Từ điển trích dẫn

1. Pháp độ. ◇ Hàn Phi Tử : "Lục viết hữu xích thốn nhi vô ý độ" (An nguy ).
2. Một chút, một tí. ◇ Sử Kí : "Nhiên Vũ phi hữu xích thốn thừa nghệ, khởi lũng mẫu chi trung, tam niên, toại tương ngũ chư hầu diệt Tần, phân liệt thiên hạ, nhi phong vương hầu, chánh do Vũ xuất, hiệu vi Bá Vương" , , , , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vũ trong tay không có một tấc đất, thừa thế nổi lên nơi thảo dã, chỉ trong ba năm mà đem năm nước chư hầu diệt được Tần, chia cắt thiên hạ, phong các vương hầu, ban ra chính lệnh từ Vũ đưa ra, lấy hiệu là Bá Vương.
3. Tốc độ và tiết phách (trong âm nhạc, hí khúc).
4. Kích thước (dài ngắn, lớn nhỏ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nguyên thị nhất khởi công trình chi thì tựu hoạch liễu các xứ đích đồ dạng, lượng chuẩn xích thốn, tựu đả phát nhân bạn khứ đích" , , (Đệ nhất thất, nhất bát hồi) Vì lúc mới khởi công đã vẽ đồ bản theo đúng kích thước và sai người đi thửa.
5. Chừng mực, tiết độ. ◎ Như: "tha vi nhân ổn kiện, phàm sự đô hữu cá xích thốn" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thước và tấc. Chỉ sự ít ỏi lắm — Cũng chỉ sự gần gủi.

kĩ năng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Năng lực, tài năng. ◇ Quản Tử : "Thiện trị kì dân, độ lượng kì lực, thẩm kì kĩ năng" , , (Hình thế giải ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tài khéo, có thể làm việc được.

kỹ năng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kỹ năng, kỹ thuật, kỹ xảo

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ của ngài, tên họ của ngài ( dùng làm lời tôn xưng khi hỏi tên họ người khác ). » Xin tường quý tính đại danh được nhờ « ( Nhi độ mai ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ thuốc ở trên mây, tức thuốc tiên. Như: Tiên đan. Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát: » … Xin lính lấy vân đan làm tế độ «.

Từ điển trích dẫn

1. Vẻ mặt, thái độ nghiêm trang.
2. Năm màu cơ bản "thanh, hoàng, hồng, bạch, hắc" , , , , xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt nghiêm trang — Màu gốc, màu chủ yếu, gồm 5 màu.
sảnh, thinh, thính
tīng ㄊㄧㄥ

sảnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phòng khách
2. chỗ quan ngồi làm việc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ quan ngồi xử sự (thời xưa).
2. (Danh) Phòng. ◎ Như: "khách thính" phòng khách, "xan thính" phòng ăn.
3. (Danh) Ti, sở công. ◎ Như: "giáo dục thính" ti giáo dục.
4. (Danh) Cửa tiệm, hiệu. ◎ Như: "ca thính" phòng ca nhạc, "lí phát thính" tiệm làm tóc, "ca phê thính" hiệu cà phê.
5. § Ta quen đọc là "sảnh".

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ quan ngồi xử sự. Ta quen đọc là chữ sảnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Quan sảnh, sảnh đường (chỗ quan ngồi xử lí công việc);
② Phòng: Phòng khách;
③ Phòng làm việc, phòng giấy: Phòng làm việc, văn phòng;
④Ti: Ti giáo dục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phủ quan — Nhà lớn để tiếp khách — Khu vực hành chánh tại các địa phương dưới thời Thanh — Đáng lẽ đọc Thinh. » Thung dung xuống kiệu sảnh ngoài « ( Nhị độ mai ).

Từ ghép 7

thinh

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phủ quan — Nhà lớn để tiếp khách — Khu vực hành chánh tại các địa phương dưới thời Thanh — Ta thường đọc Sảnh.

thính

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phòng khách
2. chỗ quan ngồi làm việc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ quan ngồi xử sự (thời xưa).
2. (Danh) Phòng. ◎ Như: "khách thính" phòng khách, "xan thính" phòng ăn.
3. (Danh) Ti, sở công. ◎ Như: "giáo dục thính" ti giáo dục.
4. (Danh) Cửa tiệm, hiệu. ◎ Như: "ca thính" phòng ca nhạc, "lí phát thính" tiệm làm tóc, "ca phê thính" hiệu cà phê.
5. § Ta quen đọc là "sảnh".

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ quan ngồi xử sự. Ta quen đọc là chữ sảnh.
lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành). ◎ Như: "hôn lễ" nghi thức hôn nhân, "tang lễ" nghi tiết về tang chế, "điển lễ" điển pháp nghi thức.
2. (Danh) Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm. ◇ Lễ Kí : "Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã" , , , , (Khúc lễ thượng ) Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
3. (Danh) Thái độ và động tác biểu thị tôn kính. ◎ Như: "lễ nhượng" thái độ và cử chỉ bày tỏ sự kính nhường, "tiên lễ hậu binh" trước đối xử ôn hòa tôn kính sau mới dùng võ lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Bị viễn lai cứu viện, tiên lễ hậu binh, chủ công đương dụng hảo ngôn đáp chi" , , (Đệ thập nhất hồi) Lưu Bị từ xa lại cứu, trước dùng lễ sau dùng binh, chúa công nên lấy lời tử tế đáp lại.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Lễ Kí" .
5. (Danh) Kinh điển của nhà Nho. § Ghi chú: Từ nhà Hán về sau gọi chung "Chu Lễ" , "Nghi Lễ" và "Lễ Kí" là "Tam lễ" .
6. (Danh) Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng. ◎ Như: "lễ vật" tặng vật dâng biếu để tỏ lòng tôn kính, "hiến lễ" dâng tặng lễ vật.
7. (Danh) Họ "Lễ".
8. (Động) Tế, cúng. ◇ Nghi lễ : "Lễ san xuyên khâu lăng ư Tây môn ngoại" 西 (Cận lễ ) Tế núi sông gò đống ở ngoài cửa Tây.
9. (Động) Tôn kính, hậu đãi. ◇ Lễ Kí : "Lễ hiền giả" (Nguyệt lệnh ) Tôn kính hậu đãi người hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.
② Kinh Lễ.
③ Ðồ lễ, nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng gọi là lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [Lê] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ phượng quỷ thần, tức tế lễ, cúng lễ — Cách bày tỏ sự kính trọng. Cách cư xử đẹp đẽ — Đồ vật đem biếu người khác để bày tỏ lòng kính trọng — Tên ba bộ sách của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác, tức là các bộ Lễ kí, Chà lễ và Nghi lễ.

Từ ghép 53

đàm, đạm
dàn ㄉㄢˋ, tán ㄊㄢˊ, yǎn ㄧㄢˇ, yàn ㄧㄢˋ

đàm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩa như chữ Đàm — Một âm là Đạm.

đạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhạt (màu)
2. hơi hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vị không mặn. ◎ Như: "đạm thủy hồ" hồ nước ngọt, "giá thang thái đạm liễu" canh này nhạt quá.
2. (Tính) Không đậm đặc, không nồng, thưa thớt. ◎ Như: "đạm tửu" rượu nhạt, "vân đạm phong khinh" mây thưa gió nhẹ.
3. (Tính) Nhạt (màu sắc). ◎ Như: "đạm hoàng sắc" màu vàng nhạt.
4. (Tính) Lạnh nhạt, thờ ơ. ◎ Như: "lãnh đạm" lạnh nhạt.
5. (Tính) Không thịnh vượng. ◎ Như: "sanh ý thanh đạm" buôn bán ế ẩm, "đạm nguyệt" tháng ế hàng.
6. (Phó) Sơ, không dày đậm. ◎ Như: "đạm tảo nga mi" tô sơ lông mày. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều thích hợp như nhau.
7. (Danh) Câu nói vô duyên, vô tích sự (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "xả đạm" nói chuyện tào lao, vô duyên.
8. (Danh) Họ "Đạm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhạt, sắc hương vị gì nhạt nhẽo đều gọi là đạm, không ham vinh hoa lợi lộc gọi là đạm bạc .
② Ðạm khí, chất đạm, một nguyên chất không sắc không mùi, lửa vào tắt ngay gọi là đạm khí. Giống động vật vào trong chỗ thuần chất đạm khí thì tắc hơi ngay, nên cũng gọi là trất tố .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhạt, nhạt nhẽo, ngọt: Thức ăn nhạt quá; Nghề nuôi cá nước ngọt;
② Loãng, nhạt: Mực loãng; (Màu) lục nhạt;
③ Lạnh nhạt, thờ ơ, nhạt nhẽo: Thái độ lạnh nhạt;
④ (Buôn bán) ế ẩm: Hàng họ ế ẩm;
⑤ (đph) Vô nghĩa, vô giá trị, không quan trọng;
⑥ (hóa) Chất đạm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạt. Vị lạt.

Từ ghép 16

xưng, xứng
chèn ㄔㄣˋ, chēng ㄔㄥ, chèng ㄔㄥˋ

xưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

gọi bằng, gọi là, xưng là

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cân (để biết nặng nhẹ). ◎ Như: "bả giá bao mễ xưng nhất xưng" đem bao gạo này ra cân.
2. (Động) Gọi, kêu là. ◎ Như: "xưng huynh đạo đệ" anh anh em em, gọi nhau bằng anh em (thân mật), "tôn xưng Khổng Tử vi chí thánh tiên sư" gọi tôn Khổng Tử là bậc chí thánh tiên sư.
3. (Động) Nói. ◎ Như: "thử địa cứ xưng hữu khoáng sản" đất này theo người ta nói là có quặng mỏ.
4. (Động) Khen ngợi, tán dương, tán tụng. ◇ Luận Ngữ : "Kí bất xưng kì lực, xưng kì đức dã" , (Hiến vấn ) Ngựa kí, người ta không khen sức lực của nó, mà khen đức tính (thuần lương) của nó.
5. (Động) Tự nhận, tự phong. ◎ Như: "xưng đế" (tự) xưng là vua, "xưng bá" (tự) xưng là bá.
6. (Động) Dấy lên, cử. ◎ Như: "xưng binh khởi nghĩa" dấy quân khởi nghĩa.
7. (Danh) Danh hiệu. ◎ Như: "biệt xưng" biệt hiệu, "thông xưng" tên quen gọi.
8. (Danh) Thanh danh, danh tiếng.
9. Một âm là "xứng". (Danh) Cái cân. § Cũng như "xứng" . ◎ Như: "thị xứng" cái cân theo lối xưa.
10. (Động) Thích hợp, thích đáng. ◎ Như: "xứng chức" xứng đáng với chức vụ, "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Cân nhắc.
② Nói phao lên, như xưng đạo nói tưng bốc lên.
③ Danh hiệu, như tôn xưng danh hiệu ngài. Tôn xưng Khổng Tử vi chí thánh tiên sư tôn xưng Khổng Tử là bậc chí thánh tiên sư.
④ Một âm là xứng. Cái cân.
⑤ Xứng đáng.
⑥ Vừa phải.
⑦ Vay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cân: Cân lương thực;
② Gọi, xưng: Gọi tắt; Tự xưng;
③ Nói: Có người nói, theo người ta nói;
④ Khen: Tấm tắt khen hay;
⑤ Dấy: Dấy binh. Xem [chèn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọi tên. Kêu tên. Td: Xưng hô — Khen ngợi. Td: Xưng tụng — Khai ra. Td: Xưng xuất — Một âm là Xứng. Xem Xứng.

Từ ghép 30

xứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vừa, hợp với, xứng với
2. cái cân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cân (để biết nặng nhẹ). ◎ Như: "bả giá bao mễ xưng nhất xưng" đem bao gạo này ra cân.
2. (Động) Gọi, kêu là. ◎ Như: "xưng huynh đạo đệ" anh anh em em, gọi nhau bằng anh em (thân mật), "tôn xưng Khổng Tử vi chí thánh tiên sư" gọi tôn Khổng Tử là bậc chí thánh tiên sư.
3. (Động) Nói. ◎ Như: "thử địa cứ xưng hữu khoáng sản" đất này theo người ta nói là có quặng mỏ.
4. (Động) Khen ngợi, tán dương, tán tụng. ◇ Luận Ngữ : "Kí bất xưng kì lực, xưng kì đức dã" , (Hiến vấn ) Ngựa kí, người ta không khen sức lực của nó, mà khen đức tính (thuần lương) của nó.
5. (Động) Tự nhận, tự phong. ◎ Như: "xưng đế" (tự) xưng là vua, "xưng bá" (tự) xưng là bá.
6. (Động) Dấy lên, cử. ◎ Như: "xưng binh khởi nghĩa" dấy quân khởi nghĩa.
7. (Danh) Danh hiệu. ◎ Như: "biệt xưng" biệt hiệu, "thông xưng" tên quen gọi.
8. (Danh) Thanh danh, danh tiếng.
9. Một âm là "xứng". (Danh) Cái cân. § Cũng như "xứng" . ◎ Như: "thị xứng" cái cân theo lối xưa.
10. (Động) Thích hợp, thích đáng. ◎ Như: "xứng chức" xứng đáng với chức vụ, "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Cân nhắc.
② Nói phao lên, như xưng đạo nói tưng bốc lên.
③ Danh hiệu, như tôn xưng danh hiệu ngài. Tôn xưng Khổng Tử vi chí thánh tiên sư tôn xưng Khổng Tử là bậc chí thánh tiên sư.
④ Một âm là xứng. Cái cân.
⑤ Xứng đáng.
⑥ Vừa phải.
⑦ Vay.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vừa, hợp, xứng đáng, xứng với: Vừa ý, hợp ý. Xem [cheng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cân. Như chữ Xứng — Đo sức nặng. Cân nhắc — Ngang bằng với. Thành ngữ: » Xứng đôi vừa lứa « — Thích hợp với. Đáng như thế. Truyện Nhị độ mai : » Trách vì phúc bạc xứng đâu má đào « — Một âm là Xưng. Xem Xưng.

Từ ghép 10

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ghi khắc vào lòng dạ — Minh tâm khắc cốt: Tạc dạ ghi xương. » Thưa rằng: Gọi chút lễ thường, mà lòng tạc dạ ghi xương còn dài « ( Nhị độ mai ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.