chức, dặc, xí
tè ㄊㄜˋ, zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

chức

phồn thể

Từ điển phổ thông

phần việc về mình

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự vụ, công tác, việc quan. ◎ Như: "từ chức" thôi làm chức vụ. ◇ Thư Kinh : "Lục khanh phân chức, các suất kì thuộc" , Sáu quan khanh chia nhau công việc, mỗi người trông coi thuộc quan của mình.
2. (Danh) Phân loại của các công việc (theo tính chất). ◎ Như: "văn chức" chức văn, "vũ chức" chức võ, "công chức" chức việc làm cho nhà nước.
3. (Danh) Tiếng tự xưng của hạ thuộc đối với cấp trên. ◎ Như: "chức đẳng phụng mệnh" chúng tôi xin tuân lệnh.
4. (Danh) Họ "Chức".
5. (Động) Nắm giữ, phụ trách, quản lí. ◎ Như: "chức chưởng đại quyền" nắm giữ quyền hành lớn.
6. (Trợ) Duy, chỉ. ◎ Như: "chức thị chi cố" chỉ vì cớ ấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Chức, phàm các việc quan đều gọi là chức, như xứng chức xứng đáng với cái chức của mình. Vì thế nên ngôi quan cũng gọi là chức. Như văn chức chức văn, vũ chức chức võ, v.v. Ngày xưa chư hầu vào chầu thiên tử xưng là thuật chức nghĩa là bày kể công việc của mình làm. Ðời sau các quan ngoài vào chầu vua cũng xưng là thuật chức là vì đó.
② Chức phận, các việc mà bổn phận mình phải làm gọi là chức, như tử chức chức phận làm con, phụ chức chức phận làm vợ, chức vụ , chức nghiệp , v.v.
③ Bui, chỉ, dùng làm trợ từ, như chức thị chi cố chỉ vì cớ ấy.
④ Chuyên chủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chức, vị, chức vụ: Có chức có quyền; Làm tròn chức vụ;
② Nắm, trông coi, coi giữ, quản lí. 【】chức chưởng [zhízhăng] (văn) Nắm, phụ trách, trông coi, quản lí: Trông coi š(quản lí) việc nước;
③ (cũ) Tôi (tiếng tự xưng của công chức): Tôi đã trở về Bắc Kinh tháng trước;
④ (văn) Chủ yếu: Chủ yếu vì cớ đó; Sử mà sinh ra phức tạp lộn xộn, chủ yếu là vì lẽ đó (Lưu Tri Cơ: Sử thông);
⑤ (văn) Cống hiến: Bấy giờ viên đầu mục ở Kinh Châu là Lưu Biểu không chịu cống nạp (Hậu Hán thư: Khổng Dung truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc thuộc về phần mình — Phẩm trật quan lại — Dâng hiến — Các âm khác là Dặc, Xí.

Từ ghép 60

dặc

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cọc để cột trâu ngựa. Như hai chữ Dặc , — Các âm khác là Chức, Xí. Xem các âm này.

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá cờ. Dùng như chữ Xí . Một âm là Chức. Xem Chức.
khâm, khấm
qīn ㄑㄧㄣ, qìn ㄑㄧㄣˋ, yín ㄧㄣˊ

khâm

phồn thể

Từ điển phổ thông

của vua, thuộc về vua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tôn kính, bội phục. ◎ Như: "khâm ngưỡng" kính trông, "khâm phục" kính phục. ◇ Lí Bạch : "Ngã lai Di kiều thượng, Hoài cổ khâm anh phong" , (Kinh Hạ Bi Di kiều hoài Trương Tử Phòng ) Ta đến trên cầu Di, Thương nhớ thời xưa và bội phục phong cách anh hào.
2. (Danh) Tiếng tôn xưng đối với hoàng đế. ◎ Như: "khâm mệnh" mệnh lệnh của vua, "khâm định" văn tự của vua làm. ◇ Quốc sử quán triều Nguyễn (Việt Nam) soạn: "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" .
3. (Danh) Họ "Khâm".

Từ điển Thiều Chửu

① Kính, như khâm ngưỡng kính trông.
② Mệnh của vua sai gọi là khâm mệnh . Văn tự của vua làm gọi là khâm định , v.v.
③ Cong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khâm phục, kính phục: Vô cùng kính phục;
② (cũ) Chỉ việc của vua: Khâm định, do vua soạn; Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (của Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt Nam); Khâm tứ, vua ban;
③ (văn) Cong;
④ [Qin] (Họ) Khâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính trọng — Tiếng kính trọng dùng để nói về nhà vua. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khâm ban sắc chỉ đến nơi rành rành «.

Từ ghép 8

khấm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Khấm và Khấm — Một âm khác là Khâm.

Từ điển trích dẫn

1. (Ánh sáng) lập lòe, lấp lánh, chớp tắt. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Chỉ kiến châu quang thiểm thước, bảo sắc huy hoàng, thậm thị khả ái" , , (Tương hưng ca trùng hội trân châu sam ).
2. Chợt ẩn chợt hiện, biến động không định. ◇ Anh liệt truyện : "Gia huynh dã năng sử lưỡng điều thiết tiên, ước tam thập dư cân, vận đắc bách bàn thiểm thước" 使, , (Đê thất hồi).
3. Hiện ra, lộ ra. ◇ Sa Đinh : "Tha bộ lí khinh khoái, phong nhuận đích kiểm đản thượng thiểm thước trước đắc ý đích hạnh phúc đích hoan tiếu" , (Khốn thú kí , Thập).
4. (Nói) úp mở, mập mờ. ◇ Kiếp dư hôi : "Tha thuyết thoại thuyết đắc như thử thiểm thước, tất định tri đạo lệnh điệt đích sở tại" , (Đệ thập tứ hồi).
5. Tỉ dụ ngắn ngủi, mờ nhạt, không sâu đậm. ◎ Như: "chỉ đắc nhất thiểm thước đích ấn tượng" .

Từ điển trích dẫn

1. Kém cỏi, bỉ lậu. § Nói về tài đức. Thường dùng làm từ nhún mình. ◇ Vương Xương Linh : "Tự tàm phỉ bạc tài, Ngộ mông quốc sĩ ân" , (Vịnh sử ).
2. Ít, thiếu. ◇ Lí Ngư : "Chỉ thị sính lễ phỉ bạc, hoàn yêu cầu lệnh tôn hải hàm" , (Thận trung lâu , Song đính ).
3. Chỉ vật nhỏ, ít, không giá trị. ◇ Hàn Dũ : "Thăng giai ủ lũ tiến bô tửu, Dục dĩ phỉ bạc minh kì trung" , (Yết Hành Nhạc miếu... ).
4. Tằn tiện, kiệm ước. ◇ Tân Đường Thư : "Thánh nhân thâm tư viễn lự, an ư phỉ bạc, vi trường cửu kế" , , (Ngu Thế Nam truyện ).
5. Mỏng. § Đối lại với "hậu" dày. ◇ Lỗ Tấn : "Dụng nhất bính tiêm duệ đích lợi nhận, chỉ nhất kích, xuyên thấu giá đào hồng sắc đích, phỉ bạc đích bì phu" , , 穿, (Dã thảo , Phục cừu ).
6. Coi thường, khinh thị. ◇ Viên Khang : "Tự vị suy tiện, vị thường thế lộc, cố tự phỉ bạc" , 祿, (Việt tuyệt thư , Ngoại truyện kí Phạm Bá truyện ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.