quỹ
kuì ㄎㄨㄟˋ, tuí ㄊㄨㄟˊ

quỹ

phồn thể

Từ điển phổ thông

đưa tặng, tặng quà

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng cho ăn, tiến thực. ◇ Hoài Nam Tử : "Địch bôi nhi thực, tẩy tước nhi ẩm, hoán nhi hậu quỹ" , , (Thuyên ngôn ).
2. (Động) Đưa tặng, làm quà. ◇ An Nam Chí Lược : "Hàn thực dĩ quyển bính tương quỹ" (Phong tục ) (Ngày lễ) Hàn thực thì đem bánh cuốn tặng nhau.
3. (Động) Chuyên chở, thâu tống lương thực. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Cửu thú tắc quân tình dĩ đãi, viễn quỹ tắc dân lực tương kiệt" , (Thượng công thủ nhị sách trạng ).
4. (Động) Nấu nướng.
5. (Động) Chu cấp, chu tế. ◇ Cung Tự Trân : "Tự ngã từ mẫu tử, Thùy quỹ thử ông bần" , (Hàn nguyệt ngâm ).
6. (Động) Cho tiền. ◇ Quách Mạt Nhược : "Cật liễu lưỡng phiến miến bao, nhất tiểu điệp hoàng du, nhất tiểu điệp hắc ngư tử, lưỡng bôi hồng trà. Ngoại giao quan cấp ngã quỹ liễu, bất tri đạo hoa liễu đa thiểu tiền" , , , . , (Tô Liên kỉ hành , Lục nguyệt nhị thập ngũ nhật ).
7. (Danh) Việc ăn uống. ◇ Chu Lễ : "Phàm vương chi quỹ, thực dụng lục cốc, thiện dụng lục sinh" , , (Thiên quan , Thiện phu ).
8. (Danh) Đồ ăn, thực vật. ◇ Quản Tử : "Tiên sanh tương thực, đệ tử soạn quỹ" , (Đệ tử chức ).
9. (Danh) Lễ vật.
10. (Danh) Tế tự.

Từ điển Thiều Chửu

① Biếu, đem các món ăn dâng biếu người trên gọi là quỹ.
② Đưa tặng, làm quà.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biếu, tặng (quà).【】quĩ tặng [kuì zèng] Biếu tặng, biếu xén;
② (văn) Dâng thức ăn (lên người trên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ quỹ .

Từ ghép 5

tích
jī ㄐㄧ, jì ㄐㄧˋ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

dấu vết, dấu tích

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vết chân. ◎ Như: "túc tích" dấu chân, "tung tích" vết chân. ◇ Vi Ứng Vật : "Lạc diệp mãn không san, Hà xứ tầm hành tích?" 滿, (Kí toàn Tiêu san trung đạo sĩ ) Lá rụng đầy núi trống, Biết đâu tìm dấu chân đi?
2. (Danh) Ngấn, dấu vết. ◎ Như: "ngân tích" ngấn vết, "bút tích" chữ viết hoặc thư họa để lại, "mặc tích" vết mực (chỉ bản gốc viết tay hoặc thư họa nguyên bổn). ◇ Nguyễn Trãi : "Tâm như dã hạc phi thiên tế, Tích tự chinh hồng đạp tuyết sa" , (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) Lòng như hạc nội bay giữa trời, Dấu vết tựa như cánh chim hồng giẫm trên bãi tuyết.
3. (Danh) Sự vật, công nghiệp tiền nhân lưu lại. ◇ Đào Uyên Minh : "Thánh hiền lưu dư tích" (Tặng Dương Trường Sử ) Thánh hiền để lại công nghiệp.
4. (Động) Khảo sát, tham cứu. ◇ Hán Thư : "Thần thiết tích tiền sự, đại để cường giả tiên phản" , (Giả Nghị truyện ) Thần riêng khảo sát việc trước, thường thì kẻ mạnh phản lại đầu tiên.
5. (Động) Mô phỏng, làm theo. ◎ Như: "nghĩ tích" phỏng theo.

Từ điển Thiều Chửu

① Vết chân. Như tung tích dấu vết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vết, dấu vết, vết chân (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dấu chân. Vết chân — Việc đời xưa. Dấu vết đời xưa để lại. Td: Cổ tích.

Từ ghép 21

chỉ
zhǐ ㄓˇ

chỉ

phồn thể

Từ điển phổ thông

giấy viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giấy. § Sái Luân nhà Hán sáng tạo ra phép làm giấy trước nhất. ◇ Nguyễn Du : "Bất kiến bình an nhất chỉ thư" (Sơn cư mạn hứng ) Không thấy một tờ thư cho biết có bình an hay không.

Từ điển Thiều Chửu

① Giấy. Sái Luân nhà Hán sáng tạo ra phép làm giấy trước nhất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấy: Giấy đóng gói; Giấy thấm (chặm); Một tờ giấy;
② (loại) Tờ, bản: Ba tờ biên lai; Một bản công văn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giấy ( để viết chữ lên ).

Từ ghép 24

phu
fū ㄈㄨ, fǔ ㄈㄨˇ

phu

phồn thể

Từ điển phổ thông

con dao rựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dao cắt cỏ.
2. (Danh) Hình cụ ngày xưa dùng để chém người. ◇ Sử Kí : "Thử thục dữ thân phục phu chất, thê tử vi lục hồ" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Há lại) chẳng hơn là thân bị chém ngang lưng mà vợ con chịu nhục ư?
3. (Danh) Búa (dùng để chặt cây, chặt củi...). ◇ Liệt Tử : "Nhân hữu vong phu giả, ý kì lân chi tử" , (Thuyết phù ) Có người mất búa, nghi ngờ đứa con nhà hàng xóm (ăn cắp).

Từ điển Thiều Chửu

① Con dao rựa phát. Ðồ hình ngày xưa dùng để chặt ngang lưng gọi là phu việt .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cái rìu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây dao đặc biệt để chém ngang lưng kẻ tử tội — Cái rìu.
hành
jīng ㄐㄧㄥ, yīng ㄧㄥ

hành

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thân cây cỏ
2. cái chuôi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân cây cỏ.
2. (Danh) Chuôi, cán (đồ vật).
3. (Danh) Lượng từ: sợi, cọng. ◎ Như: "tiểu thảo sổ hành" vài cọng cỏ con. ◇ Đỗ Phủ : "Sổ hành bạch phát na phao đắc, Bách phạt thâm bôi diệc bất từ" (Lạc du viên ca ) Mấy sợi tóc bạc vứt đi được, Trăm chén đầy rượu phạt cũng chẳng từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái rò cây cỏ, thân cây cỏ.
② Cái chuôi. Một sợi tóc gọi là nhất hành phát .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân cây cỏ;
② (văn) Cọng, sợi: Một cọng cỏ; Mấy sợi tóc bạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cọng cây, thân cây nhỏ — Cái cán, cái tay cầm.

Từ ghép 4

tích
jí ㄐㄧˊ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: tích linh ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Tích linh" con chim chìa vôi. § Còn gọi là "tuyết cô" (vì khi chim này kêu thì trời đổ tuyết, và tính nó lại thích ăn tuyết). ◇ Thi Kinh : "Tích linh tại nguyên, Huynh đệ cấp nạn" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Con chim chìa vôi ở đồng, anh em hoạn nạn vội vàng cứu vớt nhau. § Vì thế nói về anh em hay dùng hai chữ "linh nguyên" .

Từ điển Trần Văn Chánh

】tích linh [jílíng] (động) Chim chìa vôi: Con chim chìa vôi ở đồng, anh em hoạn nạn (vội vàng cứu nhau) (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tích linh : Con chim chìa vôi, đuôi dài, bên dưới màu trắng, như cái chìa nhúng vào bình vôi.

Từ ghép 1

trư
zhū ㄓㄨ

trư

phồn thể

Từ điển phổ thông

con lợn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Heo, lợn. ◇ Thủy hử truyện : "Phi! Yêm chỉ đạo na cá Trịnh đại quan nhân, khước nguyên lai thị sát trư đích Trịnh đồ" ! , (Đệ tam hồi) Hứ! Ta ngỡ đại quan nhân họ Trịnh nào, té ra là thằng Trịnh Đồ mổ lợn.
2. (Danh) Chỗ nước đọng. § Thông "trư" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con lợn, chữ thông dụng để gọi loài lợn.
② Chứa nước, cùng nghĩa với chữ trư .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lợn (heo);
② Người đần độn, người ngu như lợn (heo): Nó là đứa ngu như heo;
③ (văn) Chứa nước (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con lợn con.

Từ ghép 3

khoát
kuò ㄎㄨㄛˋ

khoát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. rộng rãi
2. xa vắng
3. sơ suất

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rộng, lớn. ◇ Lí Hoa : "Địa khoát thiên trường, bất tri quy lộ" , (Điếu cổ chiến tràng văn ) Đất rộng trời dài, không biết đường về.
2. (Tính) Hào phóng, rộng rãi. ◇ Hậu Hán Thư : "Vũ vi nhân thị tửu, khoát đạt cảm ngôn" , (Mã Vũ truyện ) (Mã) Vũ là người thích rượu, hào phóng dám ăn dám nói.
3. (Tính) Viển vông, không thiết thật. ◎ Như: "vu khoát" vu vơ. ◇ Lô Đồng : "Thử ngôn tuy thái khoát, thả thị thần tâm tràng" , (Đông hành ) Lời này tuy thật viển vông, nhưng chính là ruột gan của tôi.
4. (Tính) Giàu có, sang trọng. ◎ Như: "khoát lão" lão nhà giàu.
5. (Tính) Thưa, ít, sơ sài, không kĩ lưỡng, thiếu tinh mật. ◎ Như: "sơ khoát" (1) sơ suất, không cẩn thận. (2) không thân thiết.
6. (Danh) Chiều rộng.
7. (Danh) Hành vi xa xỉ.
8. (Động) Khoan hoãn. ◇ Hán Thư : "Khoát kì tô phú" (Vương Mãng truyện ) Khoan nới thuế má.
9. (Động) Li biệt. ◎ Như: "khoát biệt" cách xa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chí thân cửu khoát, da môn đô bất nhận đắc liễu" , (Đệ nhất nhất tứ hồi) Bà con thân thiết cách biệt lâu ngày, chúng tôi đều không nhận ra ai nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Rộng rãi.
② Xa vắng. Như khoát biệt cách biệt đã lâu.
③ Sơ suất. Như sơ khoát sơ suất không cẩn thận.
④ Cần khổ, làm ăn lao khổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rộng, rộng rãi, chiều rộng: Đường rộng mười mét;
② (văn) Nới rộng: Nới rộng tô thuế (Hán thư);
③ (văn) Vu vơ, không hợp thực tế: Vu khoát, vu vơ;
④ Hào Phóng xa xỉ;
⑤ Giàu sang, sang trọng: Người giàu; Bày biện cho ra vẻ sang trọng;
⑥ (văn) Xa cách, xa vắng: Xa cách khá lâu (Vương Hi Chi: Tạp thiếp tứ);
⑦ (văn) Sơ suất: Sơ suất;
⑧ (văn) Chùn, nhụt (chí...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rộng rãi — Quá rộng, quá xa, không sát sự thật. Td: Vu khoát — Xa nhau lâu ngày — Xa lạ.

Từ ghép 12

khu
qū ㄑㄩ

khu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khua, lùa, đuổi
2. ruổi ngựa
3. chạy, bôn tẩu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người đi đầu, tiền phong. ◎ Như: "tiên khu" người đi trước, bậc tiền bối.
2. (Động) Ruổi ngựa, đánh roi cho chạy tới trước. ◇ Thi Kinh : "Tử hữu xa mã, Phất trì phất khu" , (Đường phong , San hữu xu ).
3. (Động) Lùa (súc vật). ◎ Như: "khu ngưu" lùa bò.
4. (Động) Chạy vạy, bôn tẩu. ◎ Như: "nguyện hiệu trì khu" gắng sức bôn tẩu, "tịnh giá tề khu" cùng nhau tiến lên.
5. (Động) Đuổi, xua. ◎ Như: "khu trừ" xua đuổi. ◇ An Nam Chí Lược : "Thị tịch tăng đạo nhập nội khu na" (Phong tục ) Đêm ấy đoàn thầy tu vào nội làm lễ "khu na" (nghĩa là đuổi tà ma quỷ mị).
6. (Động) Sai sử, chỉ huy, điều khiển. ◎ Như: "khu sách" sai bảo, ra lệnh.
7. (Động) Theo đuổi, chạy theo. ◇ Quy Hữu Quang : "Khoa cử chi học, khu nhất thế ư lợi lộc chi trung, nhi thành nhất phiên nhân tài thế đạo, kì tệ dĩ cực" , 祿, , (Dữ Phan Tử Thật thư ).
8. (Động) Bức bách. ◎ Như: "khu bách" . ◇ Đào Tiềm : "Cơ lai khu ngã khứ, Bất tri cánh hà chi" , (Khất thực ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ruổi ngựa, đánh ngựa cho chạy nhanh.
② Ðuổi. Như là khu trừ xua đuổi.
③ Giá ngự. Như khu sách đứng cầm nọc cho kẻ dưới cứ tuân lệnh mà làm.
④ Chạy vạy, bôn tẩu. Gắng sức vì người gọi là nguyện hiệu trì khu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi trước, tiến lên: Người đi trước, bậc tiền bối; Cùng nhau tiến lên;
② (văn) Ruổi ngựa, thúc ngựa, đánh ngựa (cho chạy nhanh): Thiệp một mình lên xe ruổi thẳng lên Mậu Lăng (Hán thư);
③ (văn) Ra lệnh, chỉ huy, điều khiển;
④ (văn) Bôn ba, chạy vạy: Nguyện ra sức lo toan;
⑤ Đuổi, xua, lùa: Lùa dê; Đánh đuổi quân xâm lược.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh roi cho ngựa chạy — Đuổi đi — Ép buộc, bức bách.

Từ ghép 11

tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tan, nóng chảy
2. tiêu trừ
3. tiêu thụ, bán

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nung chảy kim loại.
2. (Động) Mất, tan hết, hủy hoại. ◇ Sử Kí : "Chúng khẩu thước kim, tích hủy tiêu cốt dã" , (Trương Nghi truyện ) Miệng người ta nung chảy kim loại, lời gièm pha làm tan xương (nát thịt).
3. (Động) Hao phí, hao mòn. ◎ Như: "tiêu háo" hao mòn. ◇ Trang Tử : "Kì thanh tiêu, kì chí vô cùng" , (Tắc dương ) Tiếng tăm họ tiêu mòn, chí họ vô cùng.
4. (Động) Trừ khử, bỏ đi. ◎ Như: "chú tiêu" xóa bỏ, "tiêu diệt" trừ mất hẳn đi.
5. (Động) Bài khiển, trữ phát. ◇ Vương Xán : "Liêu hạ nhật dĩ tiêu ưu" (Đăng lâu phú ) Ngày nhàn tản để giải sầu.
6. (Động) Bán (hàng hóa). ◎ Như: "trệ tiêu" bán ế, "sướng tiêu" bán chạy, "tiêu thụ" bán ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiêu tan. Cho các loài kim vào lửa nung cho chảy ra gọi là tiêu.
② Mòn hết. Như tiêu háo hao mòn, tiêu diệt , v.v.
③ Bán chạy tay, hàng họ bán được gọi là tiêu.
④ Tiêu trừ đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nung chảy, tan (kim loại);
② Bỏ đi, loại bỏ, tiêu trừ, tiêu tan, tiêu mất, hao mòn: Loại bỏ, trừ bỏ; Tiếng tăm của ông ta tiêu mất (Trang tử);
③ Bán (hàng): Hàng bán không chạy;
④ Chi tiêu: Chi tiêu rất lớn;
⑤ Cài chốt;
⑥ (văn) Gang;
⑦ (văn) Một loại dao: Dao đầu dê (Hoài Nam tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu chảy kim loại ra — Giảm đi. Mất đi.

Từ ghép 8

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.