triệt
chè ㄔㄜˋ

triệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

suốt, thấu, đến tận cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thông, suốt, thấu. § Thông "thấu" . ◎ Như: "quán triệt" thông suốt, "hàn phong triệt cốt" gió lạnh thấu xương.
2. (Động) Trừ khử, bỏ. § Thông "triệt" . ◎ Như: "triệt khứ" bỏ đi.
3. (Động) Hủy hoại, phá hủy. ◇ Thi Kinh : "Triệt ngã tường ốc" (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Phá hủy tường nhà tôi.
4. (Động) Lấy, bóc. ◇ Thi Kinh : "Triệt bỉ tang đỗ" (Bân phong , Si hào ) Bóc lấy vỏ của rễ cây dâu kia.
5. (Động) Canh tác, làm. ◇ Thi Kinh : "Triệt điền vi lương" (Đại nhã , Công lưu ) Canh tác ruộng để làm lương thực.
6. (Động) Tuân theo. ◇ Thi Kinh : "Thiên mệnh bất triệt, Ngã bất cảm hiệu" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mệnh trời không tuân theo, Ta không dám bắt chước (mà làm như thế).
7. (Động) Thôi, hết, dứt. ◇ Đỗ Phủ : "Tự kinh táng loạn thiểu thụy miên, Trường dạ triêm thấp hà do triệt?" , (Mao ốc vi thu phong Sở phá ca ) Từ khi trải qua tang tóc loạn li, ít ngủ, Đêm dài thấm lạnh ẩm ướt, bao giờ mới hết?
8. (Danh) Thuế "triệt". Ngày xưa, theo chế độ thuế ruộng nhà Chu, cứ thu được mười phần, thì phải nộp thuế một phần.
9. (Danh) Họ "Triệt".

Từ điển Thiều Chửu

① Suốt. Như quán triệt thông suốt.
② Thuế triệt. Ngày xưa làm phép tỉnh điền chia lỗi khu 900 mẫu, tám nhà 800 mẫu, của vua 100 mẫu, tám nhà phải làm 100 mẫu ấy cho vua, khi gặt tính mẫu thu đều rồi lấy thóc ở ruộng vua làm thóc thuế gọi là thuế triệt.
③ Bỏ, như triệt khứ bỏ đi.
④ Lấy, như triệt bỉ tang thổ bóc lấy vỏ dâu kia.
⑤ Phá hủy.
⑥ Sửa, làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấu, suốt: Hiểu thấu; Thông suốt; Suốt đêm không ngủ; Con chó kêu gào cho tới sáng (Sưu thần hậu kí);
② Tẩy trừ, bỏ đi: Bỏ đi;
③ Phá hủy;
④ (văn) Lấy đi, bóc đi: Bóc lấy vỏ dâu kia (Thi Kinh);
⑤ Triệt thoái, rút về;
⑥ (văn) Làm, cày cấy (ruộng nương);
⑦ Thuế triệt (một thứ thuế thập phân thời cổ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suốt tới, thông suốt. Td: Quán triệt.

Từ ghép 4

mịch
mì ㄇㄧˋ, sī ㄙ

mịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

bộ mịch

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tơ nhỏ.
2. (Danh) Biểu thị độ dài số nhỏ: bằng năm đoạn tơ tằm xếp thành. ◇ Thuyết Văn : "Mịch, Nam Đường Từ Khải hệ truyện: Nhất tàm sở thổ vi hốt, thập hốt vi ti. Mịch, ngũ hốt dã" , : , . , (Mịch bộ ) Đoạn tơ của một con tằm nhả ra gọi là "hốt" , mười "hốt" là "ti" . "Mịch" , bằng năm "hốt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Sợi tơ nhỏ. Số tơ của một con tằm nhả ra gọi là hốt , năm hốt là mịch , mười hốt là ti .
② Bây giờ dùng thay chữ ti để viết cho tiện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợi tơ nhỏ;
② Mịch (năm lần số tơ của một con tằm nhả ra);
③ Dạng viết giản thể của chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ nhỏ — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức là bộ Mịch.
vi, vy
wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cửa nách trong cung.
2. (Danh) Nhà ở của hoàng hậu và các cung phi.
3. (Danh) Nhà khảo thí thời xưa. § Vì thế, thi hội gọi là "xuân vi" , thi hương gọi là "thu vi" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thả hỉ minh tuế chánh đương đại tỉ, huynh nghi tác tốc nhập đô, xuân vi nhất chiến, phương bất phụ huynh chi sở học dã" , , , (Đệ nhất hồi) Vừa may sang năm có khoa thi lớn, huynh nên lên kinh đô ngay, một khi bảng xuân chiếm được, mới khỏi phụ tài học của mình.
4. (Danh) Nhà trong, nội thất, phòng cha mẹ ở. ◎ Như: "đình vi" sân và nhà trong, chỉ phòng cha mẹ ở, cũng dùng để chỉ cha mẹ. ◇ Nguyễn Trãi : "Đình vi nhất biệt tuế hoa thâm" (Đề Hà Hiệu Úy "Bạch vân tư thân" ) Từ khi cách biệt cha mẹ, đã nhiều năm tháng trôi qua mất.

Từ ghép 2

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

cửa ngách trong cung

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cửa nách trong cung.
② Ngày xưa gọi cái nhà để thi khảo là vi, vì thế nên thi hội gọi là xuân vi , thi hương gọi là thu vi .
③ Cái nhà trong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cửa nách trong cung;
② Nhà ở của hoàng hậu và các cung phi;
③ Buồng phụ nữ ở, khuê phòng;
④ Nhà lớn để tổ chức kì thi tuyển thời xưa: Thi hội; Thi hương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cửa ở trong cung vua. Td: Cung vi — Chỉ trong cung vua — Chỉ trường thi thời xưa.
bàng, lung
páng ㄆㄤˊ

bàng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhiều
2. khổng lồ
3. rối rắm
4. họ Bàng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao lớn. ◎ Như: "bàng đại" to lớn.
2. (Tính) Rối ren, ngổn ngang, tạp loạn. ◎ Như: "bàng tạp" bề bộn.
3. (Danh) Mặt mày, diện mạo. ◎ Như: "diện bàng" diện mạo. ◇ Tây sương kí 西: "Y quan tế sở bàng nhi tuấn" (Đệ nhị bổn , Đệ tam chiết) Áo mũ chỉnh tề mặt mày tuấn tú.
4. (Danh) Họ "Bàng".

Từ điển Thiều Chửu

① Họ Bàng.
② Rối beng.
③ Nhà cao.
④ Hậu hĩ.
⑤ Một âm là lung. Ðầy đặn. Mặt mũi đầy đặn gọi là thiểm lung .

Từ điển Trần Văn Chánh

① To lớn, rất lớn.【】bàng nhiên đại vật [páng rán dàwù] Vật khổng lồ;
② Ngổn ngang, bề bộn, rối ren: Bề bộn, ngổn ngang, lộn xộn, rối beng, lung tung, kềnh càng;
③ Gương, khuôn, bộ (mặt): Bộ mặt gầy mòn; Khuôn mặt giống mẹ; Áo mũ chỉnh tề mặt mày tuấn tú (Tây sương kí);
④ [Páng] (Họ) Bàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nhà thật lớn — To lớn — Vẻ mặt. Chẳng hạn Diện bàng ( cũng như Diện mạo ) — Họ người.

Từ ghép 5

lung

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Họ Bàng.
② Rối beng.
③ Nhà cao.
④ Hậu hĩ.
⑤ Một âm là lung. Ðầy đặn. Mặt mũi đầy đặn gọi là thiểm lung .
tiễu
chāo ㄔㄠ, jiǎo ㄐㄧㄠˇ

tiễu

phồn thể

Từ điển phổ thông

chặn lại, trừ khử

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lao khổ, nhọc nhằn. ◎ Như: "tiễu dân" làm khổ sở dân.
2. (Động) Hớt lấy, bắt chước theo, đoạt lấy. ◎ Như: "tiễu thuyết" giựt lấy lời nói của người, mà nói là của mình.
3. (Động) Chặn đánh, diệt hết. § Thông "tiễu" . ◎ Như: "tiễu diệt" chặn quân giặc lại mà giết hết.

Từ điển Thiều Chửu

① Hớt lấy. Của người ta mình vùi lấp đi mà hớt lấy làm của mình gọi là tiễu. Ăn cắp lời bàn lời nói của người, mà nói là của mình gọi là tiễu thuyết .
② Chặn, như tiễu diệt chặn quân giặc lại mà giết hết, vì thế càn giặc cũng gọi là tiễu, có khi viết chữ tiễu .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [chao] (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [jiăo] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như ba chữ Tiễu .

Từ ghép 1

thảng
tǎng ㄊㄤˇ

thảng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giả sử
2. bất ngờ, không mong muốn

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Nếu, ví, hoặc giả, như quả. Thường viết là "thảng" . ◇ Sử Kí : "Dư thậm hoặc yên, thảng sở vị thiên đạo, thị tà, phi tà?" , , (Bá Di liệt truyện ) Tôi rất nghi hoặc: nếu như vậy gọi là thiên đạo, đúng chăng, trái chăng?
2. (Phó) Ngẫu nhiên, tình cờ. ◇ Trang Tử : "Hiên miện tại thân, phi tính mệnh dã, vật chi thảng lai, kí giả dã" , , , (Thiện tính ) Xe và mũ ở thân ta, không phải là tính mệnh, (đó là) những vật tình cờ mà đến, gởi tạm mà thôi.
3. (Tính) § Xem "thích thảng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thảng. Thích thảng lỗi lạc.
② Hoặc giả thế, không kì thế mà lại thế gọi là thảng. Thường viết là thảng , như thảng lai chi vật vật đến bỗng dưng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [tăng];
② (văn) Ngẫu nhiên, tình cờ, bất ngờ: Vật ở ngoài đến bất ngờ, đó là vật tạm gởi vậy (Trang tử: Thiện tính);
③ Xem [tìtăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ chán nản — Hoặc giả. Dùng như chữ Thảng — Thình lình. Td: Thảng lai ( tới thình lình ).

Từ ghép 1

mèi ㄇㄟˋ, mí ㄇㄧˊ, mì ㄇㄧˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

câu đố

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Câu đố, ẩn ngữ. ◇ Tây du kí 西: "Nguyên lai na Hầu vương, dĩ đả phá bàn trung chi mê, ám ám tại tâm, sở dĩ bất dữ chúng nhân tranh cạnh, chỉ thị nhẫn nại vô ngôn" , , , , (Đệ nhị hồi) Nguyên là Hầu vương, đã hiểu ra ẩn ý (của tổ sư), âm thầm trong lòng, vì vậy không tranh cãi với mọi người, mà chỉ nhẫn nại không nói.
2. (Danh) Việc khó hiểu, khó giải thích. ◎ Như: "vũ trụ đích thần bí áo diệu, đối nhân loại lai thuyết nhưng thị cá mê" , những điều thần bí ảo diệu trong vũ trũ, đối với con người vẫn là điều khó hiểu.

Từ điển Thiều Chửu

① Câu đố.

Từ điển Trần Văn Chánh

】mê nhi [mèir] (khn) Câu đố. Xem [mí].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Câu đố;
② Việc khó hiểu, việc khó giải quyết: Vấn đề này đến bây giờ vẫn là một việc khó hiểu, không ai đoán ra được. Xem [mèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Câu đố. Cũng gọi là Mê ngữ .

Từ ghép 1

cố
gù ㄍㄨˋ

cố

phồn thể

Từ điển phổ thông

hàn (gắn bằng kim loại)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hàn, bít. § Ngày xưa nung chảy đồng hoặc sắt bịt các lỗ hở. ◇ Hán Thư : "Tuy cố nam san do hữu khích" (Sở Nguyên Vương Lưu Giao truyện ) Tuy bít núi nam mà vẫn còn lỗ hổng.
2. (Động) Cấm chỉ.
3. (Động) Giam giữ, cầm tù. ◎ Như: "cấm cố" giam cấm.
4. (Động) Đóng kín. ◇ Liêu trai chí dị : "Trạch hà cửu cố?" (Kiều Na ) Nhà sao đóng cửa đã lâu?

Từ điển Thiều Chửu

① Hàn, dùng các thứ đồng, thứ sắt hàn bịt các lỗ các khiếu đều gọi là cố.
② Cấm cố giam cấm, các triều thần có tội phải cấm chỉ sự tự do hành động, vĩnh viễn không được dùng nữa gọi là cấm cố, vì bè đảng mà bị tội gọi là đảng cố .
③ Bền chắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàn lại (nấu đồng sắt để bịt lỗ hổng);
② (văn) Giam, nhốt;
③ (văn) Bền chắc, kiên cố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hàn lại — Lấp. Làm nghẹt tắt — Vững chắc.

Từ ghép 2

ngoan
wán ㄨㄢˊ

ngoan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vót, gọt, nạo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vót, tước, chạm khắc. ◇ Khuất Nguyên : "Ngoan phương dĩ vi viên hề" (Cửu chương , Hoài sa ) Vót vuông thành tròn.
2. (Động) Mài mòn. ◇ Sử Kí : "Chí sử nhân hữu công đương phong tước giả, ấn ngoan tệ, nhẫn bất năng dữ, thử sở vị phụ nhân chi nhân dã" 使, , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Khi phong tước cho người có công, (thì) mân mê chiếc ấn muốn mòn đi, dùng dằng như không muốn trao cho, đó là cái lòng nhân đức (kiểu) đàn bà.
3. (Động) Moi, móc. ◎ Như: "ngoan kì mục" .
4. (Tính) Hư hại, hoại tổn.
5. (Danh) Tên đất cổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Vót.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vót bỏ góc cạnh: Vót vuông thành tròn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao mà lột da, tước ra.

Từ điển trích dẫn

1. "Khái" cái gạt, khí cụ đong lường ngũ cốc ngày xưa, dùng để gạt ngang. Vì thế "nhất khái" chỉ cùng một tiêu chuẩn.
2. Tương đồng, nhất dạng, nhất luật. ◇ Cố Viêm Vũ : "Ngã hành chí bắc phương, Sở kiến giai nhất khái" , (Ngọc Điền đạo trung ).
3. Một điểm, một phương diện. ◇ Hoài Nam Tử : "Tự lạc ư nội, vô cấp ư ngoại, tuy thiên hạ chi đại, bất túc dĩ dịch kì nhất khái" , , , (Thuyên ngôn ) Tự vui trong lòng, không vội gấp ở ngoài, thì tuy thiên hạ lớn là thế, cũng không đủ làm thay đổi một điểm nhỏ.
4. Toàn bộ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiểu đích môn chỉ tại Lâm Kính môn ngoại tí hậu, lí đầu đích tín tức nhất khái bất tri" , (Đệ thập lục hồi) Chúng con chỉ đứng chờ ở ngoài triều phòng thôi, tin tức trong ấy không biết gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tất cả. Nói chung.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.