hậu thì rốt cuộc phải nhường cho bài của Hành (Vu Quân).
7. Kiệt xuất, phi thường. ◇ Tô Thức : "Bộc tuy vãn sanh, do cập kiến quân chi vương phụ dã. Truy tư nhất thì phong lưu hiền đạt, khởi khả phục mộng kiến tai!" , . , (Dữ Giang Đôn Lễ tú tài thư , Chi nhất ).
8. Thú vị, vận vị. ◇ Tư Không Đồ : "Bất trứ nhất tự, Tận đắc phong lưu" , (Thi phẩm , Hàm súc ).
9. Chỉ người kiệt xuất, bất phàm.
10. Phong độ.
11. Tiết tháo, phẩm cách.
12. Vinh sủng. ◇ Trương Thuyết : "Lộ thượng thiên tâm trọng dự du, Ngự tiền ân tứ đặc phong lưu" , (Phụng Hòa Đồng hoàng thái tử quá Từ Ân tự ứng chế ).
13. Phong cách, trường phái.
14. Chỉ người xinh đẹp, phong vận, quyến rũ. ◇ Hoa Nhị Phu Nhân : "Niên sơ thập ngũ tối phong lưu, Tân tứ vân hoàn sử thượng đầu" , 使 (Cung từ , Chi tam thập ).
15. Phong tình. § Liên quan về tình ái nam nữ. ◎ Như: "phong lưu án kiện" .
16. Chơi bời, trai lơ, hiếu sắc. ◎ Như: "tha niên khinh thì phi thường phong lưu, hỉ hoan tại ngoại niêm hoa nhạ thảo" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ cuộc sống dư giả nhàn hạ, êm đềm như gió thổi như nước chảy. Đoạn trường tân thanh có câu: » Phong lưu rất mực hồng quần, xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê « — Cũng chỉ sự ăn chơi phóng đãng. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: » Mang danh tài sắc cho nên nợ, quan thói phong lưu hóa phải vay «.

cấm chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cấm chỉ, cấm đoán

Từ điển trích dẫn

1. Cấm chế, không cho phép. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lộ tự ấu tiện hỉ ngưỡng thị tinh thần, dạ bất năng mị. Phụ mẫu bất năng cấm chỉ" 便, . (Đệ lục thập cửu hồi) (Quản) Lộ từ nhỏ thường thích ngẩng mặt lên trời xem các vì sao, ban đêm không ngủ. Cha mẹ cấm không được.
2. Hạn chế tự do, quản chế (không giam giữ, nhưng không cho ra vào tự do, ngăn chặn không được thông đồng với bè đảng).
3. Giam giữ ở một nơi, cấm cố. ◇ Lương Thư : "Cảnh văn chi đại nộ, tống Tiểu Trang Nghiêm tự cấm chỉ, bất thính xuất nhập" , , (Hầu Cảnh truyện ).
4. Ngăn chặn, trở chỉ. ◇ Sử: "Chư hầu cánh tương tru phạt, Chu thiên tử phất năng cấm chỉ" , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ).
5. Kiêng cữ, tránh dùng (thức ăn, thuốc thang).
6. Cấm luật và hiệu lệnh giản đơn. ◇ Sử: "Tam nguyệt vi Sở tướng, thi giáo đạo dân, thượng hạ hòa hợp, thế tục thịnh mĩ, chánh hoãn cấm chỉ, lại vô gian tà, đạo tặc bất khởi" , , , , , , (Tuần lại liệt truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngăn chặn, không cho làm.

giá như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giá như, ví dụ như

giả như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giá như, ví dụ như

Từ điển trích dẫn

1. Như là, như quả. ◇ Dụ thế minh ngôn : "Tiền vi nhân, hậu vi quả; tác giả vi nhân, thụ giả vi quả. Giả như chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu, chủng thị nhân, đắc thị quả" , ; , . , , , (Quyển nhị cửu, Nguyệt Minh hòa thượng độ Liễu Thúy ).
2. Mặc dù, dù cho. § Cũng như "túng sử" 使. ◇ Đổng tây sương 西: "Tâm thượng hữu như đao thứ, giả như hoạt đắc hựu hà vi, uổng nhạ vạn nhân xi" , , (Quyển bát).
3. Ví như, thí như.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ví mà. Nếu như.

khúc chiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gấp khúc
2. quanh co
3. phức tạp

Từ điển trích dẫn

1. Quanh co uốn khúc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngoại diện khước thị tang, du, cận, chá, các sắc thụ trĩ tân điều, tùy kì khúc chiết, biên tựu lưỡng lựu thanh li" , , 槿, , , , (Đệ thập thất hồi) Mặt ngoài là những cây dâu, cây du, dâm bụt và chá, tất cả đều mơn mởn tốt tươi, theo nhau chỗ nhô ra, chỗ lượn vào, đan thành hai dãy rào xanh.
2. Tình huống rõ rệt từng li từng tí, ngõ ngách, đường ngang lối dọc. ◇ Sử: "Ngô ích tri Ngô bích trung khúc chiết, thỉnh phục vãng" , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Tôi biết rõ hơn ngõ ngách ở trong thành lũy của quân Ngô, xin (tướng quân) cho tôi đi lần nữa.
3. Ẩn tình, khúc mắc. ◎ Như: "thử sự nội tình phả hữu khúc chiết" sự tình này bên trong có phần khúc mắc phức tạp.
4. Uyển chuyển.
5. Trắc trở, tỏa chiết.
6. Chỉ chỗ cao thấp lên xuống trong điệu nhạc. Cũng chỉ thể thức của điệu nhạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cong gẫy, không thẳng — Gẫy gọn, rõ ràng.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.